KỶ niệM 60 NĂm chấm dứt thế chiến thứ 2 Đỗ Thông Minh nhật bản trưỚc thế chiến thứ 2



tải về 411.88 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích411.88 Kb.
#36392
1   2   3

CHO NHNG NGƯỜI NM XUNG

Thành phố Hiroshima và Nagasaki nay đã phục hưng hoàn toàn, nhà cửa to lớn hơn, đẹp đẽ hơn, và tất nhiên dân cư cũng đông đúc hơn xưa rất nhiềụ Du khách không thể nhìn thấy dấu vết bom nguyên tử nếu không tìm đến một vài nơi được bảo tồn làm kỷ niệm nhắc nhở người Nhật và nhân loại.

Đó là căn nhà đúc bốn tầng với mái vòm trơ khung thép ở Hiroshima (nguyên là tòa nhà Chấn Hưng Kỹ Nghệ của tỉnh Hiroshima, cách tâm nổ độ 100 mét), được gọi là "Vòm Nguyên Tử (Nguyên Bộc..., The Atomic Dome)", hay "tượng người đàn ông ngồi giơ tay chỉ thiên" ở Nagasakị Các bảo tàng viện nơi đây chứa đầy các di tích và hình ảnh chết chóc, đền thờ, ngọn đuốc bất diệt nhằm thắp sáng lương tâm nhân loại... là nơi hàng năm tổ chức lễ kỷ niệm, và hội thảo chống bom nguyên tử của các phái đoàn quốc tế. Ngôi mộ tượng trưng cho những người chết ở Hiroshima được che bằng một mái bê tông cong, bên trong có để danh sách những người chết vì bom nguyên tử. Nguyên một tam giác châu lớn giữa hai con sông Motoyasu (Nguyên An) và Moto (Bản) được xây dựng đặc biệt gọi là "Công Viên Kỷ Niệm Hòa Bình" (Peace Park).

Mỗi năm, tại Hiroshima, vào lúc 8 giờ 15 phút sáng (giờ nở bom nguyên tử) ngày 6/8, Thủ Tướng Nhật, các Bộ Trưởng, Tỉnh trưởng Hiroshima, nhiều phái đoàn quốc tế và hàng chục ngàn người Nhật tới đây làm lễ cầu nguyện. Tới buổi tối, hàng chục ngàn người lại đứng hai bên bờ sông Motoyasu ngay bên cạnh "Vòm Nguyên Tử", thả xuống nước khoảng từ 6.000 đến 7.000 chiếc đèn lồng cắm nến lung linh, ghi những lời cầu nguyện cho người đã khuất và cho hòa bình thế giới.

Ba ngày sau đó là lễ tưởng niệm tại Nagasaki, vào lúc 11 giờ 2 phút ngày 9/8 với hàng chục ngàn người tham dự trong Công Viên Hòa Bình (Heiwa Koen, Peace Park) ở phía nam sông Urakami (Phổ Thượng), cạnh ga Matsuyama Machi (Tùng Sơn Đinh). Nơi đây có đài tưởng niệm là tượng một người đàn ông giơ một tay ngang và một tay chỉ lên trời gọi là "Heiwa Kinen Zo" (Hòa Bình Kỳ Niệm Tượng, tượng cầu nguyện hòa bình, Peace Statue) ở phía phải của tâm nổ, bên này bờ chi lưu Shimo No Kawa (Hạ Xuyên). Còn bên kia bờ sông, tức phía bên trái vị trí tâm nổ là bảo tàng viện Tư Liệu Nguyên Bộc Nagasaki (Nagasaki Genbaku Shiryokan, Atomic Bomb Museum)... Khu đất rộng phía bắc sông Urakami bị bom nguyên tử san bằng thì nay biến thành quần thể các sân vận đô.ng.

Mỗi năm có hàng triệu người Nhật và du khách khắp nơi trên thế giới viếng thăm những nơi này để cố gắng hình dung khung cảnh hoang tàn và những tác hại ghê gớm do bom nguyên tử để lạị Một số người xếp những con hạc bằng giấy (origami = ẼỉẮỗÈẶ, triết chỉ) đủ màu theo truyền thống của Nhật Bản để cầu nguyện cho hòa bình, và đem tới đây khi có dịp viếng thăm, các con hạc giấy được kết thành chuỗi để đầy chung quang các đài kỷ niệm. Riêng Hiroshima là nơi bị bom đầu tiên, lại bị thiệt hại nặng nhất nên được coi là biểu tượng chính. Mỗi năm có khoảng 600.000 em các trường Tiểu Học và Trung Học của Nhật được nhà trường tổ chức đi thăm bảo tàng viện hòa bình Hiroshima...


VŨ KHÍ NGUYÊN T ĐE DA NHÂN LOI

Cho tới nay, tức hơn 55 năm sau, vẫn còn khoảng 30.000 người (kể cả một số người ngoại quốc) thời đó, và con cháu thuộc thế hệ sau ở Hiroshima và Nagasaki mang các chứng bệnh nan y do hậu quả của phóng xạ, họ sống lây lất, kéo dài cuộc đời tàn phế cho đến chết trong các bệnh viện.

Vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, không phải chỉ là bài học riêng cho người Nhật, mà là bài học chung cho toàn thể thế giới. Do đó nhiều vị nguyên thủ các quốc gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo quốc tế đã viếng thăm hay cầu nguyện tại hai thành phố này, và hàng năm hội nghị hòa bình quốc tế đã chọn các nơi đây để tổ chức.

Theo chân Hoa Kỳ, đã có hơn mười quốc gia đã chế tạo bom nguyên tử như Nga, Anh, Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Phi, Hồi Quốc và có thể cả Do Thái, Bắc Hàn... số lượng đủ để hủy diệt toàn thể nhân loại nhiều lần!!! Hoa Kỳ và Nga đang có khuynh hướng giảm vũ khí nguyên tử, trong khi đó Trung Quốc và Pháp tiếp tục thử nghiệm, là những đe dọa lớn lao mà nhân loại phải đối phó và lên tiếng phản đối.


NHÂN LOI VÀ VŨ KHÍ NGUYÊN T

Khoa học kỹ thuật của nhân loại vào hậu bán thế kỷ 20 đã tiến những bước vĩ đại, có thể ví như cấp số nhân so với các thế kỷ trước, đã đem lại những cải thiện lớn lao trong cuộc sống của con ngườị Khoa học tiên tiến thường được ứng dụng tức thời vào y khoa để cứu người càng sớm càng tốt, và cũng mỉa mai thay, đồng thời ứng dụng vào quân sự để giết người càng nhiều càng tốt.

Những khám phá về thuyết tương đối, và công thức E = mC 2 (E: năng lượng, m: khối lượng vật chất, C: vận tốc ánh sáng trong chân không = 300.000 km/giây) của Einstein đã đưa bước chân khoa học đi khám phá những lãnh vực mới, với năng lượng vô song của vật chất, tức biến khối lượng thành năng lươ.ng.

Đúng thời điểm đó, Thế Chiến Thứ 2 đang hồi kịch liệt, những phát kiến khoa học mới nhất liền được đưa vào ứng dụng chiến tranh thay vì hòa bình. Chương trình chế tạo bom nguyên tử Manhattan Project của Hoa Kỳ được tiến hành trong bí mật, và trái bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại dùng nguyên liệu plutonium được cho nổ thử tại Alamogordo, tiểu bang New Mexico ngày 16/7/1945. Sự thử nghiệm này thành công, đã đưa nhân loại vào một trang sử mới, đầy đe dọa, lo âu trước hiểm họa diệt vong.

Nguyên lý của bom nguyên tử là bắn một hạt trung tính tử (neutron) vào một nguyên tử nặng như uranium (U-235) có độ đậm đặc (nồng độ) trên 90%, mang tính phân liệt. Do trọng lượng khác nhau, người ta lọc lấy ra U-235 bằng nguyên tắc ly tâm từ U-238 thiên nhiên, chỉ chiếm khoảng 1% trong số nàỵ Sự phá hủy U-235 sẽ sinh ra nguyên tố nhẹ hơn và các hạt trung tính tử mớị Các hạt trung tính tử mới này sẽ tiếp tục phá các nguyên tử U-235 bên cạnh sinh ra nguồn năng lượng khổng lồ. Đó là phản ứng dây chuyền (chain reaction) loại phân hạch (fission).

Sau đó còn có cách dùng plutonium (Pu-239) để làm nguyên liệụ Plutonium là chất lọc ra từ các thanh nhiên liệu uranium dùng trong các lò phát điện nguyên tử, uranium sau khi cháy hết thì phát sinh ra plutonium, nên plutonium được coi là nguyên tố nhân tạo, cũng dùng làm nguyên liệu cho lò phát điện.

Uranium hay plutonium có đặc tính gọi là hiện tượng lâm giới (rinkai, nghĩa là tới sát giới hạn). Khi để một số lượng hai loại đậm đặc này gần nhau, vượt một giới hạn nào đó thì sinh ra phản ứng. Như độ đậm đặc là 90% thì giới hạn là non 1 kg. Do đó, trong trái bom nguyên tử, người ta thiết kế nhiều khối lượng nhỏ hai chất này tách rời nhau và dùng chất nổ thường như TNT, cho phát nổ để đẩy cho các khối ấy gần nhau thì sinh ra phản ửng phân liệt, tức nổ nguyên tử.

Năng lượng do bom nguyên tử phát ra, khoảng 15% thành phóng xạ tuyến, 35% thành nhiệt tuyến, và 50% còn lại thành cuồng phong.

Sau này, khoa học còn tiến thêm bước nữa với nguyên lý của phản ứng kết hạch (fussion) cũng gọi là hợp nhân, kết hợp hai nguyên tử Hydrogen nặng (tức H đồng vị, có nhân là một proton + một hay hai neutron và một điện tử chạy vòng quanh), phản ứng này sinh ra nguyên tố nặng hơn là Helium (He, có nhân là một proton và hai điện tử chạy vòng quanh). Trường hợp bom H, thì dùng bom A làm mồi nổ, và phát sinh năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch cả 100 lần.

Năm 2003, tổng.số vũ khí nguyên tử của một quốc gia chính được ghi nhận như sau:

1- Nga: 18.000

2- Hoa Kỳ: 10.600

3- Trung Quốc: 402

4- Pháp: 348

5- Anh: 185...

Năm 2003, tổng số lần thí nghiệm nổ bom trong bầu trời là 512 lần, ngầm dưới đất là 1.525 lần, nhiều quốc gia đã ký hiệp ước cấm thí nghiệm, nhưng Ấn Độ, Pakistan, Do Thái, Bắc Triều Tiên... không ký.

Tuy thực tế cho tới nay chỉ có hai quả bom nguyên tử được thả ở Nhật năm 1945, nhưng sau đó, vẫn có một số trường hợp bị nhiễm phóng xạ do thí nghiệm hay đào mỏ uranium. Như tại Kazakhstan ở Nga, Lonneprug ở Đức, Hanford (Washington State), Nevada, New Mexico ở Hoa Kỳ và Bikini ở quần đảo Marhall. Trong vụ Hoa Kỳ thử bom H tại Bikini, nhiều dân trên các đảo và thủy thủ chiếc tàu đánh cá Daigo Fukuryumaru (Đệ Ngũ Phúc Long Hoàn) của Nhật đã bị nhiễm phóng xạ khá nặng.
CON TÀU KÉM MAY MN DAIGO FUKURYU MARU

HAY V B BOM NGUYÊN T TH 3

Câu chuyện bi thương ít được dư luận thế giới biết đến, đó là con tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru từ tỉnh Shizuoka (Tĩnh Cương), với thủy thủ đoàn 23 người đã bị nạn khi đang đánh cá ngừ đại dương ở gần đảo san hô Bikini thuộc quần đảo Marshall.

Vào ngày 1/3/1954, 9 năm sau Thế Chiến Thứ 2, Hoa Kỳ đã cho thử nghiệm bom H trong kế hoạch "Bravo", mạnh gấp cả trăm lần bom nguyên tử tại quần đảo nàỵ Một số cư dân trong vùng quần đảo được di tản nhưng con tàu Daigo Fukuryu Maru thì không hay biết gì, cho đến khi ánh sáng chói lòa, tiếng nổ khủng khiếp phát ra, và cột nước dâng cao cả trăm mét. Con tàu ở phía đông Bikini khoảng 160 km, khá xa để không bị thiệt hại về vật chất nhưng thủy thủ đoàn bị phóng xạ cấp tính rất nặng do "tro chết" (shinohai, tử hôi) tức bụi phóng xạ (thường tạo ra tạo ra cơn mưa đen) rơi suống con tàu 2 giờ đồng hồ sau...

Ông Kubo (Cửu Bảo) mất ngay vào tháng 9 năm đó, khi mới 40 tuổi, năm sau, tỏng cộng 12 người chết. Do đó, với người Nhật, đây là vụ bị bom nguyên tử thứ 3 sau Hiroshima và Nagasakị Con tàu và di tích được triển lãm ở Hiroshima từ ngày 15/3 đến 30/6 năm 2005, có ông Oishi (Đại Thạch) là thủythủ trên tàu làm nhân chứng sống.



DƯ LUN V BOM NGUYÊN T

Năm 1995, nhân 50 năm chấm dứt Thế Chiến Thứ 2, dư luận thế giới như sống trở lại với những ngày lịch sử. Đặc biệt dư luận chia thành hai phái, chống hay ủng hộ việc bỏ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki trước đây.

Dư luận ủng hộ, trong số có cả Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiệm là ông Clinton, cho rằng Hoa Kỳ phải dùng tới bom nguyên tử để tiết kiệm xương máu cho quân đội và cho cả người Nhật, vì nếu tiếp tục chiến tranh cổ điển thì sự thiệt hại cho cả hai bên còn lớn lao gấp bộị

Dư luận phản đối thì cho rằng, Nhật Bản đã thua đến nơi, không cần dùng biện pháp mạnh quá đáng như vậy, gây thiệt hai lớn lao cho dân chúng, và nhất là để lại hậu quả tâm lý diệt vong chung cho nhân loại.

Dù sao, Hoa Kỳ đã không chọn Tokyo (Đông Kinh) là thủ đô Nhật Bản, đương thời với năm đến bảy triệu người dân, hay Kyoto (Kinh Đô) là cố đô với những di tích văn hóa quý giá thì cũng là một điều an ủi lớn cho người Nhật.

Hoa Kỳ đã quyết định ngưng phát hành tem có hình bom nguyên tử nổ để đánh dấu chấm dứt Thế Chiến Thứ II, và cũng ngưng đưa ra triển lãm chiếc máy bay B29 Enova Gay vì phản ứng chống đối của dư luận Nhật Bản, thế giới và ngay cả Hoa Kỳ.

Tâm lý con người có lẽ thời nào cũng vậy, khi nghèo đói thì dễ hung bạo, liều mạng để cướp đoạt, nhưng khi giàu có thì sợ đổ máu. Người Nhật ngày nay cũng vậy, đã giàu có nhờ phát triển kinh tế trong hòa bình rồi nên rất sợ chiến tranh. Jieitai (Tự Vệ Đội), tức quân đội của Nhật Bản chỉ có độ 237.700 ngườị Với quân số ấy thực ra không đủ để tự vệ nên vẫn phải dựa vào sự hiện diện của khoảng 56.000 quân nhân Hoa Kỳ trú đóng ở Nhật Bản. Có lẽ đa số người Nhật cũng không oán trách Hoa Kỳ về việc thả bom nguyên tử trên đất nước họ, vì dù sao họ cũng là kẻ đánh lén, và gây chiến trước qua vụ tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor). Nhưng cũng đừng nên khơi lại những đắc thắng bằng bom nguyên tử, làm gợi lại trong họ hình ảnh đau thương mất mát lớn lao trong quá khứ khiến họ phải lên tiếng phản đối.

Trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã tính tới việc dùng đại bác nguyên tử hay bom nguyên tử. Rất may, hoàn cảnh chưa thuận tiện để ra tay, nếu không Triều Tiên và Việt Nam cũng đã phải hứng chịu những tai họa thảm khốc như Nhật Bản. Cho nên bằng mọi giá, cầu mong nhân loại hãy hủy diệt tất cả các vũ khí nguyên tử, vi trùng... hơn là để các vũ khí ấy hủy diệt chính nhân loại.

Khoảng năm 1977, 78, trước sự đe dọa của Trung Quốc, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã từng có ý định chế tạo bom nguyên tử, nhưng không thành vì thiếu mọi yếu tố cần thiết.

- - - - -


Các tài liệu tham khảo và trích dẫn:

- Shite kudasai! Ano hi no koto o

- Hibaku no igen

- Atomic Bomb Hiroshima

- Days To Remember: An Account of the Bombings of Hiroshima and Nagasaki

- Eyewitness Testimonies: Appeals From The A-bomb Survivors



- Merit Students Encyclopedia

tải về 411.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương