KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012


Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh



tải về 3.67 Mb.
trang30/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   51

Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh

về giá các loại đất năm 2013



Thực hiện phân công của Thường trực HĐND tỉnh thẩm tra các đề án phục vụ kỳ họp lần thứ 5 HĐND tỉnh khóa VI, Ban Kinh tế và Ngân sách đã tổ chức làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan để thẩm tra tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2013. Ban Kinh tế và Ngân sách báo cáo kết quả thẩm tra để các đại biểu HĐND tỉnh xem xét, quyết định như sau: 



1. Về cơ sở pháp lý và sự cần thiết của phương án giá đất năm 2013:

1.1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai như Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ qui định bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; các văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ liên quan, việc HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến về mức giá đất trước khi UBND tỉnh có quyết định công bố mức giá đất các loại trên địa bàn tỉnh để thực hiện vào ngày 01 tháng 01 hàng năm là đúng với quy định của pháp luật hiện hành.



1.2. Sự cần thiết điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh :

Triển khai Nghị quyết số 08/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh, ngày 20/12/2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND về giá các loại đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng cho năm 2012. Sau một năm thực hiện, giá các loại đất nói trên đã góp phần tích cực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; cơ bản đáp ứng hài hòa giữa lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình cá nhân như tính thuế sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tính giá trị đất khi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng ...Nhờ đó đã góp phần tác động tích cực đến tình hình phát trển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút các dự án đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.

Tuy vậy, qua xem xét cho thấy, giá các loại đất năm 2012 tại một số khu vực ở nhiều địa phương chưa thực sự phù hợp, giá còn thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, nhất là đất ở đô thị, ở các trung tâm huyện lỵ, đất trồng lúa ở miền núi, đất ở nông thôn, đất các xã tiếp giáp với các đô thị, các khu vực có tốc độ đô thị hoá cao như các thôn Dạ Lê, Công Lương của xã Thuỷ Vân, thôn Kim Sơn của xã Thủy Bằng, thôn La Khê của xã Hương Vinh, thôn Lại Thế, Ngọc Anh của xã Phú Thượng…, gây khó khăn trong công tác quản lý, trong thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Từ những vấn đề trên, việc HĐND tỉnh xem xét để điều chỉnh, bổ sung giá các loại đất ở một số khu vực cho phù hợp hơn với tình hình thực tế tại các địa phương là rất cần thiết.



2. Về phương pháp và quan điểm xác định giá đất:

Sau khi xem xét Tờ trình số 5429/TTr-UBND ngày 24/11/2012 của UBND tỉnh về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh áp dụng cho năm 2013 và thẩm tra tại UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Sở Tài Nguyên và Môi trường, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy: việc xác định giá các loại đất năm 2013 đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động xây dựng sớm; đã tổ chức điều tra, khảo sát thị trường tại các khu vực có có điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, tính chất loại đô thị, loại đường phố, khu vực có đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp kết cấu hạ tầng; đã tổ chức thảo luận, xem xét và tôn trọng ý kiến đề xuất của các địa phương; phương pháp, bố cục phân loại bảng giá đất theo đúng qui định của Trung ương.

Về nguyên tắc điều chỉnh giá một số loại đất trong Tờ trình của UBND tỉnh tương đối hợp lý, phù hợp với nguyên tắc chung về đánh giá các loại đất, bảo đảm đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Quy trình xây dựng giá các loại giá đất năm 2013 đảm bảo tính kế thừa giá đất năm 2012; được xem xét, phân tích trên cơ sở điều tra, thu thập tình hình biến động giá của thị trường; tôn trọng ý kiến đề xuất của các cấp chính quyền, nên phương án giá đất năm 2013 tương đối phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy vậy, qua thẩm tra, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy:

- Đối với đất ở nông thôn, việc áp dụng nguyên tắc xác định giá các loại đất ở các xã trên địa bàn các huyện chia theo 03 khu vực, mỗi khu vực được chia thành 01 hoặc 02 vị trí và giá đất cùng vị trí và cùng khu vực ở các xã khác nhau thì quy định giống nhau mà chưa tính đến các yếu tố khác như: mật độ dân cư sinh sống, tính chất đô thị hóa, khả năng sinh lợi ở từng địa bàn xã… là chưa sát với thực tế giá đất giao dịch trên thị trường hiện nay. Xã Vinh Hà điều kiện khác hẳn xã Phú Thượng nhưng đất ở nông thôn vị trí 1, khu vực 1 đều có giá là 150.000 đồng/m2; khu vực 2 có giá 120.000 đồng/m2, khu vực 3 đều cùng một giá là 65.000 đồng/m2.

- Việc quy định giá đất lâm nghiệp, nông nghiệp ở các địa phương với một mức giá giống nhau trên cùng vị trí mà ít tính đến các yếu tố về thổ nhưỡng, độ dốc, vị trí, khả năng chuyển đổi sang các loại đất khác… cũng chưa thật sự phù hợp. Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng ở tất cả các huyện đồng bằng đều có giá ở vị trí 1: 3.800 đồng/m2, vị trí 2: 3.000 đồng/m2, vị trí 3: 2.400 đồng/m2 .

Những vấn đề này, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh đã phân tích trong các báo cáo thẩm tra của Ban tại các kỳ họp trước. Do đó, Ban tiếp tục đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất phương án xác định giá các loại đất này cho phù hợp hơn trong thời gian tới, đảm bảo sự hợp lý, công bằng trong định giá các loại đất.

3. Về những nội dung điều chỉnh, bổ sung giá các loại đất năm 2013:

Trong quá trình xây dựng Bảng giá đất năm 2013, Ban Kinh tế và Ngân sách đã trực tiếp cùng làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương, đã tham gia góp ý cụ thể và đã được cơ quan chủ trì chỉnh sửa, do đó, Ban cơ bản thống nhất với giá các loại đất năm 2013 theo đề nghị của UBND tỉnh. Giá đất năm 2013 có những thay đổi so với năm 2012 như sau:

- Giá đất nông nghiệp chỉ điều chỉnh tăng cho giá đất lúa nước vùng miền núi (tăng 10%, từ 13.000 đồng/m2 lên 14.300 đồng/m2 tại vị trí 1) do chi phí đầu tư khai hoang, phục hóa để có một diện tích đất trồng lúa ở vùng miền núi với chi phí khá lớn trong lúc giá qui định hiện hành là thấp, mặt khác để từng bước khắc phục sự chênh lệch về gía đất trồng lúa giữa miền núi và trung du vì điều kiện sản xuất, đất đai, thổ nhưỡng của 2 vùng này khá tương đồng với nhau.

- Giá đất nông nghiệp (đất vườn ao) nằm trong phạm vi địa giới hành chính phường, trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn vẫn áp dụng giá đất năm 2012, chỉ có xây dựng bảng giá cho các phường mới thành lập của thị xã Hương Trà, với mức giá 20.900 đồng/m2.

- Đất ở nông thôn tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng (tăng từ 10%-11%, từ 135.000đ lên 150.000 đồng/m2 tại vị trí 1, khu vực 1 của huyện đồng bằng; và từ 50.000đ lên 55.000 đồng/m2 tại huyện miền núi) để đảm bảo quyền lợi cho dân cư nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác giải phóng mặt bằng.

- Đất ở nông thôn tại khu vực giáp ranh đô thị do bị ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa có sự biến động về giá rất lớn và không đồng đều nên tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng, nhưng không đồng đều mà tăng đặc thù cho từng khu vực, chủ yếu đối với các xã, phường tiếp giáp với thành phố Huế, với mức tăng 8% ở vị trí 1( từ 460.000đ lên 520.000 đồng/m2); riêng thôn Lang Xá Cồn của xã Thủy Thanh; thôn Vân Dương, Xuân Hòa của xã Thủy Vân thuộc thị xã Hương Thủy tăng 30% ở vị trí 1(từ 600.000đ lên 780.000 đồng/m2) và bổ sung thêm thôn Lại Thế, Ngọc Anh của xã Phú Thượng thuộc huyện Phú Vang với mức giá vị trí 1: 700.000 đồng/m2; đồng thời cũng điều chỉnh và bổ sung giá đất ở nông thôn nằm ven đường giao thông chính đi từ thành phố, thị trấn, trung tâm huyện lỵ theo hướng tăng, đảm bảo các khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị xã và thành phố không có sự chênh lệch lớn, trong đó chủ yếu điều chỉnh tăng khu vực giáp ranh giữa thành phố Huế và thị xã Hương Trà, giữa thành phố Huế đi thị trấn Thuận An dọc QL 49A, giữa thành phố Huế và thị xã Hương Thủy.

- Giá đất ở nông thôn nằm ven các đường giao thông chính có điều kiện đặc biệt thuận lợi về sản xuất kinh doanh gắn với vị trí đất (Điều 14 Bảng giá đất năm 2012) được điều chỉnh tăng nhưng tăng không đồng đều mà tùy thuộc vào từng đoạn, từng vị trí, từng tuyến cụ thể của mỗi địa phương, đồng thời có điều chỉnh bổ sung thêm một số tuyến; mặt khác đã nâng giá đất ở vị trí 3 ở các tuyến đường này cao hơn vị trí 2, khu vực 2 và khu vực 3 đất ở nông thôn, khắc phục được sự bất hợp lý của bảng giá đất năm 2012.

- Đối với đất ở đô thị tại thành phố Huế, đã điều chỉnh tăng giá đất của nhóm đường 3C (tăng 7%, vị trí 1 từ 6.500.000 đồng/m2 lên 7.000.000 đồng/m2, các vị trí 2,3,4 tăng tương ứng), đường phố loại 4 (tăng 20%, nhóm đường 4A, vị trí 1 từ 5.400.000 đồng/m2 lên 6.5000 đồng/m2, các nhóm và vị trí khác tăng tương ứng), đường phố loại 5 (tăng 30%, nhóm đường 5A, vị trí 1 từ 3.000.000 đồng/m2 lên 3.900.000 đồng/m2, các nhóm và vị trí khác tăng tương ứng); và nhóm các đường phố có tên còn lại tăng 20%; đã nâng loại đường một số tuyến đường phố; điều chỉnh phân đoạn của 4 tuyến đường phố; điều chỉnh điểm đầu điểm cuối của 8 tuyến đường phố và bổ sung 2 tuyến đường phố chưa đặt tên. Với mức giá này đã từng bước khắc phục, rút ngắn khoảng cách chênh lệch khá lớn giữa bảng giá đất năm 2012 với giá giao dịch thực tế của thị trường hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, nâng cấp chỉnh trang đô thị.

- Đối với đất ở đô thị tại các huyện và thị xã, hầu hết đã có sự điều chỉnh tăng phù hợp với sự biến động của thực tế tại các địa phương. Trong năm 2013, đã tập trung xây dựng khung giá mới cho thị xã Hương Trà để áp dụng chung cho các phường mới thành lập; một số thị trấn khác như Sịa, Khe Tre, A Lưới, Phú Lộc cũng được điều chỉnh tăng khung giá đất, còn các huyện khác và thị xã Hương Thủy chỉ thực hiện bổ sung các tuyến đường mới; điều chỉnh điểm đầu, điểm cuối và nâng cấp loại đường cho các tuyến đã được đầu tư nâng cấp chất lượng trong năm.

- Đã bổ sung phương pháp xác định vị trí các thửa đất để tính giá trị quyền sử dụng đất dùng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp thuộc khu vực nông thôn nằm ven đường giao thông chính, theo hướng phân chia theo vị trí 1,2,3, khắc phục được sự bất hợp lý của bảng giá đất năm 2012, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút các dự án đầu tư hạ tầng tại các Khu công nghiệp.

Việc giữ nguyên giá đất một số vùng và tăng giá đất ở một số địa phương đã được tính toán, cân nhắc hợp lý, cơ bản đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhân dân và các doanh nghiệp, không gây sự biến động lớn về giá, vì vậy, Ban Kinh tế và Ngân sách thống nhất với phương án giá đất năm 2013 do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp này.

Tuy nhiên, Ban nhận thấy vẫn còn một số vấn đề cần xem xét như sau:

- Trong những năm qua, bảng giá đất từng bước khắc phục sự chênh lệch giá ở các vùng giáp ranh nhưng vẫn còn những vấn đề bất hợp lý; như đường Phạm Văn Đồng: từ Tùng Thiện Vương đến cầu Lại Thế và đoạn tiếp theo từ cầu Lại Thế đi Thuận An chênh lệch đến 2.500.000đ/ m2. Đây là khu vực giáp ranh giữa thành phố Huế với huyện Phú Vang, cần phải xem xét điều chỉnh hợp lý hơn.

- Bảng giá đất năm 2013 vẫn chưa khắc phục được mức chênh lệch giá giữa các đoạn trên cùng một tuyến tương đối lớn như đường Bạch Đằng, Bùi Thị Xuân, Chi Lăng, Đinh Tiên Hoàng… trong khi khả năng sinh lợi trên toàn tuyến tương đối đồng đều.

Những hạn chế trên là khó tránh khỏi khi xây dựng phương án giá đất chung cho toàn tỉnh, Ban đề nghị UBND tỉnh cần lưu ý để nghiên cứu xử lý phù hợp khi xây dựng phương án giá đất trong những năm tiếp theo.

Đối với dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách thống nhất nội dung và đề nghị HĐND tỉnh thông qua.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về giá các loại đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013, kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.





TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phạm Quốc Dũng

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 5342/TTr-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 11 năm 2012


TỜ TRÌNH

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Thực hiện Chương trình công tác năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình HĐND Đề án Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế (đính kèm), với một số nội dung chính sau:

1. Sự cần thiết phải điều chỉnh Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (mức thu một phần viện phí) đang áp dụng hiện nay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh được căn cứ quy định tại Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về thu một phần viện phí và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của Ban Vật giá Chính phủ - Bộ Lao động Thương Binh Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế, Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là cần thiết và khách quan vì giá đã ban hành từ năm 1995 đến nay đã 17 năm và một số dịch vụ ban hành từ năm 2006 đến nay đã 6 năm chưa được điều chỉnh cho phù hợp (trong khi chỉ số giá tiêu dùng so với 1995 tăng 3,4 lần, lương tối thiểu tăng 8,75 lần…). Việc thu một phần viện phí theo quy định hiện tại không những không đủ để bù đắp các chi phí tối thiểu (thuốc, vật tư tiêu hao, điện, nước, thanh khiết môi trường, duy tu bão dưỡng trang thiết bị,...) trong quá trình thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế mà các cơ sở y tế cũng không có điều kiện để đáp ứng các yêu cầu phát triển ngày càng cao của các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

2. Căn cứ pháp lý và nguyên tắc xây dựng:

a) Thực hiện Khoản 4, Điều 88, Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009; Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 của Liên bộ Y tế - Tài chính – Lao dộng Thương binh và Xã hội bổ sung Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 Liên bộ Y tế - Tài chính ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; các Quyết định của Bộ Y tế số 508/QĐ-BYT ngày 20/02/2012 về việc ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; số 355/QĐ-BYT ngày 9/2/2012 về phê duyệt danh mục định mức tạm thời thuốc hóa chất và vật tư tiêu hao để làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ kỹ thuật y tế;

b) Giá mỗi dịch vụ kỹ thuật y tế được xây dựng dựa trên 3 yếu tố chủ yếu sau:

- Chi phí về găng tay, mũ, khẩu trang, quần áo, ga, gối, đệm, chiếu, đồ vải dùng cho cán bộ y tế, người bệnh; văn phòng phẩm như giấy, bút, sổ, mực in, mực dấu, ghim, ấn chỉ chuyên môn; vật tư tiêu hao thông dụng như bông, băng, cồn, gạc, bơm, kim tiêm, nước muối rửa phục vụ công tác khám bệnh.

- Chi phí về điện; nước; xử lý chất thải; giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ khám bệnh; chi phí vệ sinh, bảo đảm vệ sinh môi trường, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn khu vực khám bệnh.

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, hệ thống lấy số khám tự động, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ phục vụ công tác khám bệnh.

Giá trên chưa tính đến 4 yếu tố sau: (i) Tiền lương, phụ cấp, (ii) Sửa chữa lớn tài sản, (iii) Khấu hao nhà cửa và trang thiết bị lớn, (iv) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học (do ngân sách nhà nước đảm bảo).

3. Đề xuất giá cụ thể các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh

Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của địa phương và các hướng dẫn nêu trên, các dịch vụ kỹ thuật y tế trình HĐND tỉnh phê duyệt giá đang được triển khai thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tỉnh quản lý (724 dịch vụ), như sau:

+ Với 386 dịch vụ được xây dựng theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 bổ sung Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995, do giá dịch vụ đã ban hành hơn 6 năm đến nay đã không còn phù hợp về mức thu cũng như theo cách xây dựng giá chi tiết, vì vậy đa số giá các dịch vụ được xây dựng ở mức cao nhưng không vượt giá tối đa quy định, tỷ lệ giá xây dựng so với giá tối đa quy định đạt 93,68%.

+ Với 322 dịch vụ đang được triển khai được xây dựng theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 ban hành khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: mức giá xây dựng so với mức giá tối đa đạt tỷ lệ 67,98%.

+ Với 16 dịch vụ là các dịch vụ không nằm trong TTLT 03 và TTLT 04 nhưng nằm trong phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế được xây dựng thực tế căn cứ các cơ cấu giá theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đây chủ yếu là các dịch vụ thường qui được làm tại các bệnh viện.

Các mức xây dựng như trên cho thấy đây là một tỷ lệ sát với thực tế vì các bệnh viện huyện/thị xã/thành phố tại tỉnh Thừa Thiên Huế đều đã được xây dựng, nâng cấp, trang bị y tế khá đầy đủ đáp ứng tốt việc triển khai các dịch vụ và các điều kiện đưa ra trong cơ cấu giá chi tiết xây dựng cho từng lọai dịch vụ. So sánh các tỷ lệ của các dịch vụ thường xuyên và các dịch vụ kỹ thuật cao như phẫu thuật thủ thuật thì có tính cân đối, đặc biệt các kỹ thuật cao đã được rà soát các định mức... để đưa về tỷ lệ thấp nhất tránh tình trạng thất thoát, lạm dụng.



4. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

So sánh tỷ lệ chênh lệch giữa giá dịch vụ cũ và khung giá mới xây dựng là khoảng 3 - 5 lần, trong khi đó từ năm 1993 đến năm 2012 mức lương tối thiểu chung tăng 8,75 lần; từ năm 1999 đến nay mức đóng BHYT tăng 8,74 lần; chỉ số giá tiêu dùng hàng năm giai đoạn 2007 - 2011 tăng 7 - 23% thì tỷ lệ chênh lệch như trên là phù hợp.

So sánh thực tế với các tỉnh lân cận đã được phê duyệt giá và công bố có mức tăng 85 - 90%, thậm chí có một số tỉnh có mức tăng hơn 90%; tỷ lệ giá xây dựng so với giá tối đa 67,98% là ở mức trung bình và tương đối hợp lý với mức thu nhập và tình hình kinh tế của địa phương.

So với mức thu nhập và tình hình kinh tế hiện tại của địa phương tỷ lệ như vậy là phù hợp và ổn định. Hiện tại tỷ lệ người dân có thẻ BHYT trên toàn tỉnh là 75%, tỷ lệ này là cao vì vậy sẽ ổn định khi có sự thay đổi lại mức thu viện phí (do BHXH chi trả), với 25% người dân còn lại là không có thẻ BHYT là những người có mức thu nhập ổn định có đủ khả năng chi trả.

Mức thu các dịch vụ y tế được đề xuất so với chính sách BHYT trên địa bàn là phù hợp, nguy cơ vỡ quỹ BHYT cũng khó xảy ra vì từ khi thực hiện Luật bảo hiểm y tế, mức đóng đã tăng từ 3% lên 4,5% lương.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước chuyển việc cấp ngân sách cho các bệnh viện sang hỗ trợ trực tiếp cho người thụ hưởng thông qua việc mua hoặc hỗ trợ một số đối tượng chính sách, người nghèo, người cận nghèo mua thẻ BHYT nhằm thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, là mục tiêu mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc.



5. Tổ chức thực hiện:

a) Điều chỉnh Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

- Đối với các dịch vụ kỹ thuật y tế được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai sau khi HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết, được áp dụng mức thu quy định tạm thời và trong thời hạn 6 tháng Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp và xây dựng bảng giá chi tiết báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt bổ sung theo đúng quy định, cụ thể:

+ Các dịch vụ kỹ thuật y tế (có trong danh mục dịch vụ của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH của liên Bộ) được triển khai thực hiện tại các bệnh viện nhưng chưa được phê duyệt trong danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết của HĐND tỉnh: được áp dụng mức thu giá dịch vụ bằng 94% mức giá tối đa quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH và 68% mức giá tối đa quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ

+ Các dịch vụ kỹ thuật y tế thực hiện tại phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã: được áp dụng mức thu giá dịch vụ bằng 60% mức thu của cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên liền kề đã được phê duyệt trong danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

- Hàng năm để phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, đề nghị HĐND tỉnh giao UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh chủ động điều chỉnh tăng, giảm Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã phê duyệt nêu trên với mức tăng, giảm một năm không quá 10-15% và không vượt quy định khung giá của liên bộ Tài chính – Y tế.

b) Về thời điểm áp dụng:

Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hiện nay đa số các tỉnh đã thông qua và áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012; các tỉnh còn lại cũng đã đưa vào chương trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2012 để áp dụng từ 01/01/2013.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích trên; UBND tỉnh đề nghị áp dụng từ 01/01/2013.

UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.







TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Ngô Hòa



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

Số: 48/BC-HĐND


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2012


BÁO CÁO THẨM TRA

Tờ trình và dự thảo Nghị quyết mức giá một số dịch vụ khám bệnh,

chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý

Thực hiện sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh đã làm việc với các cơ quan liên quan để thẩm tra Tờ trình và dự thảo Nghị quyết mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý. Ban Văn hóa - Xã hội báo cáo kết quả thẩm tra như sau:



I. Sự cần thiết, căn cứ pháp lý:

1. Sự cần thiết:

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đã góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống người dân, nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI), thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được nâng lên; tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế miễn phí tăng; cơ sở vật chất, trang thiết bị, số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trạm y tế xã được tăng cường. Nhiều cơ sở y tế công lập đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại, thực hiện được các kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh, trong đó có những kỹ thuật mà trước đó chỉ tuyến trung ương mới thực hiện được.

Hiện nay, giá viện phí tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện theo Thông tư liên Bộ số 14 (năm 1995) và Thông tư liên tịch số 03 (năm 2006) (gọi tắt là Thông tư 03)34 không còn phù hợp, do giá cả vật tư y tế, tiền lương… đã biến động tăng nhiều lần từ khi áp dụng đến nay. Mức thu phí khám bệnh, chữa bệnh hiện tại chỉ bù đắp được một phần nhỏ chi phí cần thiết tối thiểu để thực hiện các dịch vụ này, làm cho việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các bệnh viện công lập gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân có BHYT chưa được thụ hưởng các dịch vụ y tế tương xứng với mức tiền đã đóng góp. Trước thực trạng đó, liên Bộ Y tế và Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04 ngày 29/02/2012 (gọi tắt là Thông tư 04)35 quy định mức tối đa của một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước nhằm thay đổi mức thu phí hiện hành. Vì thế, HĐND tỉnh xem xét thông qua Nghị quyết về mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý tại kỳ họp này là cần thiết, đúng quy định của pháp luật.

2. Căn cứ pháp lý, quá trình xây dựng Đề án:

- Đề án đã tuân thủ đầy đủ các căn cứ pháp lý, đảm bảo các quy trình, thủ tục đúng theo quy định.

- Đề án này, UBND tỉnh đã giao cho Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và BHXH tỉnh xây dựng mức giá. Sở Y tế thành lập Tổ xây dựng giá, thẩm định giá thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế như căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của địa phương, kết quả đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao; các chi phí thực tế như: giá điện, nước, thu gom rác thải…và có sự đồng thuận, thống nhất chung giữa 3 ngành: Y tế, Tài chính và Bảo hiểm xã hội. Ban Văn hoá - Xã hội đã nhận đủ các thủ tục liên quan để tiến hành thẩm tra như tờ trình (kèm theo đề án), dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh, công văn thẩm định dự thảo nghị quyết của Sở Tư pháp.

II. Nội dung thẩm tra tờ trình và dự thảo nghị quyết:

1. Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh:

Ban Văn hoá - Xã hội thống nhất đối tượng, phạm vi và danh mục các dịch vụ y tế được điều chỉnh giá đề cập tại bản phụ lục kèm theo Tờ trình của UBND tỉnh. Các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh này được quy định tại các Thông tư 03, Thông tư 04 và nằm trong danh mục phân tuyến kỹ thuật đã được Bộ Y tế quy định.



2. Về mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

Trong 724 dịch vụ đang được triển khai thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc tỉnh quản lý được UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh mức giá tại kỳ họp này, gồm:

- 322 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được điều chỉnh tăng giá theo quy định tại Thông tư 04, trong đó: 284 dịch vụ được xây dựng bằng 67,98% mức giá tối đa quy định tại Thông tư 04 và 38 dịch vụ kỹ thuật cao như phẩu thuật, thủ thuật, nội soi được xây dựng bằng 64,69% mức giá tối giá tối đa theo quy định tại mục C4 của Thông tư 04.

- 386 dịch vụ mức giá được quy định tại Thông tư 03, đã ban hành và áp dụng hơn 6 năm, đến nay không còn phù hợp. Vì vậy cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay với mức giá xây dựng bằng 93,68% mức giá tối đa là phù hợp.

- 16 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không nằm trong sự điều chỉnh giá của Thông tư 03 và Thông tư 04 nhưng được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và nằm trong phân tuyến kỹ thuật đã được Bộ Y tế quy định.

3. Đánh giá sự tác động của việc điều chỉnh giá:

a. Đối với người dân:

- Mức giá khám bệnh, chữa bệnh do UBND tỉnh đề xuất HĐND tỉnh xem xét quyết định tại kỳ họp này tăng so với mức giá các cơ sở y tế đang áp dụng hiện nay khoảng từ 3 - 5 lần/dịch vụ nhưng vẫn tăng thấp hơn mức tăng về thu nhập bình quân đầu người của dân cư, lương tối thiểu, phí bảo hiểm y tế và giá cả sinh hoạt trong cùng thời kỳ. Bởi, so với năm 1993 lương tối thiểu hiện nay đã tăng 8,75 lần; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh theo thời giá tăng 11,9 lần; mức đóng BHYT từ năm 1999 đến nay tăng 8,74 lần; chỉ số giá tiêu dùng hàng năm giai đoạn 2007- 2011 tăng mỗi năm từ 7 - 23%...

- Khi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được điều chỉnh tăng thì các cơ sở y tế có kinh phí để bảo đảm hoạt động, chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người có thẻ BHYT sẽ được nâng lên nên người có BHYT sẽ thấy giá trị của việc tham gia BHYT. Những người chưa tham gia BHYT sẽ thấy được lợi ích là khi chỉ đóng hơn 500.000 đồng/người/năm nhưng khi khám bệnh, chữa bệnh được BHXH thanh toán đến 80% chi phí sử dụng các dịch vụ y tế, có nhiều trường hợp số tiền được thanh toán lên đến hàng trăm triệu đồng khi tham gia BHYT. Điều đó sẽ góp phần thực hiện nhanh mục tiêu BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh.

- Hiện nay, tỷ lệ người dân trên toàn tỉnh đã có BHYT chiếm 75% dân số, trong đó các đối tượng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, hưu trí, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 06 tuổi… đã được Nhà nước mua thẻ BHYT; đối với người thuộc hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70% phí mua thẻ BHYT, vì vậy sẽ không có nhiều biến động khi điều chỉnh tăng giá các dịch vụ khám chữa bệnh. Còn lại 25% người dân chưa có thẻ BHYT, phần lớn là những người có mức thu nhập ổn định, cơ bản có đủ khả năng chi trả và Nhà nước sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động để họ tham gia BHYT trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.



b. Đối với quỹ BHYT:

Thời gian qua, quỹ BHYT của tỉnh luôn đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh và có kết dư hàng năm. Việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo mức đề xuất lần này không ảnh hưởng lớn đến việc cân đối quỹ BHYT. Điều này đã được BHXH tỉnh thống nhất khi làm việc với ngành Y tế và Tài chính để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết định.

Với những lý do trên, Ban Văn hoá - Xã hội nhận thấy, mức giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia BHYT và an toàn quỹ BHYT.

4. Về nội dung dự thảo Nghị quyết:

Để việc thực hiện mức giá khám chữa bệnh mới được thuận tiện cho người dân và các cơ sở khám chữa bệnh, Ban Văn hóa – Xã hội đề nghị thêm một số vấn đề sau:



a) Thời gian áp dụng và lộ trình điều chỉnh:

- Thời gian áp dụng: Danh mục và mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý nên được áp dụng từ ngày 01/01/2013.

Đối với những người bệnh đang điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước ngày Nghị quyết quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý có hiệu lực thi hành thì vẫn áp dụng mức giá thu viện phí theo quy định tại Thông tư số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/01/2006.

- Lộ trình điều chỉnh: hàng năm, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, HĐND tỉnh giao UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh với tổng mức tăng qua các lần điều chỉnh không quá 15% giá dịch vụ được HĐND tỉnh quyết định tại kỳ họp này và không vượt quy định mức giá trần của Thông tư 04.



b) Về trích yếu và phụ lục kèm theo nghị quyết:

Ban Văn hóa – Xã hội đề nghị sửa lại như sau:

- Về trích yếu: “Nghị quyết quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý”.

- Về phụ lục kèm theo nghị quyết: “Danh mục và mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý”.

Từ những đề nghị nêu trên, Ban Văn hóa – Xã hội chỉnh sửa Nghị quyết (đính kèm) để HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

III. Kiến nghị, đề xuất:

Để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh khi mức giá các dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng, Ban đề nghị:



- Đối với HĐND tỉnh:

Quan tâm bố trí ngân sách địa phương hàng năm để tăng mức hỗ trợ mua BHYT cho các hộ cận nghèo ngoài mức quy định hiện hành của Chính phủ để nâng tỷ lệ người cận nghèo tham gia BHYT.



- Đối với UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan với các nội dung sau:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân tham gia mua BHYT thấy được lợi ích, giá trị khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật;

+ Chỉ đạo Sở Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế khi áp dụng giá khám bệnh, chữa bệnh mới;

+ Lãnh đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên quan tâm giáo dục nâng cao thái độ y đức để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; công khai bảng giá của các dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để người bệnh biết, thực hiện, đặc biệt là mức giá khám bệnh, ngày giường điều trị;

Trên đây là nội dung thẩm tra Tờ trình và dự thảo Nghị quyết mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập do địa phương quản lý. Ban Văn hóa - Xã hội kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận, xem xét và quyết định./.






TM. BAN VĂN HÓA-XÃ HỘI

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phan Công Tuyên



Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 5360/TTr-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 11 năm 2012


TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị xem xét, thông qua Đề án “Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước địa phương thuộc

tỉnh Thừa Thiên Huế”


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Thực hiện Nghị quyết số 10b/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp chuyên đề thứ 10; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1812/2008/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chính sách ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng đã tạo động lực nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo cán bộ công chức của tỉnh phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Riêng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho cán bộ theo quy hoạch của tỉnh và do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cử đi phù hợp với lĩnh vực cần đào tạo khoảng 40-50 người, năm 2010 kinh phí đã hỗ trợ cho đối tượng này là 460 triệu đồng, năm 2011 là 495 triệu đồng.

Tuy nhiên qua hơn 4 năm thực hiện chính sách, mức chi theo quy định hiện hành của tỉnh không còn phù hợp với thực tế, mức hỗ trợ khá thấp so với nhu cầu chi trả học phí, không đảm bảo bù đắp đủ chi phí đi lại, ăn ở, chi phí tài liệu do sự biến động của giá cả. Mặt khác, ngày 05/03/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Bộ Tài chính cũng đã có Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 về quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nhằm đảm bảo chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục thực hiện theo các văn bản quy định mới của trung ương và đảm bảo việc hỗ trợ đào tạo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án “Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” (kèm theo); với những nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tượng áp dụng:

- Cán bộ, công chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn.

- Viên chức hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Luật viên chức; cán bộ thuộc chỉ tiêu biên chế được đợc cấp có thẩm quyền giao đang công tác chuyên trách tại các Hội có tính chất đặc thù được quy định tại Quyết định 2141/QĐ-UBND ngày 17/08/2011 của UBND tỉnh.



2. Phạm vi đào tạo, bồi dưỡng: bao gồm các lớp lý luận chính trị, quản lý hành chính, các lớp nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể; đào tạo tiếng dân tộc; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành đào tạo chuẩn hóa, đào tạo sau đại học theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Các chính sách về học phí, tài liệu, tàu xe, hỗ trợ khác, … được quy định cụ thể tại Đề án.

4. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng: được phân bổ trong dự toán ngân sách hàng năm theo hướng cấp nào cử học viên đi học thì do ngân sách cấp đó đảm bảo.

5. Tổ chức thực hiện: Hằng năm, các cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố Huế lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể) hoặc Sở Nội vụ để tổng hợp, cân đối nhu cầu đào tạo và khả năng đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo trình thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho các cơ quan chức năng phê duyệt theo phân cấp quản lý cán bộ phù hợp với từng loại hình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho học viên đi học và sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo của ngân sách nhà nước.

Kính đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua Đề án để UBND tỉnh ban hành Quyết định và tổ chức triển khai thực hiện./.







TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Trường Lưu



Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐỀ ÁN

Quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

(Kèm theo Tờ trình số 5360/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh)




I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Tình hình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua

Thực hiện Nghị quyết số 10b/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp chuyên đề thứ 10; Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/08/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Thông tư 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1812/2008/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Quyết định 1812).

Nhờ chính sách ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng theo các quy định nói trên, đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện mặt khác là động lực nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Nhìn chung, qua các năm số lượng đối tượng tham gia các lớp đào tạo đã tăng nhanh đáng kể. Riêng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho cán bộ theo quy hoạch của tỉnh và do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cử đi phù hợp với lĩnh vực cần đào tạo khoảng 40-50 người, năm 2010 kinh phí đã hỗ trợ cho đối tượng này là 460 triệu đồng, năm 2011 là 495 triệu đồng.

2. Sự cần thiết để xây dựng Đề án

a) Về thay đổi cơ sở pháp lý:

Trong quá trình triển khai thực hiện quy định về chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nói trên, đến nay, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành chế độ mới quy định về quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; trợ cấp đối với các học viên học tại trường Chính trị như:

- Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ;

- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;

- Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính về quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.


b) Về nhu cầu thực tiễn:

- Nhằm tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời khuyến khích thêm đối tượng tham gia đào tạo hướng đến mục tiêu là nâng cao một cách cơ bản trình độ, năng lực của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh; tạo nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới hiện nay; tạo nguồn nhân lực chuẩn bị cho Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai và một trong những Trung tâm giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của khu vực và cả nước.

- Mức chi theo quy định hiện hành của UBND tỉnh không còn phù hợp với thực tế, mức hỗ trợ khá thấp so với nhu cầu chi trả học phí, không đảm bảo bù đắp đủ chi phí đi lại, ăn ở, chi phí tài liệu do sự biến động của giá cả.

Từ các yêu cầu nêu trên; căn cứ vào nhu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới và khả năng cân đối ngân sách của địa phương. UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:



II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối tượng, nguyên tắc, điều kiện đào tạo, bồi dưỡng và lĩnh vực đào tạo

a) Đối tượng áp dụng:

- Cán bộ, công chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn.

- Để tạo điều kiện cho các cán bộ đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp, các hội đặc thù có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức chính trí, phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng giàu mạnh. Tỉnh quy định thêm các đối tượng được hưởng chính sách đào tạo theo quy định này ngoài các đối tượng đã quy định trên bao gồm: Viên chức hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Luật viên chức; cán bộ thuộc chỉ tiêu biên chế được đợc cấp có thẩm quyền giao đang công tác chuyên trách tại các Hội có tính chất đặc thù được quy định tại Quyết định 2141/QĐ-UBND ngày 17/08/2011 của UBND tỉnh.

Các đối tượng trên (gọi chung là học viên) được cử đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước.

b) Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn của ngạch công chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh, của cơ quan, đơn vị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

Đào tạo và đào tạo nguồn cán bộ có trình độ sau đại học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.
c) Điều kiện đào tạo, bồi dưỡng

- Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo đại học, sau đại học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ.

- Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm, cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ, công chức đi bồi dưỡng thường xuyên hằng năm và một số khác bồi dưỡng bắt buộc theo quy định hiện hành.

d) Phạm vi đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

Bao gồm các lớp lý luận chính trị, quản lý hành chính, các lớp nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể; đào tạo tiếng dân tộc; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành đào tạo chuẩn hóa, đào tạo sau đại học theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Riêng đào tạo Tiến sĩ: các ngành, các địa phương có nhu cầu quy hoạch đào tạo Tiến sĩ, phải báo cáo UBND tỉnh xem xét cử đi học, các ngành, các địa phương không quyết định cử đi đào tạo Tiến sĩ.



2. Một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

2.1. Hỗ trợ học viên học các lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, nghiệp vụ quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ

a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp trong suốt thời gian đi học.

b) Tiền học phí: thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ

c) Trường hợp đi học ngoài tỉnh

- Thanh toán tiền tàu, xe: Đối với các lớp đào tạo dài hạn được thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ: nghỉ hè và nghỉ tết; Đối với các lớp đào tạo ngắn hạn được thanh toán tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học, theo chế độ công tác phí hiện hành.

- Tiền tài liệu: Thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ;

- Hỗ trợ tiền ăn: 50.000 đồng/người/ngày

- Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ: Trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ cho học viên tham gia đào tạo thì được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ trong thời gian đi học tập trung, mức hỗ trợ thực hiện theo chế độ công tác phí hiện hành.

d) Trường hợp học trong tỉnh

- Tiền tài liệu: Thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ;

- Trợ cấp tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày đối với học viên học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo của Tỉnh tổ chức; 30.000 đồng/người/ngày đối với học viên học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo của huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức;

- Tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành.

- Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ: được thanh toán chỗ nghỉ trong trường hợp khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở đào tạo từ 30 km trở lên và cơ sở đào tạo không bố trí được chỗ nghỉ, mức hỗ trợ thêm cho học viên 50.000 đồng/người/ngày.

2.2 Hỗ trợ học viên các lớp cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị và đại học chuyên ngành công tác xây dựng Đảng tại Học viện chính trị Hành chính Hồ Chí Minh kể cả hệ tập trung và tại chức 30 ngày trở lên

a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp

b) Tiền học phí: thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ (đối với các lớp trường thu học phí)

c) Trợ cấp theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện trợ cấp đối với học viên đi học tại các trường chính trị (Đối với hệ tập trung học tại Học viện chính trị hành chính Hồ Chí Minh).

d) Trường hợp học ngoại tỉnh:

- Thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ: nghỉ hè và nghỉ tết theo chế độ công tác phí hiện hành.

- Hỗ trợ tiền ăn: 50.000 đồng/người/ngày

- Tiền tài liệu: Thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ;

- Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ như quy định tại Điểm c, Khoản 1 nêu trên

đ) Trường hợp học viên học tại chức tại tỉnh được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo như quy định tại Điểm d, Khoản 1 nêu trên.

2.3. Hỗ trợ học viên học đại học chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công tác, bao gồm cả đào tạo chuẩn hóa và bằng Đại học thứ 2

a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp

b) Được thanh toán 50% các khoản học phí, tiền tài liệu học tập, theo chứng từ hợp lệ. Cá nhân tự lo các khoản chi phí khác.

2.4 Hỗ trợ học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của tỉnh

a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp

b) Tiền học phí: Thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ

c) Chi phí khoán cho 1 khóa đào tạo gồm: lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp, tiền tài liệu, giáo trình và các khoản chi phí khác như sau:

- Thạc sĩ: 7.000.000 đồng/người

- Tiến sĩ: 12.000.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 6.000.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 10.000.000 đồng/người

Chi phí khoán cho một khóa đào tạo được thanh toán 2 lần: giữa khóa đào tạo và cuối khóa đào tạo.

d) Khi nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ, Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2 được trợ cấp đặc biệt như sau:

- Thạc sĩ: 20.000.000 đồng/người

- Tiến sĩ: 50.000.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 15.000.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 35.000.000 đồng/người

đ) Trường hợp học ngoài tỉnh: Được thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ: nghỉ hè và nghỉ tết theo chế độ công tác phí hiện hành và được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày.

e) Trường hợp học trong tỉnh: Được thanh toán tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành. Hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày (Áp dụng cho học viên các huyện về học tại thành phố Huế mà khoảng cách từ nơi cư trú của học viên đến cơ sở đào tạo từ 30km trở lên).

2.5. Hỗ trợ học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của ngành.

a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp

b) Tiền học phí: Thanh toán 50% theo chứng từ hợp lệ

c) Chi phí khoán cho 1 khóa đào tạo gồm: lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp, tiền tài liệu, giáo trình… với mức khoán cho một khóa đào tạo bằng 50% so với cán bộ quy hoạch của tỉnh, cụ thể như sau:

- Thạc sĩ: 3.500.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 3.000.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 5.000.000 đồng/người

Chi phí khoán cho một khóa đào tạo được thanh toán 2 lần: giữa khóa đào tạo và cuối khóa đào tạo.

d) Khi nhận bằng thạc sĩ, Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2 thì được trợ cấp đặc biệt bằng 50% so với cán bộ quy hoạch của tỉnh, cụ thể như sau:

- Thạc sĩ: 10.000.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 7.500.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 17.500.000 đồng/người

2.6 Các học viên được cử đi đào tạo sau đại học theo quy hoạch ở khoản 2.4 và 2.5 nêu trên, trước khi đi học phải cam kết phục vụ công tác trong ngành hoặc đơn vị hiện đang công tác ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo. Trường hợp thôi học giữa chừng hoặc học xong chưa đủ thời gian phục vụ công tác mà chuyển đi ngoài tỉnh hoặc chuyển sang các cơ quan trực thuộc Trung ương quản lý, mà không được sự đồng ý chấp thuận của cấp có thẩm quyền thì phải hoàn trả chi phí đào tạo cho ngân sách nhà nước.

2.7 Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo cho học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của các huyện, thị xã và thành phố Huế:

Giao cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thống nhất với Thường trực Hội đồng Nhân dân cùng cấp, căn cứ vào nhu cầu đào tạo, khả năng cân đối ngân sách để quyết định mức hỗ trợ cụ thể, nhưng không vượt quá mức quy định tại 2.4 nêu trên.

2.8 Hỗ trợ học viên nữ và người dân tộc thiểu số

Ngoài chế độ nêu trên, học viên nữ và người dân tộc thiểu số các lớp quy định tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 được trợ cấp thêm 200.000 đồng/người/tháng. (trừ trường hợp đi học các lớp cao cấp chính trị, cử nhân chính trị và đại học chuyên ngành ở Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tập trung đã có quy định riêng).

2.9 Cơ quan, đơn vị cử cán bộ công chức đi học không chi hỗ trợ tiền chi phí đi lại và tiền thuê chỗ nghỉ đối vối các học viên là cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn đã được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng chi hỗ trợ.

3. Nguồn kinh phí đào tạo và bồi dưỡng

3.1 Phân bổ kinh phí đào tạo và bồi dưỡng

a) UBND các cấp trình HĐND cùng cấp quyết định kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của đề án này cùng với việc trình quyết định phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo hướng cấp nào cử học viên đi học thì do ngân sách cấp đó đảm bảo.

b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chi trả các khoản chi phí đào tạo theo quy định tại đề án này cho học viên thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý. Riêng các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố Huế tổ chức hoặc một số trường hợp đặc thù khác, để thuận tiện cho học viên cơ quan tài chính chuyển kinh phí hỗ trợ cho đơn vị đào tạo chi trả cho học viên.

c) Đối với kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học do kinh phí phát sinh tương đối lớn ngân sách tỉnh cấp bổ sung trực tiếp cho các cơ quan đơn vị có học viên đi học trên cơ sở nhu cầu thực tế phát sinh theo hình thức sau:

- Đối với học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của tỉnh: ngân sách nhà nước tỉnh cấp bổ sung trực tiếp cho các cơ quan, đơn vị có học viên đi học các khoản chi phí đào tạo như: chi phí khoán cho một khóa đào tạo và khoản trợ cấp đặc biệt. Các chi phí khác trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh: ngân sách nhà nước tỉnh cấp bổ sung trực tiếp cho các cơ quan, đơn vị có học viên đi học về khoản trợ cấp đặc biệt sau đại học. Các chi phí khác trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2 Sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

a) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc sử dụng kinh phí đào tạo phải đảm bảo hiệu quả theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

b) Việc thanh toán tiền học phí, lệ phí thi tuyển, tiền tài liệu…(trừ trường hợp khoán chi phí) trên cơ sở chúng từ hợp pháp, hợp lệ; chi phí đi lại thanh toán theo chế độ công tác phí hiện hành; tiền ăn, ở theo số ngày học thực tế được cơ sở đào tạo xác nhận.

c) Các cơ quan, đơn vị cử học viên đi học không chi hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền thuê chỗ nghỉ nếu đã được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo bồi dưỡng chi trả theo quy định.

d) Đối với các khoản trợ cấp cho học viên hàng tháng, nếu học trên 15 ngày thì được tính 1 tháng, nếu học dưới 15 ngày thì được tính nửa tháng (½ tháng). Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn dưới 15 ngày, học viên không được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng.

đ) Trường hợp học viên cử đi đào tạo:

- Nếu tốt nghiệp trước ngày chính sách mới có hiệu lực thì thực hiện thanh toán chế độ theo Quyết định 1812/2008/QĐ-UBND ngày 11/08/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nếu tốt nghiệp sau ngày chính sách mới có hiệu lực thì thực hiện thanh toán chế độ theo chính sách mới.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Hằng năm, các cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố Huế lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể) hoặc Sở Nội vụ để tổng hợp, cân đối nhu cầu đào tạo và khả năng đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo trình thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho các cơ quan chức năng phê duyệt theo phân cấp quản lý cán bộ phù hợp với từng loại hình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho học viên đi học và sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo của ngân sách nhà nước./.







TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Trường Lưu

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương