Khái niệm, thực trạng chung của dân số và tài nguyên và đặt vấn đề cho phát triển



tải về 49.71 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích49.71 Kb.
#50824
1   2
727799e55219485abcb1954a84c2d7b7 FILE 20211120 120158 chỉnh 1 (1)

Tích cực :

  • Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.



  • Dân số trẻ:

+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

+  Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.



  • Thành phần dân tộc đa dạng:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

b) Tiêu cực : Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kìm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả

- Về xã hội :

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

+ Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi trường.




  1. Dân số, tài nguyên và sự phát triển xã hội:

  • Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá.

  • Trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ( Chương trình nghị sự 21) đã nêu lên những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cơ bản, mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là “ đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lí”. Về môi trường là “ khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống, bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường”. Những văn bản pháp lí này là cơ sở quan trọng cho quá trình phát triển bền vững ở nước ta.

  • Tuy nhiên, trong những năm qua, phát triển kinh tế- xã hội nước ta chủ yếu vẫn còn dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, quy mô tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên kiều và thải ra rất nhiều chất độc hại. Môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp, có nơi tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng.

  • Sự phát triển có mối quan hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hai yếu tố dân số và tài nguyên. Sự phát triển có biểu hiện tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào yếu tố dân số (con người) và tài nguyên (nguồn năng lượng). Nếu nguồn dân số được giữ ở mức hợp lý và nguồn tài nguyên được bảo vệ và sử dụng hợp lý thì nó sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế và khiến cho xã hội phát triển hiện đại và tốt hơn. Còn nếu dân số quá đông và nguồn tài nguyên bị cạn kiệt thì sẽ gây ra nhiều vấn đề cho cộng đồng và xã hội như việc phải giải quyết các vấn đề như : tệ nạn xã hội, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, không còn tài nguyên để khai thác và sử dụng,... Những vấn đề này sẽ gây kìm hãm sự phát triển cho một cộng đồng ,xã hội.

  1. Những đề xuất cụ thể để phát triển bền vững xã hội:

  • Tài nguyên và dân số có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người .Nếu tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và không kiểm soát được sự gia tăng dân số thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội .Thực trạng cạn kiệt tài nguyên và bùng nổ dân số do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn do ý thức của con người.Bảo vệ tài nguyên và kiểm soát sự gia tăng dân số đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư, nó là việc phải làm thường xuyên, liên tục ,và là trách nhiệm của mọi công dân.Những đề xuất biện pháp cụ thể :

  • Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình

  • Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế

  • Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp với các biện pháp xử phạt nghiêm túc đối với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.

  • Huy động toàn dân tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

  • Tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên môi trường .

  • Đẩy mạnh hơn nữa phong trào “ toàn dân tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường’’. Qua phong trào, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường; tuyên truyền, vận động, thuyết phục mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường , giữ gìn, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.

  • Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và quản lý dân số với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ,tôn vinh nhân rộng các mô hình, các tấm gương xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ.Đồng thời phê phán mạnh mẽ các hành vi ,thói quen, tap quán ,sinh hoạt lạc hậu gây hại đến cho tài nguyên và sự phát triển của xã hội.

  1. Kết luận:

  • Bùng nổ dân số không chỉ tạo nên áp lực đối với nguồn tài nguyên mà còn là khâu liên kết dân tới các quá trình khai thác làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên đó.

  • Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống, đồng thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

  • Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển.

tải về 49.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương