ĐẠi học ueh khoa kinh doanh quốc tế marketing đề tài: Chuỗi cung ứng điện thoại Huawei


IV. Tình huống: Đứt gãy chuỗi cung ứng do chiến tranh thương mại Trung Quốc -



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2022
Kích0.73 Mb.
#53399
1   2   3   4   5   6   7
Nhóm-1-Thuyết-trình-môn-Quản-trị-chuỗi-cung-ứng-Huawei

IV. Tình huống: Đứt gãy chuỗi cung ứng do chiến tranh thương mại Trung Quốc - 
Hoa Kỳ
1. Bối cảnh, tình hình
Ngày 15/5/2020, Chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành lệnh cấm Huawei và 
các công ty con, công ty liên kết mua các thiết bị được tạo ra bằng thiết bị hoặc phần 
mềm của Mỹ từ tháng 9/2020. Quy định này được một số nhà phân tích xem là bản án 
tử đối với công ty Huawei 
Ngày 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép và thỏa thuận chia sẻ với Huawei, bao gồm 
việc chuyển giao sản phẩm phần cứng và phần mềm. Điều này đồng nghĩa với việc những 
sản phẩm chạy Android của hãng điện thoại Trung Quốc mất quyền truy cập vào các bản 
cập nhật của hệ điều hành Android. Tuy nhiên ngày 21/5, chính phủ Mỹ đã nới lỏng một 
số hạn chế đối với Huawei trong ba tháng nhằm giảm các tác động không mong muốn.
Huawei sử dụng bản thiết kế ARM để thiết kế bộ vi xử lý cung cấp năng lượng cho 
điện thoại thông minh của mình. Và sau đó nhà thiết kế chip ARM của Anh cho biết họ 


đã tạm dừng quan hệ với Huawei để tuân thủ lệnh phong tỏa nguồn cung của Mỹ, có khả 
năng làm tê liệt khả năng sản xuất chip mới cho điện thoại thông minh của công ty Trung 
Quốc 
Theo báo cáo của hãng tư vấn Boston, Đài Loan chiếm tới hơn 90% hoạt động sản 
xuất bán dẫn tiên tiến trên thế giới. Ở Trung Quốc, không có hãng đúc chip nào có thể 
bắt kịp hay sánh ngang với TSMC. Bất chấp tham vọng tự chủ bán dẫn đã thôi thúc chính 
quyền Bắc Kinh rót tới hàng trăm tỷ USD những năm qua, nhằm hỗ trợ ngành chip địa 
phương phát triển đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hậu quả của các căng thẳng địa 
chính trị leo thang và các lệnh cấm từ Mỹ TSMC không còn khả năng giao dịch với 
Huawei được nữa, đẩy nhà sản xuất smartphone hàng đầu Trung Quốc rơi vào cảnh 
không có chip để sản xuất. Trong khi SMIC (công ty chip lớn nhất TQ) cũng bất lực, 
không thể thay thế kịp thời vị trí mà TSMC để lại. 
2. Vấn đề
• Thiếu hụt trầm trọng chất bán dẫn (chip) do lệnh cấm và không thể giao dịch với TSMC 
của Đài Loan 
• Ngoài bán dẫn, Huawei còn đối mặt tình trạng thiếu nguồn cung nhiều linh kiện khác 
như màn hình, ống kính máy ảnh, thậm chí bo mạch in. 
• Không thể duy trì cửa hàng bán lẻ ở Mỹ dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng ở giai đoạn đưa 
sản phẩm tới khách hàng 
• Không thể đáp ứng nguồn cung dẫn đến bị các công ty như thâu tóm thị phần 
• Huawei là tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc với quy mô 190.000 nhân viên, 
doanh thu đạt hơn 124 tỷ USD. Tuy nhiên, công ty của nhà sáng lập Nhậm Chính Phi 
đang đối mặt với nguy cơ mất đi nguồn nhân lực chất lượng cao. Kể từ khi Huawei mắc 
kẹt trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hàng trăm nhân viên của hãng đã đến đầu 
quân cho các công ty đối thủ. 
3. Hậu quả 


• Huawei sa thải hơn 2.000 nhân viên trong năm 2021, mức giảm lớn nhất kể từ 2008, với 
nguyên nhân chính là các lệnh trừng phạt của Mỹ. 
• Theo báo cáo của Huawei ngày 18/8, số lượng nhân viên của công ty giảm còn 195.000 
người vào cuối 2021, thấp hơn mức 197.000 người năm 2020 
• Tại thị trường châu Âu, Huawei đang thất thế. Trong quý II, doanh số Huawei tại khu 
vực này giảm 16% so với cùng kỳ 2019, trong khi Samsung và Xiaomi lần lượt tăng 
20% và 48% 
• Theo nhà phân tích Jeff Pu thuộc GF Securities, xuất khẩu smartphone của Huawei sẽ 
lao dốc xuống 50 triệu chiếc trong năm 2021, thua xa mức 195 triệu chiếc trong năm 
2020 và 240 triệu chiếc năm 2019. 
• Huawei dự kiến kết thúc năm 2021 với doanh thu khoảng 99,45 tỷ USD, giảm gần 29% 
so với năm ngoái. Hãng này cũng dự đoán 2022 sẽ là năm với những “thách thức nghiêm 
trọng" trong bối cảnh môi trường kinh doanh không chắc chắn, và xu hướng "chính trị 
hóa trong lĩnh vực công nghệ". 
• Theo báo cáo từ SCMP, doanh thu của Huawei đạt 301,6 tỷ CNY (~ khoảng 44,7 tỷ 
USD) trong nửa đầu năm 2022, đánh dấu mức sụt giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Phải lấn sân sang các lĩnh vực khác như chăn nuôi và phụ tùng xe hơi.
4. Giải pháp
Đối mặt với những vấn đề cấp bách trên, Huawei cần có những chiến lược lâu dài và 
học cách “Sống với các hạn chế từ Mỹ” để duy trì được thị phần và vị trí đứng của mình 
trên thị trường. Sau đây là một số giải pháp giúp Huawei đối mặt với thách thức: 
a. Đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài Smartphone 
Tái cấu trúc kinh doanh, chuyển hướng đầu tư đa dạng vào các lĩnh vực khác để bù 
đắp sự mất mát doanh thu từ Smartphone:


• 
Ngày 15/2, Duan AiJun - chủ tịch mảng kinh doanh Thị giác máy tính của Huawei đã 
thông báo trên Weibo về dự án nuôi lợn bằng AI. Đây là một bước đầu tư nhiều tiềm 
năng khi Trung Quốc có ngành chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới và đang tích cực áp dụng 
những kỹ thuật tiên tiến vào ngành này. Những tập đoàn công nghệ lớn khác như 
JD.Com hoặc Alibaba cũng đã tham gia vào lĩnh vực này. Huawei sẽ hiện đại hóa 
những trang trại lợn bằng cách sử dụng AI để phát hiện bệnh dịch, theo dõi đàn lợn, 
dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định từng cá thể lợn,...
• 
Tham gia đưa công nghệ số lên ô tô, Huawei định vị mình ở vị trí là nhà cung cấp giải 
pháp và linh kiện cho xe thông minh, thậm chí từng tuyên bố rằng công nghệ tự lái của 
mình có thể vượt mặt Tesla tại hội nghị dành cho các nhà phân tích toàn cầu tại Thâm 
Quyến ngày 12/04. Xe của Huawei có thể tự lái hơn 1.000 km, trong khi xe của Tesla 
bị giới hạn dưới 800 km. Theo ông Eric Xu, chủ tịch Huawei “Một khi đạt được thành 
quả về khả năng tự lái, chúng tôi có thể khai phá tất cả ngành công nghiệp liên quan. 
Chúng tôi cho rằng trong tương lai gần, cụ thể là thập kỷ tới, cơ hội và đột phá lớn nhất 
sẽ đến từ ngành công nghiệp ô tô”. Và ông cũng đánh giá những công ty công nghệ 
không tham gia vào lĩnh vực này sẽ nhanh chóng bị lỗi thời và tụt hậu.
• 
Khi hoạt động kinh doanh phần cứng bị gây khó dễ bởi Mỹ, Huawei đã tái cấu trúc hoạt 
động kinh doanh tập trung vào thị trường điện toán đám mây ở quê nhà. Bán dịch vụ 
đám mây đã dần trở thành trọng tâm đặc biệt của doanh nghiệp, thậm chí tham vọng 
vượt mặt cả Alibaba - nhiều năm đứng đầu lĩnh vực này ở Trung Quốc. Lợi thế: 
- Bán dịch vụ cho công ty khác sẽ không đòi hỏi nguồn cung chip lớn như 
smartphone 
- Chính trị: các cơ quan chính phủ, công ty thuộc sở hữu nhà nước muốn quảng bá 
hình ảnh hỗ trợ “nhà vô địch” công nghệ trong nước đến với công chúng.
• Năng lượng tái tạo: Tại triển lãm công nghệ di động MWC Barcelona, ông Guo ping 
(phó chủ tịch Huawei) cho rằng: “Số hóa trung tính carbon (trạng thái không phát thải 
carbon dioxide) là hai trong số những chủ đề nóng nhất thế giới” và nên xem xét “chiều 


hướng mới” trong việc giảm thiểu carbon. Huawei đã có nhiều tiến triển tốt đẹp ở lĩnh 
vực này, đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng. Tại Trung 
Đông, hãng thắng thầu từ chính quyền Dubai để xây dựng một trung tâm dữ liệu sử 
dụng năng lượng mặt trời. Tháng 10/ 2021, Huawei nhận một dự án lưu trữ năng lượng 
(đánh giá là lớn nhất thế giới) tại Ả Rập Xê Út. Lợi thế: 
- Huawei có chuyên môn cao, có thị phần lớn nhất của ngành trong lĩnh vực biến 
tần năng lượng mặt trời 
- Có thế mạnh về viễn thông, có thể kết hợp viễn thông và công nghệ năng lượng 
để tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trong quá trình khử cacbon. 
Việc đa dạng hóa mặt hàng và ngành nghề kinh doanh, không phụ thuộc vào một 
nguồn doanh thu duy nhất, đầu tư vào nhiều lĩnh vực giúp đa dạng hóa nguồn doanh thu. 
b. Đầu tư vào các công ty sản xuất chip nội địa và tự sản xuất 
Thay vì phụ thuộc vào các công ty công nghệ Mỹ, Huawei đầu tư vào các công ty 
chip nội địa với mong muốn có thể tự sản xuất chip. Theo dữ liệu của Nikkei Asia
Huawei đã thâu tóm cổ phần của 20 công ty trong lĩnh vực này. 
Theo báo cáo của Digitimes, hãng sẽ có nhà máy đầu tiên để sản xuất tấm wafer - 
thành phần quan trọng trong chế tạo chip xử lý. Huawei dự kiến sẽ xây dựng nhà máy 
HiSilicon tại Vũ Hán để phục vụ cho chiến lược tự sản xuất chip của hãng. Tuy nhiên, 
Huawei vẫn chưa bình luận về vấn đề này.
Một bài báo trên truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng Huawei đã thành lập công ty 
Huawei Precision Manufacturing tập trung vào đóng gói, thử nghiệm và các thiết bị đầu 
cuối, mô - đun,... và nhiều công nghệ này gắn liền với ngành sản xuất chip. Điều này 
giúp Huawei có thể “tự cung tự cấp”, tạo ra chuỗi cung ứng của riêng mình. Tuy nhiên, 
đây không phải là một mục tiêu dễ dàng và ngắn hạn, đòi hỏi sự đầu tư lớn về các trang 
thiết bị, máy móc và nguồn lực.



tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương