Khái niệm, thực trạng chung của dân số và tài nguyên và đặt vấn đề cho phát triển



tải về 49.71 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích49.71 Kb.
#50824
  1   2
727799e55219485abcb1954a84c2d7b7 FILE 20211120 120158 chỉnh 1 (1)


Mối quan hệ dân số - tài nguyên – phát triển.


  1. Khái niệm, thực trạng chung của dân số và tài nguyên và đặt vấn đề cho phát triển:

  1. Dân số

  • Khái niệm: Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội

  • Thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.

  • Thực trạng: Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ thập niên 1950, khi các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và tiến bộ về y tế làm giảm tỷ lệ tử vong, trong khi tỷ lệ sinh vẫn còn cao. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bằng các chính sách dân số & phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nước đã đạt được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hợp lý. Sự gia tăng dân số thế giới đang có xu hướng giảm dần để tiến đến mức ổn định ở mức trên 1 %. Song, sự gia tăng dân số có những tác động mạnh mẽ:

  • Tác động tích cực:

+ Trong quá trình phát triển con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên rất nhiều như: chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo môi trường…

+ Ngoài ra, con người còn tạo ra những hệ sinh thái nhân tạo như kết hợp trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi và con người tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chống lại quá trình ô nhiễm môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên tự

nhiên.

+ Con người đã biết tận dụng những dạng năng lượng tự nhiên thay thế cho năng lượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều



  • Tác động tiêu cực:

+ Dân số tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ tài nguyên – môi trường cũng tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến hậu quả là các nguồn tài nguyên bị suy kiệt, môi trường tự nhiên bị suy thoái.

+ Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,…



  1. Tài nguyên:

  • Khái niệm: Tài nguyên là một nguồn hoặc nguồn cung cấp từ đó một lợi ích được tạo ra và có một số tiện ích. Các tài nguyên có thể được phân loại theo mức độ sẵn có của chúng, chúng được phân loại thành các tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không tái tạo.

  • Thực trạng: Nguồn tài nguyên rất phong phú và có nhiều tiềm năng để khai thác, sử dụng như: Tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển và đa dạng sinh học... Tài nguyên cũng có thể được phân loại là tài nguyên thực tế và tài nguyên tiềm năng. Trên cơ sở mức độ phát triển và sử dụng, trên cơ sở nguồn gốc, chúng có thể được phân loại là tài nguyên sinh học và tài nguyên phi sinh học, và trên cơ sở phân phối của chúng, như tài nguyên phổ biến và tài nguyên cục bộ (tư nhân, cộng đồng tài nguyên thiên nhiên và quốc tế). Một thứ trở thành một nguồn tài nguyên với thời gian và phát triển công nghệ. Lợi ích của việc sử dụng tài nguyên có thể bao gồm tăng thêm giàu có, hoạt động đúng đắn của một hệ thống hoặc nâng cao phúc lợi. Từ quan điểm của con người, tài nguyên thiên nhiên là bất cứ thứ gì có được từ môi trường để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Từ góc độ sinh học hoặc sinh thái với quy mô rộng lớn hơn, một nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu của một sinh vật sống . Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay là nguồn lực tài nguyên chưa được sử dụng có hiệu quả cao, còn tình trạng lãng phí, thất thoát và diễn biến phức tạp do cơ chế thị trường.

  1. Phát triển:

  • Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.

  • Con người là kẻ thống trị trên Trái Đất ngày nay và là nhân tố quan trọng nhất trong việc định hình và phát triển thế giới này, Dù ở thời đại nào, hay hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũng luôn giữ vai trò quyết định, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội.Còn tài nguyên là một bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với con người và nó góp phần thúc đẩy, phát triển nền kinh tế, là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác. Và còn là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định. Chính hai yếu tố vô cùng quan trọng là Dân Số và Tài Nguyên sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của xã hội cả về mặt tích cực và tiêu cực.

  • Dân số, tài nguyên, và sự phát triển ở những năm gần đây đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới. Sự gia tăng dân số đem lại nhiều mặt lợi đồng thời nó cũng gây sức ép nặng nề lên nguồn tài nguyên và sự phát triển của xã hội .Quá trình công nghiệp hóa cũng làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt ,ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng cuộc sống cộng đồng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội . Đã đến lúc chúng ta nên thay đổi tư duy nhận thức về thế giới.Làm cách nào ngăn chặn những hiểm họa do con người gây nên? Phát triển như thế nào để " thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến cho khả năng phát triển của thế hệ tương lai ". Nói tóm lại, vấn đề dân số - tài nguyên - phát triển là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau ,liên quan đến mỗi người, mỗi quốc gia và cả một cộng đồng.

  1. Bùng nổ dân số đang gây sức ép lớn tới nguồn tài nguyên và sự phát triển bền vững của xã hội:

  1. Môi quan hệ giữa dân số và tài nguyên:

  • Tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới gây sức ép lớn tới tài nguyên do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v...

  • Ngay từ thế kỷ thứ 19, nhà kinh tế học người Anh Thomas Malthus đã cảnh báo rằng sự gia tăng dân số không kiểm soát sẽ làm mất khả năng cung cấp đủ lương thực của Trái đất cho con người.

  • Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề lên toàn bộ các tài nguyên đất, không khí và nước trên toàn cầu mỗi một cá thể, một con người khi sử dụng tài nguyên lại góp phần vào sự ô nhiễm môi trường, mỗi một loại tài nguyên này lại có liên quan chặt chẽ đến tài nguyên khác:

+ Tài nguyên rừng: Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn nên đã gây sức ép đối với các loại tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng.Sức ép này có thể nhận thấy qua các mặt như sau: Mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhu cầu lấy củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm từ rừng, phá rừng để trồng cây công nghiệp và đặc sản, cháy rừng do đốt rừng làm nương rẫy,…Tất cả các nguyên nhân trên đều bắt nguồn từ sức ép dân số.

Dẫn tới hiện trạng rừng nhiệt đới đang bị tàn phá với mức khoảng 11 triệu ha mỗi năm, 10 triệu ha rừng khác. Phần lớn ở vùng nhiệt đới khô, sự suy giảm diện tích rừng cũng do việc chặt gỗ, thả trâu bò tràn lan hoặc trồng trọt làm kế sinh nhai, 80% rừng nhiệt đới bị phá hoại mới đây bắt nguồn từ việc gia tăng dân số làm cho nguồn tài nguyên động thực vật rừng cũng theo đó suy giảm theo. Rừng bị tàn phá khiến cho khoảng 26 tỷ tấn đất bề mặt bị rửa trôi hằng năm, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

+ Tài nguyên đất đai : Một trong các thuộc tính cơ bản của đất là có hạn về không gian. Tuy nhiên, Nhu cầu về đất nông nghiệp không ngừng tăng: trung bình mỗi năm, 95 triệu người mới sinh cần có thêm 5 triệu ha đất nông nghiệp mới.Đây là hậu quả của việc bùng nổ dân số quá lớn. Mặt khác, tài nguyên đất đai đang bị suy thoái nghiêm trọng trên toàn thế giới do những nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo: Hoang mạc hoá, các biện pháp canh tác đất đai không hợp lý, sủ dụng máy móc và nhiều phân bón hóa học cùng các loại hóa chất trong nông nghiệp làm chất lượng đất bị giảm nghiêm trọng,…

Dân số tăng đồng thời cùng với sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa đã gây sức ép nặng nề đến tài nguyên đất. Các khu công nghiệp, khu đô thị mau chóng được xây dựng, đang ngày thu hẹp dần diện tích đất. Đáng chú ý hơn là những đô thị lớn nằm trên các vùng châu thổ song màu mỡ, là những vùng đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Tài nguyên nước: Hoạt động của con người có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, trữ lượng nước. Những ảnh hưởng đó có thể là tiêu cực hoặc tích cực. Ở đây chúng ta chỉ đề cập những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đối với nguồn nước, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, từ đó tìm ra các giải pháp pháp lý có hiệu quả. Những ảnh hưởng từ hoạt động của con người đối với tài nguyên nước được xem xét dưới hai nhóm hoạt động, đó là nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh và nhóm các hoạt động trong sinh hoạt.

Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc thù là sử dụng nguồn nước tập trung với lưu lượng lớn. Điều đó dễ gây tình trạng khai thác quá mức dẫn tói suy thoái, cạn kiện nguồn nước ở những khu vực nhất định. Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra lượng lớn nước thải công nghiệp (thường chứa các chất gây ô nhiễm môi trường với mức độ đáng kể) và các chất thải khác. Lượng nước thải và chất thải này thường chưa qua Xử lý hoặc Xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, được thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt, hoặc ngấm qua đất tới các mạch nước ngầm. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay ở Việt Nam. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi hồng thuỷ sản hiện cũng gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên nước, như gây nhiễm mặn nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hoá học quá giới hạn cho phép. Các hoạt động du lịch, giải trí, giao thông đường thuỷ cũng gây ô nhiễm môi trường nước ở mức độ nhất định do việc xả chất thải từ các phương tiện giao thông cũng như từ khách du lịch vào nguồn nước.

Sinh hoạt của con người cũng ảnh hưởng tới chất lượng, trữ lượng nước ở rất nhiều khía cạnh. Trước hết là hoạt động khai thác nước ngầm một cách tùy tiện, không theo quy hoạch, dẫn tới cạn kiệt nguồn nước, gây sụt đất, lún đất. Mặt khác khai thác nước ngầm ở các khu vực không đảm bảo an toàn vệ sinh (gần nghĩa trang, khu chuồng trại...) dẫn tới việc cung cấp nước đã bị ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm nước từ việc xả thải chất thải sinh hoạt không qua Xử lý vào các nguồn nước mặt. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp vẫn gây ảnh hưởng tới môi trường nước với mức độ lớn hơn các hoạt động sinh hoạt. Vì vậy, với những chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh cần có những giải pháp kiểm soát ồ nhiễm đặc thù.


  • Trong những năm gần đây, sự nóng lên toàn cầu hay biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề môi trường nóng bỏng, chính các khí thải từ những hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người đã làm mỏng dần và thậm chí làm thủng tầng ôzôn, từ đó gây nên sự nóng lên hay biến đổi khí hậu toàn cầu.

  1. Dân số tác động đến sự phát triển xã hội:


  1. tải về 49.71 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương