KỶ niệM 60 NĂm chấm dứt thế chiến thứ 2 Đỗ Thông Minh nhật bản trưỚc thế chiến thứ 2



tải về 411.88 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích411.88 Kb.
#36392
1   2   3

MT TRN PHƯƠNG BC...

Sau khi Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945, lợi dụng dịp này, ngày 7/8, Joseph Stalin đã phá thỏa hiệp trung lập với Nhật, ra lệnh cho binh sĩ tấn công Mãn Châu (ỄÒẺB) để rửa mối nhục thua trận xưa, nơi có khoảng 1 triệu binh sĩ và gia đình Nhật... hầu như đang bị trung ương bỏ rơị Khuya ngày 8/8, Nga tuyên chiến, Đại Sứ Nhật tại Moscow định báo về chính quốc nhưng điện thoại bị cắt. Vừa rạng sáng ngày 9/8, hàng triệu quân Nga với trang bị hùng hậu bằng vũ khí tiếp viện từ miền Tây chuyển qua, đã đồng loạt tiến đánh, dễ dàng chiếm các căn cứ của Nhật vì lúc ấy quân Nhật thiếu phòng bị, đã rơi vào thế cùng và mất tinh thần, sau đó quân Nga chiếm luôn 4 đảo nhỏ của Nhật ở phía bắc Hokkaido, cho tới năm 2005 việc bàn thảo hoàn trả vẫn chưa xong. Có tới khoảng 570.000 quân Nhật bị bắt làm tù binh và đưa vào Siberia thuộc lãnh thổ Nga làm lao công khổ saị Khoảng 60.000 người đã chết trong hoàn cảnh khắc nghiệt, sau đó khoảng 210.000 người khác cũng đã chết bệnh hay già tại đây! Khi đó, đã có hàng ngàn cô nhi (trẻ em Nhật đã bị thất lạc), tới nay vẫn mới chỉ có già nửa trong số 2.800 người đã ghé về Nhật và tìm lại được thân nhân.

Mặt trận bên Miến Điện cũng vậy, nguyên một Quân Đoàn với trách nhiệm mở đường xe hỏa... bị bỏ rơi không tiếp tế nên bị tiêu diệt dần, thiệt hại rất nă.ng. Lực lượng khoảng 80.000 quân Nhật tại Việt Nam tương đối được bảo toàn, không bị thiệt hại đáng kể nào, sau khi có lệnh đầu hàng họ đã rút về gần như toàn vẹn.

Quân Nhật như "con cóc muốn to bằng con bò!", đã trải bao một mặt trận quá rộng lớn vượt sức mình, nên khi phải đối đầu toàn diện với Hoa Kỳ và đồng minh, họ không còn đủ sức nắm vững tình hình, không đủ đức bảo vệ và duy trì các đường tiếp vận...


B BOM NGUYÊN T VÀ ĐU HÀNGVÔ ĐIU KIN

Hai trái bom nguyên tử ở Hiroshima (Quảng Đảo) và Nagasaki (Trường Kỳ) đã làm cho khoảng 200.000 người thiệt mạng tại chỗ, trong số đó có cả hàng trăm người ngoại quốc.

Tại Đông Kinh, Nhật Bản cũng có chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử do Giáo Sư Kazuo Kuroda (ÉỂẾc, Hắc Điền) hướng dẫn. Nhưng với phương tiện thô sơ và ngân sách rất eo hẹp, chỉ khoảng 500.000 Mỹ Kim (so với chương trình tương tự là Manhattan của Hoa Kỳ khoảng 2 tỷ Mỹ Kim), việc nghiên cứu chưa có kểt quả thì bị trận không tập của Hoa Kỳ ngày 12/4/1945, khiến toàn bộ cơ sở tan tành.

Ngày 2/9/1945, phía Nhật Bản có ông Mamoru Shigemitsu (Trọng Quang Quỳ) là Bộ Trưởng Ngoại Giao với chức vụ Đại Diện Toàn Quyền đã ký hiệp ước đầu hàng vô điều kiện trước Thống Tướng Mac Arthur và đại diện các quốc gia Đồng Minh trên pháo hạm USS Missouri, trọng tải 45.000 tấn đậu ở cảng Yokohama, thuộc vịnh Đông Kinh. Ông Shigemitsu cũng được xếp vào loại chiến phạm hạng A, năm 1946 bị án cấm cố 7 năm, nhưng năm 1950 được phóng thích.

Sau khi đầu hàng, đã có khoảng 6.130.000 lính Nhật và thân nhân... từ khắp nơi kéo về nước. Họ trở về chịu chung số phận với những người trong nước, đồng thời bắt đầu xây dựng một đất nước mớị
NHNG NN NHÂN VÔ TI

Khi Nhật Bản bất thần tấn công Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ và khi cuộc chiến tăng cường độ, Hoa Kỳ e ngại người Mỹ gốc Nhật trong nước mình làm gián điệp hay làm phản nên sau đó Tổng Thống Roosevelt đã ra lệnh tất cả phải được tập trung lạị Tổng cộng khoảng 120.000 người phải gấp rút rời bỏ nhà cửa, đi trình diện và bị đưavào trại tập trung, họ chỉ được thả ra sau khi Thế Chiến Thứ 2 chấm dứt.

Nhưng có một người là ông Fred Korematsu, năm 1942 được 23 tuổi, làm thợ hàn, gốc Nhật mang quốc tịch Mỹ đã không chịu trình diện mà trốn lánh, nhưng cuối cùng đã bị bắt đưa đi trại tập trung. Khi đó ông đã làm đơn kiện lên Tối Cao Pháp Viện nhưng bị bác vào tháng 12/1944.

Đầu thập niên 80, các Luật Sư Mỹ gốc Á Châu và các tổ chức tranh đấu cho dân quyền đã thắng khi lật ngược lại quyết định của Tối Cao Pháp Viện là vi hiến vì kỳ thị chủng tộc. Chính phủ Hoa Kỳ đã phải bỏ ra hàng tỷ Mỹ Kim để bồi thường cho các nạn nhân. Năm 1998, cuối cùng ông Fred Korematsu được Tổng Thống Clinton vinh danh, trao tặng Huân Chương Tự Dọ


NHT BN SAU TH CHIN TH 2

Hội nghị Yalta II của các lãnh tụ Đồng Minh gồm Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, Chủ Tịch Nga Stalin, Thủ Tướng Anh Winston Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đã quyết định số phận hai nước bại chiến là Đức Quốc và Nhật Bản.

Hội nghị quyết định chia Đức Quốc làm hai, một nửa phía tây do Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp Quốc, một nửa phía đông do Liên Xô chi phốị Nhật Bản bị chia làm ba, miền bắc do Liên Xô, miền trung do Trung Hoa, miền nam do Hoa Kỳ chi phối và đặc biệt xử tử Nhật Hoàng Hirohito cũng như một số lãnh tụ chính trị và quân sự như những tội phạm chiến tranh.

Thống Tướng Mac Arthur là Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đồng thời chỉ huy cuộc chiếm đóng Nhật Bản được lệnh thi hành quyết định của hội nghị Yalta IỊ Khi nghe tin này, hàng trăm ngàn người Nhật đã tràn xuống đường phố giăng biểu ngữ phản đối, yêu cầu rút lại quyết định của phe Đồng Minh. Từng đoạn đường Thống Tướng Mac Arthur đi qua, một số cựu chiến binh Nhật quỳ xuống, hướng về phía mặt trời biểu tượng của Nhật Hoàng và tổ quốc họ, rồi mổ bụng tự sát để tỏ lòng trung thành của ho..

Trước dũng khí của người Nhật, Thống Tướng Mac Arthur không dám thi hành quyết định của hội nghị Yalta IỊ Ông không muốn Hoa Kỳ mang tiếng đã giết vị Thiên Hoàng thiêng liêng của họ, vì sẽ để lại vết nhơ muôn đời trong lịch sử Nhật Bản. Thiên Hoàng Hirohito là tư lệnh tối cao tuyệt đối, tất nhiên ông đã từng ra lệnh và có trách nhiệm về cuộc chiến, nhưng cạnh đó ông là biểu tượng của dân tộc Nhật Bản, một dòng họ duy nhất truyền liên tục 124 đời, nếu giết ông sẽ tạo vết thương lớn trong lòng toàn thể dân tộc Nhật. Thống Tướng Mac Arthur đã khẩn cấp gởi điện báo cáo cho Tổng Thống Truman. Tổng Thống Truman liền liên lạc với các vị nguyên thủ kia, cuối cùng phe Đồng Minh đồng ý hủy bỏ quyết định ở hội nghị Yalta IỊ

Tuy nhiên, Bộ Tự Lệnh Đồng Minh đã mở phiên tòa quốc tế (Kyokuto Kokusai Saiban, Cực Đông Quốc Tế Quấn Sự Tài Phán) tại Đông Kinh từ ngày 3/5/1946 đến ngày 12/11/1948 để xử 25 nhân vật cầm đầu, gồm Thủ Tướng Đông Điều Anh Cơ (Hideki Tojo) và các Tướng Lãnh thuộc loại can phạm cấp Ạ Quan tòa gồm 11 người đại diện cho 11 quốc gia và chánh án là một người Úc tên Webb. Thủ Tướng Đông Điều và 6 bị cáo bị án tử hình treo cổ, 16 người bị án chung thân...

Thiên Hoàng Chiêu Hòa đã đích thân đến gặp Thống Tướng Mac Arthur trước, tổng cộng 11 lần. Ngay trong lần đầu tiên, ông đã nói rằng với Thống Tướng Mac Arthur đại ý rằng: "Tôi không ủng hộ gây chiến, càng nhìn kết quả càng không muốn.".

Đáp lời, Thống Tướng Mac Arthur đã hứa không coi người Nhật như nô lệ mà giúp họ phát triển và sẽ cai trị gián tiếp qua chính phủ Nhật Bản. Ông đã ví người Hoa Kỳ và Nhật Bản bằng một câu để đời: "Nếu coi người Hoa Kỳ là 45 tuổi thì người Nhật 12 tuổị". Ý nói là họ còn trẻ nên cần học hỏi hơn, nhưng cũng nhờ trẻ, họ sẽ hấp thụ được nhiều và nhanh chóng.

Người Nhật dù thất trận, đã tỏ được lòng dũng cảm và yêu nước của họ khiến thế giới phải nể phục. Rồi với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, chỉ 20 năm sau họ đã nhanh chóng phục hồi và trở lại vai trò cường quốc và nay vượt qua cả nhiều cường quốc từng chiến thắng ho..
K NIM CHM DT TH CHIN TH 2

Hàng năm, vào ngày 15/8, Nhật Bản đều tổ chức lễ tưởng niệm 3,1 triệu người chết trong Thế Chiến Thứ 2 trên toàn quốc. Tại Đông Kinh, Thiên Hoàng, Hoàng Hậu, Thủ Tướng và các Bộ Trưởng... đến lễ ở hội trường Nihon Budokan (Nhật Bản Vũ Đạo Quán) với sự tham dự của khoảng 6.000 người đại diện gia đình những người có thân nhân hy sinh trong chiến tranh. Thiên Hoàng và Thủ Tướng đọc diễn văn bầy tỏ sự ân hận sâu xa và quyết tâm hướng tới hòa bình.

Đền Thần Đạo Yasukuni (Tĩnh Quốc) rất rộng lớn, được xây dựng từ năm Minh Trị thứ 2 tức 1869 ở Kudankita (Cửu Đoạn Bắc), quận Chiyoda (ẼổE.o.Ếc , Thiên Đại Điền), năm 1879 được đổi là "Shokonsha" (Chiêu Hồn Xã, với ý là đền chiêu hồn tử sĩ, nhưng ít ai dùng tên mới này) nguyên là nơi thờ các chiến sĩ trận vong, đặc biệt là Lục Quân và Hải Quân. Sau được mở rộng ra cả đối với thường dân chết trong Thế Chiến Thứ 2. Nơi đây thờ linh hồn của khoảng 2,5 triệu người, trong số đó có khoảng 400.000 đến 500.000 người chết ở Đông Kinh thời Thế Chiến Thứ 2, bao gồm cả 14 chiến phạm hạng A và B bị toà án quốc tế xử tử hình... được đưa vào từ năm 1987. Mỗi năm có khoảng 3 triệu người đi viếng đền nàỵ

Thủ Tướng và các Bộ Trưởng cũng thường đến viếng. Mỗi năm, tới ngày tưởng niệm các người tử trận, dư luận các nước Á Châu lại chú mục xem những nhân vật nào đi dư.. Người đi dự được kể là thuộc cánh "bảo thủ, hiếu chiến".

Việc đi đền Yasukuni đặt ra ba vấn đề lớn:

1- Chính trị: Khá nhiều người Nhật cũng không muốn tham dự với tính cách công vụ vì những sai lầm của giới lãnh đạo trong Thế Chiến Thứ 2 vẫn còn đè nặng trong tâm trí ho..

2- Hiến pháp: Trên nguyên tắc, chính trị và tôn giáo phân lỵ Nên nếu chỉ đi đền Thần Đạo là không công bằng. Đã có lễ thường niên tưởng niệm chung ở Nihon Budokan.

3- Ngoại giao: Gặp sự chống đối khá mạnh mẽ của một số nước ở Đông Á.

Năm 2001, Thủ Tướng Koizumi bày tỏ ý định cương quyết đi viếng đền vào ngày 15/8, nên Trung Quốc và Nam Triều Tiên và một số dư luận quốc nội cực lực phản đốị Cuối cùng ông đã chọn giải pháp trung dung là đi vào ngày 13/8 với tư cách Thủ Tướng để tỏ lòng tôn kính và cảm tạ anh linh những người đã chết. Ông cũng nói lên sự phản tỉnh sâu xa của Nhật Bản và hứa không để tái phát chiến tranh một lần nữạ Ông đã cúi đầu lễ thay vì vỗ tay theo kiểu Thần Đạo để làm nhẹ bớt yếu tố tôn(g) giáọ

Năm 2002, là năm kỷ niệm 30 năm ký kết bang giao với Trung Quốc cũng như Giải Túc Cầu Thế Giới tại Nhật Bản và Đại Hàn. Thủ Tướng Koizumi đã bất thần đi lễ đền sớm từ cuối tháng 4/2002 để tránh bớt sự phản đối từ hai nước láng giềng... Ngày 1/1/2004, nhân dịp đầu năm, như một thông lệ, Thủ Tướng Koizumi đã đến hoàng cung ở trung tâm Đông Kinh để viếng thăm Thiên Hoàng Bình Thành và Hoàng Giạ Bất thần ngay sau đó, ông đi lễ đền Yasukunị Đây là lần thứ 4 trong liên tiếp 4 năm, Thủ Tướng Koizumi đi viếng đền này, mà cả 4 lần đều phải đi kiểu bí mật và đột kích như vậỵ Để dư luận bớt chú ý và người chống đối có muốn biểu tình cũng không kịp phản ứng. Kể ra thì đường đường là một Thủ Tướng mà đi như thế thì cũng hơi kỳ? Qua ngày 5/1, Thủ Tướng Koizumi lại cùng với một số Bộ Trưởng đã đi viếng đền Ise (Y Thế) thuộc tỉnh Mie (Tam Trùng) ở phía đông-nam Bản Đảo, được coi là tổ đình của Thần Đạọ Nơi đây thuần túy mang tính cách tôn giáo nên không bị dư luận phản đốị

Tháng 4/2004, tòa án tỉnh Fukuoka (Phúc Cương) ở cực nam Nhật Bản đã phán quyết là việc Thủ Tướng Koizumi đi đền là vi hiến, vì điều 9 hiến pháp quy định là chính giới và tôn(g) giáo phải tách rời nhau nhưng không đồng ý việc phải bồi thường bằng hiện kim như bên nguyên cáo đòị Thủ Tướng Koizumi cho rằng ông đi với tính cách cá nhân thì có gì xấủ

Cho đến nay, tại Đông Kinh vẫn chưa có đền thờ chính thức dành cho những người dân ở đây chết trong Thế Chiến Thứ 2. Đến giữa năm 2001, Thủ Tướng Junichiro Koizumi (ẺỠẼủẺẰẤơÍY , Tiểu Tuyền Thuần Nhất Lang) mới đưa ra đề án nghiên cứu thành lập đền thờ hay công viên.

Thực tế, thỉnh thoảng vẫn có những nhân vật cao cấp tìm cách tuyên bố tránh tội, nhưng hầu hết đi dự chỉ vì nghĩ đến những người chết oan uổng. Đại đa số dân Nhật ngày nay rất sợ chiến tranh. Sở dĩ ở Đông Kinh chỉ làm lễ ở Nihon Budokan (Nhật Bản Vũ Đạo Quán) hay đền Yasukuni vì không có một đài tưởng niệm nào cho những người tử nạn như các nơi khác trong nước.

Trước đó, ngày 6/8 tại Hiroshima (Quảng Đảo) và ngày 9/8 tại Nagasaki (Trường Kỳ), hàng chục ngàn người cũng tham dự lễ tưởng niệm linh hồn những người đã chết vì bom nguyên tử. Cả hai nơi đều kêu gọi tận diệt bom nguyên tử trước khi bom nguyên tử tận diệt loài ngườị

Ở Okinawa, có Công Viên Hòa Bình, khắc tên hơn 200.000 người vừa binh sĩ vừa thường dân, người Nhật lẫn người ngoại quốc.
CI HIN

Hiến pháp Nhật còn được gọi là hiến pháp "Mac Arthur" vì được soạn dưới sự trụ trì của Thống Tướng Mac Arthur và công bố năm 1947. Hiến pháp này được tôn trọng khá triệt để, đã là kim chỉ nam cho Nhật Bản suốt thời hậu chiến. Tuy nhiên, từ thập niên 90, tình hình thế giới đòi hỏi Nhật Bản có nhiều vai trò phức tạp hơn như việc gởi quân tham gia lực lượng hòa bình của Liên Hiệp Quốc và dù sao người Nhật cũng muốn có một hiến pháp tự chủ... nên dư luận đã có nhiều tiếng nói kêu gọi thay đổi hiến pháp, đặc biệt là điều 9, liên quan đến vai trò của Tự Vệ Đội (ÈỚẦqẸò= Jieitai), liên minh phòng vệ và việc gởi quân đi góp phần với thế giớị Tất nhiên đây là dịp tốt để đặt vấn đề cải cách chính trị, đặt lại vấn đề sứ mệnh của quốc hội...

Đảng Tự Do Dân Chủ cầm quyền đương nhiên muốn thay đôi cho dễ làm việc, nhưng đảng Xã Hội và Cộng Sản lại lo ngại đảng cầm quyền sửa đối để lộng quyền, đi vào con đường cực hữu nên chống lạị

Ngày 25/8/2003, Thủ Tướng Koizumi đã đưa nêu lên vấn đề này và ngày 13/1/2004, Chủ Tịch đảng Dân Chủ là ông Kan cũng đưa rạ

Theo những cuộc thăm dò công bố trên nhật báo Yomiuri, chưa biết sẽ cái hiến sẽ diễn ra như thế nào nhưng dư luận ủng hộ việc cải hiến như sau:

Năm 1997: 62%.

Năm 2002: 74%.

Năm 2004: 83%.

Số người trên 50 tuổi dù sao cũng bảo thủ, không tích cực muốn thay đổi như lớp người dưới 50 tuổị

Theo bản dự thảo hiến pháp mới năm 2005, phần mào đầu, tiếng Nhật gọi là "tiền văn" (ẸOỂỜ = maebun), có ghi: "Thiên Hoàng là trung tâm thống hợp quốc dân..." (ẾVÉcẮẫÉẸỄÙẸÉÉÂẮẩÊẶẼS...). Tự Vệ Đội đổi thành Tự Vệ Quân (ÈỚẦqẬR= Jieigun), chứ chưa dùng từ Quân Đội (Â.RE.ò= Guntai).


- - - - -



BOM NGUYÊN T TH XUNG HIROSHIMA VÀ NAGASAKI
THM KCH NHÂN LOI hay ĐA NGC TRN GIAN
- C THÀNH PH TAN TÀNH

- HÀNG TRĂM NGÀN NGƯỜI CHT

- HU QU PHÓNG X VN CÒN

Khi còn ở Việt nam, tôi đã được đọc cuốn truyện đầy chết chóc và thương đau, đó là bản dịch tiếng Việt từ tác phẩm của một bác sĩ Nhật viết về vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima (Quảng Đảo). Tác phẩm này chưa thấy tái bản ở hải ngoại. Tới Nhật Bản đã 25 năm, tôi vẫn chưa có dịp nào viếng thăm thành phố lịch sử này, vì ở đó hầu như chỉ có vài người Việt sinh sống, và lại cách xa Tokyo chỗ tôi ở khoảng 1.000 km về phía Nam.

Nhân có hai cụ thân sinh tôi từ Hoa Kỳ qua thăm năm 1995, tôi thu xếp công việc để đi một chuyến, thăm Kobe (Thần Hộ) và Hiroshimạ Nếu đi thẳng bằng xe lửa tốc hành Shinkansen (Tân Cán Tuyến), tốc độ khoảng 250 km/giờ, thì mất độ 4 giờ 30 phút.
GI ĐNH MNH: 8 GI 15 SÁNG NGÀY 6/8/1945

Hiroshima (Quảng Đảo) là một thành phố kỹ nghệ và cảng quan trọng, với ba mặt là núi non bao quanh như một lòng chảo, phía Nam hướng ra biển, trở thành một trong những mục tiêu quân sự mà Hoa Kỳ chọn lựa đánh phá nhằm triệt hạ tiềm năng chiến tranh của Nhật Bản. Tin tức khí tượng cho hay bầu trời Hiroshima ngày 6/8 trong sáng và ít mây, rất tiện cho việc thả bom, và quan sát kết quả của một loại vũ khí mới, tuy đã thử nghiệm, và biết là rất ghê gớm, nhưng chưa rõ sẽ tác hại đối với con người, và cơ sở vật chất tới đâụ Các yếu tố đó chính là "định mệnh" dành cho Hiroshima.

Lúc 7 giờ 09 sáng ngày 6/8/1945, thành phố báo động "vàng", là dấu hiệu có máy bay địch bay tới, và báo động chấm dứt lúc 7 giờ 31 phút. Mọi người yên chí là không có gì nguy hiểm sẽ xảy ra cả. Tới 8 giờ 15 sáng, Chugoku Gunkanku (Trung Quốc Quân Quản Khu, Trung Quốc ở đây là địa danh vùng Nam Honshu (Bản Đảo) của Nhật Bản chứ không phải nước Trung Hoa) báo động: "Có ba máy bay lớn của địch xuất hiện ở trên bầu trời Saijo (Tây Điều), và đang tiến về phía Tây, cần phải cảnh giác nghiêm trọng" (Sau này được biết đó là chiếc B29 mang danh Enola Gay chở bom nguyên tử và hai chiếc đồng hành có nhiệm vụ chỉ huy và quan sát). Tuy báo động như vậy, nhưng phía quân sự chưa kịp có phản ứng, không có máy bay nào lên nghênh cản.

Trong khi khoảng 320.000 người dân và 40.000 quân nhân của thành phố vừa bắt đầu một ngày làm việc thì bỗng nhiên ánh sáng chói lòa chiếu tới, và tiếp theo bằng một tiếng nổ kinh hồn như trời sa đất xụp vang lên. Ngay khi phát nổ, tức vào thời điểm khởi đầu (zero time), quả bom tạo ra nhiệt độ khủng khiếp, lên tới 5.000.000 độ C trong 1/1.000.000 giây đầu, sau đó xuống 300.000 độ C trong 1/10.000 giây kế tiếp, làm phát sinh ánh sáng chói lòa trên. Địa điểm ngay bên dưới nơi bom nổ ở cao độ 576 mét, được gọi là tâm nổ hay bộc tâm (hypocenter). Sức ép mãnh liệt do không khí bị đốt bành trướng thành một cơn cuồng phong với tốc độ 400 mét/giây đã biến cả thành phố rộng lớn, với 92% của khoảng 76.000 căn nhà bỗng chốc không chỉ vỡ tan thành đống gạch vụn mà còn bay biến đi mất. Cổ thành Hiroshima rất kiên cố, cách tâm nổ khoảng 700 mét mà không còn lại dấu tích nàọ Sức ép cực mạnh còn làm cho mặt đất vùng tâm nổ bị lún xuống hàng tấc.

Độ 1/10.000 giây sau, hiện ra trái cầu lửa "ác ma" khổng lồ đường kính khoảng 280 mét, như một mặt trời nhỏ, với sức nóng 4-5.000 độ C kéo dài trong khoảng 10 giâỵ Trái cầu lửa này nhìn từ mặt đất thấy sáng gấp 10 lần mặt trời, nên từ xa đến 9 km vẫn có thể nhìn thấỵ Sức nóng khủng khiếp ấy đã đốt cháy tất cả những gì còn lại trong vòng bán kính 2.000 mét tính từ tâm nổ (tổng cộng khoảng 13 km2). Với nhiệt độ này, mái nhà bằng sành cách tâm nổ 600 mét cũng bị sôi chảy ra, cửa kính cách tâm nổ 1.000 mét cũng bị chảy rạ Khi trái cầu lửa vừa tắt lịm đi thì khói bốc lên, phần trên cuộn lại, và tỏa rộng thành hình cây nấm nhân tạo khổng lồ, dần dần vươn cao tới khoảng 10.000 mét. Cây nấm tồn tại trong khoảng từ 20 đến 30 phút rồi tan dần, bay về hướng Tây Bắc. Sau đó không lâu là cơn mưa nước đen, do sự kết hợp bởi khói của cây nấm và mây từ trên trời đổ xuống, khiến bầu trời bỗng dưng tối lại, nhiệt độ xuống thấp (hiện tượng này gọi là "mùa đông nguyên tử"), cõi trần gian bên dưới đang đầy cảnh chết chóc càng thêm thê lương ảm đạm.
ĐA NGC TRN GIAN

Người chết la liệt, người bị thương rên xiết khắp nơi, nhiều người quần áo bay đi đằng nào mất, nhiều người bị phỏng nặng khiến da tuột từng mảng lớn, có người bị sức nóng làm cháy cụt hết những đầu ngón tay, ai cũng kêu gào khát nước. Cảnh một nữ giáo viên dắt đoàn nữ sinh tiểu học tất cả đều trần truồng đi giữa thành phố chết chóc khiến người xem không ai cầm được nước mắt. Tiếng kêu cứu khắp nơi nhưng không còn ai rảnh tay để giúp đỡ người khác nữạ Nhiều người nóng quá chịu không nổi, nhảy đại xuống dòng sông. Sự tàn phá khủng khiếp này có thể nói vượt mọi dự tưởng trước đó về thảm kịch của nhân loại, về địa ngục trần gian. Sau đó, việc hỏa táng các xác chết phải kéo dài cả tháng trờị

Ánh sáng và sức nóng khủng khiếp chiếu tới còn để lại những vết tích chưa từng có, đó là những bóng đen của người hay vật nổi trên nền trắng hay ngược lại, in trên vách tường hay mặt đường.

Sự tàn phá của bom nguyên tử không chỉ là những hình ảnh ghê gớm nhất thời đó, mà sự tác hại về phóng xạ của nó còn kéo dài mãi tới ngày naỵ Thật vậy, bom nguyên tử còn phát sinh ra các tia alpha, beta, gamma, và trung tính tử (neutron)... rất nguy hại đối với con ngườị Ngay sau vụ nổ, nhiều người có chứng bệnh lạ như nổi mụn toàn thân, rụng tóc, bệnh dịch lan tràn, ruồi nhặng sinh sôi nẩy nở cùng khắp... Vì là những tác hại của phóng xạ mà con người thời ấy chưa biết tới nên không có thuốc men chữa trị hiệu quả, nhiều người chết sau đó vài ngày.

Tổng kết có khoảng 75.000 người chết ngay khi bom nổ, và tính tới cuối năm 1945 thì tổng số người chết vì thương tích và phóng xạ là khoảng 140.000 người (90% chết trong hai tuần lễ đầu). Trong số những người bị hại, có cả một số người ngoại quốc, đông nhất là người Đại Hàn, các du học sinh từ Trung Hoa hay Đông Nam Á, và một số nhỏ quân nhân Hoa Kỳ bị bắt làm tù binh.

Thời đó, người dân Nhật Bản đã quen với không khí chiến tranh, và những vụ không tập bằng máy bay B29 của Hoa Kỳ từ vài năm trước. Nhưng với sự tàn phá lớn lao ngoài dự tưởng này không ai hiểu Hoa Kỳ đã dùng vũ khí gì, và biến cố gì đã xảy rạ

Quả bom thả xuống Hiroshima dài khoảng 3,3 mét, đường kính 0,7 mét, nặng khoảng 4 tấn, có sức tàn phá tương đương 15.000 tấn chất nổ TNT, là loại bom uranium (U-235), với tục danh "Little Boy" vì thon nhỏ, được thả và cho nổ từ trên cao để tạo ra sự tác hại lớn nhất. Trong quả bom này, chỉ có khoảng 1 kg U-235 mà thôi.ị
TH BOM XUNG NAGASAKI NGÀY 9/8/1945

Nhật Bản tuy bị thiệt hại nặng nề ở Hiroshima, nhưng vẫn còn bưng bít dư luận trong nước, chính phủ còn tung tin Nhật Bản cũng có vũ khí tương tự để đối kháng, và muốn tiếp tục cầm cư.. Phía Hoa Kỳ thì muốn sớm chấm dứt chiến tranh để tiết kiệm xương máu, vì qua các trận địa chiến ở Okinawa (ẦỞẾơ, Xung Thằng)... quân nhân và dân chúng Nhật đã chiến đấu hầu như đến người cuối cùng gây thiệt hại rất nặng cho Hoa Hỳ.

Ba ngày sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, lúc 11 giờ 2 phút ngày 9/8, Hoa Kỳ đã thả trái bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố cảng, chuyên về kỹ nghệ đóng tàu Nagasaki (Trường Kỳ) ở phía tây của đảo Kyushu (Cửu Châu), phía nam Nhật Bản. Nagasaki là cửa ngõ rất quan trọng của Nhật để giao thương bằng tàu với thế giới, nhất là Á Châu và Âu Châu, từ thế kỷ 16, người Bồ Đào Nhà đã tới đây buôn bán và truyền đạo Thiên Chúa Giáọ

Tâm nổ là thượng không của chi lưu sông Shimo No Kawa (Hạ Xuyên). Trái bom lần này cũng gây tác hại lớn lao, với 73.884 người chết và 74.909 người bị thương, trong tổng số dân cư khoảng 240.000 người, khoảng 6,7 km2 nhà cửa bị tàn phá hoàn toàn, chiếm 1/3 nhà của thành phố. Quả bom thả ở Nagasaki tuy lớn hơn quả thả ở Hiroshima, nhưng sức tác hại ít hơn vì địa điểm thả hơi xa khu dân cư, và tại một vùng địa hình dài và hẹp.

Quả bom thả xuống Nagasaki là loại bom plutonium (Pu-239), dài khoảng 3,25 mét, đường kính 1,52 cm, nặng khoảng 4,5 tấn, tương đương 21.000 tấn TNT, với tục danh "Fat Man" vì mập tròn, được thả và nổ ở cao độ 500 mét.

Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm thả bom nguyên tử, bà Genet, cháu của khoa học gia James Conant, người đã tham gia chương trình chế tạo bom nguyên tử đầu tiên của Hoa Kỳ đã cho xuất bản cuốn sách nói về chân dung các khoa học gia thời đó. Theo bà thì vị chuyện chế tạo bom nguyên tử, ông nội bà đã bị khổ tâm cho đến hết đời và việc thả trái bom thứ 2 xuống Nagasaki là không cần thiết. Phải chăng, nếu ông nội bà có quyền quyết định thì đã cứu được khoảng 200.000 người!?.


NHT BN ĐU HÀNG NGÀY 14/8/1945

Sau trái bom nguyên tử thứ hai nổ ở Nagasaki, Nhật Bản thấy sẽ tiếp tục bị thiệt hại nặng nề mà vô phương chống đỡ, vòng cầm cự đang bị thu hẹp dần, quân đội Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị đổ bộ lên chính quốc sau khi chiếm Okinawạ Nên ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng Hirohito (Dụ Nhân), hiệu là Showa (Chiêu Hòa) lần đầu tiên lên tiếng trên đài phát thanh, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bằng giọng nói cảm động, Nhật Hoàng kêu gọi quốc dân đầu hàng, và nhẫn nhục chờ đón những ngày đen tối chưa từng có sắp đến. Ngay sau khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, một số sĩ quan trẻ cấp tá vẫn còn hăng máu, muốn tiếp tục chiến đấu đã âm mưu đảo chính nhưng không thành. Một số quân nhân và thường dân khác đã đến trước hoàng cung tự sát để tỏ lòng trung thành với Nhật Hoàng, và tránh nỗi nhục bị chiếm đóng.

Lời tuyên bố đầu hàng của Nhật Hoàng là dấu hiệu chấm dứt chiến tranh giữa Hoa Kỳ (cùng các nước Đồng Minh) với Nhật Bản, cũng đồng thời chấm dứt Thế Chiến Thứ 2, vì Đức Quốc đã đầu hàng quân đội Đồng Minh trước đó.



tải về 411.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương