Đinh Tấn Thành 933 Woodside Dr. Holland, Mi 49424 tiểu sử ĐỨc hộ pháp phạm công tắc giáo chủ ĐẠo cao đÀi tòa thánh tây ninh



tải về 1.06 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.06 Mb.
#6008
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

THÁI BẠCH

Hỉ chư đạo hữu, chư đạo muội, chư chúng sanh, hảo hội hiệp.

Thảm cho nhân loại, khổ cho nhân loại!

Đời quá dữ, tội tình ấy, hình phạt kia, cũng đáng đó chút. Lão vì thương yêu nhân sanh, hội 10 ngày nơi Bạch Ngọc Kinh cải cho qua nạn nhân loại, nhưng luật Thiên Điều chẳng dễ chi sửa đặng. Nạn tiêu diệt hầu gần, hết chém giết lẫn nhau, tới buổi bệnh chướng sát hại.

Lão thấy hình phạt phải châu mày, nhưng ôm lòng ráng chịu, lạy lục khẩn cầu, chư đạo hữu đâu rõ thấu, ngơ ngơ ngáo ngáo như kẻ không hồn thấy càng thảm thiết. Lão tưởng chằng cần phải nói chi một nước nhỏ nhoi, đã đặng danh Thánh Địa là nước Nam này, mà Lão xin không đặng tội cho thành SàiGòn, Chợ Lớn, Gia Định, Huế, Hải Phòng, Hà Nội thay. Thảm! Thảm! Thảm!

Đức Hộ Pháp đã nêu gương trong sáng, suốt cả kiếp sanh đủ can đảm chấp nhận mọi sự thử thách gian lao, bất luận từ đâu đến, không một lời than van oán trách, thừa sức chịu đựng mọi biến cố để cứu vãn tình thế nguy hại cho tương lai tổ quốc và giống nòi Việt Nam.

Kế tiếp đức Ngài còn nhận được nhiều văn thơ của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Hội Nhân Quyền Quốc Tế, và lãnh đạo các cường quốc nhiệt tình hoan nghinh Chánh sách Hòa Bình Chung Sống đại đồng thế giới dung hòa 2 khối Cộng Sản và Tư Bản:

- 21-04-1956 :

International Comission for Supervisionand Control in Combodia.

(Chủ Tịch ủy Hội Quốc Tế Kiềm Soát Đình Chiến tại Cao Miên).



- 24-04-1956 :

Sir Winston Churchill Thủ Tướng Anh Quốc, S.W.7

- 24-04-1956 :

Norodom Sihanouk Upayuvareach du Cambođge

(Quốc Trưởng Norodom Sihanouk Cao Miên).



- 24-04-1956 :

President Guy Mollet (Tổng Thống Pháp Quốc).

- 26-04-1956 :

Ministre D'etat Pierre Mendes France.(Quốc Vụ Khanh Pháp Quốc ấn ký).

- 27-04-1956 :

Felipe Polo Martinex Valdés Tây Ban Nha

- 02-05-1956 :

Chef De Section Departement Des Affaires Polique

Et Du Conseil De sécurité United Nations.

(Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ấn ký).


- 03-05-1956 :

Haut Commissariat Republique Francaise Au Cambodge.

(Đại sứ Pháp tại Cao Miên ấn ký).



- 14-05-1956 :

Division Des Droits De L'homme United Nation.

(Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ấn ký).



- 16-05-1956 :

Samdech Norodom Sihanouk Upayuvareach.

(Quốc Trưởng Cao Miên Norodom Sihanouk ấn ký).



- 19-05-1956 :

Office of The President of The Philippines.

(Tổng Thống Phi Luật Tân ấn ký).



- 05-01-1957 :

Sa Majeste Preah Bat Samdech Preah Norodom Surmarit Roi Du Cambodge.

(Hoàng Đế Cao Miên ấn ký).



Ngày 4-1-1958, cụ Tôn Đức Thắng, ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội gởi văn thơ mời đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và phái đoàn Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh ra viếng thăm đồng bào và bổn đạo Cao Đài tại Hà Nội trong dịp tết Nguyên Đán Mậu Tuất.

Phải chăng chánh sách Hòa Bình Chung Sống do đức Hộ Pháp để xướng ngày 26-3-1956 đến nay đã đượm bông trổ trái dung hòa được 2 khối Cộng Sản và Tư Bản gần gủi với nhau, tương nhượng nhau để tồn tại, ngõ hầu góp phần tháo gỡ nguy cơ tiêu diệt.

Một điểm mừng cho cả nhân loại là tiếng súng chiến tranh im bặt và cường quốc trên thế giới đã bắt tay làm "sứ đồ" thay vì đánh nhau khốc liệt, nhất là các lực lượng đối đầu nhau, kình chống nhau, đã bắt đằu thảo luận chấm dứt sự xung đột.

Những lời tuyên truyền, những luận điệu công kích thóa mạ nhau không còn xuất hiện, thay vào đó là những lời lẽ đầy thân ái chúc tụng, những đề nghị hợp tác song phương và đơn phương liên tiếp được ký kết.

Qủa thật là một biến chuyển hi hửu, ngoài sức tưởng tượng của nhân loại. Chỉ mới vài năm trước đây thôi, còn dãy đày những lò lửa, những hầm thuốc nổ, sẵn sàng nổ tung bất kỳ lúc nào, mà gần đây nhiều cuộc chiến tranh đang bước vào giai đoạn kết thúc thật sự. Một bằng chứng hiển nhiên là nhiều tên lửa chực chờ giết người đã bắt đầu bị tháo gở và phá hủy. Đây là một việc vui mừng cho cả nhân loại.

Một việc hi hửu nữa là 2 nhà lãnh đạo tối cao: Nikhain Gorbachov Tổng bí thư Liên xô và Ronald Reagan Tổng Thống Mỹ cơ hồ như bế tắc trong cuộc gặp gỡ hội đàm đầu tiên vào tháng 11 năm 1985. Trong vòng 40 năm qua 1945-1985, 2 nhà lãnh đạo tối cao Liên xô và Mỹ trước đây chỉ có 12 lần tiếp xúc hội đàm với nhau mà thôi. Hôm nay vì sứ mạng sống còn của nhân loại trên thế giới, họ đã ý thức trách nhiệm chung của họ nên chỉ trong 30 tháng qua 1985 - 1988 đã có 26 lần bộ trưởng ngoại giao của 2 nước Mỹ và Liên Xô gặp gỡ nhau thảo luận nhiều vấn đề quan hệ giữa đôi bên, đưa đến cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Génève tháng 11, 1985, mà lại gặp khó khăn, cơ hồ muốn bế tắc. Do đó Tổng Thống R. Reagan mới đề nghị với Tổng Bí Thư M. Gorbachov: Thôi chúng ta bắt tay làm Sứ Đồ tìm một giải pháp thích hợp dung hòa đôi bên!

Huyền diệu thay! Nhờ quyết tâm tin tưởng và chấp nhận làm Sứ Đồ để tìm một giải pháp dung hòa, nên Tổng Thống Reagan và Tổng Bí Thư Gorbachov mới ký kết được hiệp ước đầu tiên vào tháng 11, 1985, khai thông cho các đàm phán kế tiếp trong những năm sau này:

- Hội đàm lần thứ nhất tại Génève tháng 11 năm 1985.

- " hai Reykjavid 10 1986

- " ba Washington 12 1987

- " tư Moscow 05 1988

Đặc điềm của cuộc hội đàm lần thứ tư tại Mạc Tư Khoa, lần này lại xảy ra sự bất đồng giữa Tổng Bí Thư Gorbachov và Tổng Thống Reagan cơ hồ như muốn bế tắc, chẳng khác nào như buổi gặp gỡ hội đàm lần đầu tiên tại Génève năm 1985. Buổi họp đang căng thẳng thi Tổng Bí Thư M. Gorbachov liền lên tiếng đề nghị với Tổng Thống R. Reagan: Chúng ta nắm tay nhau làm "Sứ Đồ” lần thứ 2, hầu tìm phương pháp dung hòa, giải quyết vấn đề cho được thỏa hiệp cùng nhau, và được sự đồng tình chấp nhận của Tổng Thống R. Reagan. Nhờ vậy mà cuộc hội đàm lần thứ tư tại Mạc Tư Khoa 1988 mới thoát khỏi sự bế tắc, và đã đạt được kết qủa tốt đẹp đúng theo sự mong muốn của đôi bên vào ngày 29-5-1988 tại Moscow.

Chính Tổng Bí Thư M. Gorbachov không ngần ngại tự thuật cho cả phóng viên báo chí quốc tế biết rõ tại cuộc hội đàm lần thứ tư 29-4-1988, là đã 2 lần tự nguyện làm "Sứ Đồ" nên bản thông cáo chung hôm nay mới có dịp ký kết trong bầu không khí vui tươi, cởi mở của 2 phái đoàn Cộng Sản và Tư Bản đã nắm tay nhau làm Sứ Đồ trong 2 lần hội đàm tại Génève 1985 và 1988 vượt qua mọi khó khăn cơ hồ như bế tắc. Nếu Tổng Bí Thư M. Gorbachov không tự thuật những giao kết của 2 nhà lãnh đạo tối cao nắm tay làm sứ đồ để tìm giải pháp tương nhượng nhau, thì cả thế giới chẳng một ai làm gì hiểu biết sự việc hi hửu tình nguyện làm sứ đồ của Tổng Bí Thư M. Gorbachov và Tổng Thống R. Reagan, để đưa nhân loại thoát khỏi hiểm họa diệt vong do chiến tranh nguyên tử đang đe dọa.

Ngộ nghĩnh thay! Nhà lãnh đạo tối cao khối Cộng Sản M. Gorbachov đã ý thức trách nhiệm đối với nhân loại trên thế giới, nên sẵn sàng tự nguyện làm "Sứ Đồ" với Tổng Thống R. Reagan để dung hòa tìm giải pháp hòa bình đại đồng-thế giới. Đây là một diễm phúc lớn lao cho cả nhân loại trên mặt địa cầu này, mà người tín hữu Cao Đài có quyền tin tưởng rằng Thượng Đế đã xoay chuyển thức tỉnh Tổng Bí Thư M. Gorbachov và Tổng Thống R. Reagan để đưa lần nhân loại đến sự thương yêu và công bằng trong tình huynh đệ đại đồng.

Định nghĩa 2 tiếng Sứ Đồ vô cùng thâm thúy đến vận mạng tương lai cho các nước nhược tiểu và cả nhân loại đang phập phồng lo sợ chiến tranh nguyên tử sắp xảy ra trong mai hậu đã bắt đầu tin tưởng 2 khối Cộng Sản và Tư Bản dung hòa tương nhượng nhau trong tình thương của Thượng Đế.

Kế tiếp, tình hình quốc tế biến chuyển theo chiều hướng tốt đẹp của những lời tuyên bố Tổng Bí Thư M. Gorbachov: Biến gươm đao thành lưỡi cày. Thiết lập một khu vực không có khí giới hạt nhân, khu vực Hòa Bình ở Châu Á Thái Bình Dương.

Một thế giới không có vũ khí và bạo lực, một thế giới mà mỗi dân tộc đều được tự do lựa chọn con đường phát triển lối sống của mình.

Người tín hữu Cao Đài rất hãnh diện là có một vị lãnh đạo là cố Hộ Pháp Phạm Công Tắc, trước đây 30 năm, không một ai ngờ được là 26-3-1956, đức Ngài đã đề xướng chánh sách Hòa Bình Chung Sống, ý thức 2 khối Cộng Sản và Tư Bản đang đối nhau kịch liệt, thề không đội trời chung, kẻ mất người còn, thì làm sao tránh khỏi những lời phê phán nông cạn, hẹp hòi, ích kỷ: "Làm gì dung hòa được 2 khối Cộng Sản và Tư Bản, rất uổn công mò kim đáy giếng", nhưng đã vô tình quên đi bài học lịch sử trước kia, cũng vì quá nông cạn, vội vàng phán đoán, phủ nhận sáng kiến của Bác Sĩ Kopemic ở thế kỷ thứ 17, minh chứng quả đất xoay quanh mặt trời.

Hân hạnh thay! Trên 30 năm qua, đức Hộ Pháp đã tiên đoán 2 khối Cộng Sản và Tư Bản nhất định phải dung hòa nhau để tồn tại sống còn, và hôm nay đã trở thành hiện thực, mà cả nhân loại trên hành tinh này không thể chối cải được. Chính Tổng Bí Thư M. Gorbachov và Tổng Thống R. Reagan đã 2 lần đóng vai tuồng "Sứ Đồ" để hoàn thành tốt đẹp 4 lần hội đàm, tháo gở ít nhiều sự hiềm khích trước kia, để đi đến sự hiểu biết nhau, tương nhượng nhau, đỡ phần âu lo cho nhân loại về chiến tranh hạt nhân.

Với trọng trách của đức Thượng Đế đã giao phó, đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng của nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, đức Ngài hết Âu du rồi Á du. Ngài đã từng hướng dẫn phái đoàn Chức sắc Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh viếng thăm Tổng Thống nước Triều Tiên, cùng như thăm Tổng Thống Tưởng Giới Thạch để phổ biến nền Đại Đạo ở Á Châu, gây tình huynh đệ mật thiết với Nam Triều Tiên và Đài Loan.

Để tưởng niệm công đức những bậc anh hùng dân tộc đã trọn hy sinh vì dân vì Tổ Quốc, đức Hộ Pháp đáp ứng đúng lời di ngôn cuối cùng của Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để điện hạ. Ngày 12-10-1954, đức Ngài hướng đứa một phái đoàn chức sắc sang Tokyo (Nhật Bổn) rước tro đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để từ Đông Kinh về SàiGòn và quàng tại đền thờ Đức Tổ Hùng Vương SàiGòn trong 3 ngày đêm liên tiếp cho thân hào nhân sĩ, dân chúng, cùng ngoại giao đoàn đến tưởng niệm công ơn bậc anh hùng đã hy sinh thể xác nơi đất khách quê người. Sau khi đồng bào đến tưởng niệm xong rồi, Hội Thánh Cao Đài mới rướt tro đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để Điện Hạ về Tổ Đình Tòa Thánh Tây Ninh lo phần hương khói.

Thừa cơ hội đức Hộ Pháp đã lưu vong qua nước Cao Miên, ngày 16-2-1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ hướng dẫn Tráng Củ và Tráng Liệt (2 người con trai của đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở tại Huế) cùng đi lên Tây Ninh hiệp với ông Tỉnh Trưởng Tây Ninh là Nguyễn Văn Vàng làm áp lực cưởng chế Hội Thánh Cao Đài, bức bách buộc phải giao "tro đức Cường Để" cho Tráng Củ và Tráng Liệt mang tro về Huế để thờ phượng và lo phần hương khói.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại quá quan tâm lo ngại đến chánh sách Hòa Bình Chung Sống đang phát triển nhanh chóng trên khắp các tỉnh, quận, xã Miền Nam Việt Nam, do chức sắc Hiệp Thiên Đài như: Phạm Duy Nhung, Nguyễn Minh Ngòi, Huỳnh Văn Hương, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn văn Tú, Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Hữu Khỏe, Trần Tấn Hợi, Bùi Văn Tiếp, Đồ Hoàng Giảm v.v. ., thuộc ban vận động CSHBCS Miền Nam là một chướng ngại lớn lao cho chế độ Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ. Do đó chánh quyền Miền Nam Việt Nam mới ra tay trấn áp Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh bằng biện pháp khống chế Hội Thánh phải giao phần tro cốt đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để mà Hội Thánh đã lo phần hương khói suốt một năm qua tại Báo Ân Từ cho Tráng Củ và Tráng Liệt thỉnh đem về gia đình ở Huế để thờ phượng, với mưu đồ đào tận rễ, là không còn lưu lại chút di tích chánh trị của Đức Cường Để Điện Hạ còn sót lại tại vùng Thánh Địa Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.

Sau khi tỉnh trưởng Tây Ninh Nguyễn Văn Vàng và Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ trấn áp Hội Thánh trong buổi họp kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, Đại Huynh Hiến Pháp Trương Hữu Đức bực mình. Trên cương vị Đại Diện Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh mà bị trấn áp, Ngài Hiến Pháp liền cáo từ rời khỏi phòng họp với lý do kém sức khỏe, nhường cho Hội Thánh thảo luận vối phái đoàn Chánh Phủ do Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ hướng dẫn.

Biết rõ sự rút lui của Ngài Hiến Pháp, Tỉnh Trưởng tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Vàng mới chấp nhận danh từ Biên Nhận do Sĩ Tải Lê Quang Tấn đã đề nghị buổi ban đầu, không còn bảo thủ danh từ Giao Lãnh như trước nửa mà phải ghi rõ là tờ "Biên Nhận".

Việc tranh luận danh từ Giao Lãnh và Biên Nhận được ngã ngũ là tờ Biên Nhận, và Hội Thánh nhượng bộ cho phái đoàn Chánh Phủ lấy tro của đức Cường Để đang được lo phần hương khói tại Báo Ân Từ.

Sau khi Phái Đoàn Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ làm áp lực Hội Thánh lấy tro đức Cường Để tại Báo Ân Từ xong, thì đến Đền Thánh vào bái lễ đức Chí Tôn. Khi Phái Đoàn vừa ra khỏi Đền Thánh bước xuống tam cấp (các nấc thang trước Đền Thánh) thì bị Sĩ Tải Lê Quang Tấn chận lại với sự trợ lực của Sĩ Tải Nguyễn Ngọc Trân không cho Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ bước lên xe. Bị bắt buộc, Phó Tổng Thống Thơ phải ra lịnh cho Tỉnh Trưởng Vàng phải trao cho một tờ Biên Nhận (theo đề nghị của sĩ Tải Tấn) cầm làm bằng mới được bước lên xe trở về SàiGòn. Thình lình bị sĩ Tải Tấn ngăn chận, Phó Tổng Thống Thơ rất bực bội, tự ái, lớn tiếng truyền lịnh: "Anh Vàng đưa cho họ một tờ biên nhận đi."

Trước tình thế bắt buộc chẳng đặng đừng, Tỉnh Trưởng Nguyễn Văn Vàng phải trao cho sĩ Tải Lê Quang Tấn một bản Biên Nhận ấn ký đã nhận phần tro của đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để để làm bằng. Đồng thời, Phó Tổng Thống Thơ liền gọi Trung úy Trưởng Ty Công An Tây Ninh đến bến cạnh vả chỉ thị cho Trung úy Phước "Tôi gởỉ 2 vị này cho anh" sự diễn tiến đã gây nhiều dư luận xôn xao cho số chức sắc và bổn đạo đứng chung quanh, nhất là lời chỉ thị ngắn gọn của Phó Tổng Thống Thơ bao gồm sự đe dọa sâu sắc cho số phận của nhị vị Sĩ Tải Lê Quang Tấn và Nguyễn Ngọc Trân.

Việc gì đến nhất định phải đến, chỉ vì bảo thủ sỉ diện trước chỗ đông người, Phó T.T.Thơ mới gởi Sĩ Tải Tấn và Trân cho Trưởng Ty Công An Tây Ninh như thế. Cả chức sắc hiện diện tin chắc rằng tai họa sẽ ập đến cho nhị vị Sĩ Tải Tấn và Trân.

Quả thật không sai, chỉ 3 ngày sau thi Tỉnh Trưởng Tây Ninh Nguyễn Văn Vàng có thơ mời nhị vị Sĩ Tải Lê Quang Tấn và Nguyễn Ngọc Trân đến Tòa Hành Chánh Tỉnh Tây Ninh để thẩm vấn nhiều việc gay gắt, nhưng uy quyền Hội Thánh vẫn còn, nên mọi việc đều được xếp lại êm ấm.

Thiết nghĩ vào năm 1926 dân số Tỉnh Tây Ninh chưa được 40.000 người. Nhưng kể từ khi đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hoằng khai nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trên nước Việt Nam, lại chọn Tỉnh Tây Ninh để kiến tạo ngôi Đền Thánh Cao Đài thì đồng bào ở các Tỉnh ồ ạt qui tụ về Tòa Thánh Tây Ninh càng thêm đông đảo, và dân số Tây Ninh tăng lên trên 400.000 trong năm 1956.

Hồi tưởng lại, với 2 bàn tay trắng, đức Hộ Pháp và một số Chức sắc, Bổn Đạo "Tiền Bối" đã vững niềm tin nơi đức Cao Đài Thượng Đế, chẳng ngại gian lao khổ cực, đã dày công khai sơn phá thạch, đốn gốc phá chồi, biến 96 mẫu rừng hoang vu đầy hùm beo ác thú trở thành một vùng Thánh Địa trù phú. Nơi đây có một ngôi Đền Thánh khang trang lộng lẫy, có thể sánh vai cùng các kỳ quan thế giới, có nhiều dinh thự, văn phòng, cơ sở, trung tiểu học, viện đại học, dưỡng lão đường, cô nhi viện, bệnh viện, Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung và lại thêm có một phi trường nằm cạnh bốn Trí Huệ Cung, nhất nhất đều do sáng kiến, hướng dẫn, đôn đốc sáng tạo của Đức Hộ Pháp.

Du khách thập phương mỗi khi đến viếng Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, không một ai nghĩ rằng trước đây là một khu rừng cấm hoang vu, không một ai lui tới khi mặt trời bắt đầu xế bóng, mà hôm nay trở thành một đô thị khách vãng lai tấp nập.

Một bằng chứng còn lưu lại đối với các du khách và phái đoàn các Tôn Giáo, là chỉ nhìn vào hàng cây cổ thụ trước Đền Thánh mà từ trước đến giờ thưòng gọi là “rừng thiên nhiên”, một di tích lịch sử, khối đức tin mãnh liệt của Bổn đạo Cao Đài. Không cơ khí, chỉ 2 bàn tay trắng, đã biến khu rừng cấm 96 mẫu hoang vu trong thời gian kỷ lục là 3 tháng đã trở thành phồn thịnh, với những đại lộ thênh thang như Bình Dương Đạo v.v... Dọc ngang những con đường thẳng tấp, những cây cầu như Đoạn Trần Kiều, Giải Khổ Kiều v.v... bao bọc vùng Thánh Địa vói 20 Phận Đạo, nhà cửa được xây cất ngay hàng thẳng lối dọc theo các Phận Đạo thuộc ngoại ô Tòa Thánh xuyên thẳng vào các cửa ra và vào Nội Ô Tòa Thánh. Ngoài ra đức Hộ Pháp có sáng kiến tạo thành Đại Lộ Chánh Môn, mà bổn đạo thường gọi là Đại Lộ Xuyên Á, tức là Đại Lộ này sẽ nối liền với các nước Châu Á trong tương lai.

Điểm đặc biệt là các du khách đến viếng Tòa Thánh Tây Ninh, một nơi không thể quên được là "Chợ Long Hoa" hay Long Hoa Thị chuyên bán đồ ăn chay quanh năm suốt tháng. Nổi bậc nhất là sự mua bán rất phải chẳng, không thách giá, và cân đo lường sòng phẳng, nhã nhặn, vui vẻ và rất mến chuộng khách hàng, bất luận từ đâu đến, đó là niềm tự hào của tín hữu Cao Đài tự bảo vệ thanh danh cho Long Hoa Thị mà các phái đoàn du khách thường nhắc nhở khen ngợi: Chợ Long Hoa rất thanh lịch, mẫu mực. Tiếng đồn vang dội về Long Hoa Thị vẫn còn ghi đậm vào ký ức các du khách vãng lai. Các tín hữu Cao Đài thuộc nhiều thế hệ sanh ra lớn lên trong vùng Thánh Địa hào hùng, đạo đức, không bao giờ xao lảng công ơn đức Hộ Pháp đã dày công huấn giáo, rèn luyện đi vào nề nếp và rất xứng danh Long Hoa Thị, gương mẫu về thái độ lịch sự, niềm nở, ân cần, nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giao tế với khách hàng. Đó là nét đặc trưng nổi bật của Long Hoa Thị lúc bấy giờ.

Đức Hộ Pháp thường nhắc nhở và chỉ dẫn các Chức Sắc, Chức Việc, Bổn Đạo về việc lập công bồi đức trong nền Đại Đạo. Chẳng những dành riêng cho hàng Chức Sắc Thiên Phong, mà đức Chí Tôn còn chiếu cố cho cả môn đệ, bất luận nam nữ mỗi người đều có đức tin vững chắc nơi Thầy, Mẹ cùng nhiệt tâm trọn hiến mảnh thân phàm vun bồi công quả, nhất định sê đạt được phẩm vị thiêng liêng của Chí Tôn đã dành sẵn. Những gương trong sáng của Phối Thánh Màng Và Bùi Ái Thoại mà toàn cả Bổn Đạo đều biết rõ, chỉ là một "tín hữu công quả" thợ hồ, thợ đấp vẽ, đã dày công qủa kiến tạo ngôi Đền Thánh mà vẫn đạt được Phẩm Phối Thánh, một phẩm vị thiêng liêng cao trọng mà đức Chí Tôn đã dành sẵn cho cả môn đệ hiếu thảo, khi thoát xác phàm.

Một truyền thống đặc biệt của Tỉnh Tây Ninh mãi còn lưu lại là "trò nhớ ơn thầy" mà đức Hộ Pháp hằng quan tâm gìn giữ, bảo vệ với tinh thần "Tôn sư trọng đạo", đức Hộ Pháp đã nêu cao gương trong sáng mẫu mực của người học trò, lúc nào cũng nhớ đến công ơn ông thầy dày công huấn giáo, rèn luyện và đào tạo mình trong lúc còn niên thiếu cho đến khi trở thành người hữu dụng cho xã hội sau này.

Theo thông lệ hàng năm, mỗi độ xuân về, Tết Nguyên Đán, đúng ngày mùng 3 Tết, mặc dù là một chức sắc lãnh đạo Tôn Giáo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, đức Phạm Công Tắc không quên bổn phận đối với ông Thầy đã dạy minh học trước kia. Đức Ngài mặc Quốc Phục, áo dài đen, chích khăn đóng đen đúng theo phong tục tập quán cổ truyền Việt Nam, thân hành đến tận nhà ông Thầy dạy học trước kia là ông Đốc Học Giảng để mừng tuổi ông Thầy cũ, tỏ lời tôn kính và chúc mừng năm mới. Chính vì điều này, đức Hộ Pháp đã lưu lại tấm gương trong sáng cao đẹp cho 3 triệu tín đồ hằng ghi nhớ "tôn sư trọng đạo", và cho đồng bào Tỉnh Tây Ninh "Trò nhớ ơn thầy".

Vì lý tưởng sống cho muôn dân, cho cả nhân loại bằng chủ thuyết Hòa Bình Đại Đồng Thế Giới, nhất là thảm cảnh lầm than thống khỗ của đồng bào 2 miền Nam-Bắc Việt Nam, cũng như bao nỗi thăng trầm của đất nước, nên đức Hộ Pháp mới có văn thư số: 21/HP-VPHN ngày 26-3-1956 gởi đến cụ Hồ Chí Minh, Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và gởi đến cụ Ngô Đình Diệm Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa một chương trình thống nhất đất nước Việt Nam. Văn thư này đề cho 2 cụ trọn tâm nghiên cứu và tìm phương pháp hay khéo bổ cứu vào mọi khuyết điểm, hầu chánh phủ 2 miền Nam - Bắc có thể thực hiện được. Để đáp ứng đúng nguyện vọng của đồng bào trên toàn quốc, nhất là kêu gọi lòng ái quốc nồng nàn của 2 cụ, bản văn thư kêu gọi hãy cương quyết gạt bỏ mọi tư hiềm, thành kiến, không để ngoại bang xâm nhập vào nội quyền Việt Nam và tìm phương cứu nước.

Đức Hộ Pháp đã tự nguyện hiến mảnh thân phàm làm con tế vật phụng sự nhân loại, từng lãnh cái khổ của muôn người làm cái khổ của chính mình, để thắng khổ rồi giải khổ. Vì thế mà đức Ngài thường nhắc nhở, giáo huấn cả Chức Sắc và Bổn Đạo: "Quyền luật nào lập ra tại mặt địa cầu này mà không trái với tâm lý của nhân loại thì nó sẽ tiến triển theo sự tấn hóa của nhân loại, đặng bảo tồn sanh mạng của nhân loại cho được vĩnh viễn và hạnh phúc. Ấy thế đạo của đời chân chánh đó vậy!". Đức Ngài cũng thường huấn giáo: "Đức Chí Tôn đến hoằng khai nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trên đất nước Việt Nam, đức Chí Tôn không bắt buộc môn đệ của Ngài làm gì quá sức mà chỉ bắt buộc môn đệ của Ngài phải thực hiện cho ra thiệt tướng sự thương yêu và quyền công chánh nơi mặt thế này thì đạo Cao Đài mới ra thiệt tưởng".

Niên kỷ càng cao sức phàm càng yếu lại thêm chồng chất nỗi lo âu của đồng bào 2 miền Nam - Bắc đang chia đôi, ngoại quyền chi phối, bao nhiêu thảm cảnh của đồng bào và Bổn đạo dồn dập, đức Hộ Pháp qúa suy tư lo nghĩ nên thọ bệnh áp huyết cao, phải vào nằm điều trị tại bệnh viện Foundation Calmette Thủ Đô Phnom Penh.

Đang nằm trên giường bệnh, đức Ngài cho mời một số Chức Sắc Trấn Đạo Tần Quốc tại Phnom Penh đến tận giường bệnh để nghe những lời phán dạy sau cùng: Bần Đạo qui thiên, tạm gởi thể xác nơi đất Cao Miên một thời gian, ngày nào nước nhà độc lập, thống nhất, hoặc thực hiện đúng theo chánh sách hòa bình, trung lập, mục phiêu đời sống của bần đạo, thì mới đưa Liên Đài về Tòa Thánh Tây Ninh.

Đại huynh Chánh Phối sư Thái Khí Thanh, khâm trấn đạo Tần Quốc, đại diện cho cả chức sắc nam nữ hiện diện tôn kính đáp: đệ tử xin trọn tuân lệnh đức Ngài. Đức Hộ Pháp tiếp: "Bần đạo tạm gởi thể xác lại đất Cao Miên là bần đạo cùng muốn chung chịu cảnh chia đôi của đồng bào 2 miền Nam-Bắc. Bần đạo đã tiên liệu rồi, việc phải đến sẽ đến, nước nhà chưa thống nhất thì không gấp gì hồi hương. Vậy phải bình tâm chờ một thời gian nữa sẽ thấy thiên cơ xoay chuyển có lợi cho Việt thường về mặt tinh thần".

Đồng thời, đức Hộ Pháp còn gởi cho quốc trưởng Norodom Sihanouk bức di ngôn, và kính gởi đến Hoàng Thượng Norodom Surmarit (Vua cha thái tử Sihanouk) hết sức thâm thúy thân tình (cả hai bức thơ đều viết bằng Pháp Ngữ).



Xin tạm dịch bức di ngôn gởi cho Quốc Trưởng Norodom Sihanouk ra Việt Ngữ:

Hộ Pháp Phạm Công Tắc

Kính gởi Hoàng Thân Norodom Sihanouk

Thưa Điện Hạ

Bần đạo gởi những dòng chữ này đến Điện Hạ trên giường bệnh của bần đạo (bệnh viện Calmette). Sức khỏe của bần đạo càng ngày càng suy giảm và bần đạo nghĩ không còn sống bao lâu nữa.

Vậy bần đạo gởi những dòng chữ này để cám ơn Điện Hạ và Chánh Phủ Hoàng Gia đã dành cho bần đạo với đoàn tùy tùng và cho tất cả tín đồ Cao Đài của bần đạo sự khoản đãi rộng rãi và sự dễ dãi.

Bần đạo thành tâm cầu nguyện Thượng Đế Cao Đài và Phật Tổ ban hồng ân che chở cho Vương Quốc Cao Miên và Điện Hạ để chóng thực hiện và nhất là thành công vẻ vang Chánh Sách Hòa Bình, Trung Lập và Chung Sống. Chánh sách đặc biệt và ưu ái của bần đạo, mà chưa thể thực được.

Bần đạo thành tâm ước mong rằng tổ quốc thân yêu của chúng tôi, nước Việt Nam, có thể đeo đuổi Chánh Sách ấy trong một ngày gần đây. Tay bắt tay cùng đi với nước Cao Miên trong đường lối thương yêu và cộng đồng giữa hai dân tộc Miên - việt.

Bần đạo sẽ hoàn toàn sung sướng được yết kiến lần cuối cùng với Điện Hạ, để tỏ bày tất cả những lời cám ơn của bần đạo, nhưng bần đạo không biết sức khỏe của bần đạo còn chờ được hay không ngày trở về của Điện Hạ.

Dù sao tình thân hữu thâm niên của chúng ta, nhân danh lòng thương yêu và tình huynh đệ giữa hai dân tộc Miên Việt, và nhất là nhân danh tương lai bất khả phân ly của 2 nước chúng ta Cao Miên và Việt Nam.

Bần đạo cung kính xin Điện Hạ như một ân huệ cuối cùng đặc biệt cho Thánh Thất Cao Đài chúng tôi khỏi phải chịu dưới lệnh phá hủy, để giữ kỷ niệm độc nhất của bần đạo trên đất Cao Miên.

Để giúp Điện Hạ có một ý tưởng đúng đắn về tình hình qua, bần đạo trân trọng gởi đến Điện Hạ bản sao đơn thỉnh nguyện của bần đạo vừa chuyển đệ đến Hoàng Thượng.

Bần đạo phải thoát kiếp nơi đây. Bần đạo xin yêu cầu Điện Hạ cho phép bần đạo tạm gởi thi hài ở nơi đất Cao Miên, dưới sự bảo vệ tối cao của Hoàng Gia Cao Miên. Ngày nào tổ quốc thân yêu của chúng tôi là nước Việt Nam được thống nhất và theo Chánh sách Hòa Bình Trung Lập mục phiêu đời sống của bần đạo, tín đồ của chúng tôi sẽ di thi hài về Tòa Thánh Tây Ninh.

Bần đạo khẩn cầu Điện Hạ và Chánh Phủ Hoàng Gia, sau khi bần đạo thoát xác, dành cho đoàn tùy tùng và cả thiện nam tín nữ của bần đạo sự khoản đãi rộng rãi, và sự dễ dãi như trước để tu hành theo Tôn Giáo của chúng tôi.

Biết rằng Điện Hạ sẽ chiếu cố đến đơn thỉnh cầu này, bần đạo sẽ thanh thản nhắm mắt đem theo cái kỷ niệm dịu dàng nhất trong đời của bần đạo.

Cung kính xin Điện Hạ chấp thuận lòng tri ân vĩnh Viễn của bần đạo.

Phnom Penh, ngày 14 tháng 5 năm 1959.

HỘ - PHÁP

( Ẩn Ký )

PHẠM CÔNG TẮC

226, Phlauv Preah Bat Norodom à Phnom Penh.

Di ngôn của đức Hộ Pháp biểu lộ khí phách hào hùng, sống phụng sự cho nòi giống, cho nhân loại, thác-kỳ vọng ngày thanh bình cho đất nước Việt Nam.

Mặc dù đang, nằm trên giường bệnh, đức Ngài gọi từng chức sắc đến căn dặn từng chi tiết, trách nhiệm của mỗi chức sắc, nhất là hướng dẫn những chức sắc tùy tùng trong đoàn lưu vong nhiều điều cần thiết trong mai hậu.

Lại thêm một việc thận trọng chưa từng có, là sau khi gởi bức thơ di ngôn chuyển đệ lên Quốc Trưởng Norodom Sihanouk vào ngày 14-5-1959, do Sĩ Tải Lê Quang Tấn ghi vào "sổ chuyển giao" và chính tay Sĩ Tải Tấn đã đem vào Hoàng Cung nhận lãnh, ký tên vào sổ chuyển giao hẳn hòi, song đức Ngài còn bảo mời Trưởng Huynh Thái Chánh Phối Sư Thái Khí Thanh khâm trấn Đạo Tần Quốc đến tận giường phán dạy: "ngày thứ bảy là ngày Hoàng Thượng Norodom Surmarit tiếp kiến thần dân Cao Miên theo thông lệ vào thứ bảy hàng tuần, Hiền Đệ và Giáo Hữu Thái Đồng Thanh hãy vào Hoàng cung bái kiến Hoàng Thượng Surmarit dâng bức di ngôn của bần đạo đến tận tay Hoàng Thượng tường lãm".

Tuân lịnh đức Ngài, Trưởng Huynh Thái Chánh Phối Sư Thái Khí Thanh và Giáo Hữu Thái Đồng Thanh đã đến Hoàng Cung vào sáng ngày thứ bảy, được ban tổ chức sắp xếp nhị vị qùi vào hàng thứ 3 trong số người Cao Miên đang qùi chờ vua Surmarit giá lâm tiếp kiến thần dân trong nước.

Đặc biệt thay! Đức vua Norodom Surmarit vừa đến sân chầu, thấy thần dân đang qùi chờ đợi mà lại có 2 vị chức sắc Cao Đài mặc sắc phục trắng, nên đức Hoàng Thượng Surmarit liền đi thẳng đến nhị vị Thái Khí Thanh và Thái Đổng Thanh tiếp nhận bức di ngôn, và liền mở ra xem và phán dạy: "về thưa lại với đức Hộ Pháp, Hoàng Thượng đã nhận được bức di ngôn và chấp nhận hết những lời yêu cầu."

Trưởng Huynh Chánh Phối Sư Thái Khí Thanh và Giáo Hữu Thái Đổng Thanh bái lễ Hoàng Thượng kiếu từ ra khỏi Hoàng Cung đi thẳng đến bệnh viện Calmette kính trình với đức Hộ Pháp là nhị vị đã làm xong sứ mạng của đức Ngài đã giao phó.

Sau khi phán dạy cả chức sắc nam nữ suốt những ngày sau cùng tại bệnh viện Calmette, đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc qui thiên tại bệnh viện thủ đô Phnom Penh vào lúc 13 giờ 30 chiều nhằm ngày Ĩ7-5-1959, nhất là 50 ngàn tín hữu Cao Đài tại Cao Miên vô cùng xúc động khi được tin đức Ngài đã thoát xác, và thể xác được đưa về Thánh Thất Cao Đài, thuộc Trấn Đạo Tần Quốc (Toul Sway Prey) Quận 5, Thủ Đô Phnom Penh để lo phần tang lễ, hưởng thọ 70 tuổi.

Đức Hộ Pháp qui thiên để lại trong lòng nhân thế một niềm thương tiếc vô cùng tuyệt đối. Ba triệu con tim cùng chung nhịp đập đều hướng về Thủ Đô Phnom Pênh, tưởng niệm công ơn bậc tối cao đã trọn hiến mảnh thân phàm phục vụ cho nhân loại. May mắn thay 50 ngàn tín hữu Cao Đài tại Cao Miên có diễm phúc tề tựu về Thánh Thất Phnom Penh "thọ tang" suốt 10 ngày đêm túc trực bên cạnh Liên Đài của đức Ngài niệm kinh cầu nguyện, mỏ chuông không dứt tiếng.

Ngoài ra đại diện các Tôn Giáo từ các tỉnh xa xôi Siemriep, Kompongthom, Kopong Cham, Soayrieng, Pursat, Takeo, Kampot, Mimot, Kratié, Battambang v.v... đồng đến chia buồn Hội Thánh và bái lễ chào vĩnh biệt đức Ngài với những tràng hoa lưu niệm vô cùng sâu sắc thắm đượm tình đoàn kết Tôn Giáo. Đồng thời các ngoại giao đoàn tại Thủ Đô Phnom Penh, nhất là các đại sứ của 2 khối Cộng Sản và Tư Bản đã tiếp nhận được bản cương Lĩnh Chánh Sách Hòa Bình Chung Sống của đức Ngài đã đề xướng vào ngày 26-3-1956 đều có nhiệt tình cao đẹp chiếu cố đến đặt tràng hoa tưởng niệm trước Liên Đài, chào vĩnh biệt bậc vĩ nhân thế kỷ 20, đã trọn hy sinh phục vụ hòa bình cho nhân loại.

Điểm nổi bật trong tang lễ là sự hiện diện của Thủ Tướng Pen Nouth, đại diện Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Hiên hướng dẫn một phái đoàn đến phân ưu cùng Hội Thánh, đặt vòng hoa tưởng niệm và bái lễ trước Liên Đài đức Ngài rất trân trọng.

Một phái đoàn Phật Giáo, đại diện cho đức Sải Cả, đến trì kinh, đặt vòng hoa phân ưu, và tiễn đưa Liên Đài đức Ngài nhập Bửu Tháp để đáp lại tình luyến tiếc vói đức Hộ Pháp trong 2 chuyến từ Toà Thánh Tây Ninh đến tham dự những buổi lễ Phật Giáo tại Phnom Penh trước kia, cùng đàm đạo thân mật. Nên nhớ vào những năm 1950 - 1952 đức Sải Cả Phật Giáo Cao Miên đã 2 lần mời đức Hộ Pháp đến hội kiến.

Còn tại miền Bắc Việt Nam, nữ Giáo sư Hương Dư, đại diện Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tại Thánh Thất Cao Đài Hà Nội thiết lễ "tưởng niệm'' rất trọng thể có đại diện Chánh Phủ Miền Bắc VNDCCH đến dự.

Cao qúi thay! Sau một thời gian đi công du ở Hải Ngoại vừa mới trở về tới Thủ Đô Phnom Penh, đức Quốc Trưởng Norodom Sihanouk, chủ tọa một buổi họp báo trước sự hiện diện của các phóng viên, ký giả quốc tế và ông Tổng Trưởng Bộ Thông Tin Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên. Quốc Trưởng Norodom Sihanouk có trả lời một câu phỏng vấn của ông Giang Kim, chủ nhiệm nhật báo Hữu Nghị phát hành tại Thủ Đô Phnom Penh như sau:



"Tôi rất tiếc ngày trở về nước, không được hội kiến với đức Hộ Pháp lần chót. Khi trở về thì đức Ngài đã mất. Tôi sẽ hoàn toàn chấp nhận những lời đề nghị của đức Hộ Pháp, và xin nhờ nhà báo chuyển tới bổn đạo Cao Đài là tôi đã ra lệnh cho Chánh Phủ thi hành đúng theo lời yêu cầu của đức Hộ Pháp."

Riêng phần Chức Sắc và bổn đạo tại Miền Nam còn bị chế độ khắc khe, không cho Hội Thánh và bổn đạo cử hành tang lễ. Giọt nước mắt của người tín đồ ngoan đạo đã bị bạo quyền cấm chảy, càng làm nứt nỡ bao con tim của những tín hữu đã trọn hiếu thảo trung thành với đức Hộ Pháp.

Tuy nhiên với lòng trung kiên, nhẫn nhục tuyệt vời của Chức Sắc và Bổn Đạo nam nữ vẫn âm thầm lặng lẽ, bất chấp hiểm nguy cử hành tang lễ đức Hộ Pháp vô cùng trọng thể. Mãi đến cuối năm 1963, sau khi luật đào thải tự nhiên chấm dứt một chế độ, kỷ niệm qui thiên của đức Hộ Pháp được Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh chánh thức ban hành cho các Thánh Thất trên toàn quốc đồng thiết lễ "Qui Thiên" để tưởng nhớ công đức đức Ngài hết sức long trọng vào ngày mùng 10 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Đức Hộ Pháp đã vì mục đích cứu đời, cứu vớt chúng sanh mà đã xem thường mạng sống cá nhân, trọn hy sinh cả kiếp sanh, bỏ xác nơi đất khách quê người, để cùng chung chịu cảnh chia đôi của đồng bào 2 miền Nam - Bắc Việt Nam. Thật đúng là một bậc vĩ nhân của thế kỷ 20, làm hồi chuông cảnh tỉnh, giác ngộ dục vọng con người trên mặt thế này. Đức Ngài đã lưu lại tấm gương trong sáng, khiêm tốn, đạo đức cao đẹp tuyệt đối để phụng sự nhân loại tiến đến hòa bình và đại đồng thế giới, tức là soi đường dẫn lốỉ cho nhân loại tiến bước trên đường tận thiện, tận mỹ trong tình huynh đệ nhìn nhau một cha chung.

Tổ phụ ta thường bảo: sống có cái nhà, thác có cái mồ. Song, đức Hộ Pháp tôn kính của chúng ta qui thiên nơi đất lạ quê người chỉ có cái Liên Đài trơ trọi với gió sương mứa nắng! Âu cũng là do thiên ý đã an bày!!!

Lại thêm một huyền diệu thiêng liêng làm chấn động cả thế giới về cuộc qui thiên của đức Hộ Pháp xuất hiện tại Pháp Quốc, do nữ đồng tử Sarah Bartel tiếp nhận và ghi chú những lời trên không trung về việc thoát xác của vị giáo chủ toàn cầu của đạo Cao Đài là đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc (Báo Le Lien số: 4, tháng Juin năm 1959, trang 30), đã giáng cơ mà nữ đồng tử Sarah Bartel ghi chép:



" Để thống nhất tất cả đệ tử thần linh trên toàn quốc.

Rền than nhưng vẫn hy vọng!

Cùng chư vị thần linh ở phương tây

Chúng ta có một bổn phận đối với anh, chị chúng ta ở Phương Đông và Cực Đông, là bổn phận hợp tinh thần trong việc hợp tác huynh đệ đề tìm biết rõ về vô hình."

Một tiếng nói trên không trung nói với chúng ta như vầy:



Nếu đạo đức đem lại một đời sống hạnh phúc là vì đạo đức là một tình thương yêu cao cả, thì tình thương yêu chỉ là một với tình thương yêu cả nhân loại và cả hư vô.

"Tiếng nói đó là tiếng nói nào mà người ta càng nghe tỏ rõ khi lỗ tai phàm không thể nghe rõ? Tiếng nói đó là tiếng nói nào mà nó ở ngoài vật thể, và ở ngàn nơi trên thế giới địa hoàn, mà những tấm lòng yên lặng và mở rộng dẫu ở Phương Đông cũng như ở Phương Tây, hoặc như ở Phương Bắc như ở Phương Nam, để chờ tiếp nhận những lời Thánh Giáo giống nhau đề cạn tỏ sự hòa hợp của tầm hồn.



"Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vừa mới thoát xác ngày 17 -5-1959 hồi 13 giờ 30 phút (giờ Cao Miên) tại bệnh viện Calmette, Thủ Đô Phnom Penh. Đúng giờ định thì những Thiên Thần cầm lộng vàng đến tiếp rước Ngài, còn các hung thần thi bị đuổi đi xa tịt mù, đóng thành một lằn đen xa thẳm, như đóng khuôn cho một cảnh giới Thiên Đàn mở rộng thêm mãi.

Nhiều đấng vô hình mặc thiên phục đỏ, tốp khác thì mặc thiên phục xanh, còn tốp khác thì mặc thiên phục vàng, và cũng còn hàng ngàn những vị mặc thiên phục trắng.

Những vị mặc sắc phục trắng nói rằng: độ lượng là mối tình thương yêu đặt mình chúng ta trọn vẹn để phục vụ tình bác ái.

Sau rốt những vị mặc sắc phục đỏ tuyên bố: sức lực mới là tình thương yêu giúp chúng ta gánh chịu tất cả mọi khó khăn cho cái gì mà ta yêu mến.

Bốn tốp ấy đã nói rồi thì ''tiếng nói" của tất cả các tiếng nói ở trong tâm của mỗi người, dầu ở nơi thiên giới hay ở địa giới, hoặc ở trung giới. Tiếng nói ấy đã nói: Trong bốn màu hợp lại thành một.

Người đã hạ mình xuống nơi hạ giới làm một Giáo Chủ tốt Hộ Pháp Phạm Công Tắc Hãy trở về lòng của ta là tiếng nói của tất cả tiếng nói.

Từ ngày 27-5-1959, hồi 7 giờ thì trong cả mặt thế, trong các giới tất cả những người ở trong đại cơ quan đồng tử đều được nhận thấy, và nghe rõ tất cả những việc mà tôi đã ghi chép y như trên

Chứng chắc thật!

Bà Sarah Bartel Đồng tử

Nhà số: 20, đường Alibert Paris 10ème



Каталог: booksv -> khaitam -> TIEU%20SU%20DHP%20-%20HC
khaitam -> I/. introduction to caodai religion 3 ii/. Meaning of word "tao" in caodai religion 4
khaitam -> 1. Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần (1950). 1 Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ, Hưỡn
khaitam -> NHỮng lời tiên tri đẦy huyền diệu củA Ông phật sống là ĐỨc hộ pháp phạm công tắc mà Ít ngưỜi biếT ĐẾN
khaitam -> Thánh Thơ của Thượng Sanh. 1 Holy Letter of His Holiness Thượng San
khaitam -> Giải thích Đức Di Lạc cỡi cọp. Giải thích tám khuôn hình trước bao lơn Đền Thánh
khaitam -> Hình Tòa Thánh Picture of Holy See
khaitam -> I/. introduction to caodai religion 1 ii/. Meaning of word "tao" in caodai religion 2
khaitam -> 1. Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần (1950). 1 Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ, Hưỡn
TIEU%20SU%20DHP%20-%20HC -> Đinh Tấn Thành

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương