Đại học Huế Trường đại học sư phạm Khoa Ngữ văn Bài thảo luận



tải về 0.77 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.77 Mb.
#52387
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
Chiến tranh và tôn giáo trong sử thi Mahabharata

II. Tôn giáo:
1. Vài nét về tôn giáo Ấn Độ:
Ấn Độ là mảnh đất màu mở cho tôn giáo phát triển. Đạo Bàlamon ra đời đầu tiên , do tăng lữ Bàlamon thành lập và tuyên truyền học thuyết vạn vật bất di, bất dịch do đó xã hội có giai cấp có giàu nghèo, vua tôi chủ tôi là chuyện đúng lẽ phải. Nỗi đau trên đời là tạm thời không đáng quan tâm và cuộc đời là hư ảo, chỉ có đấng Brahama mới có thực. Đạo Balamon tuyên truyền thuyết luân hồi, người chết sẻ biến ra kiếp khác. Buộc con người phải sống đúng đạo Đharma, không được kêu ca, ghen ghét kẻ giàu sang. Đó là thứ giáo lí duy trì quyền lực của tầng lớp thống trị. Sau này đạo Balamon trải qua nhiều cải cách thành đạo Hinđu tức là Ấn Độ giáo ngày nay.
Đạo Gien(Jain) do Mahavira sáng lập, duy trì một số bất công trong xã hội làm cho một số đẳng cấp vương quốc, quý tộc bất mãn, tìm cách chống đối. Nhiều người tự ý rời bỏ cuộc sông giàu sang đi tìm nơi ẩn dật trong rừng sâu. Đạo Gen phủ nhận quyền uy của kinh Veeda, chống chế độ đẳng cấp và đâọ Balamon, chủ trương không tế lễ, coi vạn vật vừa có vật chất vừa có linh hồn, không nói dối không sát sinh…Ngày nay ở Ấn Độ người theo đạo Gen chỉ còn khoảng )0,5% dân số.
Đạo Phật:
Sau nhiều năm đi tìm chân lí Xitđacta đã ngộ đạo dưới cây bồ đề vùng Booddigana, sau đó đạo Phật được truyền khắp nơi. Giáo lí Phật cho rằng: cuộc đời là bể khổ. Tội ác của xã hội là dục vọng của con người. Dục vọng thì vô hạn, phải tiêu diệt dục vọng để kiếp sau đến được cõi Niết Bàn.
Với quan niệm đó, đạo Phật chủ trương bình đẳng chúng sinh, phản đối chế độ đẳng cấp mà đạo Balamôn duy trì.
Đạo Hinđu( Ấn Độ giáo): trước sự thắng thế của đạo Phật, đạo Balamôn phải cải cách, biến thể thành đạo Hinđu, hấp thu một phần giáo lí và đạo đức của Phật, tin vào luật nhân quả và luân hồi. Đạo Hinđu cho rằng con người và vũ trụ trải qua 3 giai đoạn sinh – trưởng- diệt. Nhất thể hóa ba vị thần tượng Brahama (thần Sáng Tạo)- Vism (thần Bảo Vệ)- Siva (thần Hủy Diệt).
Ngoài bốn tôn giáo chính kể trên, ở Ấn Độ còn một số tôn giáo khác sản sinh từ các địa phương hoặc các tín ngưỡng khác như đạo Xích (Sick), đạo Yoga…

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương