ĐẠi học ueh khoa kinh doanh quốc tế marketing đề tài: Chuỗi cung ứng điện thoại Huawei


III.   Ưu - nhược điểm của chuỗi cung ứng Huawei



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2022
Kích0.73 Mb.
#53399
1   2   3   4   5   6   7
Nhóm-1-Thuyết-trình-môn-Quản-trị-chuỗi-cung-ứng-Huawei

III. 
 Ưu - nhược điểm của chuỗi cung ứng Huawei
1. Ưu điểm


a. Chính sách, chiến lược vận hành hiệu quả
• Hợp tác chuỗi giá trị
Trước khi hợp đồng được ký kết, Huawei cùng đối tác, các công ty thành viên sẽ thảo 
luận về việc hình dung năng lực và tài nguyên, và lập kế hoạch. Điều này đảm bảo các 
nguồn cung ứng ổn định và đáng tin cậy. Huawei sắp xếp dữ liệu, quy trình và hệ thống 
của mình với các đối tác, cho phép đơn giản hóa việc chia sẻ thông tin và trực quan hóa 
quy trình đầu cuối (end-to-end). Huawei hợp tác với các đối tác để cải thiện năng lực kỹ 
thuật số của chuỗi giá trị cung ứng và tạo điều kiện chia sẻ thông tin trên toàn bộ hệ sinh 
thái cung ứng của doanh nghiệp, tối ưu hóa sự hợp tác với các đối tác - và giúp thiết lập 
một 'Huawei kỹ thuật số'. 
• Quản lý nhà cung cấp: 
Bộ phận thu mua của Huawei đã thành lập một nhóm chuyên về nguyên vật liệu gọi 
là CEG (Commodity Expert Groups), mỗi CEG phụ trách thu mua một loại nguyên vật 
liệu nhất định để đáp ứng nhu cầu của bộ phận kinh doanh và thị trường khu vực. Mục 
đích của việc tìm nguồn cung ứng theo nhóm nguyên vật liệu là để tận dụng đòn bẩy 
mua sắm của Huawei trên toàn thế giới. Mỗi CEG là một nhóm liên bộ phận nhằm nâng 
cao hiệu quả thu mua thông qua chiến lược nhóm nguyên vật liệu, kiểm soát tập trung 
quản lý nhà cung cấp và quản lý hợp đồng. CEG phải nắm rõ về khả năng, yêu cầu, nhu 
cầu của Huawei và các nhà cung ứng. 
• Trải nghiệm chuỗi cung ứng được tích hợp, đồng bộ và đơn giản hóa 
Huawei tích hợp sản xuất, bán hàng và R&D.
• Chủ động quản lý đơn đặt hàng chức năng nâng cao 
Huawei - phối hợp với các đối tác - đã thiết lập một cơ chế cung cầu đan xen bao 
gồm một bộ quy tắc rõ ràng. Nó xác định số lượng cung cấp để giao cho các đối tác sau 


khi xác định yêu cầu của họ vào đầu mỗi quý. Bằng cách sử dụng quản lý lập kế hoạch 
dựa trên dự báo và trực quan hóa khả năng sẵn sàng hứa hẹn (ATP), Huawei hướng dẫn 
các đối tác về chu kỳ đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng. Cho đến nay, thời gian dẫn 
trung bình là 4,7 ngày và tỷ lệ thực hiện SLA trong vòng bảy ngày là 93 phần trăm. 
• Logistics hiệu quả: 
Sử dụng tích hợp thông tin, thiết bị tự động và công nghệ dữ liệu lớn để các hoạt 
động được sắp xếp hợp lý giữa các nút cung cấp.
• Quản lý phân phối kênh 
Huawei có rất nhiều trung tâm kho vận, phù hợp với cả quy trình vận chuyển trong 
nước hay quốc tế.
• Mùa cao điểm 
Huawei hợp tác với các đối tác trong quý II và quý IV để phát triển cơ chế điều phối 
sản xuất-bán hàng cho các mùa cao điểm sắp tới. Huawei khuyến khích các đối tác đặt 
hàng và thanh toán dựa trên sản xuất, hỗ trợ phần logistics được thông suốt và giúp giảm 
bớt áp lực sản xuất trong mùa cao điểm. Việc giao hàng của Huawei đã phát triển mạnh 
vào những mùa cao điểm, với tỷ lệ hoàn thành đơn hàng đạt 98%. 
Huawei triển khai các mô hình hậu cần tự động Thương mại điện tử trong từng nút 
trên mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, nhằm nỗ lực xây dựng chuỗi cung 
ứng kỹ thuật số, chủ động, liên tục, hiệu quả và an toàn.
• Chính sách đa dạng và linh hoạt
Huawei đã giữ vững được tính ổn định cho chuỗi cung ứng bằng cách thực hiện nhiều 
kế hoạch đa dạng, chiến lược theo từng vùng địa lý (localization), hệ thống quản lý kho 
phân cấp.


• Chuỗi cung ứng bền vững
Hình 4: Chuỗi cung ứng xanh 
Để tóm tắt lại chiến thuật của Huawei, chúng ta có thể nói rằng Huawei coi trọng sự 
kết nối, chia sẻ thông tin với các đối tác chuỗi cung ứng. Sự chia sẻ này xuyên suốt từ 
lúc lập kế hoạch, đến chiến lược ứng phó với các thời gian nhạy cảm như mùa cao điểm 
và họ liên kết với nhau trên cả mặt phần mềm quản lý, kiểm soát.
b. Công nghệ
• Huawei áp dụng mô hình thiết kế sản phẩm dựa trên thành phần / mô-đun: 
Cho phép khách hàng linh hoạt lắp ráp các mô-đun sản phẩm được tiêu chuẩn hóa 
dựa trên yêu cầu cụ thể của họ. Huawei đã thay thế mô hình hoạt động one-size-fit-all 
truyền thống bằng các mô hình hoạt động sản phẩm / ngành cụ thể khác nhau để tạo ra 
lợi thế chuỗi cung ứng khác biệt. 
• Hoạt động chuỗi cung ứng thông minh 


Huawei xây dựng Trung tâm hoạt động thông minh (IOC) dựa trên kịch bản, phân 
cấp và được cấu trúc linh hoạt, để tạo mô hình mô phỏng lại thế giới thực. Các chỉ dẫn, 
dự đoán từ đây có thể áp dụng cho chuỗi cung ứng thật sự thông qua các ứng dụng, thuật 
toán và mô hình hoạt động trong thế giới kỹ thuật số theo thời gian thực. 
• Lập kế hoạch tự thích ứng:
Huawei thiết lập cơ chế để cho phép hợp tác năng động và điều chỉnh nguồn lực 
nhanh chóng. Trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để xác định yêu cầu và cũng hỗ trợ 
việc ra quyết định. Các nguồn lực có thể được sắp xếp và phân bổ trong giai đoạn lập kế 
hoạch tự thích ứng. 
• Hệ thống SCM đầu cuối (end-to-end)
Trong lĩnh vực mua sắm, một quy trình đầu cuối có thể có nghĩa là phân tích từng 
điểm trong chuỗi cung ứng của công ty, từ tìm nguồn cung ứng và đặt hàng nguyên liệu 
thô đến phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng. Các giải pháp phần mềm 
mua sắm đầu cuối cung cấp cho các tổ chức một cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng 
của họ, ví dụ như mất bao lâu để hàng hóa được gửi từ các nhà cung cấp và chi phí của 
những hàng hóa đó là bao nhiêu. 
2. Điểm yếu 
Điểm yếu trong mô hình trước đây của Huawei 
Cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng thì có lợi nhuận cao, chi phí cao nhưng mà đòi hỏi sự 
giao tiếp nhanh nhạy giữa các thiết bị. Đồng thời, sự đa dạng của chip bán dẫn, thiết bị 
viễn thông và kinh doanh dịch vụ B2B, một chuỗi cung ứng đơn giản không thể thích 
nghi với các nhu cầu của doanh nghiệp như là sản xuất smartphone giá rẻ cũng như việc 
tự sản xuất chip của Huawei. Nếu muốn tích hợp thêm thì cũng rất phức tạp và kém hiệu 
quả.


Trước khi Huawei tái cấu trúc chuỗi cung ứng, trình độ quản lý của họ kém xa so 
với các công ty khác trong ngành. Tỷ lệ giao hàng đúng hạn của Huawei cho các đơn đặt 
hàng chỉ là 50%, so với mức trung bình 94% của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông 
quốc tế khác. Vòng quay hàng tồn kho của Huawei chỉ là 3,6 lần/năm, so với mức trung 
bình quốc tế là 9,4 lần/năm. Chu kỳ hoàn thành đơn đặt hàng của Huawei là 20 đến 25 
ngày, và mức trung bình của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông quốc tế là khoảng 10 
ngày. Mục đích của việc tổ chức lại chuỗi cung ứng là thiết kế và xây dựng một chuỗi 
cung ứng tích hợp chi phí thấp và lấy khách hàng làm trung tâm, tạo nền tảng tốt để 
Huawei sớm trở thành một doanh nghiệp đẳng cấp thế giới.
Sau khi cải tổ lại hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thì những khuyết điểm này đã 
được khắc phục, mang lại hiệu quả lớn cho hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều rủi ro về chuỗi cung ứng mà Huawei phải đối mặt. 
Điểm yếu chí mạng nhất là việc phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu của nước ngoài, 
đặc biệt là Mỹ. 
Dưới đây là hình ảnh về nguồn gốc trong các bộ phận của con chip được sử dụng 
trong dòng điện thoại HUAWEI P20 Pro. Chip được coi là bộ phận đầu não của một 
chiếc điện thoại. 


Hình 5: Nguồn gốc linh kiện chip nhớ trong điện thoại Huawei 

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương