ĐIỀu lệ CÔng ty cổ phần chè LÂM ĐỒNG


CHƯƠNG V CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT



tải về 390.22 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích390.22 Kb.
#16671
1   2   3   4   5

CHƯƠNG V

CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

Điều 9. Cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm:

a. Đại hội đồng cổ đông;

b. Hội đồng quản trị;

c. Tổng Giám đốc điều hành; và

d. Ban kiểm soát.


CHƯƠNG VI

CỔ ĐÔNG VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Điều 10. Quyền hạn của Cổ đông Công ty

1. Cổ đông là những người chủ sở hữu của Công ty và có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo số cổ phần và loại cổ phần mà họ sở hữu. Trách nhiệm của mỗi cổ đông được giới hạn theo tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ.

2. Người nắm giữ cổ phần phổ thông có các quyền sau:

a. Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền;

b. Nhận cổ tức;

c. Tự do chuyển nhượng cổ phiếu đã được thanh toán đầy đủ theo quy định của Điều lệ này và Luật pháp;

d. Được ưu tiên mua cổ phiếu mới được chào bán tương ứng với tổng số cổ phần phổ thông mà họ sở hữu;

e. Kiểm tra các thông tin liên quan đến cổ đông trong danh sách cổ đông đủ tư cách tham gia vào Đại hội đồng cổ đông và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

f. Trong trường hợp Công ty bị giải thể, được nhận tài sản của Công ty tương ứng với tỷ lệ cổ phần sở hữu, nhưng chỉ sau khi Công ty đã thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ và sau các cổ đông ưu đãi;

g. Yêu cầu Công ty mua lại cổ phần của họ trong các trường hợp quy định trong Điều 90.1 của Luật doanh nghiệp; và

h. Các quyền khác theo quy định của Điều lệ này và Pháp luật.

3. Một cổ đông hoặc một nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên, có các quyền sau:

a. Đề cử các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát theo quy định tại các điều 19.3 và 32.2 tương ứng; và


  1. Kiểm tra và nhận bản sao hoặc bản trích dẫn danh sách các cổ đông có quyền tham dự và bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông.

4. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 3 điều này có quyền yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông trong các trường hợp sau đây :

a. Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao ;



  1. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa bầu thay thế ;

5. Việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo mục a khoản 3 điều này được thực hiện như sau :

a. Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội cổ đông ;

b. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát được quyền đề cử theo quy định tại các điều 19.3 và 32.2 tương ứng.

Điều 11. Nghĩa vụ của các Cổ đông

Các cổ đông có các nghĩa vụ sau:

a. Tuân thủ Điều lệ Công ty và các quy chế; các quyết định của Hội đồng quản trị và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

b. Thanh toán tiền mua cổ phần theo số lượng cổ phần đã đăng ký mua theo đúng thủ tục quy định; không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi Công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được Công ty hoặc người khác mua lại cổ phần ;



  1. Hoàn thành các nghĩa vụ khác do Luật pháp và Điều lệ này ;

  2. Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây :

  • Vi phạm pháp luật ;

  • Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác ;

  • Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với Công ty.

Điều 12. Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và tất cả cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.

2. Đại hội đồng cổ đông thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập và tổ chức tại một địa điểm ở Việt Nam do Hội đồng quản trị quy định tùy từng thời điểm. Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ này quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Các kiểm toán viên độc lập được mời tham dự Đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.

3. Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:



  1. Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của Công ty. Việc triệu tập là cần thiết nếu các kiểm toán viên độc lập thấy rằng cuộc họp là quan trọng để thảo luận về báo cáo kiểm toán hoặc về tình hình tài chính của Công ty và Hội đồng quản trị cũng nhận thấy như vậy.

b. Bảng cân đối kế toán hàng năm, các báo cáo quý hoặc nửa năm hoặc báo cáo kiểm toán của năm tài chính cho thấy Vốn Điều lệ đã bị mất một nửa.

c. Khi số thành viên của Hội đồng quản trị ít hơn số thành viên mà Luật pháp quy định hoặc ít hơn một nửa số thành viên quy định trong Điều lệ;

d. Một cổ đông hoặc một nhóm cổ đông quy định tại Điều 10.3 của Điều lệ này yêu cầu triệu tập Đại hội bằng một văn bản kiến nghị nêu rõ lý do và mục đích cuộc họp, có chữ ký của các cổ đông liên quan (văn bản kiến nghị có thể lập thành nhiều bản để có đủ chữ ký của tất cả các cổ đông có liên quan); và

e. Ban kiểm soát yêu cầu triệu tập cuộc họp nếu Ban kiểm soát có lý do tin tưởng rằng các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Bộ máy quản lý cao cấp vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của họ theo Điều 119 của Luật doanh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị hành động hoặc có ý định hành động ngoài phạm vi quyền hạn của mình.

4.

a. Hội đồng quản trị phải triệu tập một cuộc họp cổ đông trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu nêu tại điểm 3d hoặc 3e trên đây.



b. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập cuộc họp nêu trên, Ban kiểm soát sẽ phải triệu tập cuộc họp các cổ đông;

c. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập cuộc họp, những cổ đông hoặc một nhóm cổ đông có yêu cầu nêu tại Khoản 3d của điều này có thể triệu tập cuộc họp các cổ đông.



  1. Tất cả các chi phí triệu tập và tiến hành một cuộc họp các cổ đông sẽ do Công ty trả. Chi phí này không bao gồm những chi phí do cổ đông chi tiêu khi tham dự Đại hội đồng cổ đông, kể cả chi phí ăn ở và đi lại.

Điều 13. Quyền và Nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề sau:

a. Báo cáo tài chính hàng năm;

b. Báo cáo của Ban kiểm soát về tình hình Công ty;

c. Báo cáo của Hội đồng quản trị;

d. Báo cáo của các kiểm toán viên; và

e. Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty.

2. Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường có quyền ra các quyết định bằng cách thông qua nghị quyết về các vấn đề sau:

a. Phê chuẩn các báo cáo tài chính hàng năm;

b. Mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật doanh nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó với điều kiện là mức cổ tức này không cao hơn mức mà Hội đồng quản trị đề nghị sau khi đã tham khảo ý kiến các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông;

c. Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị;

d. Lựa chọn Công ty kiểm toán;

e. Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

f. Tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và báo cáo tiền thù lao của Hội đồng quản trị;

g. Bổ sung và sửa đổi Điều lệ;

h. Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần, và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng 3 năm đầu tiên kể từ ngày thành lập;

i. Sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty;

j. Tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý.

k. Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty;

l. Giao dịch bán tài sản Công ty hoặc bất kỳ chi nhánh nào hoặc giao dịch mua do Công ty hoặc các chi nhánh thực hiện có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty và các chi nhánh của Công ty tính theo sổ sách kế toán đã được kiểm toán gần nhất;

m. Công ty mua hoặc mua lại hơn 10% cổ phần hoặc cổ phần thuộc bất kỳ loại nào đang phát hành;

n. Việc Tổng Giám đốc điều hành đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị;

o. Công ty hoặc các chi nhánh nào của Công ty ký kết hợp đồng với những người được quy định tại Điều 120.1 của Luật doanh nghiệp với giá trị tương ứng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị của Công ty và các chi nhánh của Công ty tính theo sổ sách kế toán; và

Các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế khác của Công ty;



  1. Cổ đông không được bỏ phiếu cho bất kỳ một nghị quyết nào để thông qua:

a. Các hợp đồng quy định tại Điều 13.2 nếu cổ đông đó hoặc người có liên quan tới cổ đông đó là một bên của hợp đồng; hoặc

b. Việc mua cổ phần của cổ đông đó hoặc của bất kỳ người nào có liên quan đến cổ đông đó.

4. Đại hội đồng cổ đông phải thảo luận và biểu quyết đối với các nghị quyết về các vấn đề đã được đưa vào chương trình họp.

Điều 14. Các đại diện được ủy quyền

1. Các cổ đông có quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông theo luật pháp có thể trực tiếp tham dự hoặc ủy quyền cho đại diện của mình tham dự. Đại diện được ủy quyền không nhất thiết phải là cổ đông.

2. Việc chỉ định đại diện được ủy quyền phải được lập bằng văn bản theo mẫu chung hoặc theo mẫu khác mà Hội đồng quản trị chấp thuận và:

a. Trường hợp là cá nhân thì phải được ký bởi người ủy quyền hoặc bởi luật sư của người đó; và

b. Trường hợp là Công ty thì phải được một luật sư hoặc người được ủy quyền hợp lệ của Công ty đó ký và đóng dấu.

3. Trường hợp văn bản chỉ định đại diện được ủy quyền được một luật sư ký thay mặt cho người ủy quyền thì thư ủy quyền cho luật sư hoặc bản sao có xác nhận hợp lệ của thư ủy quyền đó phải được (nếu trước đó chưa đăng ký với Công ty) nộp cùng với đơn chỉ định đại diện được ủy quyền. Nếu điều này không được thực hiện thì việc chỉ định ủy quyền sẽ bị coi là không có hiệu lực.

4. Lá phiếu bầu của đại diện được ủy quyền trong phạm vi được ủy quyền sẽ có hiệu lực ngay cả khi cổ đông chỉ định đại diện ủy quyền đó đã:

a. Chết hoặc không có khả năng tự chủ hành vi của mình;

b. Hủy bỏ việc chỉ định ủy quyền; hoặc

c. Hủy bỏ thẩm quyền của người thực hiện việc ủy quyền.

Tuy nhiên, điều này sẽ không áp dụng nếu Công ty nhận được thông báo về một trong các sự kiện trên 48 tiếng trước cuộc họp hoặc trước khi cuộc họp được triệu tập lại.

Điều 15. Thay đổi các quyền

1. Với sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông như được quy định tại Điều 13.2, khi vốn cổ phần của Công ty được chia thành các loại cổ phần khác nhau thì theo Luật Doanh nghiệp, các quyền đặc biệt gắn liền với từng loại có thể được thay đổi hoặc hủy bỏ với sự nhất trí bằng văn bản của những người nắm giữ ít nhất 65% quyền biểu quyết của các cổ phần đ phát hành của loại đó hoặc với Nghị quyết được thông qua bởi những người nắm giữ ít nhất 65% quyền biểu quyết của tất cả các cổ đông có mặt tại một cuộc họp của riêng những người nắm giữ loại cổ phần đó.

2. Số lượng đại biểu cần thiết để tổ chức một cuộc họp như vậy ít nhất là hai cổ đông (hoặc đại diện được ủy quyền của họ) nắm giữ ít nhất một phần ba giá trị mệnh giá của các cổ phần loại đó đ phát hành (nhưng tại cuộc họp không có đủ số đại biểu như trên thì cuộc họp sẽ đ­ợc tổ chức lại trong vòng 30 ngày sau đó và bất kỳ một người nào nắm giữ cổ phần thuộc loại đó có mặt trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền đều được coi là đủ số lượng đại biểu yêu cầu). Cũng tại các cuộc họp riêng biệt nêu trên, bất kỳ người nắm giữ cổ phần thuộc loại đó có mặt trực tiếp hoặc qua người đại diện đều có thể yêu cầu bỏ phiếu kín và mỗi người khi bỏ phiếu kín đều có một lá phiếu cho mỗi cổ phần sở hữu thuộc loại đó.

3. Thủ tục tiến hành các cuộc họp riêng biệt như vậy được thực hiện tương tự với các quy định tại Điều 17 và 18.

4. Trừ khi các điều khoản về phát hành cổ phần được quy định khác đi, các quyền đặc biệt gắn liền với các loại cổ phần có quyền ưu đi trong một số hoặc tất cả các vấn đề liên quan đến chia sẻ lợi nhuận hoặc tài sản của Công ty sẽ không bị thay đổi khi Công ty phát hành thêm các cổ phần cùng hạng.

Điều 16. Triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Chương trình Họp, và Thông báo

1. Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông trừ các trường hợp quy định tại Điều 12.4b hoặc 12.4c

2. Người triệu tập Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

a. Chuẩn bị một danh sách các cổ đông có đủ điều kiện tham gia và biểu quyết tại đại hội trong vòng 30 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành Đại hội đồng cổ đông; chương trình họp và các tài liệu phù hợp với Luật pháp và các quy định của Công ty;

b. Xác định thời gian và địa điểm đại hội; và

c. Thông báo cho tất cả các cổ đông về đại hội và gửi thông báo đại hội cho họ.

3. Thông báo Đại hội đồng cổ đông phải bao gồm chương trình họp và các thông tin hợp lý về các vấn đề sẽ được thảo luận và biểu quyết tại đại hội. Thông báo về Đại hội đồng cổ đông có thể được gửi cho cổ đông bằng cách chuyển tận tay hoặc gửi qua bưu điện tới địa chỉ đã đăng ký của cổ đông, hoặc tới địa chỉ do cổ đông đó cung cấp để phục vụ việc gửi thông tin. Nếu cổ đông đã thông báo cho Công ty bằng văn bản về số fax hoặc địa chỉ thư điện tử thì thông báo họp có thể sẽ được gửi tới số fax hoặc địa chỉ thư điện tử đó. Trong trường hợp cổ đông là người làm việc trong Công ty thì thông báo có thể đựng trong phong bì dán kín gửi tận tay họ tại nơi họ làm việc. Thông báo phải được gửi ít nhất 15 ngày trước ngày họp Đại hội đồng cổ đông, (tính từ ngày mà thông báo được gửi hoặc chuyển đi một cách hợp lệ, được trả cước phí hoặc được bỏ vào hòm thư). Nếu Công ty có website, thông báo về họp Đại hội đồng cổ đông phải được công bố trên đó đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông.

4. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông được đề cập tại Điều 10.3 của Điều lệ này có quyền đề xuất các vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Đề xuất phải được làm bằng văn bản và phải được gửi cho Công ty ít nhất 3 ngày trước khi bắt đầu họp Đại hội đồng cổ đông. Đề xuất phải bao gồm họ và tên cổ đông, số lượng và loại cổ phần người đó nắm giữ, và nội dung đề nghị đưa vào chương trình họp.

5. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ có quyền từ chối những đề xuất liên quan đến Khoản 4 của Điều này nếu:

a. Đề xuất không được gửi đúng thời hạn;

b. Vào thời điểm đề xuất, cổ đông hoặc nhóm cổ đông không có đủ ít nhất 10% cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên;

c. Đề xuất không chứa đựng những thông tin cần thiết; và

d. Vấn đề đề xuất không thuộc phạm vi thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông bàn bạc và thông qua các nghị quyết.

6. Đối với từng vấn đề trong chương trình họp, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị dự thảo một nghị quyết.

7. Nếu tất cả cổ đông có quyền biểu quyết hiện diện trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền tại Đại hội đồng cổ đông thì những nghị quyết được Đại hội nhất trí thông qua là hợp lệ ngay cả khi Đại hội đồng cổ đông không được triệu tập một cách phù hợp hoặc nội dung họp không được đưa vào chương trình một cách hợp lý.

Điều 17. Các điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, thông qua quyết định và lập Biên bản Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ trì, hoặc nếu Chủ tịch vắng mặt thì Phó chủ tịch Hội đồng hoặc bất kỳ người nào khác do Đại hội bầu ra sẽ chủ trì. Trường hợp không ai trong số họ có thể chủ trì Đại hội, thành viên Hội đồng quản trị có mặt với chức vụ cao nhất sẽ tổ chức cuộc họp để bầu ra Chủ tọa của đại hội, Chủ tọa không nhất thiết phải là thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc chủ tọa được bầu của Đại hội đề cử một thư ký để lập Biên bản đại hội. Trường hợp bầu chủ tọa, tên chủ tọa được đề cử và số phiếu bầu cho chủ tọa phải được công bố.

2. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 điều này, các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông qua bởi từ 65% trở lên tổng số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền có mặt tại Đại hội đồng cổ đông.


  1. Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ, loại cổ phiếu và số lượng cổ phiếu được chào bán, sáp nhập, tái tổ chức và giải thể Công ty phải được thông qua bởi từ 75% trở lên tổng số phiếu bầu các cổ đông có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền có mặt tại Đại hội đồng cổ đông.

4. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty;

b) Thông qua định hướng phát triển Công ty;

c) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

e) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty.

f) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;


  1. Tổ chức lại, giải thể Công ty.

  1. Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

5. Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.

6. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.

7. Người chủ trì Đại hội đồng cổ đông chịu trách nhiệm lưu các biên bản và gửi cho tất cả các cổ đông ngay khi Đại hội đồng cổ đông kết thúc. Các biên bản này được coi là những bằng chứng xác thực về những công việc đã được tiến hành tại Đại hội đó trừ khi có ý kiến phản đối được đưa ra một cách hợp lệ về nội dung biên bản trong vòng 10 ngày kể từ khi gửi những biên bản đó đi. Biên bản sẽ được lập bằng tiếng Việt, được Chủ tọa đại hội và thư ký ký xác nhận và được lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và tại Điều lệ này. Các bản ghi chép, biên bản, sổ chữ ký của các cổ đông dự họp và văn bản ủy quyền tham dự phải được lưu giữ tại văn phòng Công ty.

8. Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất 65% cổ phần có quyền biểu quyết. Trường hợp không có đủ số lượng đại biểu cần thiết trong vòng 30 phút kể từ thời điểm ấn định khai mạc cuộc họp, đại hội phải được triệu tập lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất. Trong Đại hội đồng cổ đông triệu tập lại cần có số thành viên tham dự là các cổ đông và những đại diện được ủy quyền dự họp đại diện cho ít nhất 51% cổ phần có quyền biểu quyết. Khi Đại hội lần thứ hai không có đủ số đại biểu cần thiết trong vòng 30 phát kể từ thời điểm ấn định khai mạc cuộc họp, một Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba có thể được triệu tập trong vòng 20 ngày kể từ ngày dự định tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần hai và trong đại hội lần này bất kỳ số lượng cổ đông hay đại diện ủy quyền nào tham dự cũng đều hợp lệ và đều có quyền quyết định tất cả các vấn đề mà Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất có thể phê chuẩn một cách hợp lệ.

9. Vào ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông, thủ tục đăng ký cổ đông phải được tiến hành và tiếp tục cho đến khi bảo đảm việc đăng ký đầy đủ tất cả các cổ đông có quyền dự họp.

10. Khi tiến hành đăng ký cổ đông, Công ty sẽ cấp cho mọi cổ đông hoặc đại diện được ủy quyền có quyền biểu quyết một thẻ biểu quyết, trên đó có ghi số đăng ký, họ và tên của cổ đông, họ và tên đại diện được ủy quyền và số phiếu biểu quyết của cổ đông đó. Việc biểu quyết tại Đại hội sẽ được tiến hành bằng cách thu số thẻ ủng hộ một nghị quyết trước, thu số thẻ phản đối nghị quyết đó sau, cuối cùng đếm tổng số phiếu tán thành hay phản đối để quyết định. Tổng số phiếu tán thành, phản đối một vấn đề, hoặc bỏ phiếu trắng, sẽ được chủ tọa thông báo ngay sau khi việc biểu quyết được tiến hành. Đại hội sẽ tự chọn trong số đại biểu những người chịu trách nhiệm kiểm phiếu hoặc giám sát kiểm phiếu và nếu đại hội không chọn thì chủ tọa sẽ chọn những người đó.

11. Cổ đông đến Đại hội đồng cổ đông muộn có quyền đăng ký ngay và sau đó có quyền tham gia và biểu quyết ngay tại đại hội, nhưng chủ tọa không có trách nhiệm dừng đại hội đó để cho họ đăng ký và hiệu lực của các đợt biểu quyết đã tiến hành sẽ không bị ảnh hưởng.


  1. Quyết định của chủ tọa về vấn đề trật tự, thủ tục hoặc các sự kiện phát sinh ngoài chương trình của Đại hội đồng cổ đông sẽ mang tính phán quyết cao nhất.

13. Không cần lấy ý kiến của đại hội, bất cứ lúc nào Chủ tọa Đại hội đồng cổ đông cũng có thể trì hoãn một đại hội đã có đủ số đại biểu cần thiết đến một thời điểm khác và tại một địa điểm do chủ tọa quyết định nếu nhận thấy rằng (a) các thành viên tham dự không thể có chỗ ngồi thuận tiện ở địa điểm tổ chức đại hội, (b) hành vi của những người có mặt cản trở hoặc có khả năng cản trở diễn biến có trật tự của cuộc họp hoặc (c) sự trì hoãn là cần thiết để các công việc của đại hội được tiến hành một cách hợp lệ. Ngoài ra, với sự nhất trí hoặc yêu cầu của Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số lượng đại biểu dự họp cần thiết, chủ tọa đại hội có thể hoãn đại hội. Đại hội họp lại sẽ không xem xét bất cứ vấn đề nào ngoài các công việc lẽ ra đã được giải quyết hợp pháp tại đại hội bị trì hoãn trước đó.

14. Chủ tọa của đại hội hoặc thư ký đại hội có thể tiến hành hoạt động mà họ thấy cần thiết để điều khiển Đại hội đồng cổ đông một cách hợp lệ và có trật tự; hoặc để đại hội phản ánh được mong muốn của đa số tham dự.

15. Hội đồng quản trị có thể yêu cầu các cổ đông hoặc đại diện được ủy quyền muốn tham dự Đại hội đồng cổ đông chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh khác mà Hội đồng quản trị cho là thích hợp. Khi đã xem xét kỹ lưỡng, Hội đồng quản trị có thể từ chối không cho tham dự hoặc trục xuất một cổ đông hoặc đại diện được ủy quyền nào đó không chịu tuân thủ những quy định về kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh này ra khỏi Đại hội.

16 Hội đồng quản trị có thể tiến hành các biện pháp mà họ cho là thích hợp sau khi đã xem xét kỹ lưỡng để:

a. Điều chỉnh số người có mặt tại địa điểm chính họp Đại hội đồng cổ đông;

b. Bảo đảm an toàn cho mọi người có mặt tại địa điểm đó;

c. Tạo điều kiện cho cổ đông tham dự đại hội (hoặc tiếp tục tham dự).

Hội đồng quản trị có thể thay đổi những biện pháp này vào bất kỳ lúc nào. Các biện pháp có thể bao gồm và không hạn chế việc cấp giấy vào cửa hoặc sử dụng những hình thức lựa chọn khác.

17. Trong trường hợp tại Đại hội đồng cổ đông có áp dụng các biện pháp này, khi xác định địa điểm đại hội, Hội đồng quản trị có thể:

a. Thông báo rằng đại hội sẽ được tiến hành tại địa điểm ghi trong thông báo và chủ tọa đại hội sẽ có mặt tại đó (“Địa điểm Đại hội chính”);

b. Bố trí, tổ chức để những cổ đông hoặc đại diện được ủy quyền không dự họp được theo điều khoản này hoặc những người muốn tham gia ở địa điểm khác với địa điểm Đại hội chính có thể đồng thời tham dự đại hội.

Thông báo về việc tổ chức đại hội không cần phải đưa ra chi tiết về những biện pháp tổ chức theo điều khoản này.

18. Trong Điều lệ này (trừ khi hoàn cảnh yêu cầu khác đi), mọi cổ đông sẽ được coi là tham dự đại hội tại địa điểm Đại hội chính.


tải về 390.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương