Hudson Taylor, chieán só anh duõng cho Chuùa hudson taylor



tải về 0.86 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích0.86 Mb.
#33901
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Chiều hôm ấy anh tự đóng một sổ ghi chú vì rẻ hơn là đi mua. Anh lấy mấy tờ giấy, xếp chung lại và bắt đầu khâu cho chúng dính với nhau. Nhưng đang khi khâu thì anh vô tình đâm kim vào ngón tay trỏ bên phải. Chỉ là một lỗ kim đâm nhỏ thôi, ít giây sau thì anh quên bẵng chuyện ấy nhưng chính lỗ kim ấy suýt làm anh mất mạng.

Số là hôm sau đó khi ở bệnh viện anh có nhiệm vụ giúp giải phẫu xác của một người qua đời vì bị sốt. Việc nầy không những chẳng hứng thú gì mà còn nguy hiểm là khác. Các sinh viên đã được cảnh cáo trước rằng trong khi giải phẫu như thế, nếu có vết trầy trên tay mà bị làm độc thì coi như đời tàn. Cho nên họ làm hết sức cẩn thận để không bị sướt da. Vì thế khi anh cảm thấy mệt mỏi vô cớ rồi ngã bệnh thì anh nghĩ chắc không có việc gì trầm trọng lắm. Anh chỉ hơi kinh ngạc thôi vì thức ăn trong thực đơn anh dùng chẳng có gì có thể đưa đến dịch hạch được! Anh uống một ly nước lạnh, cảm thấy đỡ hơn rồi đi vào lớp nghe giảng bài. Nhưng tay phải của anh bắt đầu đau buốt cho đến nỗi anh không thể nào viết được. Cái đau nhức lan ra đến hông, anh cảm thấy bệnh thực sự. Anh không thể nào tiếp tục như thế nầy được.

Anh thưa với bác sĩ giải phẫu của phòng mổ xác, “Tôi không biết tôi bị đau ra sao nữa.”

Ông hỏi, “Sao vậy? Có việc gì?” Hudson cố gắng mô tả bệnh tình của anh. Ông bác sĩ giải phẫu nhìn anh kỹ lưỡng rồi bảo, “Tôi e rằng bệnh trạng của anh đã rõ ràng. Đây là trường hợp sốt tử vong. Chắc anh bị đứt tay đang khi mổ xác.”


Anh đáp, “Thưa không. Tôi chắc chắn là không. Tôi không bị trầy da hay đứt tay...”

Ông bác sĩ bảo, “Chắc chắn là anh bị đứt tay rồi. Đưa tay anh cho tôi xem nào.” Trong khi ông đang xem tay của anh thì Hudson nhớ lại vết kim đâm tối hôm trước. Anh hỏi, có phải tại vết ấy không? Ông bác sĩ đáp, rất có thể.


Ông ta nghiêm giọng bảo, “Anh phải kêu tắc xi đi về nhà gấp và thu xếp việc nhà đi.” Ông nhìn chàng sinh viên trẻ tuổi, mà tình trạng nguy kịch không thể nào che giấu được.
Ông bảo thẳng, “Đời anh xem như xong rồi.”
Chương 4

MẠNH SỨC NHỜ CẦU NGUYỆN


Phản ứng đầu tiên của Hudson sau khi nghe ông bác sĩ tuyên bố câu ấy là buồn rầu và chán nản. Nếu anh chết thì dĩ nhiên anh không thể đi Trung Hoa. Trung Hoa! Anh ao ước từ lâu được đi sang đó! Từ lâu anh tin chắc Chúa đã giao cho anh một trọng trách ơ xứ ấy! Anh không thể nào lầm lẫn được. Rồi ý tưởng muốn sang Trung Hoa đến với anh—lẽ nào anh bị lầm lẫn chăng? Anh nghĩ, nếu Chúa dự liệu cho mình đi Trung Hoa thì mình phải khỏi bệnh dù cho bác sĩ bảo là tình trạng mình hoàn toàn vô vọng.
Anh tìm cách giải thích hiện tượng nầy. Anh không sợ chết. Thật ra viễn ảnh được gặp Thầy mình là đấng anh yêu dấu thì đó là một điều đáng mừng. Tuy nhiên anh tin chắc anh có công tác phải làm cho Ngài ở Trung Hoa trước, nên anh phải cố gắng vượt qua cơn bệnh nầy.
Ông bác sĩ sốt ruột tiếp, “Như thế rất tốt.” Nhưng bây giờ không phải là lúc mà chàng sinh viên trẻ tuổi biện luận rằng tại sao anh ta phải sống trong khi rõ ràng là anh ta sắp chết! Ông bảo, “Anh phải kêu tắc xi đưa anh về nhà gấp vì anh không còn thì giờ nữa đâu. Chưa chắc anh còn đủ thì giờ để thu xếp việc nhà là khác...”

Chẳng có động lực gì để mà vội vàng, hơn nữa anh cũng chẳng có đủ tiền để trả tắc xi cho đoạn đường sáu cây số về nhà. Khi Hudson bước ra thì anh mỉm cười chua chát. Anh chậm chạp lê bước trên đường để đến chỗ anh có thể lên xe buýt và uể oải bước lên xe mà cánh tay vẫn còn cảm thấy đau buốt trong khi chiếc xe nặng nề lăn bánh cọc cạch trên đường. Sau khi về đến phòng trọ và chậm chạp trèo lên ba loạt thang để tới gác xép của anh thì anh mệt lả. Nghĩ rằng anh có thể làm cho tình trạng của anh đỡ hơn nên anh lấy dao rạch ngón tay để chất độc rỉ ra một ít. Vẫn còn đau buốt—và đó là điều cuối cùng mà anh nhớ. Sau đó anh té xuống sàn nhà bất tỉnh.

* * *
Suốt mấy tuần Hudson nằm liệt giường, quá yếu không cử động được. Khi người ta khám phá anh gần chết trên sàn nhà thì có người cho gọi ông chú của anh, làm nghệ sĩ, ở gần đó đến. Ông ta là người tốt bụng, bằng lòng chăm sóc cho anh bằng cách cho gọi bác sĩ đến ngay mặc dù Hudson không chịu và bảo rằng anh ta không có đủ tiền trả.

Ông chú anh trấn an, “Ông ta là bác sĩ của chú cho nên tiền bạc chú sẽ thanh toán giùm cho cháu. Cháu đừng lo.” Nhưng khi bác sĩ đến và nghe kể lại bệnh trạng của Hudson thì ông ta tỏ ra e ngại thật sự.

Ông bảo thẳng Hudson, “Nếu anh xưa nay sống điều độ thì anh có thể lành được. Nhưng nếu anh hay dùng bia hay các loại tương tự, tôi e rằng không có mảy may hi vọng gì...”

Biết rõ rằng thực đơn của mình xưa nay chỉ gồm có táo, bánh mì nâu và nước lạnh cho nên Hudson có thể đoan chắc với ông bác sĩ về điểm điều độ! Nếu chuyện bình phục của anh tùy thuộc vào việc tránh nhậu nhẹt thì chắc chắn chẳng có ai có hi vọng sống sót bằng anh nữa!

Ông bác sĩ bảo, “Nhưng bây giờ là cả một cuộc chiến đấu nhọc nhằn. Anh phải làm đủ cách để duy trì sức khoẻ.” Ông bảo chú của Hudson, “Mỗi ngày anh ta phải uống một chai rượu chát và ăn thịt sườn càng nhiều càng tốt!” Hudson vốn không khoái loại thực đơn ấy nhưng cũng cố gắng dùng, và sau nhiều ngày và đêm khốn khổ, cuối cùng anh có thể bước ra khỏi buồng ngủ và nằm vài giờ trên ghế bành của phòng trọ. Mãi đến lúc đó anh mới nghe tin rằng có hai sinh viên y khoa khác bị nhiễm độc cùng một lúc với anh đã qua đời. Tại sao mạng sống của anh vẫn toàn vẹn? Anh cảm thấy sở dĩ anh còn sống là vì anh có công tác phải lo ở Trung Hoa.

Một hôm lúc ông bác sĩ đến thăm và sau khi tỏ ra hài lòng về mức độ bình phục của bệnh nhân trẻ tuổi của mình, ông bảo,

“Việc tốt nhất cho anh bây giờ là khi nào anh cảm thấy đủ sức để đi thì anh nên về vùng quê tĩnh dưỡng. Anh phải nghỉ ngơi cho đến khi lấy lại sức khoẻ. Nếu anh bắt đầu làm việc quá sớm thì hậu quả sẽ vẫn còn trầm trọng đó.”

Sau khi ông bác sĩ đi rồi Hudson nằm trên ghế bành và duyệt lại tình cảnh của mình. “Đi về vùng quê.” Anh chợt nghĩ ngay đến căn nhà ấm cúng, hạnh phúc của gia đình anh ở tỉnh Yorkshire; có con dường Cudworth mà lúc nhỏ anh đã chạy đua, đánh vòng, và trêu chọc cô Amelia trong khi cô ta hết hơi đuổi theo anh, lọn tóc xoăn bồng bềnh; anh nhớ các khoảng trống dâm mát giữa rừng Lunn, nơi bướm lượn và nhiều tổ chim, xa xa là rặng núi Pennines. “Đi về vùng quê.” Lời khuyên của ông bác sĩ thật hấp dẫn, nghe thật xuôi tai và ấm lòng! Hudson biết rằng anh hãy còn quá yếu chưa thể trở lại cuộc sống vất vả trong bệnh viện, và dĩ nhiên không có nơi nào giúp anh chóng bình phục bằng ơ nhà mình. Chỉ còn có mỗi một trở ngại là anh không có tiền trả vé xe về nhà.

Thật ra anh ta biết rõ là nếu anh mở miệng xin thì tiền sẽ có ngay. Ông chú tốt bụng sẽ chắc chắn sẵn lòng gởi tiền cho anh. Hay nếu anh viết thư về nhà tỏ chút dấu hiệu cần tiền thì chắc chắn vé xe hơi và tiền sẽ được gởi đến anh ngay qua bưu diện. Đang nằm trên ghế bành, quá mệt mỏi vì lên xuống cầu thang, trong đầu anh tự nhiên lại có ý nghĩ từ chối chọn lối dễ đi và rõ ràng nhất. Anh vẫn muốn thí nghiệm phương pháp tập nhờ cậy Chúa đáp ứng lời cầu nguyện của anh thay vì nhờ cậy loài người. Lẽ dĩ nhiên là khi anh sang Trung Hoa thì họ đâu có ở bên cạnh anh để mà giúp. Anh nằm đó nhắm nghiền đôi mắt lại, thưa với Chúa về nhu cầu của anh và xin Ngài chỉ dẫn phải làm gì.

Sau đó anh nằm yên khá lâu. Anh nghĩ, nếu anh đã không ứng trước tiền cho bà Finch thì giờ đây anh đã có . Và nếu ông Finch không bỏ nhiệm sở trên tàu vào đúng lúc ấy thì anh đã có thể rút tiền ra được rồi. Rồi lại có ý tưởng nẩy ra trong đầu anh là nếu anh đi xuống văn phòng hàng hải rất có thể anh sẽ rút tiền ra được. Mặc dù triển vọng ấy có vẻ mơ hồ vì anh đã nhận trách nhiệm ứng trước cho bà Finch rồi, tuy nhiên ý nghĩ đó vẫn cứ vương vấn trong đầu anh.


Phải chăng Chúa đã đặt vào trí óc anh ý nghĩ đó? Hay chỉ là một ý nghĩ ngông cuồng của anh? Anh không biết rõ. Cho nên anh lại nhắm mắt cầu nguyện xin Chúa cho biết điều nào đúng. Vì nếu ý tưởng ấy không phải đến từ Chúa thì vấn đề còn lại vẫn là văn phòng hàng hải cách ba cây số và anh chẳng có tiền trả vé xe đến! Còn nói chuyện lội bộ đến đó là việc không thể làm được. Bước xuống cầu thang còn phải nhờ người giúp đỡ huống hồ đi bộ! Đúng, cuốc bộ là việc không thể thực hiện được—nhưng có thật đúng như thế không? Tự nhiên Hudson ngạc nhiên suy nghĩ, rất có thể làm được lắm. Chúa đã làm những điều kỳ diệu và bất ngờ sau khi anh cầu nguyện. Chính Chúa Giê-xu cũng đã nói, “Bất cứ điều gì các con cầu xin trong danh ta, ta sẽ làm cho để Cha được vinh hiển trong con.” (Giăng 14:13) Ngài đã nói những lời ấy hàng trăm năm trước và giờ đây đang khi Hudson nằm trong nhà trọ thì những lời ấy bỗng nhiên có vẻ thực tiễn và áp dụng được. Trong câu phán êm dịu ấy có một vẻ gì đáng tin. “Bất cứ điều gì các con cầu xin trong danh ta, ta sẽ làm cho.” Như thế thì anh nhận thấy rằng đi bộ xuống văn phòng hàng hải ở Cheapside không còn là việc không thể thực hiện nữa. Hiển nhiên là anh cần cầu nguyện Chúa thêm sức để đi. Nghĩ sao làm vậy. Anh bấm chuông gọi người giúp việc nhà trọ bảo mang lên cho anh ta chiếc mũ và cây gậy. Sau khi cô ta lễ phép trao các món ấy cho anh, cô ta hơi ngạc nhiên. Còn anh thì từ từ bước ra khỏi nhà trọ, quay sang khu phố yên tĩnh để vào khu phố bận rộn dẫn đến thành phố.

Tình trạng bình phục của anh khá chậm. Anh thích nhìn những món đồ trang trí qua các cửa hiệu, thỉnh thoảng phải dựa vào cửa kính để lấy sức. Các phụ nữ ăn mặc sang trọng đi vượt qua anh trong khi anh đang chậm chạp bước. Những người bán dạo kêu réo sau lưng anh để mời anh mua hàng. Anh cũng chẳng buồn quay đầu nhìn một chiếc xe ngựa sang trọng đang chạy lọc cọc trên đường. Thật vậy, dù cho nữ hoàng Victoria trẻ tuổi đi ngang qua thì chưa chắc làm cho anh quay đầu nhìn. Dần dần anh đi xong đoạn đường. Anh tự nhắc mình đã cầu xin Chúa thêm sức để đi đoạn đường ấy trong khi anh đang đứng trước ngọn dốc cao dẫn tới Cheapside, và anh tin Chúa sẽ vẫn ban cho anh đủ sức. Anh bước lên hết dốc ấy! Anh đến văn phòng hàng hải an toàn và ngồi trên bực thềm trước khi bước lên cầu thang đến lầu một. Anh nhận thấy ngồi bệt nơi chân cầu thang cũng là điều bất thường. Những ông ăn mặc quí phái, đội mũ lòng cao, hình như cũng nghĩ như thế. Họ hơi kinh ngạc nhìn anh như thể đang nghĩ, “Chà, anh chàng nầy cũng có vẻ phong lưu đấy...!” Tuy nhiên không ai nói với anh tiếng nào. Sau cùng anh lên cầu thang và bước vào văn phòng.

Thời điểm quan trọng là bây giờ đây.

Sau khi đi bộ mệt mỏi, lẽ nào bây giờ anh lại gặp chuyện thất vọng? Hudson trong thâm tâm vẫn cảm thấy rằng mọi việc rồi sẽ êm xuôi. Và quả y như thế! Người thư ký nhận ra anh ngay lập tức.

Ông kêu lên, “Ồ tôi rất vui ông đến hôm nay. Thật ra không phải ông Finch bỏ nhiệm sở mà một thủy thủ tráng kiện khác trùng tên. Tôi rất vui trao cho ông phân nửa tiền lương cho bà Finch tính đến hôm nay. Số tiền ấy sẽ đến tay bà ta qua ông an toàn hơn là qua chồng bà ấy. Chiếc tàu của ông ấy vừa cập bến Gravesend. Và chúng ta biết sau khi hành trình trên biển lâu như thế mà cập bến thì sẽ gặp không biết bao nhiêu là cám dỗ.” Ông quan sát anh sinh viên y khoa trẻ tuổi trông tái nhợt và rõ ràng là ốm yếu. Ông tiếp, “Nhưng trước khi tôi trao tiến cho anh, anh phải nghỉ ngơi và ăn một chút gì đã. Tôi sắp ăn trưa cho nên anh hãy bước vào trong ăn chung với tôi.”
Hudson sung sướng nhận lời mời tử tế ấy. Anh mừng vì có dịp nghỉ ngơi và ăn uống. Trên đường về Soho anh lại được đi xe buýt nữa! Bây giờ thì anh đã có đủ tiền rồi! Những cố gắng anh thực hiện hóa ra giúp đỡ anh nhiều hơn là làm thiệt hại cho anh. Sáng hôm sau, anh cảm thấy đỡ hơn cho nên anh không ngần ngại đi đến gặp bác sĩ để thanh toán phí tổn. Ông chú anh đã giúp anh quá nhiều rồi cho nên anh không muốn ông trả tiền bác sĩ cho anh nữa. Anh muốn dùng tiền riêng của mình để trả vé xe lửa đi về nhà tĩnh dưỡng dù anh biết rằng nếu anh tự trả tiền bác sĩ thì hầu như chắc chắn anh không còn đủ tiền để mua vé xe, nhưng anh cho đó là điều phải làm. Cho nên anh đi đến gặp bác sĩ. Đến đó anh lại gặp một chuyện ngạc nhiên lý thú khác. Ông bác sĩ từ chối không nhận tiền thù lao.

Ông cương quyết bảo, “Anh là sinh viên y khoa còn trẻ cho nên tôi sẽ không tính tiền.”

Hudson không chịu, hỏi lại, “Nhưng còn tiền thuốc thang thì sao...Chẳng hạn như thuốc ký ninh thì tôi phải trả chứ!”

Ông bác sĩ đáp, “Thôi được. Nếu thế thì tôi tính tiền ký ninh cho anh, nhưng chỉ có thế thôi.”

Hudson tính nhẩm thật nhanh đang khi trao số tiền nhỏ nhoi cho ông bác sĩ. Như thế anh còn đủ tiền mua vé xe lửa về Yorkshire rồi trả tiền xe buýt về nhà anh, đồng thời có tiền ăn dọc đường! Anh vô cùng hớn hở. Thật tuyệt diệu. Mỗi một bước đường anh thấy mọi việc được dự liệu thật hoàn hảo. Tự anh không thể tạo ra những việc ấy, điều đó chứng tỏ rõ ràng Chúa đảm trách việc sắp đặt cho cuộc đời anh. Và nếu Ngài đã làm cho anh như thế thì chắc chắn Ngài cũng làm cho những người khác nữa. Phải cho ông bác sĩ biết chuyện nầy.
Anh cung kính thưa, “Xin phép bác sĩ. Tôi có thể tự do trình bày một việc với bác sĩ mà không làm bác sĩ phật ý không? Tôi biết nhờ Chúa mà đời tôi được bác sĩ chăm sóc cho nên tôi rất biết ơn. Và còn một điều tôi muốn thưa với bác sĩ...” Rồi anh thuật lại lý do tại sao anh đến Luân đôn, dự định của anh là tìm xem quả thật Chúa có đáp lời cầu nguyện trước khi anh đi sang Trung Hoa hay không và những kinh nghiệm của anh khi làm điều ấy. Ông bác sĩ bình tĩnh nghe anh kể nhưng có vẻ hoài nghi cho đến khi Hudson cho ông biết anh đã lội bộ đến Cheapside ngày hôm trước. Điều nầy ông ta không thể nào tin được.
Ông kêu lên, “Không thể được. Khi tôi rời thì anh đang nằm liệt trên ghế bành dài đó, thân tàn như ma dại hơn là con người kia mà!”

Hudson cam đoan, “Dạ tôi lội bộ đó, thưa bác sĩ.” Anh giải thích cho ông biết anh đã cầu nguyện nhân danh Chúa Giê-xu để anh có đủ sức đi trước khi anh lên đường.

“Anh bảo rằng anh đi bộ—không phải anh đi tắc xi hay xe buýt à?”

“Dạ không. Tôi đi bộ.”

“Anh đi từ Soho đến đường Farrindon, rồi lên đồi Snow Hill đến Cheapside...”
“Dạ đúng vậy, thưa bác sĩ....”

Bây giờ ông bác sĩ lại chú ý thực sự. Chuyện một người bị bệnh quá yếu mà có thể một mình đi qua các phố xá đông đúc của Luân đôn mà không bị trầm trọng hơn là điều không thể tin được. Ông ta nghe kể lại về chuyện đi bộ để lấy số tiền ở văn phòng hàng hải, chuyện Hudson có đủ tiền để thanh toán các chi phí, và sau cùng, chuyện sau khi trả tiền thuốc ký ninh, anh ta chỉ còn có vừa đủ tiền để mua vé xe về nhà. Giọng điệu của Hudson có nét gì rõ ràng vui mừng và đáng thuyết phục khiến cho ông bác sĩ cảm động. Đối với ông, niềm tin thực tiễn vào một Thượng Đế mà không ai thấy, không ai nghe là điều mới lạ đối với ông. Những dòng nước mắt lạ thường từ từ chảy xuống trong khi ông nhìn nét mặt tươi vui kỳ diệu của chàng thanh niên đang đối diện với mình. Ông nói bằng một giọng hết sức cảm động:

“Tôi bằng lòng đánh đổi mọi thứ trên đời nầy để có một niềm tin như anh.”

Hudson khẽ đáp, “Dạ thưa bác sĩ, ông có thể có được niềm tin ấy. Đó là một đức tin miễn phí cho bất cứ ai—không tốn tiền, không phải trả giá nào cả.”



Chương 5

VỀ NHÀ


Chiếc xe ngựa chạy lọc cọc trên đường tráng đá dừng lại ở trung tâm khu phố chợ tỉnh Barnsley. Hành khách lần lượt xuống xe và sau cùng Hudson cũng xuống, trông hơi mệt mỏi vì đoạn đường khá dài từ Luân đôn. Mọi vật trông thật quen thuộc và trìu mến! Anh cảm thấy vui được ông cha nghiêm khắc nhưng nhân từ chào đón, cùng bà mẹ hiền hậu với mái tóc chải gọn dưới chiếc mũ vải cột qua cằm! Anh cảm thấy dễ chịu khi anh chống gậy đi dạo bên ngoài, gặp hết bạn nầy đến bạn kia vồn vã hỏi han, họ mừng vì gặp lại anh, và nóng lòng muốn nghe anh kể chuyện về đời sống của anh nơi thủ đô xa xôi ấy! Ở Luân đôn mọi việc đều khác hẳn. Ở đó anh chỉ là một người lạ không tên tuổi, ra đường phố bận rộn chẳng có một người nào chào hỏi để giúp anh lên tinh thần. Anh vẫn hãy còn yếu cho nên về nhà là nơi tốt nhất để anh nghỉ ngơi hoàn toàn và cảm thấy mãn nguyện. Anh ngồi cạnh lò sưởi trong phòng đàng sau cửa hiệu, nhìn cảnh vật quen thuộc làm anh hồi tưởng nhiều kỷ niệm êm đẹp thời niên thiếu. Chẳng hạn khi nhìn vào chiếc bàn to và chắc giữa phòng thì anh chợt nhớ lại khi còn bé, một hôm anh ăn mặc bộ đồ nhung đẹp nhất và ngồi nơi bàn ấy, xung quanh là khách khứa. Anh nhìn mẹ anh đang cắt những miếng bánh táo lớn, trao cho từng người khách nhưng lại không ngó ngàng gì đến cậu con đang lễ phép yên lặng ngồi đó vì anh được dạy như thế, anh chờ mãi mà không thấy phần của mình đâu! Hóa ra là lần nầy hình như mẹ anh đã quên bẵng cậu con. Anh đã được dạy là không được xin gì ở bàn ăn! Câu chuyện khôn khéo của cậu đã được ghi vào nhật ký gia đình và được nhắc đến nhiều lần vào lúc mà khách khứa vơi câu chuyện hàn huyên thì có tiếng nhỏ nhẹ nhắc khéo:

“Mẹ ơi—có phải bánh táo rất bổ cho các bé trai không?”

Cũng nơi chiếc bàn ấy mà mỗi ngày cậu phải học những bài cha cậu đã giao. Đến mười một tuổi thì cậu vào trường học. Mặc dù cậu thích được cha dạy hơn là học ơ trường tuy nhiên cậu đã trở thành một học trò xuất sắc nơi nhà trường. Cha cậu có một vẻ gì cương nghị và trí thức, ông mang những ý nghĩ bất di dịch về cái sai, cái đúng và kỷ luật sắt thép của ông. Hudson đã tập phải đúng giờ từ lâu trước khi đời anh bị chi phối bởi tiếng chuông của nhà trường! Thật khổ cho những cậu nào không quen ngồi ở bàn mà buộc phải rửa tay trước, tóc phải chải tươm tất trước khi ăn!
Cha cậu thường nghiêm nghị dặn bảo, “Nếu có năm người mà mỗi người bắt kẻ khác chờ một phút thôi là mất đi năm phút rồi. Đó là những phút đi mất không bao giờ lấy lại được!” Thật quả là lời dạy nghiêm khắc!

Một định luật khác của ông là, “Phải tập mặc áo quần cho nhanh. Vì suốt đời con, con phải làm chuyện ấy mỗi ngày một lần.” Vì thế mà con phải tập cho quen đi. Ông có lý do chính đáng để nêu ra luật ấy. Nếu Hudson nhớ lại các kỷ niệm đó và cười một mình đang khi ngồi trong căn nhà ấm cúng là vì cậu thích nhớ lại những chuyện ngộ nghĩnh về tính ngông của các bậc cha mẹ. Anh thích thú nhớ lại rằng lần đầu tiên anh nghe nói đến Trung Hoa là qua cha anh. Lúc ấy anh mới năm tuổi, anh còn nhớ nghe ông dõng dạc thốt lên:

“Sao chúng ta không gởi giáo sĩ qua đó! Đó là một xứ mà mình phải hướng đến. Một xứ đông dân...khoẻ mạnh, thông minh và học thức!”

Bây giờ, sau mười lăm năm, chính Hudson là người chuẩn bị sang đó! Trong khi anh nghỉ ngơi nhiều tuần ở nhà, có nhiều thì giờ suy nghĩ, anh lấy làm ngạc nhiên về phần số đã chứng tỏ cho anh thấy. Rõ ràng đây là phần số của anh, phần việc anh đã được giao cho để thực hiện. “Hãy đi sang Trung Hoa cho Ta.” Anh không quên được cái đêm mà anh nhận sứ mạng thiêng liêng ấy. Chắc chỉ có một kinh nghiệm khác hiện rõ hơn trong trí anh mà thôi. Trung Hoa lúc đó chưa nghe nói tới. Số là một buổi chiều trong một nhà kho cũ khi cái nhìn của anh về cuộc đời hoàn toàn thay đổi, nhưng nếu kinh nghiệm đó không xảy ra thì bây giờ chắc chắn anh cũng chẳng có ý định đi sang Trung Hoa nữa. Nhiều lần Hudson đã sống qua buổi chiều khó quên ấy. Nó xảy ra cách đây ba năm nhưng vẫn còn hiện rõ trong trí anh như thể mới xảy ra hôm qua thôi...

Lúc ấy anh mới mười sáu tuổi mà đã cảm thấy chán đời! Sống ở nhà, giúp cha anh trong cửa hàng, đời thật chán phèo! Không phải là anh không thương cha mẹ, anh rất thương cha mẹ anh nhưng anh thấy nếp sống của họ khó chịu làm sao ấy. Họ không thích khiêu vũ hay đi săn. Họ chỉ thích hát thánh ca trong ngôi nhà thờ nhỏ ở cuối đường, Hudson ngoan ngoãn phải đi theo cha mẹ đến đó nhưng anh cảm thấy chán ngán. Anh cố gắng tìm niềm vui như họ nhưng không được. Ao ước riêng tư của anh là được ở trong một ngôi nhà thật rộng có nhiều đầy tớ để anh được phóng khoáng, được ăn mặc áo khoác đỏ để đi săn. Anh ao uớc được cỡi trên một cái gì đó để chạy hết tốc độ—như cỡi ngựa chẳng hạn vì lúc đó người ta chưa phát minh ra xe mô tô! Lẽ dĩ nhiên các ước vọng đó rất có thể không thực hiện được, cho nên vì đầu óc chán nản mà một buổi chiều tháng sáu, anh lang thang vào trong phòng tìm cái gì để làm.

Anh liếc qua tủ sách nhưng chẳng thấy có gì hấp dẫn nên anh nhìn xuống cái giỏ đựng các sách bìa giấy, nhặt lên một quyển.


Anh nghĩ, “Tôi biết sách nầy thuộc về loại gì rồi.” Anh biết loại sách nhỏ mà ông cha anh thích sưu tầm. “Lúc nào bắt đầu cũng bằng một câu truyện hay rồi kết thúc bằng một bài học luân lý hay một bài giảng.” Anh định bụng sẽ đọc phần cốt truyện rồi bỏ phần kết thúc! Vì thế anh mang nó ra ngoài nhà kho để khỏi bị các cô em gái quấy rầy đòi bày đủ thứ trò chơi. Anh ngồi giữa đống thùng và chai lọ và bắt đầu đọc.
Nhưng anh không biết rằng đúng lúc ấy mẹ anh đang đi nghỉ hè cách đó hơn một trăm cây số đang quì gối cạnh giường và hết lòng cầu nguyện cho anh. Anh cũng không hay rằng sáu tuần trước đó, Amelia, em gái của anh, mười ba tuổi, đã quyết định sẽ cầu nguyện cho anh mỗi ngày ba lần cho đến khi ý niệm của anh về Thượng Đế được thay đổi. Đó là điều anh cần—thay đổi ý niệm về Thượng Đế. Anh đã từng bảo cô là anh không tin chắc lắm về Thượng Đế; cho nên tính tình anh trở nên gắt gởng! Anh không biết chắc có Thượng Đế hay không nữa! Không chắc có Thượng Đế! Cô Amelia thì tin chắc nơi Thượng Đế cho nên cô cảm thấy không thể để cho tình trạng của ông anh kéo dài được. Cô cũng biết rằng những lý lẽ của cô ta dù có khả năng thuyết phục hay vững chắc đến đâu đi nữa cũng chẳng lay chuyển nổi ông anh cho nên cô kết luận rằng chỉ có một mình Chúa mới có thể thay đổi ý kiến anh mà thôi. Vì thế mà cô quyết định cầu nguyện cho anh ba lần một ngày cho đến khi có kết quả. Cô còn ghi cả quyết định ấy vào nhật ký. Đàng sau các lọn tóc cuốn bồng bềnh và áo quần lượt là, Amelia là một thiếu nữ trẻ cương nghị, và cô cầu nguyện ba lần một ngày thật!
Anh không hề biết những chuyện ấy đang khi anh ngồi trong kho hàng và đọc quyển sách nhỏ. Nhờ quyển sách ấy mà anh ta hoàn toàn thay đổi quan điểm về cuộc đời. Bỗng nhiên và bất ngờ mà giờ đây anh hiểu ra rằng những gì anh đã học về Thượng Đế và về Chúa Giê-xu từ lúc còn thơ ấu là thật. Thượng Đế có thật. Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Thượng Đế và đã chịu chết vì tội nhân. Ngài đã sống lại và hiện đang sống trên thiên đàng. Ngài nhìn thấy mọi việc trên đất—Ngài thấy anh đang ngồi trong nhà kho! Ngài đã chết vì tội lỗi của cả thế gian—cho nên Ngài cũng chết vì tội lỗi của Hudson Taylor nữa. Ngài hứa ban sự sống đời đời cho những ai tin nhận Ngài, cho nên Ngài cũng hứa ban sự sống cho Hudson Taylor nữa. Ngài nghe lời cầu nguyện, vì thế Ngài cũng nghe lời cầu nguyện của Hudson Taylor! Thật là kỳ diệu vì đó là những điều anh đã nghe bao nhiêu lần trước đây mà bây giờ anh mới hiểu rõ! Sự hiểu biết đó khiến Hudson cảm thấy như tình cờ tìm được giải đáp cho một bài toán khó đã làm anh bối rối hàng giờ—đó là một cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, và khoan khoái. Giờ đây mọi việc đã đổi khác. Cảm nghĩ nặng nề vì bất mãn, cảm giác khó chịu vì sợ rằng những gì mình làm bậy sẽ bị phơi bay, giờ đây biến mất. Anh cảm thấy được giải thoát. Anh sợ e những cảm giác ấy khó kéo dài được!
Nhưng chúng quả thật kéo dài. Ba năm rưỡi sau đó, đang khi ngồi cạnh ngọn lửa nổ lẹt đẹt trong lò sưởi, Hudson biết rằng những cảm giác ấy đã kéo dài. Những năm tháng trôi qua kể từ buổi chiều tháng sáu năm ấy không phải là thời gian êm đềm và dễ dàng. Thời gian ấy có những thử thách và khó khăn mà từ trước anh chưa hề trải qua. Nhưng cũng là thời gian anh cảm thấy thích thú vì dấn thân vào một lãnh vực anh chưa hề từng trải. Cái vui thích khi biết Chúa nghe lời cầu nguyện, và dẫn anh vào những lối đi mà tự anh không thể nào khám phá được khiến anh thích thú trăm lần hơn là chạy đua cùng đàn chó săn. Và anh biết bí quyết đơn giản để trút cái mặc cảm tội lỗi ấy. Anh chỉ cần làm điều anh cho là phải, và nếu anh vô tình làm điều gì quấy thì anh xưng tội với Chúa, đấng hứa tha tội cho anh nếu anh xưng tội! Thật vậy, cảm giác ấy quả có kéo dài!

Thời gian ở Barnsley qua nhanh, Hudson cảm thấy phải trở lại Luân đôn. Anh từ giã nơi ấm cúng thân mật và tình yêu của gia đình mà trong lòng không khỏi đau buồn. Anh bắt đầu cảm nhận được ý nghĩa của việc phải dấn thân trên đường đời một mình, và phải chịu đựng thiếu thốn mà không có sự nâng đỡ của những bạn đồng hành cùng chí hướng. Dù sao đó cũng là cách đào tạo anh trở nên mạnh mẽ và tự tin. Công tác truyền giáo tiền phong dành cho những người đàn ông nghị lực—chứ không phải cho những người yếu ớt, được nuông chiều đủ thứ! Từ nhỏ Hudson vốn yếu ớt nhưng anh nhất quyết làm một giáo sĩ tiền phong—cho nên anh phải trở nên một đàn ông nghị lực theo đúng nghĩa.

Lẽ dĩ nhiên cha mẹ anh rõ ràng là không mấy thích cái viễn ảnh anh trở thành một người có nghị lực bằng cách lại về với một thực đơn gồm táo, bánh mì nâu, và uống nước lạnh. Hai ông bà không tin rằng làm như thế mà anh trở nên có nghị lực được. Thậm chí Hudson cũng không mấy tin vào chuyện ấy! Cho nên thay vì ở nhà trọ tại Soho và tự mua lấy thức ăn, anh được thu xếp để làm phụ tá bác sĩ và ở chung trong gia đình họ. Anh bằng lòng việc xếp đặt ấy. Buổi sáng anh dự các giảng khoa ở bệnh viện, rồi giúp đỡ ông bác sĩ giải phẫu, tức chủ nhân của anh sau khi dùng cơm chiều đến chín giờ tối, sau đó thì anh hoàn toàn tự do—nghĩa là anh có thể ôn bài vở!

Cuộc sống anh dĩ nhiên khá vất vả nhưng anh vui thích. Được ăn ngon và có nơi ở thoải mái khiến anh lên tinh thần. Trong vòng sáu tháng không những anh thu thập được những kiến thức hữu ích về y khoa và kinh nghiệm về bản chất con người, mà anh còn nhận thấy một điều ích lợi hơn nhiều—là sự giúp đỡ của Chúa cho anh về mọi vấn đề anh cầu xin.


Một ví dụ điển hình là trường hợp của một bệnh nhân bị lở loét nơi chân. Ông ta nghiện rượu nặng, bây giờ đang nằm chờ chết mà không hay.
Hudson được cảnh cáo trước khi đến nhà thăm ông ấy rằng, “Nói về đạo với ông ta là vô ích. Ông ta là tay vô thần. Ông không bao giờ muốn nghe về đạo. Có lần chúng tôi nhờ một người đọc Kinh Thánh đến thăm ông ta, nhưng ông ta nổi giận đuổi người đó ra khỏi phòng.” Linh mục giáo xứ cũng có đến thăm ông. Tuy nhiên ông ta phải ra về trong cảnh lúng túng vì người ông ấy nổi giận chỉ cho phép linh mục tới gần để nhổ vào mặt ông ta mà thôi! Hudson cảm thấy mình chẳng khác nào người đấu với thú dữ sắp ra đấu trường khi lần đầu tiên đến thăm để băng bó chân cho ông ta. Anh cảm thấy phải nói cho ông ta biết rằng Chúa sẵn sàng tha thứ tội lỗi ông, và bằng lòng tiếp nhận ông như người con trai phóng đãng được cha tiếp đón. Đằng nào thì ông ta cũng gần chết rồi! Nếu không có Chúa thì ông ta còn hi vọng gì ở đời nầy hay đời sau đâu? Hudson quyết định tìm dịp thuận tiện để khơi mào vấn đề quan trọng ấy. Nếu thái độ hung hăng và bạo ngược của ông ta không có dấu hiệu thay đổi thì nêu lên chuyện ấy sẽ gây ra rắc rối nhiều hơn là có lợi. Trong nhiều ngày, Hudson băng bó chân cho ông ta hết sức cẩn thận và không đá động gì đến vấn đề tôn giáo cả. Nhưng lúc nào anh cũng nghĩ đến ông ấy. Anh cảm thấy có trách nhiệm với ông ta và nhiều lần trong ngày, Hudson cầu nguyện cho ông. “Hãy tập huy động người khác qua sự cầu nguyện.” Nếu lời cầu nguyện của anh để làm mềm mại những người cứng lòng không linh nghiệm bên Anh thì làm sao linh nghiệm bên Tàu?

Dần dần thái độ người ấy thay đổi. Sự thay đổi trước hết là thái độ ông ta đối với Hudson. Người sinh viên y khoa trẻ tuổi băng bó chân ông ta thận trọng và khéo léo đến nỗi ông bớt đau nhiều nên ông rất cám ơn Hudson. Ông nói ra như thế. Hudson nghĩ, bây giờ là đúng dịp tiện anh đang chờ từ lâu nay. Anh giải thích cho người kia biết rằng anh đã nhờ cậy Chúa như thế nào để Ngài giúp anh trong ngành y khoa rồi anh nói tiếp đến vấn đề mọi người cần sự thương xót và tha thứ của Chúa.

Nếu Hudson là người đọc Thánh Kinh hay vị linh mục thì chắc chắn anh cũng chung số phận như hai người kia! Tuy nhiên vì anh là bác sĩ, có thể làm cho bớt đau, cho nên ông ta nén giận, chỉ bày tỏ sự bực tức của ông bằng cách quay lưng lại không nói tiếng nào và cứ nằm mãi như thế, hướng mặt vào tường cho đến khi Hudson ra về! Không có dấu hiệu đáng khích lệ nào nhưng ít ra nó cũng là triệu chứng tốt. Hôm sau Hudson lại nêu lên vấn đề tôn giáo, lại cũng gặp phản ứng như trước. Cho nên sau nhiều lần thăm ông ta, Hudson bắt đầu xuống tinh thần. Có ích gì mà tiếp tục như thế nầy không? Có lẽ là không. Một ngày nọ anh cảm thấy chán nản và sốt ruột về ông ta, là người mặc dù nóng tính, vẫn vương vấn trong lòng anh đến nỗi anh cảm thấy có cái gì dâng lên trong cổ họng anh và anh bật khóc.

Anh kêu lên, “Bạn ơi, xin nghe đây.” Vừa nói anh đi về phía giường người bệnh. “Ôi, ước gì anh cho phép tôi cầu nguyện với anh!” Hudson nói giọng run run, và nghĩ rằng ông ta sẽ quay lưng đi như trước. Nhưng không. Ông ta ngạc nhiên nhìn vị bác sĩ chịu vất vả quá sức, và thấy rõ ràng như có cái gì làm ông bác sĩ bực dọc. Ông bảo:


“Nếu cầu nguyện làm cho ông bớt bực dọc thì ông cứ cầu nguyện đi!”

Nói như thế cũng chẳng phải là lời mời mọc gì sốt sắng cho lắm nhưng Hudson đâu có cần gì hơn nữa. Anh quì gối, nhắm mắt và cầu nguyện lớn tiếng. Anh cầu xin Chúa mở mắt người ấy và tỏ cho ông ta biêt Ngài thực hữu, và rằng Chúa Giê-xu đã chết để cứu ông ta khỏi sự trừng phạt ông ta đáng phải lãnh vì tội lỗi mình, và ông sẽ được tha tội nếu ông xin Ngài. Ông ta nằm lặng yên, và mặc dù không nói tiếng nào nhưng rõ ràng đó là khúc quanh trong đời ông. Ông ta không còn quay lưng đi khi Hudson làm chứng cho ông về Chúa. Ông nhận ra rằng những gì anh thanh niên trẻ tuổi nầy nói với ông nhiều lần là thật. Và nếu những điều ấy là thật thì tại sao ông lại không tin? Tại sao không...? Cho nên một ngày nọ Hudson rời phòng của bệnh nhân mình mà cảm thấy sung sướng như đi trên mây. Một ông già cay đắng, cứng lòng, trong bốn mươi năm chưa hề đặt chân đến nhà thờ, chỉ bước vào nhà thờ có một lần để làm lễ cưới, bây giờ đang nằm trên giường, đôi mắt cung kính nhắm lại, tập cầu nguyện cùng Chúa mình.


Chương 6

BỊ BÃO GIỮA BIỂN


Con tàu bắt đầu chuyển động. Chiếc cầu nối với bến đã được kéo lên tàu sau khi anh thủy thủ vui tính, người cuối cùng rời bến, đã nhảy lên tàu. Giờ đây con tàu từ từ tách bến. Hudson đứng một mình trên bong tàu, vẫy tay từ biệt nhóm người đang đứng nhìn anh lên đường. Mắt anh nhìn đăm đăm bà mẹ anh. Một người mẹ nhỏ bé, yêu dấu, dịu dàng, và dũng cảm! Bà cố gắng hết sức để tỏ ra can đảm, nhưng khi bà xuống thăm phòng anh dưới tàu và vuốt thẳng khăn trải giường ngủ anh, thì anh chợt thấy những dòng nước mắt chảy xuống má bà. Giờ đây bà vội ngồi trên một khúc gỗ cũ, trông như bà sắp ngất đi. Hudson đã chạy xuống gặp bà qua chiếc cầu nối và ôm mẹ lần cuối để trấn an bà.

Anh bảo, ‘Mẹ ơi, mẹ đừng khóc. Chỉ một thời gian ngắn thôi con và mẹ sẽ gặp nhau lại.” Nhưng rồi anh phải vội vã chia tay bà và chạy trở lên tàu. Bây giờ thì bà đứng dậy, chiếc váy của bà bồng bềnh trong gió, lấy khăn tay vẫy chào con mình. Hudson không muốn khuất bóng mẹ nên liền quay người và trèo lên cột buồm để nhìn rõ hơn. Đứng giữa các dây thừng lắc lư, một tay anh nắm chặt dây thừng, một tay anh vẫy nón thật mạnh. Có lẽ làm như thế sẽ giục lòng bà mẹ anh! Cao trên đỉnh đầu anh là các cánh buồm đang phất phới trong gió, các cột buồm kêu kẽo kẹt trong khi con tàu tiến về cửa bến. Hình ảnh của người mẹ yêu dấu trên bến nhỏ dần, nhỏ dần, rồi chiếc khăn tay vẫy vẫy cũng dần dần trở thành nhỏ xíu...

“Ô-i-i” Hudson thôi vẫy khi nghe tiếng rú lên. Đó là tiếng rú của mẹ anh. Giờ đây con tàu đã qua cửa bến, hướng về biển khơi, mang theo đứa con trai duy nhất của bà đến Trung Hoa, một vùng đất xa lạ, ít ai biết tới! Thật là cảnh vĩnh biệt! Nỗi đau buồn của tiếng rú ấy đâm vào lòng Hudson như dao nhọn. Bà đang thiệt mất một điều gì lớn lao! Bà còn đau lòng nhiều hơn anh nữa! Cổ họng anh như có vật gì dâng lên làm anh nghẹn ngào.

Con tàu dần dần tăng tốc độ. Anh không còn trông rõ những bóng người nhỏ xíu đang đứng ở cuối bến tàu. Anh ráng hết sức để nhìn qua lớp sương mù cho đến khi anh không còn thấy ai nữa. Anh từ từ ngồi xuống trên bong tàu, tiếng rú của mẹ vẫn còn văng vẳng bên tai anh. Một ý nghĩ tràn ngập óc anh. Nếu mẹ anh cảm thấy mất mát như thế khi nhìn anh đi Trung Hoa thì Thượng Đế cảm thấy mất mát như thế nào lúc Ngài phải chia tay với Con Ngài, khi Chúa Giê-xu đến thế gian để chết cho tội lỗi loài người? Phải chăng Thượng Đế cũng là Cha? Phải chăng Chúa Giê-xu là “Con Một của Ngài”? Hình như cái cảm giác về sự hi sinh trong việc chia tay giữa anh với mẹ anh mang anh lại gần Chúa hơn, hiểu được tình yêu của Ngài nhiều hơn. Thượng Đế yêu thương, cho nên chắc hẳn Ngài cũng hiểu nỗi khổ nầy của anh nữa. Hudson cảm thấy được thêm sức một cách kỳ lạ giữa cảnh đau lòng trong khi anh đi xuống buồng anh trên tàu.

Anh là người hành khách duy nhất trên chiếc tàu Dumfries, một chiếc tàu buồm nhỏ, trọng tải chỉ có 470 tấn. Người ta cho anh biết là phải năm hay sáu tháng nữa tàu mới cập bến Thượng hải. Vào năm 1863 chưa có kênh đào Suez để đi đến vùng Viễn Đông cho gần, vì thế chiếc thuyền nhỏ ấy phải vất vả với sóng gió đi vòng mũi Hảo Vọng Giác ở Nam Phi, chống chọi lại các trận cuồng phong của Thái bình dương trước khi đến đích. Quả là một cuộc hành trình dài trên biển, một cuộc hành trình tạo cho anh nỗi nguy hiểm và thích thú trong vòng mười ngày nhưng đủ để kéo dài trong lòng anh suốt cuộc hải hành! Chiếc Dumfries vừa mới vào eo biển Ái-nhĩ-lan thì đã phải gặp bão. Suốt mấy ngày chiếc tàu bị biển vùi dập như nút chai bị xô đẩy theo sức gió. Hudson chưa bao giờ trải qua những kinh nghiệm như thế cho nên anh vội vàng điều chỉnh lại những ý nghĩ trước kia của anh về cuộc sống thơ mộng của thủy thủ. Các cột buồm kêu kẽo kẹt như rên rỉ, nước biển tràn vào trong buồng tàu, áo quần anh cảm thấy ẩm ướt và rít rắm. Ngày đêm trôi qua, trận bão hình như dữ tợn thêm cho đến chiều Chúa nhật thì biển trở thành cao ngất như núi.

Hudson lảo đảo bước lên sàn tàu, tay bám chặt vào hông tàu và nhìn quang cảnh hãi hùng. Mặt biển trắng xóa, các lượn sóng ào tới liên tiếp cho đến khi chúng như cao ngất như những vách đá đáng sợ so với chiếc tàu Dumfries nhỏ bé trong khi chiếc tàu đang lảo đảo vào chỗ xoáy nước. Lúc có vẻ như tàu hụp xuống nước thì nó lại nghiêng qua một bên thật nguy hiểm. Hudson, chân đang trượt trên sàn tàu trơn, không đứng vững được cho đến khi chiếc tàu nhô lên khỏi vách nước rồi lại hụp xuống khi sóng tràn tới. Nhìn vào mặt biển đang giông tố, anh thấy bên hông tàu có một chiếc thuyền lớn, cũng đang bị sóng dập và một chiếc tàu nhỏ khác. Tất cả đều vô vọng. Anh tự nghĩ nếu sóng lớn xô các chiếc tàu ấy vào nhau thì chắc là chết hết!

Viên thuyền trưởng đứng cạnh anh, gương mặt cả quyết nhưng đăm chiêu. Ông bảo chưa bao giờ ông thấy biển hung hăng như thế.

Ông nghiêm giọng bảo, “Nếu Chúa không giúp thì chẳng có hi vọng gì.”

Hudson hỏi, “Chúng ta cách bờ biển Ái-nhĩ-lan bao xa?” Bờ biển Ái-nhĩ-lan rất nguy hiểm vì các mỏm đá nhô ra biển!
“Khoảng hai mươi hay hai mươi lăm cây số...” Nhưng con tàu đang trôi giạt về hướng đó vì bị gió Tây đẩy. “Chúng ta phải giương nhiều buồm lên. Càng nhiều buồm giương lên thì chúng ta càng ít bị thổi giạt. Cầu trời cho các cột buồm chịu nổi...” Nếu chúng bị gãy dưới sức gió thì sao? Nhưng cũng phải liều. Mạng sống của mọi người đang lâm nguy. Viên thuyền trưởng ra lệnh giương hai cánh buồm nữa.

Chiếc tàu lao tới, nhanh hơn bao giờ hết vì sức gió thổi vào buồm. Nó nghiêng qua một bên, lại bị sóng tràn vào bên kia. Chiều dần đến, mặt trời khuất sau rặng mây. Hudson quan sát quang cảnh mà lòng lo ngại.


Anh thầm nghĩ, “Ngày mai mặt trời lại mọc như thường,” vừa hình dung trong đầu. “Nhưng nếu không có phép lạ thì ngày mai chắc chiếc tàu nầy sẽ chỉ còn có mấy tấm ván bể trôi lềnh bềnh trên sóng nước...” Gia đình anh sẽ buồn biết bao nhiêu nếu anh bị chết đuối trên biển! Và số tiền mà Cơ quan Truyền giáo Trung Hoa chi cho anh để sắm quần áo và mua vé tàu xem như bỏ! Và anh sẽ cảm thấy thế nào sau khi chiến đấu với các luồng sóng hung hăng rồi để chúng chụp phủ trên đầu anh? Quả là một ý nghĩ bi thảm. Hudson cảm thấy lạnh, cô đơn và sợ hãi khi bóng tối chụp xuống giữa các luồng sóng gầm thét và các tia nước đập vào mặt anh. Anh lần mò đến cầu thang để xuống phòng anh ở bên dưới sàn tàu. Anh tìm được quyển thánh ca và Kinh Thánh, anh ngồi trên giường và bắt đầu đọc.

“Lòng các con chớ lo âu; hãy tin Thượng Đế, và hãy tin ta nữa...” Trong câu ấy có một cái gì trấn an đến nỗi Hudson cũng cảm thấy vững tâm. Anh tiếp tục đọc, ít lâu sau, mắt anh mỏi vì đọc trong ánh sáng lung linh của ngọn đèn dầu, anh ngả lưng trên giường và ngủ thiếp đi.

Khi anh tỉnh dậy thì có lẽ đã gần nửa đêm. Chiếc tàu hãy còn dao động mạnh, gió bão hãy còn gầm thét. Anh không biết hiện thời chiếc tàu cách bờ và các mỏm đá nguy hiểm ấy bao xa? Hudson bước lên bong tàu trở lại. Nhìn qua làn nước lóng lánh dưới ánh trăng, anh thấy trước mặt có ánh đèn. Đó là đèn của ngọn hải đăng Holyhead, báo cho các tàu bè biết là chúng đang tới quá gần ngọn hải đăng. Hải đăng Holyhead—và các mỏm đá...

Anh hỏi to cùng viên thuyền trưởng, “Mình tránh được ngọn hải đăng ấy không?” Tiếng la của anh gần như bị luồng gió mang đi mất.

“Nếu chúng ta không bị dạt thì tránh được,” ông thuyền trưởng trả lời lớn tiếng lại. “Nhưng nếu chúng ta bị giạt thì chỉ có trời mới cứu chúng ta được thôi...”

Và chiếc tàu bị giạt thật. Họ nhìn một cách tuyệt vọng tia sáng mà chiếc tàu càng lúc càng tới gần. Với độ dạt nầy thì bao giờ chúng ta đụng ngọn hải đăng?


Hudson hỏi lớn, “Mình còn được hai tiếng đồng hồ không?” Có tiếng trả lời là chắc không lâu như thế. Không đến hai giờ đồng hồ...

Hudson xuống phòng của anh trở lại, nước mắt anh bắt đầu chảy xuống khỏi khoé mắt khi anh nghĩ đến cha, mẹ, và các cô em gái. Sẽ không bao giờ anh còn gặp họ trên đất nầy nữa. Họ sẽ buồn bã ra sao vì không biết số phận anh như thế nào khi tàu chìm. Anh rút ra một quyển sổ nhỏ và cẩn thận ghi tên và địa chỉ của anh. Anh nghĩ nếu người ta tìm được xác anh thì người ta sẽ nhận ra anh. Chuẩn bị xong chuyện ấy thì anh liền nhìn quanh quất để tìm một vật gì để bám vào khỏi chết đuối. Anh chưa tuyệt vọng. Nhìn thấy một cải giỏ đựng áo quần mà anh tin là có thể nổi trên nước, anh mang nó lên bong tàu, và dự định sẽ ôm chặt lấy nó khi tàu chìm. Anh bỏ một ít món đồ vào đó mà anh hi vọng sẽ hữu dụng nếu anh may mắn tấp vào đất liền. Xong anh mang chúng lên bong tàu.


Suốt thời gian ấy anh thầm nguyện trong lòng. Anh không thể cầu nguyện cho có mạch lạc vì quá rối trí. Bên trong lòng anh câm lặng khẩn cầu Chúa, Cha của anh trên trời, để Ngài cứu họ. Anh nhìn vào mặt biển thấy bọt trắng xóa dưới ánh trăng sáng. Trước mặt con tàu vài trăm trước hình như là đất liền và các mỏm đá.

Anh hỏi viên thuyền trưởng, “Các thuyền cấp cứu có thể nào chịu nổi sóng gió như thế nầy không” vì anh lấy làm ngạc nhiên tại sao họ chưa cho hạ thuyền cứu cấp xuống.

“Không được...”

Hudson đề nghị, “Mình có thể cột một vài thanh gỗ rồi ráp lại thành bè được không?”

“Không đủ thì giờ...” Viên thuyền trưởng bỗng nhiên bước đi, dường như ông ta đã quyết định điều gì.

“Chúng ta sẽ thử cho mũi thuyền quay lại, nếu không nó sẽ lật úp” ông ta bảo thế. Hình như chiếc tàu đang đi thẳng vào đất liền ngay trước mặt. “Chúng ta phải cố gắng...nếu không sóng biển sẽ tràn qua bong tàu khi chúng ta quay mũi, đùa chúng ta xuống biển hết...Nhưng chúng ta phải thư xem sao!” Rồi ông ra lệnh. Nỗ lực quay mũi thuyền đi ra khơi không có kết quả. Sức gió và sóng biển quá mạnh. Tuyệt vọng, viên thuyền trưởng cho quay mũi thuyền sang phía bên kia. Làm như thế tức là mang chiếc tàu gần các mỏm đá hơn, rất nguy hiểm. Nhưng hi vọng với sức gió thổi vào các cánh buồm, chiếc tàu có thể tránh được các mỏm đá. Mọi người chăm chú nhìn vào các mỏm đá mà sóng biển đang đập vào trắng xóa, nước tung lên cao đến mấy thước. Chiếc tàu tránh được đá không? Chúng chỉ cách tàu bằng khoảng hai chiều dài của con tàu thôi. Nếu con tàu nhỏ ấy không giữ được phương hướng thì trong vòng mấy phút nữa sóng sẽ xô nó đập vào các mỏm đá, vỡ tan tành. Hudson nín thở theo dõi, tay bám chặt vào các dây cột buồm trong khi chiếc tàu chòng chành chống lại sóng cả. Chiếc tàu tránh được mỏm đá rồi! Thoát rồi! Bây giờ chỉ làm sao cố gắng ra khơi, tránh bờ biển nguy hiểm ấy là thoát nạn.

Rồi phép lạ xảy ra. Luồng gió từ trước vẫn đập không ngưng vào thuyền tự nhiên chuyển hướng thuận lợi cho chiếc tàu. Thật ra sự chuyển hướng chỉ nhỏ vài độ thôi nhưng cũng đủ mang tàu ra xa khỏi bờ biển. Sáng thứ hai khi mặt trời mọc lên thì ánh nắng không phải chiếu vào các mảnh gỗ bể vụn như Hudson lo ngại, mà chiếu xuống một chiếc tàu nhỏ, buồm giương lên hùng dũng, hướng ra biển khơi!

Chương 7

ĐẾN TRUNG HOA


Sau khi trải qua những thích thú và nguy hiểm của những ngày đầu tiên ấy, Hudson thấy vui sướng lúc chiếc tàu đi vào vùng thời tiết ấm áp và yên tĩnh hơn. Đồ đạc của anh ướt sũng nước biển, nay bắt đầu khô. Hết tuần nầy đến tuần khác, tháng nầy qua tháng nọ, chiếc tàu Dumfries nhỏ bé lướt qua các đại đương, trước hết là Đại tây dương khi tàu chạy dọc theo bờ biển phía tây châu Phi, băng qua Ấn độ dương tiến đến cách Úc châu khoảng 200 cây số, rồi qua các eo biển nằm giữa các hải đảo thuộc vùng Đông Nam Á dẫn tới Thái Bình Dương. Cũng trong thời gian băng qua các hải đảo ấy mà Hudson học biết rằng cái nguy hiểm trong khi mọi việc êm xuôi cũng trầm trọng không kém gì khi đang bị gió đưa đẩy!

Suốt nhiều ngày các cánh buồm của chiếc tàu nhỏ ấy rũ xuống trên những cột buồm vì không có chút gió nào thổi. Nhiều lần tàu chỉ đi được có mười cây số trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Và mặc dù ai cũng thích nhìn thấy các hải đảo có cây chà là nơi chân trời, hay nhìn các con cá vùng nhiệt đới phóng lên khỏi mặt nước, cuộc hành trình bắt đầu cảm thấy buồn chán. Năm tháng trôi qua kể từ lúc Hudson lên tàu từ bến Liverpool. Anh thuộc từng sợi dây thừng, từng tấm ván trên sàn tàu của chiếc Dumfries. Bây giơ anh chỉ mong đặt chân lên đất liền trơ lại mà thôi!


Một sáng Chúa nhật nọ, đang lúc anh hướng dẫn buổi thờ kính trên bong tàu thì anh nhận thấy người bạn quí của mình, viên thuyền trưởng có vẻ lo âu. Ông ta ít chú ý vào buổi thờ kính hơn bình thường, và thỉnh thoảng ông bước tới lan can tàu nhìn qua mặt nước phẳng lặng. Không có chút gió nhẹ nào thổi. Sau đó khi các thủy thủ đã giải tán, Hudson đứng một mình với viên thuyền trưởng thì anh mới hiểu lý do tại sao ông ta lo âu. Chiếc tàu đang bị một dòng nước mạnh lôi về những tảng đá ngầm. Nếu không có gió thổi vào buồm thì không có cách nào chống lại được sức nước ấy cả.
Viên thuyền trưởng bảo, “Chúng ta đã đến quá gần các tảng đá ngầm rồi cho nên tôi không tin rằng hết chiều nay chúng ta có thể an toàn tính mạng được.” Vào lúc mặt trời lặn thường thường có cơn gió nhẹ nổi lên, nhưng nếu đến lúc ấy thì chiếc tàu có lẽ đã lao vào đá ngầm lởm chởm mất rồi. Một hi vọng duy nhất là hạ một chiếc thuyền cứu cấp xuống và cố gắng kéo chiếc tàu ra khỏi chỗ hiểm nguy. Tuy nhiên những nỗ lực của các thủy thủ, dù họ đã chèo hết sức, chẳng đi đến đâu. Dòng nước quá mạnh đến nỗi họ không thể nào làm chiếc tàu quay đầu được.

Viên thuyền trưởng đứng im lặng bên cạnh Hudson, rồi thốt lên một câu nói thẳng thắn:

“Thôi, chúng ta đã làm hết sức rồi. Bây giờ chỉ có thể chờ thôi...”

Bỗng nhiên Hudson nẩy ra một ý. Nếu ngọn gió thường thổi vào lúc mặt trời lặn mà thổi ngay bây giờ thì họ sẽ thoát nguy. Và mặc dù họ không có quyền lực gì trên sóng gió—Thượng Đế có quyền ấy—Ngài có thể khiến cơn gió thổi sớm hơn.


Anh nhẹ nhàng bảo, “Còn một điều chúng ta chưa làm.”

Viên thuyền trưởng hỏi lại, “Vậy à? Điều gì?”

Họ chưa cầu nguyện. Đó là điều họ chưa làm. Viên thuyền trưởng im lặng. Hudson nói tiếp. Trong số các thủy thủ trên tàu, có bốn hay năm người tin Chúa và tin rằng Ngài nghe lời cầu nguyện. Anh đề nghị. “Mỗi người trong chúng ta đi về buồng của mình và đồng ý cầu nguyện xin Chúa cho cơn gió nhẹ thổi đến ngay bây giờ. Ngài có thể cho cơn gió thổi đến dễ dàng ngay bây giờ thay vì thổi vào buổi chiều...”

Viên thuyền trưởng hơi ngạc nhiên về đề nghị ấy nhưng sau giây phút do dự, ông ta đồng ý. Ông bảo, thôi thế thì chúng ta làm đi. Ông sẽ về phòng mình cầu nguyện, còn Hudson sẽ tìm một đồng bạn, người tiếp viên, anh thợ mộc người Thụy điển và đề nghị họ cầu nguyện. Trong số những thủy thủ trên tàu, mấy người ấy là những người kính sợ Chúa. Họ cần làm điều cuối cùng mà họ chưa làm để cứu chiếc tàu.


Hudson mới vừa cầu nguyện trong phòng có mấy phút thì bỗng nhiên anh cảm thấy chắc chắn Chúa sẽ sai cơn gió đến cho nên anh đứng dậy, đi lên bong tàu và đề nghị với viên phó thuyền trưởng nên mở các góc của cánh buồm chính.

Viên phó thuyền trưởng ngạo nghễ hỏi lại, “Làm như thế để làm gì?” Dĩ nhiên ông ta có lý vì ông cho rằng ông biết lúc nào phải mở cánh buồm hơn là anh chàng trên đất liền đang đứng trức mặt ông ta!

Hudson giải thích, “Chúng ta đã cầu nguyện Chúa sai cơn gió đến và cơn gió đang đến ngay bây giờ!”

Viên phó thuyền trưởng khịt mũi. Ông ta đáp sẵng giọng, “Tôi muốn thấy gió hơn nghe về gió.” Nhưng theo bản năng ông ta liếc nhìn lên các cánh buồm, và Hudson nhìn theo thì thấy cánh buồm trên cùng đang phấp phới.

Anh kêu lên thích thú, “Hãy nhìn cánh buồm trên cùng kìa! Gió đang thổi đến!”

Viên phó thuyền trưởng không tin bảo, “Ô mới chỉ là một hơi thở thôi!” Tuy nhiên ông ta kêu một hiệu lệnh lớn thì trong vòng chưa đầy một phút, những thủy thủ đi chân không chạy vội qua bong tàu, trèo lên các dây thừng buộc buồm. Những tiếng hoạt động ồn ào bất ngờ trên bong tàu khiến viên thuyền trưởng đi lên khỏi buồng để xem chuyện gì. Ông thấy các cánh buồm phập phồng trong gió, trong khi chiếc tàu từ từ quay khỏi đá ngầm và chạy với tốc độ sáu hay bảy hải lý một giờ! Và chàng Hudson Taylor trẻ tuổi đứng đó, mắt đẫm lệ vì vui mừng, lòng anh tràn ngập lời cám ơn, anh thầm hớn hở trong Chúa của anh, Đấng đã đáp lời cầu nguyện.

Chưa đầy một tháng sau thì tàu Dumfries đã bỏ neo ơ đảo Gutzlaff để chờ viên hoa tiêu từ đất liền ra lái đưa nó lên cửa sông để cập bến Thượng hải. Anh đã bỏ đàng sau bầu trời trong sáng và những màu nước xanh của vùng khí hậu ấm áp. Giờ đây trong khi anh đang đứng tựa vào lan can, Hudson không trông thấy gì cả ngoài sương mù dầy đặc và dòng nước lờ đờ của sông Dương Tử chảy xiết, con sông đã khắc lòng sông lâu đời bắt nguồn từ cao nguyên huyền bí Tây tạng qua những bình nguyên phì nhiêu, đông dân của Trung hoa để sau cùng đổ vào Biển Trung Hoa sôi động.

Hudson nhìn chung quanh mình, cố gắng để thấy vùng đất mà anh đang đi đến. Sương mù dầy quá chưa cho phép anh thấy được bờ sông dài và thấp, nhưng đang khi anh nghiêng mình qua lan can thì anh có thể thấy được bóng dáng mờ mờ của các tàu bè khác, những chiếc thuyền dị kỳ mang một cánh buồm khổng lồ duy nhất trên cột, với thân tàu uốn cong vẽ những hình thù kỳ dị bên hông. Không thể lầm lẫn được vì rõ ràng đó là những chiếc thuyền nan Trung hoa mà anh thường học trong các sách giáo khoa có hình ảnh về Trung Hoa ở Barnsley, quê nhà anh! Giờ đây anh đã được thấy chúng tận mắt, và đang khi anh nhìn thì có một chiếc đi gần anh khiến cho anh có thể thấy được những người trên tàu. Họ ăn mặc những áo quần dệt ở nhà rộng thùng thình, da họ màu vàng, mắt đen và sâu kín, tóc dài và mỏng kết bính—đúng là người Trung hoa! Lần đầu tiên anh được nhìn vào gương mặt của những người thuộc một dân tộc vĩ đại mà Chúa đã sai anh đến và là những người mà anh sẽ sống suốt đời với họ. Anh không biết một tiếng nào của ngôn ngữ họ, và những gương mặt thản nhiên lạnh lùng không phản ảnh được tí nào cảm nghĩ bên trong của họ. Anh tự hỏi, làm thế nào mà anh có thể bắt đầu học nói ngôn ngữ ấy. Khi lên bờ thì anh sẽ phải sống ở đâu nơi vùng đất chưa quen biết nầy? Làm sao anh có đồ ăn vì anh không biết phải nói làm sao! Anh đi đi lại lại trên bong tàu, lùng bùng về những băn khoăn ấy giữa những áo quần ấm áp, cho đến khi những tư tưởng miên man của anh bị gián đoạn vì những hoạt động bất ngờ trên bong tàu.

“Người hoa tiêu! Người hoa tiêu đã lên tàu!” Thật thích thú! Lần đầu tiên sau năm tháng rưỡi bây giờ mới có một người cho họ biết tin tức về thế giới bên ngoài! Lần đầu tiên sau năm tháng rưỡi, bây giơ mới có một người Anh khác bước lên chiếc cầu nối trên tàu! Hình như mọi người trên tàu đều chạy lên bong để nhìn ông hoa tiêu. Và ông ta cung cấp cho họ tin tức rất quí giá! Lần đầu tiên sau năm tháng rưỡi vượt đại dương, hoàn toàn bị cắt đứt với thế giới bên ngoài, thì Âu châu đang sôi động vì chiến tranh. Ngay tại Trung hoa cũng đã có chiến tranh—cuộc nội chiến giữa quân phản loại đông đảo càn quét từ miền nam tiến lên chống lại quân đội hoàng gia đổ xuống từ miền bắc. Nhưng biến chuyển có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với Hudson là thành phố Thượng hải lại nằm giữa cuộc xung đột! Quân phản loạn chiếm thành phố, còn thành phố thì bị khoảng năm mươi ngàn quân đế quốc vây hãm. Thực phẩm đã trở nên đắt đỏ như thời kỳ túng đói, và hối xuất cũng lên cao. Một đồng bảng Anh trước kia đổi được năm mỹ kim Trung hoa, bây giờ chỉ đổi được có ba mỹ kim!
Vì thế mà hôm sau khi anh bước lên bờ thì anh có cảm giác phức tạp, lúc anh đi theo người hướng dẫn để đi tới toà lãnh sự Anh quốc thì anh phải qua những toán lao công Trung hoa hung hăng hò hét. Giờ đây anh đã đặt chân lên đất Trung hoa! Thật thích thú. Nhưng khi anh rón chân bước qua bùn thì anh bắt đầu biết được những khó khăn phải đối phó. Chẳng có ai chờ anh mà anh cũng chẳng có một người bạn nào ơ cả thành phố Thượng hải, và anh lại cũng không có bao nhiêu tiền. Tuy nhiên anh có 3 bức thư giới thiệu với những người ở Thượng hải mà anh dự định trình cho họ thật sớm. Ngoài chuyện ấy ra vì bây giờ anh đã đến nơi rồi mà anh không biết phải làm gì! Những hiểm nguy của cuộc hành trình trên biển giờ đây bỗng nhiên hình như trơ thành không nghĩa lý gì đối với cảnh cô đơn cùng cực đang hãm bắt anh. Bước chân vào lãnh sự quán, khi anh hỏi thăm về những người anh muốn trao thơ giới thiệu thì các câu trả lời chỉ làm cho anh khốn đốn thêm.

Anh được biết người đầu tiên đã qua đời một hai tháng trước vì bệnh sốt rét. Người thứ nhì đã trở về Mỹ. Chỉ còn người thứ ba là hình như còn đang ơ Thượng hải. Bức thư giới thiệu cho người nầy do một người hầu như xa lạ trao cho Hudson! Lòng anh nặng trĩu khi anh bắt đầu lên đường đi đến khu vực của Hội Truyền Giáo Luân đôn.

Anh đi bộ hơn hai cây số qua các phố xá càng ngày càng hẹp khi anh rời khu vực người Âu châu. Những mái nhà uốn cong, các bao lơn nhô ra, những hàng nhỏ xíu, tối tăm trước cửa treo các bản hiệu xoay đưọc vẽ hình tỉ mỉ, tất cả đều xa lạ đối với chàng thanh niên từ vùng Yorkshire đến. Đi đâu anh ta cũng bị các đám đông người Trung hoa mắt đen, sâu sắc, nghiêm nghị bu quanh. Các phu gánh giỏ qua vai kêu lên như ca hát cho dân chúng tránh né qua một bên khi họ len lỏi giữa đám đông. Đàn ông kết tóc bính đang ngồi trước các cửa hàng hay tiệm ăn dọc theo hai bên phố xá chật hẹp. Những người bán dạo các thức ăn nóng hổi, ngon lành đứng cạnh các xe đẩy, sẵn sàng dọn thức ăn ra liền nếu khách đặt mua. Thỉnh thoảng dân chúng dạt qua một bên để tránh đường cho một cái kiệu do các phu vừa khiêng vừa chạy, xong rồi đám đông trở lại như cũ sau khi kiệu đã đi qua. Trong những năm tới Hudson phải tập quen dần với những cảnh tượng như thế để chúng trở thành quen mắt giống như khu phố chợ ở quê nhà. Tuy nhiên trong ngày đầu tiên nầy nơi đất Tàu, cái gì trông cũng không có vẻ thật, hầu như hay lạ đối với anh. Sau cùng khi anh bước vào khu Truyền giáo có hai cổng to thì anh cảm thấy nhẹ nhõm tuy rằng hơi lo ngại.
Nhân viên gác cổng người Trung hoa, hai tay giấu trong ống tay áo lễ phép cúi chào chàng thanh niên người Âu.

“Thầy cần gặp ai?”

Hudson đưa ra thư giới thiệu và xin gặp bác sĩ Medhurst.
“Bác sĩ không có nhà. Ông ta đi vắng rồi.” Anh gác cổng cung kính nhưng lạnh lùng, cúi chào lần nữa.

Hudson hỏi, “Ông ta đi đâu vậy?” Nhưng anh gác cổng, có lẽ đã dùng hết vốn liếng Anh ngữ của mình, tỏ ra không hiểu.


Thế nầy thì quả là kẹt thật! Đã chiều rồi, chỉ còn ít lâu nữa là trời tối. Một thân một mình giữa một thành phố xa lạ, anh không biết phải làm gì bây giờ? Một lần nữa anh tìm cách làm cho người gác cổng hiểu nhưng không được. Lúc gần bỏ cuộc thì anh mừng quá khi thấy một người rõ ràng là gốc Âu châu đang đi ngang qua sân. Hudson vội vàng tự giới thiệu.

Người thanh niên kia bảo, “Tôi là Edkins. Bác sĩ Medhurst không có đây nhưng đồng nghiệp của ông ta thì có. Tôi chắc hẳn ông ấy sẽ rất hân hạnh giúp đỡ ông. Xin mời ông vào và ngồi chờ để tôi đi tìm ông ta...”

Đêm ấy khi Hudson đi ngủ, thì anh ta không phải nằm trên cái giường gỗ trong căn phòng nhỏ trên chiếc tàu Dumfries, hay trong quán trọ Trung hoa ở giữa những người nói một ngôn ngữ mà anh không hiểu, nhưng anh được nằm trên một cái giường êm ái, sạch sẽ, trong một căn phòng rộng, thoáng mát của Khu vực Hiệp hội Truyền giáo.
Chương 8

THÀNH PHỐ BỊ VÂY HÃM

Ba giáo sĩ trẻ tuổi vui vẻ nhưng dè dặt ngồi xuống trên một chiếc thuyền nan bản xứ đang cập bờ sông bùn lầy. Họ lau mặt đang khi anh lái thuyền đẩy thuyền ra khỏi bờ. Quả là một ngày bận rộn. Khởi hành từ Thượng hải sau khi ăn sáng, khoảng trưa thì họ đến đảo Hoa trung, và từ lúc đó đến nay họ không ngừng phân phát các truyền đạo đơn và mặc dù vốn liếng ngôn ngữ của họ chẳng có bao nhiêu, họ vẫn cố gắng nói chuyện bằng tiếng Trung hoa với những người chèo thuyền dọc theo bờ. Các chiếc thuyền nan chèo ngược xuôi theo các con sông quanh Thượng hải thật nhiều vô số. Các gia đình lớn nhỏ, mới và cũ sống trên các căn nhà nổi trên mặt nước ấy. Các gia đình ấy thu hút Hudson và hai đồng bạn, Edkins va Quarterman.
Họ bảo nhau, “Chúng ta nên làm chứng cho những người nầy về Chúa Cứu Thế.” Làm sao mà những người thờ hình tượng nghèo khó nầy, với những bàn thờ nhỏ và các bó nhang trong nhà quay khỏi sự thờ hình tượng và dị đoan nếu họ chưa bao giờ nghe đến Một Thượng Đế Chân thật? Vì thế họ dành trọn một ngày để hoạt động truyền giáo giữa những người ấy, ngoài ra còn mừng vì được rảnh một vài tiếng đồng hồ, khỏi phải vất vả học tiếng Trung hoa. Họ rất hài lòng vì đang được nghỉ xả hơi, nghe tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền như ru ngủ. Những người sống trên các thuyền nan mà họ đã gặp đều vui vẻ nhận các sách nhỏ xinh xinh, viết bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Thậm chí có một vài người cam đoan với các vị giáo sĩ trẻ tuổi rằng sau khi họ đọc xong, họ sẽ chuyền tay cho người khác đọc nữa là những người họ gặp ở các bến mà họ đến. Thật là một ngày ích lợi và giờ đây khi chiều đang xuống, nếu họ an toàn qua khỏi được Đội Tuần Duyên của Hoàng gia thì họ có thể về đến Thượng hải trước khi trời tối.

Vấn đề là làm sao họ qua khỏi Đội Tuần Duyên Hoàng gia an toàn. Các người chèo thuyền dĩ nhiên lo ngại về điều đó và bực mình vì các ông khách quí chờ đến quá trễ mới chịu về. Ban ngày thì các thuyền nan bản xứ đi lại trên sông khá dễ dàng nhưng bồng bềnh trên sông vào buổi tối ngay dưới các họng súng của Hoàng gia là một việc khác. Súng của hoàng gia có thể bắn bất cứ lúc nào, nhiều khi chẳng cần bị khiêu khích nữa. Vì thế những vật gì di động trên nước vào lúc tối đều bị ngờ là thuộc phe phản loạn. Khi bắt đầu trở về đã quá trễ cho nên các người chèo thuyền không vui mấy. Chính các vị giáo sĩ cũng hơi e ngại.


Hudson bảo, “Nếu họ biết mình là người Anh và người Mỹ thì không sao.” Vì các cường quốc Tây Phương trung lập có những chiến hạm đang thả neo trên hải cảng và các binh sĩ võ trang của các chiến hạm ấy sẵn sàng bảo vệ mạng sống và tài sản họ nếu họ bị tấn công cho nên họ có thể đi lại khá an toàn. “Nhưng làm sao các lực lượng Hoàng gia phân biệt được khi tối trời?” Làm sao? Trong bóng tối thì làm thế nào thấy được da trắng, tóc nâu? Chỉ khi lên tiếng thì người ta mới biết họ không phải là người Trung Hoa thôi. Chỉ khi nào nói lên...Bỗng nhiên Edkins nẩy ra một ý kiến.

Edkins bảo, “Tôi có ý kiến nầy. Chúng ta sẽ hát. Tất cả mọi người cùng hát chung, hát thật to bằng tiếng Anh thì họ sẽ biết chúng ta là người Tây phương!” Ý kiến ấy thật hay. Cổ họng họ khô và rát vì suốt ngày hôm ấy họ đã hát và nói rất nhiều trong khi đi làm chứng. Nhưng họ vẫn cố gắng. Và mỗi khi họ đến gần các chiếc tàu trông có vẻ của Đội Tuần Duyên Hoàng gia thì họ lại hát lên những bài ca ấy. Họ hát chung những bài nào họ thuộc và mừng khi thấy rằng họ đã vượt qua hết tàu nầy đến tàu khác mà không bị xét hỏi gì.

Họ vừa im lặng khi qua khỏi chiếc tàu cuối cùng, bỗng nhiên các anh lái thuyền vội vàng bảo, “Các ông hãy hát nữa đi! Hát nữa đi!” Nhưng tại sao lại hát? Họ được báo cho biết là những chiếc tàu họ vừa qua khỏi chỉ là những chiếc tàu hàng, không có gì đáng ngại. Các người chèo thuyền thì thầm, “Nhanh lên, hát đi! Hát đi!”

Edkins trổi giọng, “Bầu trời bao la trên cao kia,” rồi bật lên bài ca, hai đồng bạn phụ họa với anh. Trên sông ba giọng trẻ trung ngân lên, ca rằng, “bầu trời xanh lung linh, bóng mặt trời không ngơi, mặt trăng và các ngôi sao quanh nó cháy sáng, chúng hoan ca và trổi tiếng reo vui vinh hiển. Chúng mãi ca hát và chiếu rạng. Bàn tay đã tạo nên chúng ta là Bàn tay thiên thượng!’ ”

Cần phải có ba câu, tám dòng mỗi câu mới diễn tả đủ bài hát, và dòng cuối thì hát hai lần mới hết ý. Nhưng rủi thay, họ hăng hái hát đến câu cuối cùng thì cũng vừa lúc họ đi ngang qua chiếc tàu lớn nhất trong đội Tuần Duyên! Sau khi hát câu, “Bàn tay đã tạo nên chúng ta là Bàn tay thiên thượng!” rồi thì im bặt vì ba ông ca sĩ đang ngồi thở hổn hển sau khi ráng sức. Rồi bỗng họ nghe trên chiếc tàu Hoàng gia có tiếng gồng báo động đánh loạn lên một cách đe doạ!


“Rồi sao nữa?” Edkins kêu lên. “Chúng ta phải tiếp tục hát. Không được bỏ lỡ giây phút nào!” và không cần gợi ý, anh ta bắt đấu hát trở lại. Đồng thời Hudson bắt đầu một bài ca khác, trong khi Quarter, có lẽ đã được cảm hứng, kêu lên, “Hãy thổi kèn, thổi lên!” với giọng vui tươi! Tuy nhiên, lỗ tai của những người nghe bài hòa âm ấy lại không được như ý! Các binh sĩ trên tàu chiến la lớn, và hình như trong vài giây phút, mọi người đều la lớn theo đủ kiểu. Đoàn Tuần Duyên Hoàng gia, nghi rằng đây là âm mưu ám muội gì của bọn phản loạn đây nên chuẩn bị chiến đấu. Còn về phần các giáo sĩ, khi biết rằng các họng súng có thể đang chĩa về phía mình, bỗng nhiên họ nghe một giọng nghiêm nghị hỏi vọng từ trên tàu xuống:

“Ai ở dưới đó?”

Hudson và Edkins đồng thanh đáp, “Dân tộc của Anh quốc vĩ đại!”

Quarterman, người Mỹ tiếp, “Quốc gia Hoa kỳ!”

“Mấy thằng quỉ trắng! Quỉ trắng!” các anh chèo thuyền hét lớn. “Mấy thằng quỉ trắng đang ơ trên thuyền!”

Tiếng trên tàu Hoàng gia hỏi, “Mấy anh đang đi đâu?”


“Đi Thượng hải.”

“Làm gì?”

Mấy anh chèo thuyền giải thích, “Để giảng đạo của họ. Mấy thằng quỉ trắng giảng đạo của họ.” Nghe nói như thế đáng lẽ phải tạo ra sự kinh hoảng nhưng lại không. Đội Tuần Duyên Hoàng gia biết rõ tình hình. Chiếc thuyền của họ được phép tiếp tục đi.
Khi họ đi khỏi Đội Tuần Duyên thì các giáo sĩ hạch hỏi mấy anh chèo thuyền, “Tại sao mấy anh gọi chúng tôi là quỉ trắng? Chúng tôi da trắng nhưng đâu phải là quỉ.” Họ nghiêm trang bảo. “Chúng tôi là người có thịtmáu do Thượng Đế Chân thật dựng nên như các anh. Quỉ không có thân xác, và vô hình. Hơn nữa, chúng nó là ác thần, kẻ thù của Thượng Đế Chân thật, lòng đầy mưu ác để làm hại nhân loại. Chúng đúng là quỉ! Nhưng rõ ràng mấy anh thấy chúng tôi không phải là quỉ mà là người như mấy anh vậy!”

Các anh chèo thuyền tỏ ra hối hận, nhất là vì họ chưa được trả tiền. Họ bảo họ rất tiếc vì đã làm mếch lòng các vị khách quí. Tuy nhiên, họ chỉ là những ngưòi dân ít học, không biết chữ và chưa bao giờ được đặt chân tới trường. Còn những nước mà các vị khách quí xuất thân là các quốc gia văn minh, học thức, không giống như vùng đất nghèo khổ mà họ đang đặt chân đến. Những anh lái thuyền thấp kém ấy cảm thấy vui sướng vì được các vị khách quí đoái hoài và bằng lòng ngồi trên các chiếc thuyền nghèo hèn của mình và được nghe những lời lẽ khôn ngoan quí báu. Họ cam đoan là từ nay về sau dù cho bị áp lực đến đâu đi nữa, họ cũng sẽ chẳng bao giờ gọi các vị khách quí của nước Đại Anh Quốc hay Hoa Kỳ bằng các danh từ ấy nữa.


Các vị giáo sĩ cố gắng giải thích cho các anh chèo thuyền biết rằng họ không cảm thấy bị xúc phạm mà chỉ muốn các anh ấy xem họ là những con người mang sứ điệp của Thượng Đế Chân thật và Duy nhất đến cho họ. Các vị giáo sĩ sau khi lên bờ chia tay với họ trong tình thân thiện tốt đẹp. Và chiều hôm ấy khi các anh chèo thuyền dùng bữa qua các chén cơm và đũa thì họ đồng ý rằng những ông quỉ trắng thật ra không làm tổn hại họ điều gì, và dù cho họ có vẻ hơi vô lý đi nữa thì họ cũng đã tỏ ra khá rộng rãi khi chi tiền.


Sau khi cập bờ thì Hudson vội vã đi ngay vì anh sợ không kịp giờ băng qua con lạch để vào thành phố anh đang cư ngụ. Thật là may vì anh đến vừa đúng lúc tấm ván cuối cùng của chiếc cầu treo đang được rút lên. Anh về đến nhà tuy mệt, đói nhưng trong lòng cảm thấy vui. Ngồi một mình trong gian phòng sơn trắng, anh ăn cơm chiều mà lòng thấy sảng khoái. Bữa ăn chỉ gồm có một chén cơm, bốn dĩa rau Trung hoa nhỏ, và thịt băm. Anh dùng đũa để ăn thay vì dùng dao và nĩa. Hudson cảm thấy nếu ăn thức ăn ấy thì phải dùng đũa là tất nhiên. Anh cảm thấy có lý trước khi lên giường ngủ.

Từ ngày anh rời Liverpool lên tàu Dumfries ra đi đã gần một năm trời. Trong mấy tháng đầu tiên sau khi lên bờ ơ Thượng hải anh đã tạm trú trong khuôn viên thoải mái của Hiệp hội Truyền Giáo Luân đôn. Ở đó anh thuê một người Trung hoa dạy anh tiếng Tàu. Tuy nhiên, giơ đây anh đã rời khỏi khu vực an ninh của Khu vực Định Cư Quốc Tế, nơi có các lãnh sự quán được các binh sĩ Âu-châu và Hoa-kỳ có võ trang bảo vệ. Anh hiện đang ở một mình trong một căn nhà lụp sụp của thường dân gần Cửa Bắc của thành phố Trung hoa. Lúc nào tiếng súng và cảnh đánh nhau cũng nằm trong tầm tai và mắt anh, và cảnh khốn khổ mà quanh anh thật là ghê rợn. Bao nhiêu căn nhà bị thiêu rụi vì súng đạn, vô số người nghèo khổ trở thành vô gia cư, những người ăn xin tràn ngập đường phố kêu lên thảm thiết, “Xin ông bà cho tôi miếng bánh ăn!” Cảnh các người lính bị bắt và bị nắm búi tóc đuôi ngựa kéo lết đi để rồi bị chém đầu hay tiếng rú của họ khi bị tra tấn là cảnh thường thấy. Con đường mà Hudson đang sống là đường mà phe Đế quốc hăm dọa thiêu hủy. Mỗi đêm Hudson đi ngủ mà cứ phập phồng lo sợ là không chừng anh phải nhảy ra khỏi giường chạy để cứu mạng trước khi trời sáng. Lúc nào anh cũng phải thổi phồng nịt phao nơi hông trước khi đi ngủ vì nếu bị tấn công bất ngờ anh sẽ nhảy xuống lạch bơi qua khu vực Định Cư Quốc Tế.

Ở một mình trong căn gác của một căn nhà cũ kỹ, có nhiều lối đi và nhiều căn nhà phụ, Hudson mang một cảm giác rờn rợn. Và trong những hoàn cảnh như thế, nhièu lần Hudson quay sang đọc những khúc Kinh Thánh để an ủi trước khi quì xuống cầu nguyện. Và mỗi lần cầu nguyện như thế anh cảm thấy an tâm, bớt lo sợ. Hình như có một sự Hiện diện vô hình bảo vệ anh nói chuyện với anh. Và rồi anh ngủ ngon lành như khi còn thơ ấu lúc mẹ anh kể chuyện đời xưa cho anh nghe.
Mặc dù lúc nào cũng sống kề bên những hiểm nguy cùng những cảnh nghèo khó và khốn khổ quanh mình, bây giờ anh lại cảm thấy vui khi sống ơ giữa những người Trung hoa hơn là ở giữa những người Âu châu trong khu định cư. Trong lòng anh mang một cảm giác thoả mãn sâu xa vì có thể giúp dỡ ít nhiều những người đang gặp khốn khổ trong cảnh bi đát của họ. Kiến thức y khoa của anh giờ đây dã tỏ ra hữu dụng. Không những thế, bây giơ anh có thể nói chút ít tiếng Tàu, anh có thể làm chứng về Thượng Đế, về Chúa Giê-xu, con Ngài. Anh nhơ một tín hữu Trung hoa điều hành một lớp học nhỏ ban ngày cho các trẻ em. Hudson và tín hữu Trung hoa ấy đi ra các phố xá hẹp có các lan can nhô ra và những bảng hiệu quay được vẽ tỉ mỉ để phân phát các truyền đạo đơn hay làm chứng cho những người bằng lòng nói chuyện với họ. Nghĩa là anh bắt đầu làm đúng những công tác mà anh đến Trung hoa để làm. Cho nên cái viễn tượng phải rời nơi ấy khiến anh rất đau lòng. Tuy nhiên anh biết rằng chắc trước sau anh cũng phải rời nơi ấy. Mỗi ngày chiến cuộc càng đến gần. Các khầu súng đại bác của phe Phản loạn giờ đây được đặt ngay trên khu phố mà anh đang cư ngụ để chuẩn bị bảo vệ chống lại phe Hoàng gia. Nếu anh chỉ có một mình thì anh có thể ở lại, ra sao thì ra nhưng anh vừa được Hiệp hội Truyền Giáo Trung hoa thông báo là họ đang gởi thêm một nhân viên khác đến mà Hudson có nhiệm vụ chuẩn bị tiếp đón. Đó là bác sĩ Parker đang cùng vợ và ba con nhỏ đang trên đường đến Thượng hải. Mang một người đàn ông đến ở chung với mình tại một nơi nguy hiểm như thế nầy là một việc khó, mà mang một người mẹ cùng các con nhỏ đến nữa lại là một vấn đề nan giải khác. Nếu tình hình không khả quan hơn thì Hudson biết chắc anh phải dọn trở về khu Định cư.

Một đêm nọ, sau khi ngủ được mấy tiếng đồng hồ thì anh vùng thức giấc vì tiếng lách tách và tiếng gầm thét, đồng thời do một ánh sáng kỳ lạ phản chiếu trong phòng anh. Lửa cháy! Vì các căn nhà bằng gỗ cất san sát nhau trong căn phố hẹp, anh biết rằng nếu có hoả hoạn thì lửa sẽ lan ra rất nhanh cho nên chưa kịp suy tính thi Hudson đã nhảy vội ra khỏi giường, người ôm chặt lấy quần áo. Gió thổi mạnh cho nên tình trạng càng thêm nguy hiểm. Cái màu đỏ lờ mờ phản chiếu trong phòng anh hình như càng ngày càng sáng rực hơn. Anh quyết định trèo lên mái nhà để xem lửa đến từ đâu. Anh vô cùng hoảng hốt khi thấy ngọn lửa chỉ cách có mấy căn nhà. Hơn nữa, anh nghe tiếng súng nổ quen thuộc. Và khi anh nhìn quanh từ điểm cao mà anh đang đứng trên mái ngói thì anh thấy đạn ria tứ phía trên các tòa nhà xung quanh anh. Anh mọp người xuống mà mắt vẫn dán chặt vào ngọn lửa. Anh có thể nhìn thấy các cuộn khói và ngọn lửa phụt ra từ các mái cong, và nghe tiếng người nói lăng xăng và tiếng hò hét trong phố. Anh không thấy chuyện gì đang xảy ra cả nhưng anh vội vàng thầm nguyện xin Cha Thiên Thượng gìn giữ mình.

Trong khi anh đang cầu nguyện thì mưa bắt đầu rơi lộp độp và gió ngưng bớt. Bỗng nhiên có một viên đạn đại bác rơi ngay trên mái nhà bên cạnh, nổ tung và những mảnh đạn bay vút qua người anh. Anh nhận thấy rằng nơi anh đang đứng thật chẳng thoái mái hay an toàn tí nào! Một lần nữa anh lại trèo vào phòng và mừng vì mưa đã bắt đầu rơi đều hơn, gió cũng nhẹ bớt. Ngọn lửa cũng bớt dần và đến năm giờ sáng, khi Hudson cảm thấy cơn nguy hiểm đã qua thì anh lại trèo vào giường ngủ, đánh một giấc khoảng một hay hai giờ trước khi bắt đầu một ngày mới! Hiện thời thì tiếng súng và cảnh bắn nhau ơ khu vực anh là chuyện xảy ra như cơm bữa cho nên anh không thể làm gì khác hơn là đi tìm một căn nhà cho ông bà Parkers và ba con nhỏ của họ trong khu Định Cư Quốc Tế. Sau khi tìm kiếm vô vọng trong khu vực đông dân, cuối cùng anh thuê được ba phòng trên lầu một của một trong các căn nhà nằm trong khu Chung Cư thuộc Hiệp Hội Truyền Giáo Luân đôn.

Thật may mắn cho anh. Hai ngày sau gia đình bác sĩ Parker đến. Hudson, lúc ấy mới hai mươi hai tuổi và mới chỉ đặt chân ở Trung hoa chưa đầy tám tháng, đột nhiên phải lo chăm sóc cho cả một gia đình!





tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương