ĐIỂm tin báo chí chúc mừng năm mớI


Với lượng hợp đồng tăng dồn dập, VFA khẳng định, giá lúa mùa cao điểm sẽ cao và ổn định



tải về 454.48 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích454.48 Kb.
#38272
1   2   3   4   5   6   7

Với lượng hợp đồng tăng dồn dập, VFA khẳng định, giá lúa mùa cao điểm sẽ cao và ổn định.


Nhiều doanh nghiệp cho rằng, không chỉ mua 1 triệu tấn mà có thể tăng lên tới 1,5 triệu tấn tạm trữ. Bởi khả năng kho bãi của các doanh nghiệp đã tăng lên rất nhiều. VFA cũng nên có biện pháp kiểm soát, để các doanh nghiệp đều thực hiện, nếu không sẽ có doanh nghiệp mua giá thấp và xuất giá thấp; cũng cần thông báo danh sách doanh nghiệp mua tạm trữ ngay từ bây giờ, để có sự chuẩn bị.

VFA sẽ công bố mua dự trữ 1 triệu tấn gạo, phân bổ cho tối đa 65 doanh nghiệp, tăng hơn 10 doanh nghiệp so với 2010, nhằm mở rộng địa bàn mua, và giá mua là theo giá thị trường, không thấp hơn 5.000 đồng/kg. VFA cũng cảnh báo DN không tự ý bán gạo 25% tấm vào thị trường tập trung, khi chưa ký được hợp đồng tập trung, nghiêm cấm ký bán cho tư nhân trước khi ký hợp đồng tập trung Chính phủ. Khi ký rồi, các doanh nghiệp có thể tự do bán, nhưng phải đăng ký với VFA.

Theo VFA, đến 31/1, lượng gạo bán đăng ký trên hợp đồng đã là 1,515 triệu tấn, tăng 15,74% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hợp đồng đăng ký trong tháng 1 cũng ở mức cao, chủ yếu là 2 hợp đồng tập trung với Malaysia và Inđonesia, chiếm trên 300.000 tấn. Lượng xuất khẩu gạo tháng 1 của đạt trên 485.000 tấn, cao hơn kế hoạch dự kiến 350.000 - 400.000 tấn. Đây là tháng đầu năm có số lượng giao hàng cao nhất từ trước đến nay, nhờ đẩy mạnh giao hàng nhanh cho các hợp đồng tập trung với Indonesia và Banladesh đã ký trong tháng 12/2010 và 1/2011.

Hiện nhiều doanh nghiệp đang lo lắng, vì chưa ký hợp đồng với Philippines cho năm 2011. Việc này đã ảnh hưởng đến giá gạo Việt Nam, do tâm lý đầu cơ giá xuống khi vụ đông xuân vào thu hoạch. Đồng thời, do áp lực lãi suất cao, một số thành viên phải bán nhanh với giá thấp theo các hợp đồng thương mại, đã tăng thêm áp lực giảm giá trên thị trường. Nhưng theo ông Phong, việc tiêu thụ gạo vẫn khả quan, vì đã được bổ sung bằng hợp đồng ký với Indonesia và Bangladesh từ cuối năm 2010 đến nay. Nếu Việt Nam ký tiếp hợp đồng với Philippines theo thỏa thuận Chính phủ, và được tăng cường với các hợp đồng thị trường khác như Cu Ba, Irắc, Malaysia, lượng hợp đồng đăng ký sẽ tăng nhanh, việc tiêu thụ lúa gạo đông xuân và hè thu sẽ thuận lợi hơn năm trước. VFA dự kiếnxuất khẩu gạo quý I sẽ đạt 1,6 triệu tấn; quý II có thể xuất 2,24 triệu tấn.

Theo 24h


Hai giải pháp đột phá cho nông nghiệp  
Khu vực nông thôn là nơi sản xuất và cung ứng chủ yếu lương thực, thực phẩm, hàng hóa... cho Thủ đô. Nhưng hiện nay, giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 6,4% trong cơ cấu kinh tế chung của Hà Nội. Ngành nông nghiệp Hà Nội xác định hai giải pháp đột phá là hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa, quy mô lớn và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Giải bài toán lao động

Hà Nội có trên 192 nghìn hécta đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 57,6% diện tích đất tự nhiên, gần 4 triệu người sống ở khu vực nông thôn phần lớn không có việc làm ổn định.


Năm 2010, lực lượng lao động nông thôn có trên 2.400.000 người, chiếm tỷ lệ 62,5% lực lượng lao động trong độ tuổi của TP. Trong số lao động hiện có ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 52%.
Theo ông Trần Xuân Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT, trong 5 năm qua (2006-2010) TP đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2006, có khoảng 380.000 lao động được đào tạo nghề, đạt tỷ lệ 25,8% tổng số lực lượng lao động.
Đến năm 2010, số lao động đã qua đào tạo khoảng 630.000 người, đạt tỷ lệ 29% tổng số lao động (tăng 3,2%). Trung bình mỗi năm TP giải quyết việc làm cho khoảng 69.000 lao động nông thôn. 
Để người dân "ly nông không ly hương", Hà Nội hướng số lao động nông thôn vào làm việc tại các làng nghề, dạy nghề để họ về địa phương phát triển sản xuất và vươn lên làm giàu. Theo đó, bài toán lao động nông thôn phải được giải quyết tốt thì nông nghiệp cũng như diện mạo nông thôn Hà Nội mới khởi sắc.
Năm 2011, Hà Nội phấn đấu giảm số lao động nông nghiệp xuống dưới 20% so với tổng số lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt từ 40 đến 45%, thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn đạt 25 triệu đồng/người/năm. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để Hà Nội hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian ngắn nhất.

Hình thành vùng sản xuất tập trung

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, ông Việt cho rằng, năm 2011 ngành nông nghiệp sẽ hoàn thành việc lập quy hoạch tổng thể nông nghiệp TP. Trong đó đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa.


Đối với những nơi có điều kiện thuận lợi về tưới, tiêu và thâm canh, sẽ tập trung xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao như Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Đông Anh, Thanh Oai… Vùng sản xuất rau an toàn (RAT), cây ăn quả đặc sản, hoa, cây cảnh sẽ được quy hoạch ở vùng bãi sông Hồng, sông Đáy thuộc các huyện ven đô, trong đó phấn đấu phát triển 15.000ha diện tích để phát triển sản xuất RAT chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường Hà Nội. Những vùng khô hạn chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, vùng trũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Hà Nội sẽ hướng tới sản xuất cây cảnh, hoa xuất khẩu chứ không chỉ dừng lại ở phục vụ thị trường trong nước. 
Đối với vùng Ba Vì, Sóc Sơn, sẽ nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, cải tạo đưa vào trồng trám, sấu, chè để tăng thu nhập cho người trồng rừng. Vùng đồng các huyện Thanh Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa ngoài thâm canh 2 vụ lúa, chỉ đạo mở rộng phát triển vụ đông gieo trồng chủ lực các giống như đậu tương, khoai lang, ngô để đạt giá trị 80-90 triệu đồng một hécta.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, ngành sẽ đầu tư xây dựng vùng chăn nuôi lợn nạc, bò thịt, bò sữa, gia cầm và thủy cầm ở các vùng đồi gò để hình thành vùng nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giữ môi trường sinh thái. Trong đó chú trọng phát triển kinh tế trang trại tập trung quy mô đàn lớn, ổn định đầu ra, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ phát triển những giống cây ăn quả chất lượng cao như thanh long, hồng xiêm (Xuân Đỉnh), bưởi Diễn, cam Canh… để nhân rộng phù hợp với đồng đất từng vùng. Để giảm thiệt hại do thời tiết, khí hậu, các địa phương sẽ xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái công nghệ cao.
Trước mắt, Hà Nội sẽ hình thành 3 đến 4 khu nông nghiệp công nghệ cao; quy hoạch 1-2 khu nông nghiệp sinh thái, hoa cây cảnh ở 3 khu vực, gắn với các trung tâm phía Nam, phía Tây và vùng Mê Linh, Sóc Sơn.

Với những giải pháp có tính đột phá, Hà Nội phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế nông thôn đạt tỷ trọng là tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tăng lên 43%; thương mại dịch vụ tăng lên 32%; nông nghiệp, thủy sản 25%. Mỗi năm tăng thêm 2 -3% số lao động nông thôn được đào tạo nghề; giải quyết việc làm cho 110 nghìn đến 120 nghìn lao động. Để đạt được kết quả đó, TP và các quận, huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch hằng năm dành khoảng 30% tổng chi ngân sách đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là nguồn lực quan trọng, có yếu tố quyết định để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân nông thôn.



Theo Hanoimoi

Cá tra sẽ được gỡ khỏi sách đỏ của WWF
Ngày 8-2, trang web của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Thụy Điển khẳng định sẽ đưa cá tra ra khỏi danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản nước này.

Lời hứa trên được đưa ra sau khi tham tán thương mại Việt Nam tại Thụy Điển có buổi làm việc với WWF Thụy Điển. Thụy Điển là nước cuối cùng đưa cá tra Việt Nam ra khỏi sách đỏ. Trước đó, WWF tại Na Uy, Thụy Sỹ, Hà Lan, Bỉ đã rút cá tra ra khỏi danh sách đỏ vì vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của cộng đồng và doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.


Theo Phapluattp

GIAO THƯƠNG

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 1 đạt 1,6 tỷ USD



Tiếp đà tăng trưởng từ cuối năm ngoái, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng 1/2011 vẫn được duy trì với tổng kim ngạch ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng hơn 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng nông sản chính vẫn đóng vai trò quan trọng với kim ngạch xuất khẩu đạt 910 triệu USD (tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu tăng cao trong dịp năm mới khiến giá thành của phần lớn các mặt hàng nông sản đều tăng. 

Cao su là mặt hàng thu lợi nhiều nhất khi xuất khẩu 70.000 tấn đạt giá trị 250 triệu USD, tăng gần 29% về lượng và tới 82,8% về giá trị so với cùng kỳ. Hiện giá cao su trên thị trường thế giới ở mức cao kỷ lục tới gần 5.000 USD/tấn. 

Hạt điều và tiêu cũng là hai mặt hàng được giá trong tháng Giêng, trong đó, mặt hàng tiêu xuất khẩu được 7.000 tấn, dù giảm về lượng nhưng lại tăng tới hơn 40% về giá so với cùng kỳ năm trước. Hạt điều xuất khẩu 15.000 tấn với giá trị 98 triệu USD, tăng khá cả về lượng và giá trị. 

Trong tháng 1, gạo xuất khẩu đạt khoảng 380.000 tấn, tương ứng với 200 triệu USD, tăng nhẹ về lượng và giá so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng càphê xuất khẩu đạt 100.000 tấn với giá trị 175 triệu USD, giảm hơn 30% về lượng và 13,2 % về giá trị so với cùng kỳ.


Để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành tiếp tục nâng cao chất lượng và uy tín thương mại cho các mặt hàng này ở cả thị trường trong và ngoài nước, đồng thời, Bộ cũng hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm này vào các thị trường quan trọng như Trung Quốc, EU, châu Á và Bắc Mỹ; tiếp cận và thâm nhập thị trường Nam Mỹ, Trung Đông. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú ý tăng cường quản lý chất lượng, kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường.


Theo TTXVN



Giá lương thực tiếp tục tăng kỷ lục



Liên Hiệp Quốc vừa thông báo giá lương thực thế giới tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 1-2011 và tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn do bão tuyết ở Mỹ và lũ lụt ở Úc.


Theo hãng tin Reuters, hôm qua 3-1 Cơ quan nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết chỉ số giá lương thực đã tăng trong bảy tháng liên tiếp và đã chạm mức 231 vào tháng 1-2011, cao hơn đỉnh cũ 224,1 hồi tháng 8-2008. Đây là mức kỷ lục kể từ khi FAO đưa ra chỉ số lương thực từ năm 1990.

“Giá lương thực sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức cao trong nhiều tháng tới”, Reuters dẫn lời chuyên gia lương thực FAO Abdolreza Abbassian cho biết. Các chuyên gia FAO cho biết trận bão tuyết lớn tại Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lúa mì mùa đông của nước này, đồng thời làm tê liệt quá trình vận chuyển ngũ cốc và gia súc.

Ở Úc, giá đường đã tăng lên tới mức cao nhất trong vòng 30 năm qua do bão Yasi đe dọa phá hủy sản lượng đường nước này. Giá dầu cọ Malaysia, loại dầu ăn được ưa chuộng ở các nước đang phát triển, tăng lên mức kỷ lục trong ba năm qua do lũ lụt.

Reuters cho biết giá lương thực tăng cao đã buộc các công ty thực phẩm lớn tăng giá sản phẩm. Công ty sản xuất sản phẩm đồ ăn sáng bằng ngũ cốc lớn nhất thế giới Kellogg Co cho biết đã phải tăng giá rất nhiều sản phẩm đề bù đắp chi phí nhiên liệu cao như đường và ngũ cốc.

“Thông báo của FAO đã gây báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới”, Reuters dẫn lời chuyên gia tổ chức Oxfarm Gawain Kripke cho biết. “Các chính phủ cần tránh sai lầm quá khứ là cấm xuất khẩu lương thực, bởi nó chỉ khiến tình hình thêm rối ren và người dân ở những nước nghèo nhất phải trả giá”. Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới phải “thức tỉnh” để nhìn nhận đầy đủ nguy cơ của tình trạng giá thực phẩm tăng cao.

Hiện một số quốc gia trên thế giới đang tích trữ lương thực nhằm kiềm chế giá cả. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, mua 820.000 tấn gạo hồi tuần trước và giảm thuế nhập khẩu đối với gạo, đậu nành và bột mì. Algeria mua gần 1 triệu tấn bột mì và đẩy nhanh tốc độ nhập khẩu ngũ cốc.



Ở Trung Mỹ, Honduras kìm giá rất nhiều mặt hàng thực phẩm cơ bản. El Salvador tăng đầu tư vào các chương trình giảm nghèo thêm 30%, trong khi Guatemala đang xem xét giảm thuế với bột mì và cung cấp thực phẩm miễn phí cho nông dân không có đất đai.

Nguồn TOT


tải về 454.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương