Đại học Huế Trường đại học sư phạm Khoa Ngữ văn Bài thảo luận



tải về 0.77 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.77 Mb.
#52387
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata

* Hành động vô cầu
Hành động vô cầu là hành động không có mục đích và lý tưởng vì mục đích và lý tưởng nằm trong Dharma. Đó là một hành động vị kỉ, không vì lợi ích cá nhân và những kết quả vật chất tầm thường.
Hành động quên nỗi hiểm nguy của bản thân để tiêu diệt cái ác cứu đời của Bhisma mang lại cho nhân vật vẻ đẹp cao cả. Hành động của Bhisma mang tính nghĩa hiệp là sự thực thi bổn phận của đẳng cấp chiến binh Kshatriya, thanh trừ điều ác bảo vệ điều thiện, thiết lập sự hài hòa cho cuộc sống trên thế giới.
Bhisma đã luôn hành động cao thượng, cuộc đời Bhisma là cuộc đời một con người đã hành động không mệt mỏi để giữ gìn niềm tin vào lẽ Dharma ung dung nằm trên chiếc giường bằng mũi tên chứng kiến trận đánh cho đến khi kết thúc.
Yudhisthira chọn thiên đường ngay giữa những người thân Duryodhana đã sống một cuộc đời không ít lầm lạc nhưng cuối cùng lại khước từ mọi tham vọng đất đai, quyền lực, của cải mọi vinh hoa để xứng đáng với đẳng cấp chiến binh “chết vinh còn hơn sống nhục”, chọn con đường giao đấu để đi trọn đạo lý Dharma.
Nhân vật hành động theo số phận, luôn nuôi sống với bổn phận bị ràng buộc bởi lời nguyền, hành động người Ấn Độ không được tự do. Bhisma “Ông không phải là người tự do hoạt động, ông bị ràng buộc vì lời thề với đức vua và phải chiến đấu bên cạnh anh em Kaurava. Bhisma không thể phản bội Duryodhana để về với anh em ruột thịt vì đã nguyện sống có lý tưởng bên người con trưởng chi Kaurava.
* Cái chết:
Chết là hành động bổn phận theo quan điểm của Hindu giáo cho mỗi người tùy theo đẳng cấp của mình mà có một chủ nghĩa xã hội riêng và anh â phải phục vụ và duy trì xã hội như một tổng thể bằng cách thực hiện đầy đủ tinh thần bổn phận, nhiệm vụ đó của mình. Chúng ta hiểu vì sao mà thương tổn, hi sinh luôn được miêu tả đẹp đẽ, thơ mộng, thậm chí sáng ngời trong khi cảm hứng hiếu chiến hoàn toàn không phải là cảm hứng chủ đạo của sử thi này.
Từ kinh “Rig Veda” cho đến sử thi Mahabarata , người Ấn Độ cho rằng sau khi chết người ta lên trời. Ở đó “Muốn gì được nấy, mặt trời sáng chói, hoa quả dồi dào, rượu, sữa, mật, tiếng đàn sáo ca hát không ngừng” (Thần thoại Ấn Độ). Như vậy, chết đi là con người được về với cõi cực lạc, xứ sở của thần tiên, nơi đó không có chỗ cho lòng hận thù.

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương