Đại học Huế Trường đại học sư phạm Khoa Ngữ văn Bài thảo luận


Tôn giáo trong sử thi Mahabrahata



tải về 0.77 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.77 Mb.
#52387
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata

2. Tôn giáo trong sử thi Mahabrahata
Tôn giáo trong sử thi Mahabharata là Hindu giáo.
a. Con người như là cái nghiệp:
Tôn giáo coi cuộc sống con người như là cái nghiệp (Karma), chỉ có cái chết mới là vĩnh cửu, linh hồn mới là chính chứ không phải thể xác, cái kiếp sau mới là vô tận chứ kiếp này chỉ là phù du.
Yudhisthira khi còn sống làm vua mà chẳng cảm thấy vui sướng, chỉ khi hình hài đã mất được lên cõi cực lạc mới tìm thấy yên vui thực sự.
Bhisma “Thân thể Bhisma không đụng tới đất vì những mũi tên đang cắm khắp mình ông. Thân thể ông càng sáng hơn bao giờ hết khi ông nằm như vậy, như trên chiếc giường danh dự. Quân đội hai bên thôi không còn giao tranh nữa, tất cả các chiến binh chạy tới và đứng quanh bậc anh hùng vĩ đại nằm trên chiếc giường bằng các mũi tên. Các bậc vua chúa trên cõi trần đứng cúi đầu quanh ông chẳng khác các thần chầu, quanh đấng Bàlamôn”, ông đã “lấy máu mình khiến cho bãi chiến trường thành nơi vinh hiển”.
Ngay cả Duryodhan, người mà bao nhiêu sinh linh đã vì y bỏ mạng thì khi y chết “các chư thần tung hoa xuống người dũng sĩ đang hấp hối, người nhà trời tấu nhạc và bầu trời rực sáng”, “bây giờ ta chết, cái chết mà các dũng sĩ cho là cái tột đỉnh trong cuộc sống của người Kshatriya. Ta về trời, còn ngươi (nói với Krisna) và bạn bè của ngươi sẽ sống trong cõi đòi này và chịu đựng đau khổ, sầu não…thử hỏi có ai phúc hơn ai?”.
b. Số phận con người:
Sử thi Ấn Độ kế thừa một kho tàng thần thoại phong phú của Rig Veda nhưng là thần thoại của giai đoạn sau, đã được biên soạn lại bởi các nhà thần học. Thần thoại đã trở thành một yếu tố cấu thành của hệ tư tưởng tôn giáo nên những yếu tố thế tục hồn nhiên các chất người phàm tục và cao thượng, anh hùng và hèn nhát vốn gần gũi với cuộc sống trong thần thoại bị thanh lọc đi, bị đưa ra ngoài biên chế của tôn giáo. Tôn giáo chỉ giữ lại sự sợ hãi, sung bái những kiếp nhược và cam chịu của con người trước thần thánh.
Tôn giáo can thiệp thô bạo đến số phận con người. Tất cả đểu do thần linh định đoạt “định mệnh mạnh hơn cố gắng của con người”.
Các thần có mặt trong những hoạt động của con người nhiều hơn hay trong một trận đánh, một tình huống hay trong suốt cả cuộc chiến tranh những anh hùng Padava đều có thần giúp đỡ. Krishna, hiện thân thứ 8 của thần Vishnu ( thần bảo vệ ) luôn theo sát Arjuna và là người đánh xe cho Arjuna trong chiến trận Kurukshetra. Chính người Ấn Độ lại là hóa thân của các vị thần hay là con cái của các vị thần. Như vậy thế giới thần linh trong sử thi Ấn Độ đã chi phối sâu sắc đến đời sống con người.

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương