Khái niệm về âm thanh và âm nhạc



tải về 492.01 Kb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2023
Kích492.01 Kb.
#55824
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19
5. LTAN CB SPAN

ĐIỆU THỨC – GIỌNG





    1. Khái niệm chung




      1. Khái niệm về Điệu thức

  • Điệu thức: là hệ thống mối tương quan giữa các âm ổn định và âm không ổn định trong một bản nhạc hay trong một giai điệu.

  • Có nhiều loại điệu thức như: năm âm, bảy âm, mười hai âm... Tuy nhiên, dạng điệu thức bảy âm (trưởng và thứ) được dùng phổ biến nhất.

  • Âm ổn định: Trong các âm thanh của điệu thức có những âm thanh mang tính chất như những điểm tựa của giai điệu. Thông thường giai điệu hay được mở đầu và kết thúc ở những âm ổn định này.

  • Âm không ổn định: là những âm có đặc tính là bị hút dẫn về các âm ổn định liền kề với nó. Việc chuyển từ âm không ổn định về âm ổn định gọi là giải quyết.

      1. Khái niệm về Gam

  • Gam: Là sự sắp xếp 7 âm thanh của điệu thức theo thứ tự từ thấp đến cao hay từ cao xuống thấp tính từ âm chủ.

Các âm thanh tạo thành gam gọi là bậc, như vậy bậc của gam cũng là bậc của điệu thức và kí hiệu bằng chữ số La Mã.

  • Cấu tạo của Điệu thức trưởng (Gam trưởng) giữa các bậc như sau: I II III IV V VI VII (I)

2T 2T 2t 2T 2T 2T 2t

Ví dụ:


I II III IV V VI VII (I) Quãng: 2T 2T 2t 2T 2T 2T 2t



      1. Bậc của điệu thức

  • Điệu trưởng: là điệu thức gồm 7 bậc âm trong đó có ba bậc ổn định đó là: bậc I, bậc III, bậc V. Ba bậc âm này kết hợp với nhau tạo thành hợp âm ba trưởng.

  • Các bậc của Gam đều có tên riêng phản ánh chức năng trong Điệu thức như sau:

Bậc I Âm chủ Kí hiệu: T (Tonique) Bậc II Âm dẫn xuống
Bậc III Âm trung

Bậc IV Âm hạ át Kí hiệu: S (Subdominante) Bậc V Âm át Kí hiệu: D (Sominante)


Bậc VI Âm hạ trung Bậc VII Âm dẫn lên
+ Bậc I, bậc III, bậc V là những bậc ổn định, các bậc còn lại là những bậc không ổn định vì có khuynh hướng hút về những âm ổn định đứng liền kề với nó.
+ Trong 7 bậc của điệu thức, bậc I, bậc IV, bậc V là các bậc chính. Còn lại là các bậc phụ
+ Âm bậc II và bậc VII đứng gần âm chủ nên bị hút dẫn về âm chủ, vì vậy chúng có tên là âm dẫn.

  • Cấu tạo của Điệu thức trưởng (Gam trưởng) giữa các bậc như sau: I II III IV V VI VII (I)

2T 2T 2t 2T 2T 2T 2t

Ví dụ:



I II III IV V VI VII (I) Quãng: 2T 2T 2t 2T 2T 2T 2t




      1. tải về 492.01 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương