Đại học Huế Trường đại học sư phạm Khoa Ngữ văn Bài thảo luận


Ý nghĩa của vấn đề tôn giáo trong sử thi Mahabrahata



tải về 0.77 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.77 Mb.
#52387
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata

3. Ý nghĩa của vấn đề tôn giáo trong sử thi Mahabrahata
Sử thi Ấn Độ nói chung và Mahabharata được coi là những sáng tác chính thức và những sử thi có “hình thức cổ điển lẫy lừng một thời trong lịch sử thế giới. Nó trở thành bộ bách khoa toàn thư, những đài kỉ niệm, những thánh kinh của một dân tộc, hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp, đấu tranh bảo vệ cho cuộc sống tốt đẹp.
Những anh em Pandava tiêu diệt họ hàng đâu phải là mục đích. Cái họ phấn đấu là thực hiện trọn vẹn nội dung của lẽ Dharma sống thiện căn, hòa hợp bình đẳng, bác ái.
Gần 30 thế kỉ trôi qua, bao thế hệ đã đọc, đã có những cảm nhận riêng về Mahabharata. Mahabharata là tác phẩm lớn nhất trong kho tàng văn học cổ đại Ấn Độ. Mahabharata mô tả cuộc sống đau buồn của cuộc sống dân gian với một vẻ đẹp cao cả và diễn ra trên một hoàn cảnh lớn. Chính những giá trị đạo đức cao cả vĩnh hằng đã khiến cho sử thi Mahabharata trở thành tượng đài bất tử, tồn tại ngoài dòng chảy của thời gian, đăng quang cho cái đẹp, cái thiện trên cõi đời. Sử thi là một thể loại văn học một đi không trở lại nhưng cảm hứng sử thi hướng tới sự cao cả thiêng liêng và kỳ diệu, mãi mãi là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật muôn đời.
Đạo Balamôn thịnh hành từ khoảng 1500-500 năm TCN, gắn liền với sự phân hóa xã hội ban đầu với chế đẳng cấp (Varna) và với tín ngưỡng giáo điều: Con người phải tuân theo Đạo giáo.
(Dharma) trong đó con người có sự luân hồi do nghiệp chướng từ kiếp trước. Nói cách khác, mỗi con người có số phận và phải chấp nhận số phận do thần thánh an bài.
Khoảng 500 năm TCN, tình hình Ấn Độ có nhiều biến đổi. Xã hội có sự phân hóa sâu sắc hơn lồng trong cả sự phân biệt đẳng cấp. Casta khắc nghiệt hơn. Sự phân biệt giàu nghèo làm tăng lòng ham muốn và cũng tăng nỗi thất vọng. Sự phân biệt đẳng cấp lại khơi sâu sự cách biệt, chà đạp nhân phẩm. Những điều đó dẫn đến toàn cảnh “Nước mắt chúng sinh chứa đầy ba biển lớn, nỗi đau khổ của con người tràn ngập khắp nơi”.
Tôn giáo Ấn Độ lúc bấy giờ kêu gọi con người nghe và thực hiện những lời dạy Dharma: con người sống với số phận của mình, hành động theo đúng bổn phận của mình, đẳng cấp của mình. Con người sống hướng thiện, bình đẳng, bác ái, hòa bình với nhau để cùng nhau đấu tranh chống lại cái ác, phi đạo đức.



tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương