Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thu Anh K50 Thông tin Thư viện


Vai trò người cán bộ thư viện số



tải về 396.8 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích396.8 Kb.
#19212
1   2   3   4   5

2.1 Vai trò người cán bộ thư viện số

Có thể coi cán bộ thư viện số như một chuyên gia thông tin, người quản lý và tổ chức thư viện số chuyên nghiệp. Ở họ hội tụ đủ các kỹ năng và năng lực lập kế hoạch, khai thác dữ liệu, khai thác tri thức, cung cấp các dịch vụ tham khảo số, các dịch vụ thư viện điện tử, trích dẫn nguồn tin số, phân bố thông tin… đặc biệt là tìm kiếm trên đĩa CD-ROM, tìm kiếm trực tuyến, truy cập đa phương tiện, khai thác và lấy thông tin.

Người cán bộ thư viện số cần đặc biệt năng động trong việc sử dụng máy tính điện tử - nơi giữ thông tin số dưới dạng tóm tắt, toàn văn, âm thanh v..v..-. Để tìm được thông tin đúng lúc và đúng chỗ thì việc tham gia nghiên cứu, tham dự các khóa đào tạo, học hỏi và tự phát triển kỹ năng công việc, kỹ năng phổ biến tới người dùng tin là điều rất cần thiết đối với họ.

Cán bộ thư viện số là người có thể quản lý một khối lượng lớn dữ liệu, bảo quản những bộ sưu tập quý hiếm độc bản, cung cấp truy cập siêu tốc tới thông tin, giải quyết các vấn đề liên quan tới truy cập, sử dụng dữ liệu số từ nhiều địa điểm. Đối với họ, bên cạnh kiến thức chuyên ngành, họ cần có khả năng giải quyết tình huống, trong hầu hết trường hợp luôn sẵn sàng câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào?”. Những khái niệm sau đây sẽ giúp người dùng tin bước đầu khắc họa chân dung một cán bộ thư viện số.


+ Cán bộ thư viện số hoạt động như một chuyên gia người - máy cộng sinh

Cán bộ thư viện số đóng vai trò trung gian giữa nhiệm vụ số hóa thông tin, tích lũy, phổ biến, quản lý “kho” lưu trữ, và làm cho chúng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ tới yêu cầu tin cuối cùng. Cán bộ thư viện số và máy tính điện tử tại môi trường thư viện số phụ thuộc lẫn nhau trong việc xử lý và truyền bá thông tin số, có quan hệ tương hỗ với nhau.


+ Định hướng, tìm kiếm và lọc thông tin

Xu thế khai thác thông tin trong tương lai chủ yếu qua mạng toàn cầu, từ tất cả các cơ sở dữ liệu lớn trên thế giới, không giới hạn vùng lãnh thổ hay ngôn ngữ. Trong mớ hỗn độn những thông tin đó, người cán bộ thư viện số nổi lên và khẳng định mình với vai trò một chuyên gia thông tin, đưa ra định hướng, tiến hành tìm kiếm và lọc thông tin, giúp người dùng tin không lạc hướng trong một biển thông tin số sẵn có.


+ Truy cập thông tin số

Có rất nhiều công nghệ đa dạng khác nhau giúp khai thác thông tin số, bao gồm tìm kiếm theo siêu dữ liệu (yếu tố thư mục), tìm kiếm văn bản toàn văn… Cán bộ thư viện số cần sử dụng tối đa hiểu biết của mình về loại thông tin có thể lấy ra hoặc không thể lấy ra, thông tin công bố hoặc không công bố từ nguồn thông tin miễn phí hay phải trả tiền, yêu cầu tài khoản hay tự do truy cập, tải dữ liệu... nhằm tránh lãng phí thời gian, công sức, tài chính của thư viện và của chính người dùng tin.


2.2 Các kỹ năng cần thiết đối với người cán bộ thư viện số

Thư viện số phát triển rộng khắp trên thế giới nảy sinh nhu cầu tạo lập một chức danh mới: “Cán bộ thư viện số” nhằm quản lý nguồn tri thức số của họ. Những thư viện số khổng lồ xuất hiện ví như kho chứa tri thức vô tận của nhân loại.

Hiện nay, chương trình đào tạo cán bộ thư viện bậc đại học quan tâm chủ yếu tới đào tạo cán bộ thư viện truyền thống, do đó, bên cạnh các kỹ năng học được trong nhà trường, cán bộ thư viện số rất cần sự linh hoạt, óc sáng tạo, tinh thần ham học hỏi. Họ được yêu cầu phụ trách những công việc sau:

+ Quản lý thư viện số;

+ Tổ chức thông tin số;

+ Phổ biến thông tin số từ máy tính điện tử lưu giữ chúng;

+ Cung cấp những dịch vụ tham khảo số và dịch vụ liên quan;

+ Cung cấp dịch vụ tìm kiếm và khai thác thông tin số;

+ Xử lý quy trình lưu trữ số và bảo quản thông tin số;

+ Cung cấp sự truy cập tới thông tin số toàn cầu cho mọi người dùng tin;

+ Biên mục và phân loại tài liệu số.
2.2.1 Công cụ truy nhập thư viện số và các nguồn thông tin số cho cán bộ thư viện

Công cụ truy nhập thư viện số cần hiểu là các phương tiện giúp cán bộ thư viện tiếp cận với thông tin số, nguồn chứa thông tin số cũng như nguồn chứa đường dẫn tới nơi lưu giữ thông tin số.

Công cụ truy nhập thư viện số rất đa dạng, phong phú. Chúng luôn sẵn có để sử dụng, hỗ trợ truy nhập, tìm kiếm, đọc lướt, định hướng, khai thác, lưu trữ, tổ chức, phân phối và bảo quản, giúp truy nhập toàn cầu trở nên gọn nhẹ và dễ dàng hơn. Danh sách dưới đây là những nguồn thông tin số mang tính chất tham khảo. Chúng được sử dụng và được gọi tên là “Các công cụ truy nhập số”.

+ Mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC): mô tả, cung cấp đường dẫn đến các cơ sở dữ liệu hoặc nguồn thông tin số khác ; các cơ sở dữ liệu trực tuyến (MEDLINE, Knight-Rider);

+ Các công cụ Internet: mạng lưới e-mail ; World Wide Web ; trang chủ ; các trình duyệt (Safari, FireFox, Opera…);

+ Các cơ sở dữ liệu: BLAISE ; MEDLINE ; NICNET ; DELNET ; AGRIS ; INIS ; PROQUEST ; INFOMIT…;

+ Các công cụ xuất bản điện tử ; Fax ; bán hàng thương mại qua mạng ; Điện thoại ; truyền hình trực tuyến…




Hình 3: Sơ đồ quan hệ giữa công cụ truy nhập số và cán bộ thư viện số
2.2.2 Năng lực và kỹ năng của người cán bộ thư viện số

Năng lực của người cán bộ thư viện số là một tập hợp những kỹ năng, thái độ và giá trị khác nhau, điều đó cho phép họ làm việc như một chuyên gia thông tin số hay một nhà truyền đạt tri thức số chuyên nghiệp thực thụ. Trong số đó, có một số kỹ năng cán bộ thư viện số nên tập trung phát triển. Trước hết là khả năng quản lý mọi vấn đề thuộc thư viện số, sau đó cần nắm chắc các vấn đề lớn tồn tại xung quanh thông tin số như: duy trì, bảo mật, bản quyền, bảo quản …


Dưới đây là những kỹ năng và năng lực cần thiết cho một cán bộ thư viện hiện đại trong kỷ nguyên thông tin trực tuyến bùng nổ như hiện nay.
2.2.2.1 Kỹ năng quản lý

 Có tầm nhìn và khả năng lãnh đạo;

 Thúc đẩy làm việc nhóm và phát huy khả năng của mọi thành viên trong nhóm;

 Đảm nhận vai trò ở cả vị trí lãnh đạo và thành viên một cách tích cực, hiệu quả;

 Hiểu rõ hệ thống thông tin. Có khả năng xây dựng hạ tầng hệ thống thông tin nội bộ tổ chức, điều khiển dòng thông tin bên trong và bên ngoài, dòng thông tin ra và thông tin vào tổ chức.



2.2.2.2 Các kỹ năng về công nghệ

 Nắm bắt công nghệ tương lai có tác động tới thư viện;

Internet, WWW:

 Định hướng, đọc lướt, chọn lọc;

 Khai thác, truy cập, phân tích thông tin;

 Cung cấp các dịch vụ tham khảo;

 Tìm kiếm trên mạng lưới cơ sở dữ liệu với số lượng lớn nguồn thông tin số và websites;

 Tạo lập trang chủ, chuyển đổi dữ liệu, tải xuống công nghệ;

 Thiết kế website, xuất bản điện tử;

 Bảo quản và lưu trữ thông tin số;

 Thư tín điện tử, kỹ năng kết nối;

 Quyền truy cập Web.

Xử lý đa phương tiện

 Xử lý file hình ảnh, âm thanh, đồ họa cơ bản;

 Phân loại, biên mục file hình ảnh, âm thanh, đồ họa;

 Tìm kiếm và khai thác văn bản chứa hình ảnh, âm thanh và các khách thể đa phương tiện khác;

 Khả năng xử lý nâng cao các phương tiện số hóa.

Số hóa

 Có khả năng đóng góp cho sự phát triển các nguồn thông tin số;

 Làm việc độc lập trong quy trình số hóa tài liệu in ấn: vận dụng máy quét, sử dụng phần mềm nhận dạng OCR, quét tài liệu…;

 Tự thiết kế và phát triển cơ sở dữ liệu với khối lượng thông tin không lớn;

 Tự thiết kế và phát triển các phần mềm cần thiết, thích hợp cho thư viện số;

 Chuyển đổi dữ liệu từ phương tiện in ấn sang phương tiện số hóa;

 Chuyển đổi thông tin từ định dạng này sang định dạng khác, sử dụng phần mềm chuyển đổi chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.



2.2.2.3 Kỹ năng tìm kiếm và đánh giá

 Nắm vững quy trình tìm tin, vận dụng sáng tạo chiến lược tìm tin, kỹ thuật tìm tin, máy tìm và công nghệ tìm;

 Có khả năng tìm và đánh giá nguồn thông tin số phù hợp với nhu cầu tin;

 Phân tích, tìm hiểu và đánh giá nhu cầu dịch vụ khách hàng;

 Luôn tiến hành nghiên cứu để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình phục vụ tìm tin.

2.2.2.4 Dịch vụ khách hàng

 Trân trọng khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng;

 Hiểu được nhu cầu thông tin cũng như sở thích của khách hàng;

 Cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng, chất lượng;

 Liên tục tăng cường dịch vụ và sản phẩm thông tin hướng đối tượng.

2.2.2.5 Các kỹ năng khác

 Kỹ năng giao tiếp;

 Kỹ năng thuyết trình;

 Marketing (Bao gồm xây dựng chiến lược, hoạch định và tiếp thị sản phẩm);

 Phân phối thời gian;

 Bên cạnh đó, cán bộ thư viện số nên tự phát triển kỹ năng về tạo lập website cá nhân. Thông qua đó tìm hiểu các nguồn thông tin số trên thế giới, kết nối đối tác, nhà cung cấp, khách hàng… trên toàn cầu thông qua website cá nhân của mình.





Hình 4: Sơ đồ thể hiện nhiệm vụ, kỹ năng và vai trò cán bộ thư viện số

2.3 So sánh sự khác nhau giữa cán bộ thư viện số và cán bộ thư viện truyền thống

Nếu như trong thư viện truyền thống, người cán bộ thư viện chỉ được biết đến như người trông coi bảo vệ sách, giữ và cho mượn chúng, thì trong kỷ nguyên số này, vai trò của người cán bộ thư viện tuy dựa trên nền tảng như xưa nhưng chất của công việc thay đổi cơ bản. Bảng sau đây đưa ra một vài góc độ so sánh giữa cán bộ thư viện số và cán bộ thư viện truyền thống.



Nội dung


Cán bộ thư viện truyền thống


Cán bộ thư viện số



Vai trò trong xã hội

Thu thập tư liệu

Phổ biến tư liệu



Chuyên gia thông tin

Định hướng thông tin



Môi trường làm việc

Thư viện truyền thống

Thư viện số

Hệ thống kiến thức

Đơn lẻ

Tổng hợp

Nhóm độc giả

Cố định, hạn chế

Bất cứ người nào kết nối mạng Internet

Cơ sở dịch vụ

Bên trong tòa nhà

thư viện



Trên hệ mạng máy tính

Đối tượng làm việc

Tài liệu truyền thống

Các bộ sưu tập số

Trình độ làm việc

Tương đối thấp (Ngoại ngữ và Công nghệ

thông tin)



Cao (Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin)


Nội dung công việc

Đơn điệu


Đa dạng



Hình 5:So sánh vai trò người cán bộ thư viện truyền thống và hiện đại

Vậy vai trò của người cán bộ thư viện tương lai là gì?

Internet đã, đang và sẽ ngày càng phát triển, tạo ảnh hưởng cũng như vị thế đáng kể trong thế giới thông tin. Viễn cảnh xa hơn trong thế giới đó, thư viện không còn tồn tại về phương diện vật lý, thay vào đó là sự ra đời “Thư viện ảo”. Thư viện ảo bản chất là thư viện số nhưng nhấn mạnh tính không có thực (cơ sở vật chất, tòa nhà…), chỉ tồn tại trực tuyến, thực hiện chức năng kết nối các kho dữ liệu khổng lồ nằm rải rác trên mạng Internet.
Một cách logic, sự phát triển này dẫn tới người cán bộ thư viện cũng thay đổi theo. Đúc kết lại, chúng ta thấy một cán bộ thư viện số - chuyên gia thông tin của thế kỷ 21 - phải được trang bị đầy đủ khối kiến thức và kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khoa học đan xen lẫn nhau: Khoa học máy tính, khoa học quản lý, khoa học thư viện.



Kiến thức tổng hợp hội tụ nơi người cán bộ thư viện số
Nhiều chuyên gia trên thế giới tin rằng trong tương lai, khi thư viện số phổ cập toàn cầu, thuật ngữ “Librarian” sẽ được thay thế bởi thuật ngữ “Cybrarian” (từ ghép của cyborg – nhân vật nửa người nửa máy – và librarian – cán bộ thư viện). Cùng với giá trị của mình, họ sẽ làm thư viện số trở nên thực sự hữu ích và thân thiện.
2.4 Khảo sát Nhận thức vai trò của người cán bộ thư viện số tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Cùng với sự phát triển mạng lưới truyền thông và công nghệ thông tin, hiện nay trên thế giới nhiều thư viện số đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện của thư viện số đặt ra những yêu cầu cao về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ngành thông tin thư viện hiện nay. Việc phát triển thư viện theo hướng hiện đại không chỉ đòi hỏi về hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương thức phục vụ mà điều quan trọng có tính quyết định là làm sao có được đội ngũ cán bộ thư viện đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thư viện hiện đại.

Hiện nay đang tồn tại một số định nghĩa về thư viện số. Tuy nhiên, các ý kiến tựu trung lại đều thống nhất một số quan điểm sau: “Thư viện số là Thư viện điện tử cao cấp, trong đó toàn bộ các tài liệu được số hóa và quản lý bằng phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức để người dùng tin dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông.”

Với những đặc trưng cơ bản như trên, qua kinh nghiệm hoạt động của các thư viện đã và đang xây dựng thư viện số trên thế giới cho thấy, ngoài cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ vấn đề đáng quan tâm hơn cả là chất lượng và năng lực đội ngũ cán bộ Thông tin – thư viện. Năng lực người cán bộ thư viện số là một tập hợp những kỹ năng, thái độ và giá trị khác nhau, điều đó cho phép họ làm việc như một chuyên gia thông tin số hay một nhà truyền đạt tri thức số chuyên nghiệp thực thụ.

Mục đích khảo sát nhằm thu thập ý kiến của các cán bộ Thông tin – thư viện hiện nay về các kỹ năng cần có của một người cán bộ thư viện hiện đại. Tác giả tiến hành khảo sát tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia với 50 cán bộ công tác tại Trung tâm.
+ Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ công tác tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

+ Mẫu khảo sát: Cán bộ các phòng Cơ sở dữ liệu, Phát triển hoạt động thông tin, Thông tin Thị trường Công nghệ, Phát triển nguồn tin, Tra cứu nguồn tin điện tử, Phân tích thông tin, phòng Đọc sách,… Công việc tại các phòng này đòi hỏi người cán bộ luôn luôn tiếp xúc với thông tin trên các CSDL, nguồn tin trực tuyến ; xử lý, phân tích thông tin đó ; sao lưu, số hóa nếu ở dạng giấy ; lưu giữ vào đĩa CD, CD-ROM, phát lên website chính thức…


+ Phương pháp khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp

+ Số lượng phiếu phát ra: 50 phiếu

+ Số lượng phiếu thu về: 46 phiếu

Bảng khảo sát 5: Khảo sát các kỹ năng cần thiết với người cán bộ thư viện số



Phương án lựa chọn



Số phiếu thu về


Rất không đồng ý


Không đồng ý


Đồng ý



Rất đồng ý

A. Kỹ năng quản lý hệ thống thông tin


46


0




0%

0




0%

16




34,78%

30




65,21%

B. Các kỹ năng về công nghệ

46

0



0%

0



0%

12



26,08%

34



73,91%

C. Kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin


46


0




0%

0




0%

6




13,04%

40




86,95%

D. Thông thạo ngoại ngữ

46

0



0%

0



0%

16



34,78%

30



65,21%

Dựa theo bảng số liệu trên nhận thấy, 100% người được hỏi đều nhất trí cao với các kỹ năng đề ra là cần thiết với một cán bộ thư viện số. Ở đây có hai kỹ năng nhận được nhiều ý kiến đóng góp đó là kỹ năng về công nghệ và trình độ ngoại ngữ.

Vấn đề trở ngại lớn hiện nay của đội ngũ cán bộ Thông tin thư viện truyền thống là trình độ ngoại ngữ. Đa số cán bộ được hỏi đều có thể sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh trình độ trung cấp. Khoảng 30% có trình độ tiếng Anh cao cấp, ngoài ra có một số ngoại ngữ khác nhưng phổ biến là tiếng Nga, tiếng Pháp. Nguồn tin trên mạng trực tuyến vô cùng đa dạng, phong phú, tuy nhiên hầu hết trong số đó thể hiện dưới ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp…chủ yếu là tiếng Anh. Muốn khai thác và sử dụng tốt các thông tin đó, yêu cầu trước nhất là cần phải hiểu nội dung của chúng. Khi hiểu mới có thể đánh giá, chọn lọc và quyết định có sử dụng chúng hay không, đưa ra phục vụ người dùng tin hay không? Hiện nay, nhu cầu tin vươn xa không chỉ gói gọn trong phạm vi một nước, người sử dụng cần vươn tới các nguồn tin từ nhiều cơ sở dữ liệu khác trên thế giới, tuy nhiên, kỹ năng tìm kiếm cũng như lựa chọn thông tin của họ không phải trình độ cao, đây chính là lúc cần sự giúp đỡ và tham khảo của cán bộ thư viện.
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC BẢO QUẢN SỐ TRÊN THẾ GIỚI

VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
3.1 Nhìn ra công tác bảo quản số trên thế giới

Công nghệ thông tin làm thay đổi nhanh chóng thế giới. Nó mang đến một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thông tin số. Thông tin số xuất hiện dày đặc. Người ta sử dụng chúng cho mục đích học tập, nghiên cứu, tham khảo, giải trí… Mặt khác, sự thõa mãn nhu cầu tin của người sử dụng, dù là thông tin dưới dạng nào, luôn là đích đến của nhiều thư viện. Do đó, trong kỷ nguyên thông tin số hiện nay, các dự án bảo quản số càng được coi trọng. Chất lượng dự án bảo quản số ngày một nâng cao. Các dự án đó có thể khác nhau về đối tượng số: bảo quản đa phương tiện ; bảo quản websites… nhưng tựu chung lại, chúng đều ngắm tới mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sự toàn vẹn của thông tin số. Dưới đây là một vài chương trình bảo quản số đang được thực hiện bởi các thư viện có uy tín trên thế giới.


3.1.1 Các chương trình bảo quản số tại Thư viện Quốc gia New Zealand

Giống như nhiều Thư viện Quốc gia khác trên thế giới, Thư viện Quốc gia New Zealand đề cao vai trò bảo quản thông tin số và quan tâm đến công tác này từ nhiều năm trở lại đây. Đây là phần trích trên trang web Thư viện quốc gia New Zealand, tuyên bố quan trọng đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu số hóa:



“Ngay từ ban đầu cũng như về sau, dự án này sẽ đảm bảo tính toàn vẹn quyền truy cập, sử dụng, như vậy là đảm bảo giá trị của thông tin số được lưu giữ trong Thư viện Quốc gia.”

Theo thư viện quốc gia New Zealand, một trong những tiêu chí đánh giá tầm quan trọng của từng dự án cụ thể chính là ở đối tượng mà dự án đó hướng tới. Đối với một số dự án mang tính tổng quát, đối tượng là tất cả các dạng thông tin số như văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ họa, websites… Tuy nhiên, một số khác chỉ tập trung vào một lớp đối tượng cụ thể. Hai dự án dưới đây sẽ minh chứng cụ thể hơn cho điều này.



3.1.1.1 Trang web MATAPIHI

Matapihi là một dự án rất thú vị. Matapihi không chỉ là bộ sưu tập tài liệu số của Thư viện Quốc gia New Zealand mà của hơn 60 thư viện, tổ chức văn hóa, bảo tàng… trên toàn đất nước New Zealand.





Giao diện website MATAPIHI

Matapihi nghĩa là “Cửa sổ”. Tuyên bố của Matapihi là “Open the Window” – “Mở cửa sổ ra”. Điều này có nghĩa Matapihi như một cửa sổ, và khi mở cánh cửa sổ này ra, bạn sẽ bước vào đất nước New Zealand. Thông qua cánh cửa sổ khám phá về văn hóa, đất nước và con người New Zealand.

Tìm kiếm trên Matapihi có 2 cách, tìm theo Show Case hoặc tìm theo Lucky Dip.

+ Tìm theo Show Case (Tìm theo “Tủ trưng bày”): Show Case làm nổi bật nhiều đề tài cụ thể lấy ra từ bộ sưu tập của tất cả những tổ chức xây dựng nên nội dung Matapihi. Khi lựa chọn bất kỳ một Show Case nào, người dùng tin sẽ nhìn thấy một loạt tin tức liên quan đến chủ đề Show Case được chọn, kèm theo đó là một vài đề xuất khác về thuật ngữ tìm kiếm cho việc khai thác những chủ đề khác.







Tìm kiếm trên MATAPIHI theo Show Case

+ Tìm theo Lucky Dip (Tìm “May mắn”): Lucky Dip hiển thị tin tức một cách ngẫu nhiên từ tất cả các chủ đề trên Matapihi. Người dùng có thể sử dụng Lucky Dip bao nhiêu lần tùy thích và sẽ luôn nhận được các kết quả khác nhau từ mỗi lần sử dụng Lucky Dip.







Tìm kiếm trên MATAPIHI theo Lucky Dip

Mọi kết quả tìm được trên Matapihi đều gắn với đất nước New Zealand: được làm trong đất nước New Zealand, tạo ra bởi con người New Zealand hoặc được lưu giữ trong các bộ sưu tập của New Zealand. Matapihi bao trùm nhiều dạng thông tin số, từ ảnh động tới ảnh tĩnh, bức họa, tranh vẽ, công trình điêu khắc, văn bản, hiện vật ảo, âm thanh…



3.1.1.2 Website lưu trữ - Một phần của chương trình lưu trữ số Thư viện Quốc gia New Zealand

Đây là một chương trình nhằm đảm bảo đường dẫn hay sự truy cập tới website khi website thay đổi về nội dung. Có nghĩa là, nếu một website uy tín thay đổi phần lớn nội dung của nó thì người sử dụng vẫn có cơ hội đọc lại website đó vào thời điểm nó chưa thay đổi.

Hình ảnh dưới đây là một biểu ghi biên mục nguồn tin điện tử của Thư viện Quốc gia New Zealand về Bee Hive – Tòa nhà nơi tổng thống New Zealand làm việc.






Ngay tại biểu ghi có hai đường dẫn, đường dẫn trực tiếp tới trang web Bee Hive tại thời điểm hiện nay, và đường dẫn tới phần lưu trữ trong chương trình lưu trữ web của thư viện quốc gia New Zealand. Hãy quan tâm tới đường dẫn vào phần lưu trữ web nói trên. Khi kích chuột chọn phần “Archived copy”, thư viện quốc gia New Zealand cho người dùng tin hai lựa chọn:


  • Truy cập vào www.beehive.govt.nz tại thời điểm 16/12/2008, hoặc




  • Truy cập vào www.beehive.govt.nz tại thời điểm 02/05/2008.






Khi người dùng tin tiến hành truy cập vào một trong hai lựa chọn trên, chương trình lưu trữ web không chỉ cho phép hiển thị trang chủ đơn thuần, mỗi đường link vẫn tiếp tục đi tiếp như một trang web bình thường. Có một câu hỏi đặt ra ở đây : “Tại sao lại là mốc thời điểm ngày 16/12/2008 chứ không phải một ngày nào khác?”

Ngày 08/11/2008, đất nước New Zealand tưng bừng một sự kiện lớn, ông John Key đắc cử thủ tướng New Zealand. Lúc này ông John Key toàn quyền sở hữu trang web www.beehive.govt.nz, đồng thời, nội dung trên trang web cũng thay đổi phù hợp với tân thủ tướng. Như vậy, nếu không có bản lưu trữ trong chương trình lưu trữ web của thư viện quốc gia New Zealand, những thông tin trên trang web www.beehive.govt.nz dưới thời cựu thủ tướng bà Helen Clark sẽ biến mất. Dự án lưu trữ website này giúp bất kỳ một công dân nào có nhu cầu đều tìm lại được thông tin về quốc gia New Zealand dưới thời cựu thủ tướng bà Helen Clark.

Nếu chương trình Lưu trữ Website nói trên không tồn tại, thật khó có thể đếm được bao nhiêu triệu kết nối, bao nhiêu đơn vị thông tin số sẽ bị biến mất vĩnh viễn, một lần nữa càng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo quản thông tin số trong bối cảnh hiện nay.



tải về 396.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương