Jacques Philippe Tìm Kiếm & Giữ Lấy Bình An



tải về 466.89 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích466.89 Kb.
#38208
1   2   3   4   5   6

Đúng là có những lúc Thiên Chúa để cho ước muốn vâng lời này trở thành nguyên nhân gây nên những dằn vặt thật sự. Cũng có trường hợp với những người mà tâm tính quá thận trọng, thì đây là một thử thách rất đau đớn mà Thiên Chúa không bao giờ giải thoát hoàn toàn cho họ ở đời này.

Nhưng điều này vẫn đúng là chúng ta thường khi vẫn phải nỗ lực tiến tới trên con đường của mình theo cách đó với tự do và bình an nội tâm. Và cũng phải biết rằng, như chúng ta vừa nói, ma quỷ ra sức quấy phá chúng ta, nó ma mãnh dùng chính ước muốn thực thi ý Chúa của chúng ta để quấy rầy chúng ta. Đừng để nó “lợi dụng”. Khi một người ở xa Chúa, ma quỷ sẽ cám dỗ người ấy làm điều dữ: nó lôi kéo người ấy đến với những điều xấu xa. Nhưng khi một người đến gần Thiên Chúa và yêu mến Người, chẳng ước muốn gì ngoài việc làm vui lòng Người, vâng lời Người, thì ma quỷ trong khi vẫn tiếp tục cám dỗ họ bằng điều dữ (điều này dễ nhận thấy) vẫn cám dỗ họ nhiều hơn bằng điều lành, nghĩa là nó lợi dụng ước muốn làm điều lành của chúng ta để quấy rối chúng ta. Nó làm điều này bằng cách khiến chúng ta trở nên rất mực thận trọng hoặc bằng cách giới thiệu cho chúng ta một điều lành nào đó mà chúng ta phải thực hiện dù điều đó quá sức hay không phải là điều Thiên Chúa muốn; tất cả chỉ để làm chúng ta nản lòng hoặc mất bình an. Ma quỷ muốn thuyết phục chúng ta rằng, những gì chúng ta làm còn chưa đủ, hoặc chưa làm thực sự vì yêu mến Thiên Chúa hoặc là Chúa chưa hài lòng về chúng ta… Chẳng hạn, nó làm chúng ta tin Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta một hy sinh nào đó mà chúng ta không thể thực hiện và điều này khiến chúng ta vô cùng lo lắng. Nó tạo nên mọi loại hình đắn đo và rối bời trong lương tâm mà lẽ ra chúng ta nên lờ đi một cách đơn sơ và thuần khiết đang khi gieo mình vào lòng Thiên Chúa như những trẻ thơ. Khi chúng ta mất bình an vì những nguyên do tương tự như trên, hãy tự nhủ mình, hẳn là có bàn tay của ma quỷ nhúng vào. Hãy cố gắng lấy lại bình tĩnh; và khi không thể tự mình làm được điều này thì nên chia sẻ với một vị linh hướng. Cách chung, nguyên chỉ việc nói chuyện với người khác thôi cũng đủ để xua tan bối rối và tìm lại bình an.

Nói đến tinh thần tự do này, một tinh thần cổ vũ chúng ta trong hành động cũng như trong quyết định, chúng ta hãy kết luận bằng cách lắng nghe lời của thánh Phanxicô Salêsiô:

Hãy mở lòng và luôn luôn đặt vào tay Chúa Quan Phòng mọi sự, lớn cũng như nhỏ; đồng thời, hãy giành lấy cho tâm hồn con ngày càng nhiều tinh thần dịu dàng và trầm lắng (Thư gởi bà Fléchère, ngày 13 tháng 5 năm 1609).

Lời ta vẫn thường nói với con là, con đừng quá tỉ mỉ trong việc thực hành các nhân đức; tốt hơn, con nên theo đuổi các nhân đức đó một cách nhanh nhẹn, cởi mở, hồn nhiên, trước đây làm sao con cứ làm vậy, với sự tự do, thành thật và đại thể. Ấy là vì ta sợ rằng, thái độ của con sẽ trở nên miễn cưỡng và u sầu. Mong ước của ta là con có một tâm hồn rộng mở trên con đường đến với Thiên Chúa (Thư gửi bà Chantal, ngày 01 tháng 11 năm 1604).


17. Con đường vương giả của tình yêu

Xét xem mọi khía cạnh của một tình huống, cách thức tiến tới, đặt nền tảng trên bình an, tự do, tín thác vào Thiên Chúa, bình tâm chấp nhận những thiếu sót ngay cả những sa sẩy của mình… vậy tại sao đây là đường lối được khuyên bảo? Tại sao con đường này lại đúng đắn hơn việc cứ tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa khi lòng đầy âu lo, do dự và bồn chồn, ước ao không ngơi nghỉ sự trọn lành?

Bởi vì, sự trọn lành đích thực duy nhất chính là sự trọn lành của tình yêu, và trong cách thức thứ nhất, tình yêu đích thực dành cho Thiên Chúa sẽ lớn hơn so với cách thức thứ hai. Thánh Faustina nói, “Khi tôi không biết phải làm gì, tôi hỏi tình yêu, vì tình yêu là vị cố vấn tốt nhất!”. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta trở nên trọn lành, “Anh em hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là Đấng trọn lành”. Nhưng dẫu vậy, theo Thánh Kinh, người trọn lành nhất không phải là người cư xử không có gì đáng chê trách, nhưng là người yêu nhiều nhất.

Cách cư xử hoàn hảo nhất không phải là cách cư xử theo đúng hình ảnh về sự trọn lành mà đôi khi chúng ta tự tạo cho mình, chẳng hạn như cách cư xử không chê vào đâu, không phạm sai lầm và vô tỳ tích. Đúng hơn, cách cư xử hoàn hảo là nơi mà tình yêu đối với Thiên Chúa sẽ vô vị lợi nhất và ở đó, tự phụ tìm kiếm chính mình cũng ít nhất. Ai nhận mình yếu đuối, nhỏ bé và ai thường xuyên té ngã và nhìn nhận mình không là gì dưới cái nhìn của bản thân cũng như cái nhìn của tha nhân, ai không quá lo lắng với hoàn cảnh của mình vì họ được phấn khích bởi niềm tin lớn lao vào Thiên Chúa và biết rằng tình yêu của Người thì vô cùng quan trọng và đáng kể hơn những bất toàn và lỗi lầm của họ gấp bội… người đó sẽ yêu mến nhiều hơn những ai phải dồn nén mối bận tâm nên trọn lành riêng của mình đến nỗi đi tới chỗ phải lo lắng.



“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ”. Phúc cho họ vì được chiếu sáng bởi Thánh Thần, họ học biết không còn cường điệu sự nghèo khó của mình nhưng đón nhận nó cách vui tươi vì họ đặt tất cả hy vọng của mình không vào bản thân nhưng vào Thiên Chúa. Chính Người là sự giàu có của họ, Người sẽ là sự trọn lành, sự thánh thiện và là nhân đức của họ. Phúc cho những ai biết yêu lấy sự nghèo khó của mình vì đó là một thời cơ diệu kỳ để Thiên Chúa thể hiện sự vô biên của Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Người. Chúng ta sẽ nên thánh vào ngày khi mà sự bất lực và hư vô của chúng ta không còn là đối tượng để chúng ta buồn phiền và lo lắng nhưng nó trở nên nguồn mạch của bình an và niềm vui.

Con đường nghèo khó cũng là con đường yêu mến, là cách thức hiệu quả nhất để chúng ta lớn lên và dần dần đạt tới tất cả các nhân đức cũng như rửa sạch chính mình khỏi mọi lỗi lầm. Chỉ có tình yêu mới là nguồn phát sinh sự trưởng thành, chỉ có tình yêu mới đơm hoa kết trái và chỉ có tình yêu mới tẩy sạch tội lỗi hoàn toàn. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói với chúng ta, “Lửa tình yêu tẩy sạch hơn lửa luyện ngục”. Lối suy nghĩ đặt nền tảng trên việc đón nhận cách vui tươi cái khó nghèo riêng tư của mỗi người này không đồng nghĩa với việc cam chịu sự xoàng xĩnh hay từ bỏ khát khao trở nên trọn lành; đúng hơn, đây là con đường nhanh nhất, bảo đảm nhất dẫn đến trọn lành vì nó đặt chúng ta vào chỗ nhỏ bé, tin tưởng và phó thác; nhờ đó, chúng ta được đặt trọn vẹn vào tay Thiên Chúa, Đấng có thể hoạt động trong chúng ta bằng ân sủng của Người, có thể mang chúng ta đến sự trọn lành bằng lòng thương xót tinh tuyền mà chúng ta không tài nào đạt được bằng sức riêng.



18. Một vài lời khuyên dưới hình thức kết luận

Vậy hãy đem ra thực hành tất cả những gì vừa được nói đến với lòng kiên tâm, bền chí và trên hết, không chút nản chí nếu chúng ta chưa đến được với sự trọn lành! Cho phép tôi làm sáng tỏ một sự thật hơi nghịch lý sau đây: Trên hết mọi sự, không bao giờ được đánh mất bình an, bởi lẽ chúng ta không bao giờ có thể tìm thấy bình an hoặc sống trong bình an mãi mãi theo ý muốn của mình! Tiến trình tái đào tạo của mỗi người thì lâu dài, vì thế, kiên nhẫn với chính mình là một điều thật cần thiết.

Cho nên, đây sẽ là nguyên tắc nền tảng: “Tôi sẽ không bao giờ nản lòng!”. Đây là một cách nói khác mượn từ lời của thánh Têrêxa bé nhỏ, một mẫu gương tột bậc về tinh thần mà chúng ta đang cố gắng mô tả trong những trang sách này. Và chúng ta cũng lặp lại ở đây những lời của thánh Têrêxa Cả thành Avila, “Kiên nhẫn đạt được mọi sự”.

Một nguyên tắc rất hữu ích và thiết thực khác là: Nếu không có khả năng làm những việc lớn lao, tôi sẽ không nản lòng, nhưng tôi sẽ làm những việc nhỏ. Đôi khi, bởi không có khả năng làm những việc trọng đại, phi thường, chúng ta lại bỏ qua những việc nhỏ vốn luôn sẵn có cho mình; hơn thế nữa, chúng đem lại biết bao hoa trái cho sự tiến bộ thiêng liêng và như thế, trở nên nguồn mạch của niềm vui, “Tốt lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành thì ta sẽ giao nhiều cho anh. Hãy đến mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (Mt 25, 21). Nếu Thiên Chúa thấy chúng ta trung thành và bền chí trong những việc nhỏ theo những gì mà Người trông mong, thì chính Người sẽ can thiệp và cũng cố nơi chúng ta những ân huệ cao trọng hơn. Hãy áp dụng: Nếu tôi vẫn không thể giữ lấy bình an khi đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn; tốt hơn, tôi nên bắt đầu cố gắng giữ lấy sự bình an này ở những hoàn cảnh thuận tiện hơn trong cuộc sống thường ngày: bình thản và không cáu kỉnh làm những công việc vặt thường ngày, cam kết với chính mình sẽ làm mỗi việc thật tốt trong giây phút hiện tại mà không bận tâm với những gì sẽ đến, nói năng hoà nhã và dịu dàng với những người chung quanh, không quá vội vã trong cử chỉ cũng như trong cách đi lên cầu thang! Những bậc cấp đầu tiên trên bậc thang nên thánh cũng rất có thể là những bậc cấp trong căn hộ của tôi lắm chứ! Linh hồn thường được tái giáo dục bởi thân xác! Những việc nhỏ được làm với lòng yêu mến và để làm vui lòng Chúa thật vô cùng hữu ích trong việc làm chúng ta lớn lên; đó là một trong những bí quyết nên thánh của chị Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Và nếu kiên trì trên con đường này, bằng lời cầu nguyện cùng với những hành vi bé nhỏ mà chúng ta cộng tác với ơn Chúa, chúng ta sẽ có khả năng sống những lời của thánh Phaolô:



Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Pl 1, 6-7).

Với bình an này, ai có thể giựt mất nó khỏi chúng ta?



Phần III

CÁC THÁNH NÓI GÌ VỚI CHÚNG TA

THÁNH GIOAN BONILLA

Tu sĩ dòng Phanxicô người Tây Ban Nha,

sống vào thế kỷ 16, tác giả của một tiểu luận sâu sắc

về sự bình an của linh hồn.

1. Bình an, con đường trọn lành

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, bình an gieo mầm bác ái, tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân trong linh hồn con là lối thẳng tắp dẫn đến sự sống đời đời.

Hãy coi chừng, đừng bao giờ để tâm hồn con xao xuyến, u sầu, kích động hay quá để tâm vào chúng là những điều có thể gây mất bình an. Tốt hơn, con hãy luôn ra sức duy trì bình an, vì Thiên Chúa nói, “Phúc cho những ai sống trong bình an”. Hãy làm như thế và Thiên Chúa sẽ xây dựng trong tâm hồn con một Đô Thị Bình An, Người sẽ kiến tạo nơi con một Ngôi Nhà Hoan Hỷ. Điều mà Người muốn nơi con là, hễ khi nào xao xuyến, hãy tự mình lấy lại sự thanh thản của con, lấy lại bình an của con - trong công việc, trong ý nghĩ và trong tất cả mọi hoạt động của con mà không loại trừ điều gì.

Như một thành phố không thể mọc lên trong một ngày, con cũng đừng nghĩ nội trong một ngày, con có thể đạt được sự bình an thanh thản nội tâm này… Bởi chính trong con, một ngôi nhà phải được xây nên cho Thiên Chúa đang khi chính con, phải trở nên đền thờ của Người. Và chính Thiên Chúa, phải trông coi công trình này. Không có Người, công trình của con không tồn tại.

Thêm vào đó, hãy nhủ mình rằng, dinh thự này được đặt trên nền móng khiêm nhượng.

2. Giữ lấy một tâm hồn tự do và không dính bén

Ý chí con phải luôn sẵn sàng trước mọi tình huống có thể xảy ra. Tâm hồn con không được nô lệ bởi bất cứ điều gì. Khi con hình thành một ước muốn nào đó, nó không thể là nguyên nhân khiến con cảm nghiệm nỗi đau khi thất bại, nhưng hãy giữ tinh thần bình thản như thể con chưa bao giờ mong ước một điều gì. Tự do đích thực bao gồm việc không dính bén vào bất cứ sự gì. Chính trong sự dứt bỏ này mà Thiên Chúa tìm kiếm linh hồn con để thực hiện những việc kỳ diệu lớn lao của Người1.



THÁNH PHANXICÔ SALÊSIÔ

(1567-1622)



1. Thiên Chúa là Chúa của bình an

Vì tình yêu chỉ cư ngụ trong bình an, con phải luôn luôn cẩn trọng gìn giữ sự tĩnh lặng thánh của tâm hồn như cha vẫn thường khuyên nhủ.

Không một ý tưởng nào cũng như không một xáo động tinh thần nào khiến chúng ta lo lắng lại phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng là Hoàng Tử Bình An. Những ý tưởng đó là cám dỗ của kẻ thù, vậy con hãy loại trừ và đừng đoái hoài đến chúng.

Con phải sống bình an mọi nơi và trong mọi việc. Nếu đau khổ xảy đến với chúng ta, dù là bên trong hay bên ngoài, con phải đón nhận nó một cách thanh thản. Nếu niềm vui chợt đến với chúng ta, con cũng hãy đón nhận nó cách thanh thản mà không nhăn mặt. Với sự dữ, có cần chạy trốn không? Phải chạy trốn nó trong bình an, không xao xuyến; bằng không, đang khi chạy trốn, chúng ta có thể vấp ngã và kẻ thù sẽ thừa cơ làm hại. Nếu làm điều lành, con hãy làm trong thanh thản, bằng không, chúng ta sẽ mắc phải bao nhiêu sai lầm vì sự háo hức. Ngay cả những việc đền tội, con cũng phải làm trong thanh thản (Thư gửi Mẹ Bề Trên Tu viện Puy d’Orbe).



2. Làm thế nào để có được bình an?

Chúng ta hãy làm ba điều này, hỡi con gái yêu quý, và rồi con sẽ có được bình an: Hãy có một ý hướng thanh sạch để làm mọi sự vì danh Chúa và cho vinh quang Người. Hãy làm những việc nhỏ đến nơi đến chốn theo lời khuyên của vị linh hướng và giao nó cho Chúa, Người sẽ lo phần còn lại. Tại sao một người có Thiên Chúa làm đối tượng cho mọi ý định của mình lại có thể rối bời lên khi làm bất cứ chuyện gì? Còn gì mà người ấy phải sợ nữa? Không, không. Thiên Chúa đâu có quá dễ sợ với những ai yêu mến Người. Người vui lòng với những gì rất ít ỏi, vì Người biết rõ chúng ta đâu có nhiều. Hãy biết rằng, hỡi con gái yêu quý, Chúa chúng ta được Thánh Kinh gọi là Hoàng Tử Bình An và như vậy, bất cứ nơi đâu Người hoàn toàn làm chủ, thì Người giữ mọi sự mãi trong bình an. Tuy nhiên, đúng là trước khi mang bình an đến một nơi nào đó, Người gây chiến ở đó bằng cách tạo sự phân cách tâm can và linh hồn trước những tình cảm yêu quý, quen thuộc, thân thiết nhất, nghĩa là, lấy khỏi con người lòng yêu cái tôi quá mức, tính cậy mình và tự mãn cùng những tình cảm tương tự.

Giờ đây, khi Thiên Chúa kéo chúng ta ra khỏi những đam mê rất đỗi ngọt ngào, rất đỗi thân thương này, dường như Người đang bóc tươi trái tim chúng ta để chúng ta phải trải qua những cảm thức rất nhức nhối; hầu như đó là tất cả những gì chúng ta có thể làm để vật lộn với linh hồn mình, bởi lẽ sự chia cắt này được cảm nhận một cách rõ ràng. Nhưng giữa tất cả tâm trạng bối rối thiêng liêng này, chúng ta vẫn không mất bình an vì cuối cùng, dẫu bị trấn áp bởi nỗi ngặt nghèo, thì không vì lý do đó mà chúng ta bỏ qua việc hoà hợp ý mình với ý Chúa, hãy duy trì việc hoà hợp này và gắn chặt vào việc làm vui lòng Người, bằng mọi cách không bỏ qua những bổn phận của mình và việc phải hoàn thành chúng; trái lại, chúng ta thực hiện chúng một cách can đảm (Thư gửi Mẹ Bề Trên Tu viện Puy d’Orbe).

3. Bình an và khiêm nhượng

Bình an sinh ra từ khiêm nhượng.

Không gì làm chúng ta bất an hơn kiêu căng và tự cao tự đại. Nếu cảm thấy xót xa bởi một bất toàn hay một lỗi lầm nào đó, và chúng ta ngạc nhiên, rồi phải bối rối và mất kiên nhẫn… vậy thì điều đó có ý nghĩa gì? Không nghi ngờ gì nữa, nó có nghĩa là chúng ta cho mình là một cái gì đó tốt lành, cương quyết và vững vàng… rồi vì thấy chẳng có điều nào đúng như thế cả và những muốn độn thổ khi thấy mình sai lầm… kết quả là chúng ta bồn chồn, khó chịu và không thoải mái. Nếu biết tỏ tường bản thân mình thì thay vì sửng sốt khi thấy mình đang ở trên mặt đất, chúng ta phải tự hỏi, làm thế nào để đứng vững.

4. Mọi sự đều góp phần sinh ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa

Mọi sự đều góp phần sinh ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa; và dĩ nhiên, vì Thiên Chúa có thể và Người biết rõ cách thức rút điều lành ra từ điều dữ. Vậy Người làm điều đó cho ai nếu không phải cho những kẻ chẳng ngần ngại dâng chính mình cho Người?

Quả thế, ngay cả tội lỗi cũng buộc phải biến thành điều lành cho những ai thuộc về Người vì sự quan phòng của Thiên Chúa và lòng nhân hậu của Người hằng bảo vệ chúng ta. Hẳn không bao giờ Đavid trở nên hoàn toàn khiêm hạ nếu ông không phạm tội và Maria Mađalêna hẳn đã không yêu Chúa hết tình nếu không được Chúa tha thứ nhiều; và hẳn không bao giờ Chúa có thể tha thứ những tội lỗi này cho bà nếu bà không bao giờ phạm đến chúng.

Con thấy đó, con gái yêu, Thiên Chúa là kỹ sư tuyệt vời của lòng thương xót: Người biến những khốn cùng của chúng ta thành ân sủng và bào chế ra những phương dược bổ dưỡng linh hồn chúng ta từ nọc độc của tội lỗi.

Hãy nói cho ta nghe những gì Người đã không làm trước những tai ương, đau đớn, bách hại mà chúng ta đang trải qua? Vậy từ nay, nếu con gặp phải những điều bất ưng dẫu nó đến từ đâu, hãy đoan chắc với linh hồn con rằng, nếu nó yêu mến Chúa, mọi sự sẽ biến thành điều lành. Và dẫu có thể con không nhận ra những phương thức, qua đó, điều lành này sẽ xảy ra cho con, con hãy vững tin, nó sẽ xảy ra. Nếu Thiên Chúa để cho đôi mắt con trở nên mù lòa bởi lớp bùn ô nhục thì cốt là để cho con có một cái nhìn trong sáng như là một cách để tuyên dương con. Nếu Thiên Chúa xô nhào con như Người đã làm với thánh Phaolô, kẻ mà Người ném xuống sát đất, thì đó là để nâng con lên tới tận vinh quang của Người.

5. Hãy tuyệt đối khao khát một mình Thiên Chúa, những gì còn lại, phải thật chừng mực

Chúng ta chỉ nên ước muốn một mình Thiên Chúa cách tuyệt đối, hầu như luôn luôn và bất khả xâm phạm; nhưng với những cách thức để phụng sự Người, mỗi người chỉ nên ao ước chúng một cách từ tốn và nhẹ nhàng, để rồi nếu không thích hợp với chúng, chúng ta không quá thất vọng.



6. Tín thác vào Chúa Quan Phòng

Mức độ quan phòng của Thiên Chúa trên chúng ta tuỳ thuộc vào mức độ tín thác chúng ta đặt nơi Người.

Con đừng tiên liệu những khả năng bất ưng có thể xảy đến trong cuộc sống bằng sự e sợ; ngược lại, hãy mong đợi chúng với niềm hy vọng trọn vẹn rằng, khi chúng xảy đến, Thiên Chúa của con sẽ bảo vệ con. Người không ngừng bảo vệ con cho đến giờ phút này, hãy kiên tâm ở lại trong bàn tay quan phòng của Chúa, Người sẽ bang trợ con trong mọi hoàn cảnh, cả những lúc khi con thấy mình không còn khả năng bước đi, Người sẽ cõng con. Con còn sợ gì nữa, hỡi con gái yêu quý, vì con thuộc về Chúa, Đấng đoan chắc với chúng ta rằng, với những ai yêu mến Người, mọi sự trở nên niềm hoan hỷ. Đừng nghĩ ngợi về những gì có thể xảy đến cho ngày mai bởi Người cũng là một người Cha Đời Đời, Đấng chăm sóc con hôm nay cũng sẽ chăm sóc con ngày mai và cho đến muôn đời. Hoặc là Người sẽ trông chừng để không tai hại nào sẽ xảy đến cho con, hoặc nếu Người cho phép bất cứ tai hại nào xảy đến với con, Người cũng sẽ ban cho con một sự can trường bất khả bại để con chống đỡ.

Hỡi con, hãy ở lại trong bình an. Hãy loại khỏi trí tưởng tượng của con bất cứ điều gì có thể làm con buồn phiền và hãy thường xuyên thưa lên cùng Chúa rằng, “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con tín thác vào Ngài, Ngài sẽ giúp con. Ngài sẽ là nơi con trú ẩn và con không còn phải sợ hãi chi, bởi Chúa không chỉ ở với con nhưng còn ở trong con và con ở trong Ngài”. Trong vòng tay của một người Cha như thế, thử hỏi một trẻ thơ còn phải sợ gì nữa? Con gái yêu quý, hãy trở nên như một trẻ thơ. Vì con biết, trẻ thơ đâu cần phải lo nghĩ nhiều điều; đã có những người khác lo nghĩ cho chúng. Chúng đủ mạnh mẽ nếu chúng ở lại với cha mình. Cho nên, con gái yêu quý, con cũng hãy làm như thế và sẽ được bình an.



7. Tránh vội vã

Con hãy làm mọi việc cách cẩn thận nhưng không bao giờ với vẻ hấp tấp và lo lắng.

Đừng lao mình vào công việc, vì bất cứ nôn nóng nào cũng sẽ làm rối tung lý trí và phán đoán của con, thậm chí cản trở con làm tốt chính cái con đang hối hả làm…

Khi khiển trách Matta, Đức Giêsu nói với cô, “Matta, Matta, con lo lắng và bối rối lo âu về nhiều chuyện quá”. Con thấy đó, nếu Matta chỉ đơn thuần là chu đáo, hẳn cô đã không xao xuyến; nhưng ở đây, chính sự bồn chồn và lo lắng đã khiến cô hấp tấp và bối rối. Đây là lý do tại sao Đức Giêsu khiển trách cô.

Dục tốc bất đạt… Cho nên, con hãy bình tâm đón nhận mọi phần việc được trao cho con và tìm cách hoàn thành một cách tuần tự, việc này đến việc kia.

8. Hãy sống bình an khi đối mặt với những lầm lỗi của mình

Chúng ta phải chê ghét những thiếu sót của mình, nhưng chê ghét trong thanh thản và bình an chứ không phải trong cáu kỉnh và xao xuyến; và này, phải kiên nhẫn để thấy những khuyết điểm của con, đồng thời phải làm sao để mưu ích từ những nỗi hổ thẹn thánh của mình. Nếu không làm thế, những khiếm khuyết mà con thấy rất rõ sẽ khiến con thậm chí nhức nhối hơn, và thế là chúng tiếp tục đeo bám con, vì ở đó, chẳng có gì dung túng những sai sót của chúng ta cho bằng một cảm giác lo lắng và bồn chồn hầu loại trừ chúng.



9. Dịu dàng, bình an trong sự nhiệt thành đối với người khác

Hỡi con, Thiên Chúa dành cho con một lòng thương xót vô bờ hầu mời gọi con nên nguồn ân phúc đỡ nâng những người khác, Người rót hương thơm thánh thiện của sự ngọt ngào tâm hồn đối với những người anh em vào chén rượu nhiệt thành của con.

Đó là tất cả những gì con cần, hỡi con yêu quý; lòng nhiệt thành của con nhìn chung thật tốt đẹp, nhưng nó có nhược điểm là hơi khắt khe, có phần quá nóng vội, một chút lắng lo và dễ cáu kỉnh. Giờ đây, nó đang được thanh tẩy khỏi những điều này; để rồi từ nay, lòng nhiệt thành đó sẽ dịu dàng, nhân hậu, rộng lượng, bình an và nhẫn nại (Thư gửi một Chị Phụ Trách Nhà Tập).

10. Và cuối cùng: Chấp nhận - không xao xuyến - không phải lúc nào cũng giữ được bình an

Hỡi con, hãy ra sức để giữ tâm hồn bình an bằng cách trở nên điềm đạm. Ta không bảo con hãy giữ cho tâm hồn luôn luôn bình an, nhưng bảo con hãy nỗ lực để làm điều đó. Đây phải là mối bận tâm hàng đầu của con. Hãy nhận thức những dịp có thể khiến con xao xuyến, vì con không thể kiềm chế tức khắc những thăng trầm nơi cảm xúc mình2.



THÁNH TÊRÊXA AVILA

(1515 - 1582)



Khiêm nhường thật và khiêm nhường giả

Các con thân mến, chúng ta cũng hãy nhận ra một vài hình thức khiêm nhường do ma quỷ gợi lên. Nó ném chúng ta vào nỗi băn khoăn nghiệt ngã nhất bằng cách vẽ ra tính nghiêm trọng của những tội đã phạm. Đây là một trong những lãnh vực, ở đó, ma quỷ quấy phá các linh hồn bằng nhiều phương thức… Mọi việc các linh hồn này thực hiện xem ra bị vây bủa bởi hiểm nguy; tất cả các việc lành của họ, dù tốt đến đâu cũng xem ra vô ích. Một sự ngã lòng đến thế khiến họ bỏ cuộc và cảm thấy không thể hoàn thành bất cứ một điều lành nào, bởi lẽ họ tưởng tượng rằng, mọi sự đáng khen nơi những người khác lại thật tồi tệ nơi họ.

Khiêm nhường, dù cao quý đến đâu, không gây bất an bối rối hoặc kích động linh hồn; trái lại, được đồng hành bởi bình an, niềm vui và sự nghỉ ngơi. Không nghi ngờ, nhận thức đau khổ một cách rõ ràng là do ma quỷ cho linh hồn thấy là nó đáng sa hoả ngục và linh hồn chìm ngập trong u sầu; linh hồn nghĩ rằng, mọi tạo vật khác khi nhìn thấy nó thì phải kinh khiếp và đúng như thế; nếu xét theo một cách nào đó, thì linh hồn không dám cầu xin lòng thương xót. Nhưng nếu là khiêm nhường thật, đau khổ này lại trở nên ngọt ngào và toại nguyện cho linh hồn đến nỗi nó không muốn bị cất đi những đau khổ đó, đau khổ không gây khó chịu cho linh hồn và hầu như không đời nào kiềm hãm nó; trái lại, nó làm cho linh hồn triển nở, có nhiều khả năng hơn để phụng sự Thiên Chúa. Loại hình đau khổ này không hề giống với những loại hình đau khổ khác vốn làm rối tung mọi thứ, kích động mọi chuyện, khiến linh hồn trở nên bất an hoàn toàn và đầy giận dữ. Theo ý của Mẹ, ma quỷ muốn chúng ta tin rằng, đức khiêm nhường là của chúng ta, và nếu có thể được, nó chỉ muốn làm chúng ta mất hết niềm tin vào Thiên Chúa (Way of Perfection, chương 41)3.

THÁNH MARIA NHẬP THỂ

(1566 - 1618)



Phó thác cho ý muốn của Thiên Chúa

Với chỉ một cái thoáng nhìn của linh hồn, nếu chúng ta có thể thấy được tất cả sự tốt lành và thương xót vốn hiện hữu trong những kế hoạch của Thiên Chúa dành cho mỗi người, ngay cả trong những điều mà chúng ta gọi là đáng hổ thẹn, khổ đau hay hoạn nạn… thì hạnh phúc của chúng ta cốt ở chỗ gieo mình vào vòng tay của Thánh Ý Thiên Chúa như một bé thơ gieo mình vào lòng mẹ. Trong mọi sự, chúng ta hãy cư xử với ý hướng chỉ để làm vui lòng Thiên Chúa và rồi, ở lại trong một sự nghỉ ngơi thánh, tin tưởng tuyệt đối rằng, Thiên Chúa là cha chúng ta, Người muốn cứu độ chúng ta hơn chính chúng ta ước ao điều đó.




tải về 466.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương