Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thu Anh K50 Thông tin Thư viện


Các dự án số hóa và bảo quản số thuộc Thư viện Quốc hội Mỹ



tải về 396.8 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích396.8 Kb.
#19212
1   2   3   4   5

3.1.2 Các dự án số hóa và bảo quản số thuộc Thư viện Quốc hội Mỹ

Bảo tồn nội dung ở dạng số đã trở thành một thách thức chính yếu của xã hội hiện đại. Từ năm 1998, Thư viện Quốc hội Mỹ đã bắt đầu phát triển các chiến lược số. Giám đốc Thư viện Quốc hội Mỹ bấy giờ - Ông James H. Billington đã phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Mỹ (The National Academy of Sciences- NAS) đánh giá tình hình đọc tài liệu của bạn đọc tại Thư viện, nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của người đọc trước những thách thức nảy sinh trong sự phát triển nhanh chóng thế giới số. Bản báo cáo của NAS có nhan đề “Thư viện Quốc hội Mỹ trong thế kỷ 21: Một chiến lược số cho Thư viện Quốc hội Mỹ”. Bản báo cáo đưa ra khuyến nghị: Thư viện cần phải phối hợp với các cơ quan liên bang khác, thậm chí cả các cơ quan tổ chức thuộc khu vực nhà nước và tư nhân thúc đẩy hợp tác lưu trữ và bảo tồn thông tin số ở cấp quốc gia.


3.1.2.1 Chương trình Ký ức Mỹ (American Memory)

Ký ức Mỹ ban đầu là một dự án số hóa các thông tin về lịch sử và văn hóa Mỹ, để xác định mối quan tâm của người đọc tới các tài liệu quan trọng về lịch sử Mỹ trong vốn tài liệu phong phú của Thư viện Quốc hội Mỹ. Đến năm 1994, chương trình thử nghiệm đã đi tới kết luận: rất nhiều người dân Mỹ mong muốn được đọc những tài liệu đó và họ còn đòi hỏi được đọc nhiều hơn nữa về lịch sử Mỹ và văn hoá Mỹ.






Website chương trình Ký ức Mỹ

3.1.2.1.1 Nhiệm vụ Ký ức Mỹ

Chương trình Ký ức Mỹ cung cấp sự truy cập miễn phí và rộng khắp thông qua Internet tới các văn bản, biểu ghi âm thanh, tranh ảnh động - tĩnh, bản in, bản đồ và âm nhạc… Tất cả chúng đều ở dạng số. Nội dung của chúng hướng tới lịch sử nước Mỹ, công trình sáng tạo, phát kiến của đất nước Mỹ. Toàn bộ tài liệu này được lấy ra từ các bộ sưu tập trong thư viện Quốc hội Mỹ và từ các cơ quan – tổ chức liên quan khác. Điều người đọc tìm thấy thông qua các bộ sưu tập của Ký ức Mỹ là những sự kiện lịch sử, con người, địa danh, ý tưởng… những thứ đã tạo nên đất nước Mỹ ngày nay, và là nền tảng cho sự phát triển đất nước này trong tương lai.


3.1.2.1.2 Bộ sưu tập Ký ức Mỹ

Chương trình Ký ức Mỹ được coi như một cánh cửa tới nguồn tài nguyên số hóa vô tận về lịch sử nước Mỹ, bao gồm trên chín triệu tài liệu về lịch sử và văn hóa Mỹ. Toàn bộ nguồn lực Ký ức Mỹ được tổ chức thành 100 bộ sưu tập thuộc nhiều chủ đề khác nhau.

Ký ức Mỹ đã thực hiện mục tiêu của Jame H. Billington, khi nhà sử học này được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm vào chức Giám đốc Thư viện Quốc hội Mỹ năm 1987 là làm phong phú các khả năng tiếp cận kho tài liệu khổng lồ của Thư viện Quốc hội Mỹ cho mọi công dân Mỹ. Đến ngày nay, đã có hơn 7,5 triệu tài liệu của Thư viện Quốc hội Mỹ và hơn 100 kho tài liệu của các thư viện lớn nhất nước Mỹ, các cơ quan lưu trữ hàng đầu của Mỹ,... có thể đọc được trong Ký ức Mỹ với nội dung xoay quanh lịch sử, văn hoá Mỹ trên mạng toàn cầu.
3.1.2.1.3 Tìm kiếm trong Ký ức Mỹ

Dưới đây là giao diện hỗ trợ người sử dụng tìm kiếm thông tin trong chương trình Ký ức Mỹ.

Chương trình đưa ra bốn tiêu chí tìm kiếm cho người dùng tin lựa chọn:

+ Tìm các bộ sưu tập theo chủ đề / đề tài

+ Tìm các bộ sưu tập theo thời gian / thời kỳ

+ Tìm các bộ sưu tập theo dạng tài liệu

+ Tìm các bộ sưu tập theo địa danh / vùng / miền

Mỗi lựa chọn trên đây sẽ đưa người dùng tin tới các bộ sưu tập về chủ đề lựa chọn. Ví dụ: Lựa chọn chủ đề War, MilitaryChiến tranh, Quân đội, Ký ức Mỹ giới thiệu tới người dùng tin 29 bộ sưu tập liên quan tới chủ đề Chiến tranh, quân đội. Yêu cầu tin có thể được tìm kiếm trong 1/29 bộ sưu tập hoặc cả 29 bộ sưu tập (Tìm chéo – Searching Cross Collections)






Tìm kiếm trong chủ đề War, Military – Chiến tranh, Quân đội

3.1.2.1.4 Mục tiêu giáo dục của chương trình Ký ức Mỹ

Ký ức Mỹ ban đầu nhắm tới phương tiện lưu trữ thông tin số là CD-ROM, nhằm cung cấp đĩa cho 44 trường học phổ thông và thư viện trên khắp nước Mỹ, giáo dục về lịch sử và văn hóa, con người Mỹ. Ngay từ ban đầu, chương trình luôn coi trọng mục tiêu giáo dục, bằng chứng là việc Ký ức Mỹ luôn khuyến khích sử dụng chương trình này trong lớp học, trên giảng đường. Ngay tại trang chủ của mình, Ký ức Mỹ giới thiệu một trang con mang tên “Trang học tập, đặc biệt dành cho giảng viên – Tầm nhìn nhà giáo”




Trang học tập – dành riêng cho giáo viên
Trang học tập được thiết kế với mục đích hỗ trợ các nhà giáo dục sử dụng các bộ sưu tập trong Ký ức Mỹ cho mục tiêu đào tạo, chủ yếu là thuyết giảng lịch sử, văn hóa Mỹ. Nó cung cấp các mẹo, thủ thuật, định nghĩa, phân tích để sử dụng các nguồn tài nguyên chính phát huy hiệu quả trong nhiều hoạt động, thảo luận, chương trình bài học, chương trình giảng dạy tại lớp học.

3.1.2.2 Chương trình Xây dựng hạ tầng và Bảo quản thông tin số Quốc gia thuộc Thư viện Quốc hội Mỹ

Bảo tồn nội dung ở dạng số đã trở thành một thách thức chính yếu của xã hội hiện đại. Vào năm 1998, Thư viện Quốc hội Mỹ đã phát triển một chiến lược số. Chiến lược này do một nhóm các nhà quản lý cao cấp của Thư viện soạn thảo, nhằm xác định vai trò và trách nhiệm của Thư viện Quốc hội Mỹ trong môi trường số.

Chương trình “Xây dựng hạ tầng và Bảo quản thông tin số Quốc gia” (The National Digital Information Infrastructure and Preservation Program - NDIIPP) được Quốc hội Mỹ thông qua tháng 12 năm 2000. Theo đó, Thư viện Quốc hội Mỹ đóng vai trò trợ giúp trong việc phát triển chiến lược Quốc gia nhằm thu thập, lưu trữ, xây dựng, bảo quản khối lượng thông tin số được dự báo sẽ không ngừng gia tăng.
3.1.2.2.1 Giới thiệu về Chương trình Bảo quản thông tin số Quốc gia tại Thư viện Quốc hội Mỹ

Về mặt tổng quát, nhiệm vụ của chương trình NDIIPP nhằm phát triển chiến lược Quốc gia, tập trung vào công tác thu thập, lưu trữ, bảo vệ một khối lượng thông tin số khổng lồ, đặc biệt là những thông tin chỉ tồn tại dưới dạng số bên cạnh thông tin là kết quả của quá trình số hóa, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tin hiện tại và tương lai.

Thư viện Quốc hội Mỹ được Quốc hội Mỹ chọn lựa thực hiện bảo tồn số quốc gia, không chỉ vì chức năng và nhiệm vụ của Thư viện là tập hợp và bảo tồn kho kiến thức cho các thế hệ mai sau, mà còn ở chỗ Thư viện đã giữ vai trò hàng đầu trong những nhà cung cấp nội dung chất lượng cao trên Internet của nước Mỹ trong thời gian qua.



Website chương trình NDIIPP
3.1.2.2.2 Vấn đề trọng tâm của chương trình

Chương trình Bảo quản thông tin số Quốc gia tập trung vào ba mảng sau:

+ Sao chụp, bảo quản, phục hồi nội dung số quan trọng.

Theo các nhà quản lý chương trình, những nội dung số được coi là quan trọng bao gồm: thông tin vùng miền địa lý ; websites ; sản phẩm âm thanh phục vụ người khiếm thị ; các tài liệu liên quan tới vấn đề đánh giá / phê bình chính sách công khai của chính phủ.

+ Xây dựng và củng cố mạng lưới đối tác.

Mạng lưới đối tác NDIIPP hiện nay có trên 130 thành viên. Họ là các cơ quan liên bang, chính quyền bang/địa phương, giới học viện, các tổ chức lợi nhuận - phi lợi nhuận và các tổ chức thương mại khác.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị và dịch vụ.

Nhiều đối tác NDIIPP tin rằng, nếu hợp tác tích cực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống trang thiết bị - công cụ hiện đại, cộng thêm dịch vụ hoàn hảo, tất cả yếu tố đó hợp lại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo quản số.


3.1.2.2.3 Mạng lưới đối tác

Trên thực tế, không một cơ quan hay tổ chức nào có thể tự giải quyết mọi khó khăn hiện hữu và nảy sinh trong quá trình bảo quản số. Do đó, Thư viện Quốc hội Mỹ đề cao tầm quan trọng của việc hợp tác, nhằm thực hiện tốt chương trình bảo quản số.

Tính đến thời điểm hiện nay, chương trình đã thu hút trên 130 đối tác, họ sẵn sàng chia sẻ tri thức cũng như kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng chương trình ngày càng phát triển. Mạng lưới NDIIPP liên kết các thư viện, kho lưu trữ, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức lợi nhuận – phi lợi nhuận, hiệp hội chuyên gia… Mạng lưới này không chỉ kết nối đối tác trong nước Mỹ mà trên toàn thế giới, tùy theo nhu cầu và sự tự nguyện tham gia của họ.

Một số đối tác của chương trình NDIIPP như: Cục lưu trữ bang Alaska ; Thư viện bang Arizona ; trường Đại học New York…





Mạng lưới đối tác NDIIPP trải rộng trên toàn nước Mỹ

3.2 Công tác bảo quản số tại Việt Nam

3.2.1 Xu hướng tiếp cận thông tin số tại Việt Nam hiện nay

Theo thống kê của Trung tâm Internet thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông: Năm 2005 cả nước ta có 7.184.875 người sử dụng Internet, chiếm 8,71% dân số cả nước. Sau 3 năm hội nhập và phát triển, năm 2008, con số này đã tăng lên 19.774.809 người, chiếm 23,50% dân số cả nước. Tính đến hết năm 2008, Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng 20 quốc gia trên thế giới có lượng người sử dụng Internet lớn nhất (so với tổng số dân) và đứng vị trí thứ 17. Tổng số lượng người dùng Internet cuối năm vừa qua chiếm 1,4% số lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới.



Biểu đồ dưới đây thể hiện số phần trăm dân số cả nước sử dụng Internet trong các năm 2005, 2006, 2007 và 2008.

BIỀU ĐỒ PHẦN TRĂM DÂN SỐ SỬ DỤNG INTERNET


N¨m



Sè ng­êi dïng

% d©n sè sö dông


2005


7.184.875

8,71


2006


12.911.637

15,53


2007


16.176.973

19,46


2008


19.774.809

23,50
Như vậy mỗi năm, số lượng người dùng Internet tăng thêm hơn 3 triệu người. Sử dụng Internet đồng nghĩa với việc sử dụng, khai thác thông tin số, do đó, những con số thống kê trên đã phản ánh nhu cầu tiếp cận với thông tin số của người dân Việt Nam rất lớn và ngày càng mạnh mẽ. Đây chính là lúc các nhà chuyên môn cần đặt ra các chiếc lược, chương trình bảo quản số hiệu quả, bảo toàn khả năng truy cập, bảo đảm và nâng cao chất lượng cũng như khối lượng thông tin số, sẵn sàng phục vụ mọi người dùng tin trên cả nước.

3.2.2 Một số khuyến nghị và giải pháp đối với công tác bảo quản số

Thư viện số là nơi công tác bảo quản thông tin số luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Ở nước ta hiện nay, chưa có thư viện số theo đúng nghĩa của nó (trong thư viện không tồn tại dạng thông tin nào khác ngoài thông tin dạng số), do đó công tác bảo quản số chưa thực sự được quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mỗi thư viện đều trang bị một nguồn lực thông tin số giá trị, phục vụ nhu cầu người dùng tin, vì vậy việc tự trang bị kiến thức bảo quản thông tin số và một dự án số hóa tài liệu - bảo quản số luôn sẵn sàng là điều không hề dư thừa.



3.2.2.1 Những thuận lợi sẵn có

* Về kinh phí:

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan chủ quản, hàng năm, các thư viện đều được đầu tư kinh phí nhất định để đảm bảo hoạt động.



* Về ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật:

Dưới sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông trong lĩnh vực Thông tin – thư viện đã hỗ trợ rất nhiều, góp phần đưa thư viện bắt kịp với thời đại bằng cách ứng dụng nhanh chóng, đúng lúc các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại như công nghệ web, internet, phần mềm đa chức năng, máy tính điện tử nối mạng ….



* Về đội ngũ cán bộ:

Nhìn chung tại các thư viện, đội ngũ cán bộ đang dần dần trẻ hóa, nhiệt tình, năng nổ trong công tác, có trình độ, năng lực, đây chính là những nền tảng cơ bản đầu tiên cần thiết để thực hiện thành công một dự án số hóa hay bảo quản thông tin số lâu dài.



* Về nguồn tin số:

Bên cạnh các cơ sở dữ liệu tự xây dựng, thư viện thường xuyên bổ sung, xây dựng hoặc mua mới thêm nhiều cơ sở dữ liệu có giá trị khác trên thế giới. Mỗi cơ sở dữ liệu không chỉ gói gọn trong một chủ đề, một lĩnh vực mà bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, đáp ứng nhu cầu tin phong phú, đa dạng của người dùng tin hiện nay.

3.2.2.2 Những khó khăn tồn tại

* Về kinh phí

Kinh phí hoạt động của thư viện được trợ cấp hàng năm từ cấp chủ quản có giới hạn, trong khi đó, thư viện thường có rất nhiều hoạt động trong một năm. Do đó, kinh phí cần chia đều cho mọi hoạt động, không thể chỉ quan tâm tới một mảng hoạt động nhất định.



* Về ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tại nhiều thư viện còn gặp rất nhiều khó khăn do số lượng cán bộ có trình độ tin học cao không nhiều, hệ thống máy tính khá nghèo nàn về cả số lượng và chất lượng. Hệ thống mạng chưa thật ổn định, hay xảy ra lỗi ngoài mong muốn, gây gián đoạn nhiều quy trình hoạt động…



* Về đội ngũ cán bộ:

Đội ngũ cán bộ còn thiếu, một người cán bộ phải đảm nhiệm nhiều vai trò. Bên cạnh đó, họ có một số hạn chế như: cán bộ làm không đúng chuyên môn, do đó không có kỹ năng chuyên ngành ; Bảo quản thông tin số là một mối quan tâm mới của nhiều thư viện, để tham gia được công tác này đòi hỏi cán bộ phải trải qua những đợt đào tạo thêm, xuất hiện ở họ tâm lý ngại học, ngại tiếp thu cái mới…



* Về nguồn tin số:

Nguồn tin có giá trị thường phải mua, nếu có miễn phí cũng chỉ là bản dùng thử, sau một thời gian sẽ không thể truy cập sử dụng được nữa. Do đó, nhiều nơi nguồn tin số còn hạn hẹp, chủ đề chưa rộng, bao quát.



3.2.2.3 Một số khuyến nghị và giải pháp

Như đã nói ở trên, ở nước ta hiện nay, chưa có thư viện số theo đúng nghĩa của nó, do đó công tác bảo quản số chưa thực sự được quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mỗi thư viện đều trang bị một nguồn lực thông tin số giá trị, phục vụ nhu cầu người dùng tin, vì vậy việc tự trang bị kiến thức bảo quản thông tin số và một dự án số hóa tài liệu - bảo quản thông tin số luôn sẵn sàng là điều không hề dư thừa. Không thể và không nên vì số lượng cũng như chất lượng thông tin số của thư viện còn hạn chế, không đáng kể mà bỏ qua vai trò quan trọng của bảo quản. Nếu nguồn tin số có ít, thư viện nên thực hiện một chương trình bảo quản quy mô nhỏ, vừa đủ và hợp lý, không cần đầu tư quá nhiều nhưng vẫn đạt hiệu quả. Ngược lại, nếu nguồn tin số dồi dào, thư viện nên bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc tới một hoặc một vài dự án bảo quản thông tin số quy mô vừa và lớn, suy cho cùng là nhằm bảo vệ nguồn thông tin số đang có hợp lý nhất.



* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật

Tin học hóa công tác Thông tin – Thư viện là xu thế phát triển tất yếu của các cơ quan Thông tin – Thư viện trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Đặc biệt, dự án số hóa tài liệu - bảo quản thông tin số đều yêu cầu môi trường thực hiện tương đối hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, do đó, thư viện cần quan tâm nhiều hơn tới:

+ Hệ thống máy tính phục vụ hoạt động cả về số lượng và chất lượng. Máy tính có cấu hình vừa và cao, tương thích với nhiều phần mềm chuyên dụng. Không nên sử dụng máy tính cấu hình thấp, máy tính cài hệ điều hành không phổ biến, có thể dẫn tới tình trạng không tương thích với nhiều phần mềm chuyên dạng như phần mềm nhận dạng máy quét, máy in…

+ Hệ thống mạng nội bộ và mạng toàn cầu phải ổn định, tốc độ đường truyền không quá chậm, hạn chế tối thiểu đứt đoạn đường truyền, sự cố gây gián đoạn hoạt động.

+ Tham khảo các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết từ nhiều trung tâm khác, đặc biệt tại những trung tâm có kinh nghiệm với công tác số hóa – bảo quản thông tin số.

* Đối với một dự án số hóa tài liệu, chương trình bảo quản thông tin số

+ Mở các khóa học đào tạo kiến thức về số hóa tài liệu một cách cơ bản theo quy trình cho nhân viên. Cử cán bộ đi học để đảm nhiệm vị trí cụ thể trong quy trình số hóa tài liệu. Tùy thuộc vào trình độ và năng lực của cán bộ, người phụ trách sẽ phân công vị trí và cử cán bộ đi tập huấn để đảm nhiệm tốt vị trí được giao.

+ Mở các khóa đào tạo về nguyên nhân gây mất dữ liệu số, tìm hiểu thực tế.

+ Mở các khóa đào tạo về bảo quản thông tin số lý thuyết và thực hành.

+ Thư viện nên lập một danh sách những tài liệu số cần bảo quản. Danh sách này có thể lấy ra từ nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên, tiêu chí hàng đầu chính là giá trị của thông tin đó đối với cộng đồng. Những tài liệu số cần đưa vào bảo quản thường tập trung vào các đối tượng sau: có tần suất truy cập sử dụng cao, được tham khảo nhiều, mang tính chỉ đạo, hiện đang lưu trữ trên vật mang tin lỗi thời. Tài liệu truyền thống hư hỏng rách nát, tài liệu in độc bản …đưa vào dự án số hóa.

+ Cân đối chi phí thực hiện. Hàng năm, Thư viện nhận đầu tư kinh phí, nếu trong năm đó Thư viện quyết định thực hiện dự án số hóa – bảo quản số thì cần cân nhắc phân chia chia kinh phí rõ ràng. Kinh phí phải trả cho những chương trình như vậy không nhỏ, chia làm nhiều khoản, khá tốn kém, do đó cần có dự trù từ trước, tránh tình trạng đình trệ dự án, tốn thời gian, công sức.

+ Liên kết, phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan Thông tin – Thư viện khác trong nước và ngoài nước. Trên thế giới từ lâu đã có nhiều chương trình bảo quản số hoàn chỉnh, đạt chất lượng. Nếu Thư viện lần đầu thực hiện một chương trình bảo quản số, Thư viện nên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các Thư viện khác đã từng thực hiện những dự án tương tự. Bên cạnh đó, Thư viện có thể tranh thủ sự giúp đỡ nếu có về mặt kinh phí, nguồn tin số hóa sẵn có… thông qua sự liên kết, phối hợp này.

* Vấn đề đào tạo Bảo quản thông tin số trong nhà trường:

Xét tới tầm quan trọng và thực trạng nghiên cứu, giảng dạy vấn đề "Bảo quản thông tin số" hiện nay, khóa luận xin đưa ra một vài khuyến nghị như sau:

+ Cần xác định rõ tính chất quan trọng và thời đại của đề tài này. Hiện nay, vấn đề Bảo quản thông tin số đang được giảng dạy như một phần nhỏ trong môn học “Thư viện điện tử”. Thực tế cần đưa “Bảo quản thông tin số” trở thành một môn học độc lập trong chương trình giảng dạy.

+ Sau mỗi khóa học cần xem xét, nghiên cứu kỹ nội dung của từng môn hoc/từng chuyên đề cũng như là các môn học/các chuyên đề được cấu trúc trong chương trình đào tạo (Curriculum) trước khi đưa vào giảng dạy. Có nghĩa là, chúng ta phải thường xuyên cập nhật thông tin mới để đưa vào nội dung bài giảng, đồng thời có thể loại bỏ hoặc bổ sung một số môn học/chuyên đề mới trong chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế (ví dụ: Bảo quản số; Xuất bản điện tử; Công nghệ nội dung, … là những vấn đề mới, những môn học mới cần được đưa vào nội dung, chương trình đào tạo).

+ Nhằm tránh tính lý thuyết của môn học, giảng viên nên áp dụng quy trình vào thực tế tại một số trung tâm (tốt nhất là tại các trung tâm thông tin thư viện hiện đại hóa, sử dụng nhiều nguồn tin điện tử, cơ sở dữ liệu như Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Thư viện Tạ Quang Bửu…), giúp sinh viên có cái nhìn trực quan về các môn học mới mẻ này.

PHẦN KẾT LUẬN

Có lẽ không một con số thống kê nào nói lên được tài liệu số nhiều hơn hay tài liệu truyền thống nhiều hơn, nhu cầu người dùng tin hướng tới loại tài liệu nào chiếm ưu thế, nhưng không thể phủ nhận rằng so với tài liệu truyền thống, tài liệu số có một vài lợi thế vượt trội. Thực tế cho thấy, chính tính tiện lợi trong việc truy cập, lưu trữ, tìm kiếm khiến thông tin số thỏa mãn nhu cầu của nhiều người dùng tin hiện nay, trong một môi trường học tập và làm việc bận rộn, thời gian đến các trung tâm Thông tin – Thư viện tìm kiếm tài liệu hạn chế.

Trên cơ sở khảo sát tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, nơi có nguồn lực thông tin số phát triển, có thể thấy rằng công tác bảo quản thông tin số đã bắt đầu hình thành, đại đa số cán bộ luôn đánh giá và nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác bảo quản số.

Tóm lại, bảo quản số cần hiểu là mọi hoạt động cần có để đảm bảo việc truy cập tới thông tin số, vượt qua hạn chế của vật mang tin, cũng như sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Như bất kỳ dạng nào khác của tài liệu, tài liệu dạng số cũng rất dễ mất mát hay hư hỏng, thậm chí thời gian để mất đi hàng triệu thông tin số chỉ là vài giây, vài phút và biến mất một cách hoàn toàn, trong nhiều trường hợp ghi nhận không thể lấy lại được. Mối đe dọa đến thông tin số không ít, trong đó có nhiều nguyên nhân vô hình, không phải chỉ dùng đến các phương pháp bảo quản thông thường để xử lý được. Cần có một sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để đảm bảo sự “an toàn” cho thông tin số nói chung và cho bộ sưu tập số trong mỗi thư viện nói riêng.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1] Tô Thị Hiền. Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu. Bài giảng tại lớp K50 khóa 2005 – 2009. – Hà Nội, 2007.

[2] Nguyễn Tiến Hiển (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu, Đại học Văn Hóa, Hà Nội.

[3] Nguyễn Quỳnh Nga, (2007), Tìm hiểu về dịch vụ tham khảo và hiện trạng dịch vụ tham khảo của một số thư viện trường đại học tại Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp ngành Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[4] Trần Thị Minh Nguyệt. Người dùng tin. Bài giảng tại lớp K50 khóa 2005 – 2009. – Hà Nội, 2006.

[5] Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động thông tin – thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[6] Nguyễn Hoàng Sơn. Thư viện điện tử. Bài giảng tại lớp K50 khóa 2005 – 2009. – Hà Nội, 2008.

[7] Nguyễn Hoàng Sơn, (2009), Chuyên gia Thông tin – Thư viện sẽ làm gì trong kỷ nguyên số, Kỷ yếu Hội thảo Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
[6] D.G. Dorner, G. E.Gorman. Bài thuyết trình tại hội thảo “Preservation in the Digital Age: Principles and Practice”. – Hà Nội, 2009.

[7] V. Sreenivasulu (2000), “The role of a digital librarian in the management of digital information systems”, The Electronic Library Journal, 18 (1), tr.12-20


Tài liệu trực tuyến
[8]http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/4-Creation-and-management-of-digital-documents/View-category.html

[9] http://www.ifla.org

[10] http://www.natlib.govt.nz/

[11] http://www.matapihi.org.nz/

[12]http://www.ala.org/ala/mgrps/divs/alcts/resources/preserv/defdigpres0408.cfm

[13] http://memory.loc.gov/ammem/index.html

[14] http://www.beehive.govt.nz/

[15] http://www.digitalpreservation.gov/library/

[16] http://www.digitalpreservation.gov/you/digitalmemories.html

[17] http://flis.ussh.edu.vn/forum/index.php?topic=97.0









tải về 396.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương