KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011



tải về 4.17 Mb.
trang17/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   60



UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 121/BC-UBND

Huế, ngày 04 tháng 12 năm 2010



BÁO CÁO

Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010

và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2011

Kính gửi: Hội đồng Nhân dân tỉnh

Căn cứ quy định của Luật NSNN và Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh về dự toán NSNN năm 2010; trên cơ sở thẩm định, tổng hợp dự toán từ các huyện, thành phố Huế, thị xã Hương Thuỷ và các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh trình Hội đồng Nhân dân tỉnh Báo cáo “Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2011” như sau:



Phần I


TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2010
Triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao các cơ quan, ban, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh nhà ổn định, phát triển và đã đạt được một số kết quả khả quan trong thu chi ngân sách. Uỷ ban Nhân dân tỉnh xin báo cáo Hội đồng Nhân dân tỉnh như sau:

I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2010:

Tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 3.010 tỷ đồng (bằng 130,8% dự toán Chính phủ giao, bằng 109,5% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,5% so với cùng kỳ).



1. Thu nội địa:

Thu nội địa ước đạt 2.647 tỷ đồng, bằng 107% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (Không bao gồm thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thu để lại chi quản lý qua ngân sách địa phương HĐND tỉnh giao).

- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực kinh tế ước đạt 1.460 tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 335 tỷ đồng, bằng 119,6% dự toán; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 850 tỷ đồng, bằng 102,4% dự toán. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty Bia Huế đạt tương đối khá nhưng chưa đạt như mong đợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và mức độ cạnh tranh thị trường ngày càng khắc nghiệt nên việc tiêu thụ trong năm nay có khó khăn hơn; bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ của Công ty Luks - ximăng lại giảm so cùng kỳ; thu từ khu vực doanh nghiệp địa phương ước đạt 190 tỷ đồng, bằng 100% dự toán; thu từ doanh nghiệp trung ương ước đạt 85 tỷ đồng, chỉ đạt 75,9% dự toán, giảm chủ yếu là do Công ty Điện Lực tỉnh chịu sự phân bổ thuế đầu vào của Tổng công ty Điện Lực Miền Trung năm 2010 quá lớn (56,8 tỷ đồng).

- Các khoản thu khác nhìn chung đều ước đạt hoặc vượt dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó: thu cấp quyền sử dụng đất ước đạt 800 tỷ đồng (bao gồm 151,6 tỷ đồng chuyển quyền sử dụng đất khu 14-16-18 Lý Thường Kiệt), tăng 3,4% dự toán; thu phí giao thông qua xăng dầu ước đạt 125 tỷ đồng, tăng 45,3% dự toán; thu lệ phí trước bạ ước đạt 85 tỷ đồng, tăng 27,1% dự toán.



2. Thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu:

Ước đạt 150 tỷ đồng, bằng 148,5% dự toán trung ương giao, tăng 36,4% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu tăng khá cao là do Tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn đã tích cực thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ, tăng cường mở rộng mặt hàng xuất khẩu...



3. Thu để lại chi quản lý qua ngân sách địa phương:

Các khoản thu được để lại chi quản lý qua ngân sách ước đạt 183 tỷ đồng, bằng 110,2% dự toán HĐND tỉnh giao. Một số khoản thu ước đạt cao như thu huy động đóng góp (200%), thu phạt an toàn giao thông (130%).

Thu ngân sách năm 2010 của tỉnh có bước tăng khá, đạt và vượt dự toán HĐND tỉnh giao nhờ sự nỗ lực của các ngành, các cấp và sự vươn lên của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

UBND tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp chống thất thu ngân sách, chỉ đạo Ngành Thuế tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế cụ thể, sát thực; thu hồi nợ đọng; kiên quyết xử phạt các hành vi chây ì nộp thuế; tăng cường lực lượng cán bộ thuế để đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế. UBND tỉnh sẽ tiếp tục kiên trì tăng cường chống thất thu trong thời gian tới, đồng thời kết hợp với các biện pháp tài chính và huy động khác nhằm thực hiện mục tiêu thu NSNN trên địa bàn năm 2011.



II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG:

Tổng chi NSĐP ước đạt 4.733,9 tỷ đồng, bằng 134,3% so với dự toán Chính phủ giao và bằng 116,3% dự toán địa phương (đã bao gồm chênh lệch lương). Trong đó, một số nhiệm vụ chi chủ yếu:



1. Chi thường xuyên:

Ước chi cả năm đạt 2.328 tỷ đồng, trong đó: Chi sự nghiệp kinh tế ước đạt 305 tỷ đồng, bằng 108% dự toán; chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo ước đạt 1.053,4 tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán; chi sự nghiệp y tế ước đạt 243,7 tỷ đồng, bằng 99,7% dự toán; chi quản lý hành chính ước đạt 485,3 tỷ đồng, bằng 129,7% dự toán…

Ước đạt cao chủ yếu là do:

- Chi cải cách tiền lương theo Nghị định 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 và Nghị định 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ: 94,8 tỷ đồng; kinh phí tinh giản biên chế (1,7 tỷ đồng).

- Chi kinh phí Lễ hội Festival 2010, kỷ niệm các ngày lễ lớn, Đại hội Đảng các cấp, Đại hội các dân tộc thiểu số và các hoạt động khác gần 59,8 tỷ đồng (chiếm 2,5% chi thường xuyên), trong đó: đã bố trí trong dự toán đầu năm 25,6 tỷ đồng.

- Chi đảm bảo an sinh xã hội phát sinh ngoài dự toán 7,3 tỷ đồng (chiếm 0,3% tổng chi thường xuyên), trong đó bao gồm các nhiệm vụ: kinh phí hỗ trợ Tết cho các đối tượng chính sách (6,3 tỷ đồng); kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị phục vụ tết Nguyên đán (0,8 tỷ đồng).

- Chi khắc phục hậu quả lụt bão, dịch bệnh, hỗ trợ sản xuất 25,4 tỷ đồng (chiếm 1% tổng chi thường xuyên), trong đó: chi khắc phục cơn bão số 9 (đợt 3) năm 2009 chuyển sang và khắc phục sửa chữa đường phía Tây Đầm Lập An (19,5 tỷ đồng); kinh phí thực hiện đề án khôi phục đàn lợn giống sau dịch (2,9 tỷ đồng); kinh phí trợ giá giống lúa xác nhận vụ Hè Thu (3 tỷ đồng).

- Chi chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên từ năm 2009 sang là 76,2 tỷ đồng.

Trong năm đã sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục để bổ sung cho các huyện chi tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và tăng biên chế trong năm 2010; sử dụng một số nguồn kinh phí hết nhiệm vụ chi của năm 2009 chuyển sang để bổ sung một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán của năm 2010 như kinh phí diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Phú Lộc, kinh phí tiêm vắc xin sởi và một số nhiệm vụ khác.

Riêng Quỹ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi và người nghèo dự kiến chỉ sử dụng 88 tỷ đồng (dự toán giao 93 tỷ đồng) do số hộ cận nghèo mua bảo hiểm giảm.



2. Chi đầu tư phát triển:

Tổng chi đầu tư phát triển ước đạt 1.712,4 tỷ đồng, bằng 121% dự toán. Trong đó:

- Chi đầu tư XDCB tập trung ước thực hiện gần 393 tỷ đồng, bằng 165,7% dự toán (bao gồm chi từ nguồn năm 2009 chuyển sang 59,1 tỷ đồng, chi từ nguồn huy động xây dựng cơ sở hạ tầng từ Công ty Xổ số kiến thiết 98,6 tỷ đồng).

- Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất ước đạt 866 tỷ đồng, bằng 112% dự toán (đã bao gồm chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất từ nguồn năm 2009 chuyển sang 138 tỷ đồng). Chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết ước đạt 30 tỷ đồng, bằng 100% dự toán; từ nguồn vốn vay để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương là 30 tỷ đồng.

- Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của Trung ương là 393,4 tỷ đồng (chi từ nguồn hỗ trợ mục tiêu của trung ương từ nguồn năm 2009 chuyển sang 52,4 tỷ đồng), đạt 115,4% dự toán.

Nhìn chung việc giải ngân vốn tương đối thuận lợi, việc thực hiện bố trí vốn đầu tư XDCB năm 2010 về cơ bản đảm bảo theo kế hoạch và mục tiêu của dự toán được giao.

Năm nay, tiến độ giải ngân nhanh hơn các năm trước nhờ Lãnh đạo Tỉnh, các ban, ngành, địa phương thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo sát sao.

3. Chi chương trình mục tiêu quốc gia và một số nhiệm vụ, dự án:

Chi Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đạt 101% dự toán. Chi thực hiện một số dự án theo mục tiêu, nhiệm vụ khác đạt 133%. Đạt cao là do đã bao gồm kinh phí ngân sách trung ương bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ chính sách phát sinh như: kinh phí thực hiện miễn giảm thuỷ lợi phí (65 tỷ đồng); kinh phí thực hiện Nghị định 13/NĐ-CP (28,9 tỷ đồng); kinh phí cắm mốc biên giới Việt Lào (17,3 tỷ đồng); kinh phí hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (15 tỷ đồng); kinh phí thực hiện dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (25,1 tỷ đồng)…

4. Tình hình nợ vay và tạm ứng ngân sách nhà nước tỉnh:

a) Dư nợ vay và tạm ứng ngân sách tỉnh:

Tổng dư nợ vay và tạm ứng ngân sách tỉnh đến nay là 591,661 tỷ đồng. Trong đó:

- Nợ tạm ứng ngân sách là 480,911 tỷ đồng, bao gồm: tạm ứng XDCB 443,063 tỷ đồng, tạm ứng chi thường xuyên 26,357 tỷ đồng, tạm ứng phải thu hồi các đơn vị 11,492 tỷ đồng, tạm ứng ngân sách trả nợ vay đầu tư nhưng chưa có nguồn hoàn trả 12 tỷ đồng.

- Dư nợ gốc vốn vay Chương trình Kiên cố hoá kênh mương của ngân sách tỉnh là 98,75 tỷ đồng. (Riêng nợ gốc vốn vay Kho bạc Nhà nước Trung ương (đường Tự Đức - Thuỷ Dương) ngân sách tỉnh đã thực hiện trả hết vào đầu năm).

Dự toán đầu năm đã bố trí để trả nợ và trả lãi vay là 181 tỷ đồng. Trong năm đã bổ sung 30 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Chương trình kiên cố hoá kênh mương được phân bổ trong năm 2010 cho các công trình thủy lợi.

b) Tình hình trả nợ gốc và lãi vay trong năm:

Năm 2010 ngân sách tỉnh đã trả nợ gốc KBNN và các tổ chức tín dụng là 193,7 tỷ đồng, cụ thể:

- Trả nợ gốc KBNN trung ương 100 tỷ đồng, trả lãi vay 0,7 tỷ đồng; trả Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế 23 tỷ đồng (ngân sách huyện phải trả thêm 3,37 tỷ đồng).

- Chuyển tạm ứng sang cấp phát phần tạm ứng ngân sách các năm trước để trả nợ gốc nhưng chưa có nguồn chuyển sang cấp phát là 60 tỷ đồng.

Nguồn trả nợ gốc và trả lãi vay trong dự toán đầu năm đã bố trí 181 tỷ đồng, phần còn thiếu nguồn là 12,7 tỷ đồng, đề nghị HĐND tỉnh cho phép bố trí trong nguồn tăng thu tiền sử dụng đất năm 2010.

Tóm lại, việc điều hành thực hiện thu chi NSNN tỉnh năm 2010 về cơ bản đã đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN mà HĐND tỉnh giao đầu năm.




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương