ĐIỂm tin báo chí chúc mừng năm mớI


Hàng đủ, giá giảm là điều tất yếu



tải về 454.48 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích454.48 Kb.
#38272
1   2   3   4   5   6   7

Hàng đủ, giá giảm là điều tất yếu.


Ngoài ra, sự tăng trưởng về chủng loại, lượng hàng tươi sống và hàng phục vụ Tết tại các siêu thị cũng góp phần không nhỏ trong việc kìm đà leo thang giá trong dịp Tết năm nay. Nhiều siêu thị không chỉ kéo dài thời gian phục vụ trong Tết, mà còn nhanh chóng tung ra các chương trình khuyến mãi sau Tết. Siêu thị Big C, sáng mùng 3 Tết, khi mở cửa trở lại, đã đồng loạt triển khai 5 chương trình khuyến mãi kéo dài từ ngày 6.2 đến 27.2, áp dụng cho hơn 1.100 mặt hàng, có mức giảm giá từ 5 - 40%. Ngoài ra, chương trình bán hàng bình ổn vẫn chưa kết thúc, khiến giá các chợ ngay sau tết không thể tùy tiện tăng.

Ngày mùng 6 tháng Giêng, dạo một vòng các chợ truyền thống ở Hà Nội, không khí mua bán vẫn “èo uột”, bởi người dân ngoại tỉnh vẫn chưa trở lại sau Tết. Các chợ lưa thưa người bán, người mua, mặc dù giá giảm nhanh đến bất ngờ. Cà chua đã giảm từ 2.000 đến 3.000 đồng một kg, hành hoa giảm xuống 1.000 đồng một lạng, rau mùi 3.000 một lạng, rẻ hơn cả mức giá hồi đầu tháng Chạp. Các loại thủy sản dù chạy hàng sau Tết, nhưng giá cũng ổn định chứ không tăng như mọi năm.


Tại các chợ khu vực ngoại thành và chợ tỉnh lân cận xung quanh Hà Nội, giá sau Tết cũng giảm nhanh, không tuân theo quy luật tăng hoặc giữ giá khá lâu sau Tết như mọi năm. Bà Trần Thị Mai, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cho hay, giá giảm từ trưa 30 tết, chứ không giống năm ngoái đến mồng 4, mồng 5 hàng tăng ào ào. Mong ước đầu năm của bà Mai là giá hàng hóa sẽ giữ ổn định, để những bà nội trợ nông thôn sẽ đỡ vất vả hơn, không phải lo đối phó hay chia sẻ nguồn thu nhập ít ỏi với những mặt bằng giá mới. 

Theo 24h




Xuất khẩu đạt 6 tỷ USD

Bộ Công thương cho biết xuất khẩu hàng hóa tháng 1-2011 ước đạt 6 tỷ USD, giảm 20% so tháng 12-2010. Tuy nhiên, nếu so với tháng 1-2010, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 25% do trị giá xuất khẩu các nhóm hàng đều tăng cao hơn và nhiều mặt hàng số lượng xuất nhiều hơn.

Giá trị xuất khẩu giảm do các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu đều giảm mạnh như nhóm nông, lâm, thủy sản giảm 16,2%; nhóm nhiên liệu và khoáng sản giảm 24,1%; nhóm công nghiệp chế biến giảm 20,6%.



Theo Tienphong

Hà Nội: Khẩn trương làm đất gieo cấy lúa xuân 

Tranh thủ thời tiết nắng ấm, mấy ngày qua, nông dân ngoại thành Hà Nội hối hả xuống đồng bắt tay vào sản xuất vụ xuân. Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết, đến chiều 10-2, hơn 80.200ha (tương đương 80,3%) diện tích cấy lúa vụ xuân đã lấy nước từ hệ thống hồ quốc gia, trong đó 56.000ha đã làm đất.



Nông dân huyện Thanh Oai làm đất vụ xuân.

Các huyện Gia Lâm, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Thanh Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây cơ bản đã lấy đủ nước. Tuy nhiên, tiến độ làm đất so với việc lấy nước ở nhiều địa phương còn chậm và chưa đồng bộ, gây thất thoát nước. Đến chiều 10-2, huyện Quốc Oai mới làm đất được 16,5% diện tích đất trồng lúa, các huyện Đan Phượng 18,4%, Phúc Thọ 19%, Long Biên 20%, Ba Vì 20,2%, Sóc Sơn 34,9%, Đông Anh 35,2%... Điều đáng lo ngại, mực nước hệ thống sông chảy qua địa bàn thành phố hiện nay xuống rất thấp, trên sông Hồng mực nước tại Hà Nội là 0,26m, Hồng Vân 0,3m; sông Tích tại Trí Thủy 1,12m; sông Nhuệ tại Nhật Tựu 0,67m, Điệp Sơn 0,9m... Các đơn vị thủy lợi trên địa bàn thành phố đã sẵn sàng vận hành 405 máy bơm để lấy nước đợt II. 


* Huyện Thường Tín đặt mục tiêu cấy xong lúa xuân trước ngày 28-2. Đến chiều tối 10-2, Thường Tín đã lấy đủ nước gieo cấy 5.605ha lúa xuân, trong đó 70% diện tích đã có nước đổ ải, 456,5ha mạ xuân của Thường Tín nhờ được che phủ ni lông đúng kỹ thuật nên sinh trưởng, phát triển tốt. Bà Chu Thị Minh Huyền, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong ngày 10-2, Thường Tín đã thành lập 5 tổ công tác đến từng xã, thị trấn đôn đốc sản xuất vụ xuân.

* Tại huyện Mê Linh, 80% diện tích đất gieo cấy lúa xuân đã có nước (tương đương 3.600ha). Ông Phan Tuy Hội, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh cho biết, công ty đang tiếp tục trữ nước tại các kênh dẫn, khi nông dân thu hoạch xong rau màu vụ đông sẽ đưa nước vào ruộng. Huyện Mê Linh quyết tâm không để xảy ra tình trạng thiếu nước như những năm trước. 

* Chương Mỹ là địa bàn gặp khó khăn về nguồn nước nên trước Tết Nguyên đán huyện đã chỉ đạo người dân tận dụng đợt xả nước đợt 1 để lấy nước đổ ải. Đến nay, trên 90% diện tích đã có nước. Năm nay, Chương Mỹ gieo cấy 8.257ha lúa xuân. "Nếu thời tiết thuận lợi, toàn huyện sẽ cấy xong 100% diện tích trước ngày 25-2, ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định. 

* Ông Nguyễn Đình Chiêu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết, hiện trên địa bàn huyện chỉ còn một số chân ruộng cao thiếu nước. UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương lắp đặt máy bơm dầu để chủ động lấy nước làm đất gieo cấy. Hiện 5.260ha đã làm đất. Phú Xuyên phấn đấu cấy lúa xuân xong trong tháng 2.



Theo Hanoimoi

CHÍNH SÁCH

VFA kiến nghị mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo
Ngày 10/2, tại cuộc họp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) với các doanh nghiệp thành viên, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho biết, VFA kiến nghị Chính phủ cho phép mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân. Thời gian mua từ 1/3, kết thúc vào ngày 15/4.




tải về 454.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương