Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ


Bảng 7. Một số chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe



tải về 1.15 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.15 Mb.
#14404
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16


Bảng 7. Một số chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe




2006

2007

2008

2009

2010

Số cán bộ ngành y

5003

5454

5669

5857

6167

Số BS và trên BS

1286

960

988

1014

1075

Số cán bộ ngành dược

341

240

286

307

344

Số giường bệnh

3551

3724

3906

4107

4132

Dân số

1109300

1122500

1135100

1146600

1161600

Số BS

BS/1000dân



4,5

4,8

5,0

5,1

5,3

Người/giường bệnh

312

301

290

279

281

Hình 7. Hiện trạng nguồn nhân lực qua đào tạo





c) Đầu tư cho hoạt động KH&CN

Biểu 8. Dự báo nhân lực KH&CN 2020, tầm nhìn 2030






Hình 8. Dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN

Hình 9. Tài chính KH&CN: hiện tại và dự báo






Hình 10. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh



PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN
ĐẾN NĂM 2020 TỪ NGUỒN SỰ NGHIỆP KHOA HỌC



Số
TT


Các nhiệm vụ KH&CN

Cơ quan chủ trì

I

Khoa học xã hội

 

1

Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý kinh tế, quản lý nhà nước tại địa phương (các mô hình đặc khu hành chính – kinh tế, kinh tế thương mại biên mậu, kinh tế du lịch, kinh tế vận tải, kinh tế địa lý)

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh

2

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục lịch sử, thuần phong, mỹ tục cho thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Quảng Ninh

Sở Giáo dục và Đào tạo

3

Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực; biểu diễn thời trang, nghệ thuật dân tộc…

Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch

4

Ứng dụng công nghệ cao phục vụ giảng dạy ở tất cả các cấp học, ngành học, nhất là học ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh

Sở Giáo dục – Đào tạo

II

Khoa học nhân văn

 

5

Nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc Quảng Ninh cho mục đích nâng cao đời sống và phát triển du lịch

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

6

Nghiên cứu các vấn đề về an ninh, tâm lý dân cư, dân tộc, tôn giáo và các vấn đề tội phạm trên địa bàn tỉnh

Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Tôn giáo

III

Khoa học tự nhiên




7

Điều tra các nguồn lợi tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên biển, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng…

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường

8

Bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý các nguồn gen quý hiếm của tỉnh Quảng Ninh

Sở Khoa học và Công nghệ

IV

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

 

9

Đổi mới công nghệ trong chế biến sản phẩm lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương

10

Nghiên cứu thiết kế các mẫu công trình xây dựng đô thị, dân dụng: sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng

Sở Xây dựng

11

Ứng dụng công nghệ mới để tái sử dụng chất thải của các nhà máy nhiệt điện

Sở Xây dựng

12

Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong thiết kế, thi công, bảo trì, bảo dưỡng các công trình giao thông

Sở Giao thông – Vận tải

13

Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa để quảng bá, xúc tiến, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tạo sự khác biệt cho thương hiệu du lịch của Quảng Ninh

Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch

14

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hệ thống cảng, hoạt động tàu, thuyền.

Sở Giao thông – Vận tải

15

Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc quan trắc, giám sát môi trường. Duy trì và mở rộng hệ thống tự động giám sát và cảnh báo thiên tai

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

16

Nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc xử lý chất thải, rác thải, đảm bảo môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường

17

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Công an tỉnh

V

Khoa học nông nghiệp

 

18

Nghiên cứu lựa chọn và sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực đáp ứng quy mô sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa của tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

19

Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nhân giống và nuôi trồng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản là sản phẩm xây dựng thương hiệu của tỉnh và các sản phẩm đặc sắc của địa phương

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

VI

Khoa học y và dược

 

20

Nghiên cứu lựa chọn vùng nuôi trồng, khai thác, chế biến các cây dược liệu quý hiếm

Sở Y tế

21

Đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, tăng cường ứng dụng các phương pháp khoa học, công nghệ của y học hiện đại, y học cổ truyền trong trong hội chẩn, tư vấn, khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh

Sở Y tế

VII

Nhiệm vụ KH&CN phục vụ quản lý

 

22

Đề án rà soát, đánh giá năng lực hoạt động, bố trí nguồn lực, kiện toàn các tổ chức KH&CN công lập thuộc các Sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Sở Nội vụ

23

Đề án Hội nhập quốc tế: Khảo sát, tìm kiếm, xây dựng nguồn lực thông tin, tiếp nhận công nghệ, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến của các nước phát triển nhằm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa có lợi thế của tỉnh Quảng Ninh

Sở Khoa học và Công nghệ

24

Phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu tỉnh Quảng Ninh

Sở Khoa học và Công nghệ

25

Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Sở Khoa học và Công nghệ

26

Đề án thực thi hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh Quảng Ninh

Sở Khoa học và Công nghệ

VIII

Phát triển tiềm lực KH&CN

 

27

Đề án thành lập Doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hỗ trợ phát triển các tổ chức KH&CN của doanh nghiệp

Sở Khoa học và Công nghệ

IX

Đối ứng triển khai thực hiện các Dự án KH&CN thuộc chương trình cấp nhà nước

Sở Khoa học và Công nghệ

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN
ĐẾN NĂM 2020 TỪ NGUỒN ĐẦU TƯ CHO KH&CN




Số
TT


Các nhiệm vụ KH&CN

Cơ quan chủ trì

1

Đề án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh

Ban Quản lý điều hành dự án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh

2

Đầu tư phát triển mạng thông tin KH&CN cung cấp các thông tin KH&CN cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Nâng cao năng lực cho Trung tâm Tin học và Thông tin tư liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác thống kê, lưu trữ cơ sở dữ liệu về KH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

3

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các nguồn lợi tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, đô thị

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

4

Đầu tư bổ sung các trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm cho các Tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn tỉnh: Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống Thủy sản Quảng Ninh, Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh…

Sở Khoa học và Công nghệ

5

Đầu tư nâng cao năng lực hoạt động KH&CN của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường

Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường

6

Đầu tư nâng cao năng lực cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn – Đo lường

Sở Khoa học và Công nghệ

7

Hình thành Khu sản xuất thực nghiệm, trình diễn và chuyển giao tiến bộ KH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

8

Đầu tư nâng cấp Sàn giao dịch công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

9

Bổ sung vốn điều lệ hàng năm cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

10

Đề án hình thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; hình thành khu công nghiệp công nghệ cao

Sở Công Thương

11

Đề án hình thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Phụ lục 3. Mô hình KH&CN tiên tiến

1. Tiêu chí mô hình KH&CN tiên tiến

Nghiên cứu các kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore cho thấy các tiêu chí cơ bản của mô hình KH&CN tiên tiến bao gồm:

a) Trường đại học nghiên cứu

Có các khoa, bộ môn đào tạo các bậc học

Có các bộ phận NC&PT

Có cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ

Có bộ phận dịch vụ KH&CN

b) Tổ chức NC&PT

Có các phòng, bộ môn NC&PT

Có bộ phận dịch vụ KH&CN

c) Tổ chức dịch vụ KH&CN

Có tổ chức thông tin KH&CN

Có tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ

Có tổ chức dịch vụ tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Có tổ chức dịch vụ KH&CN khác

d) Doanh nghiệp

Có bộ phận NC&PT, thiết kế chế thử

Có cơ sở sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới

đ) Khu khoa học/Khu công nghệ/Khu công nghệ cao

Có tổ chức NC&PT, thiết kế chế thử

Có cơ sở ươm tạo doanh nghiệp

Có tổ chức dịch vụ KH&CN

Có các doanh nghiệp

e) Nhân lực KH&CN

Đầu tư khoảng 20.000–35.000 USD/1cán bộ NC&PT/năm

Có 20–25 cán bộ NC&PT/1vạn dân

g) Đầu tư KH&CN

Tổng đầu tư cho NC&PT: 2–3% GDP

Tỷ lệ kinh phí đầu tư Nhà nước: Doanh nghiệp = (30–50):(50–70)

2. Cơ chế vận hành mô hình KH&CN tiên tiến

Trong mô hình KH&CN tiên tiến, Nhà nước, Tổ chức KH&CN, Doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch triển khai các hoạt động KH&CN nhằm tạo ra các thành tựu KH&CN ứng dụng vào đời sống xã hội; các sản phẩm mới, công nghệ mới ứng dụng trong doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; ươm tạo, hình thành các doanh nghiệp spin–off (doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) và các hình thành, phát triển ngành công nghiệp mới. Cụ thể như sau:

a) Vai trò của Nhà nước: Nhà nước có trách nhiệm đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu công ích (công nghệ nền, y tế, nông nghiệp, môi trường,…) và hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiêm, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; thành lập các tổ chức KH&CN công lập phục vụ phát triển KT–XH; ban hành các cơ chế, chính sách phát triển và sử dụng các nguồn lực KH&CN, hỗ trợ phát triển các tổ chức KH&CN thuộc các thành phần KT–XH phát triển, đặc biệt là tổ chức và hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

b) Vai trò của Trường đại học: Ngoài công tác đào tạo, trường đại học có nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm tạo ra các công nghệ mới, sản phẩm mới; tiến hành các dịch vụ KH&CN về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nông dân; tiến hành ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.

c) Vai trò của Tổ chức NC&PT: tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chủ yếu làm triển khai thực nghiệm tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới, dịch vụ mới cho doanh nghiệp và xã hội; tiến hành các dịch vụ KH&CN đưa kết quả nghiên cứu ra ứng dụng vào doanh nghiệp, đời sống xã hội; tiến hành ươm tạo doanh nghiệp công nghệ trên cơ sở các kết quả nhiên cứu ra. Tổ chức NC&PT có trách nhiệm cung ứng các dịch vụ NC&PT, dịch vụ KH&CN để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

d) Vai trò của Tổ chức dịch vụ KH&CN: tiến hành các dịch vụ về thông tin KH&CN, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, đo luờng, phân tích, thử nghiệm, thí nghiệm,…phục vụ cho các hoạt động của các tổ chức NC&PT, đổi mới công nghệ, sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động khác của xã hội.

đ) Vai trò của Doanh nghiệp: Bộ phận NC&PT của doanh nghiệp tiến hành các nghiên cứu ứng dụng và chủ yếu làm triển khai thực nghiệm để tạo ra được các sản phẩm mới, công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; tiếp nhận công nghệ từ trong nước và nước ngoài vào và ứng dụng vào sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tiến hành làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ nhập. Doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức dịch vụ KH&CN trong quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

e) Khu khoa học/Khu công nghệ/Khu công nghệ cao là nơi (tập trung hoặc phi tập trung) nhằm liên kết các hoạt động NC&PT, ươm tạo doanh nghiệp và cung ứng các dịch vụ KH&CN cho các doanh nghiệp. Các tổ chức NC&PT trong khu tiến hành NC&PT nhằm tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới (sau đó chuyển sang Khu ươm tạo doanh nghiệp để ươm tạo công nghệ hình thành các doanh nghiệp mới). Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp tiến hành dịch vụ ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ, sau khi tốt nghiệp các doanh nghiệp sẽ chuyển sang khu sản xuất hoặc chuyển ra ngoài Khu. Các cơ sở thí nghiệm, thử nghiệm, đo lường tiến hành các hoạt động cung ứng dịch vụ KH&CN cho các doanh nghiệp trong và ngoài Khu có nhu cầu tiến hành các thử nghiệm, đo lường,…phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp.

g) Liên kết các tổ chức KH&CN, trường đại học, doanh nghiệp và các khu/cụm kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo không gian kinh tế để khai thác tiềm năng và phát triển thế mạnh của từng vùng kinh tế, phát triển các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền.

Phụ lục4. Tính toán chỉ tiêu nhân lực NC&PT đến 2015 và 2020

Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2010, năm 2010 Quảng Ninh có 1.800 người hoạt động KH&CN, trong đó có 100 người làm việc trong khu vực Nhà nước Trung ương và 600 người là việc trong khu vực Nhà nước địa phương. Số còn lại làm việc tại các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh hiện đang có 36 Trung tâm, đơn vị có tiến hành hoạt động NC&PT, trong đó có 2–3 Trung tâm có nội dung chủ yếu làm hoạt động nghiên cứu và phát triển : Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp, 140 người (1 TS, 4 ThS, 34 Kỹ sư, 101 công nhân); Trung tâm Khoa học và sản xuất giống Thuỷ sản, 70 người (3 ThS, 36 Kỹ sư và 31 công nhân); Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ 8 người đều là kỹ sư. Tổng số người làm công tác NC&PT tại 3 Trung tâm này là khoảng 220 người. Nếu quy đổi 1/3 số người của các Trung tâm, đơn vị còn lại (600–220=380người) tham gia hoạt động NC&PT 100% thời gian thì số nhân lực NC&PT của Quảng Ninh có khoảng trên 350 người.

Quảng Ninh năm 2010 có dân số 1.16,6 ngàn người và như vậy tính bình quân trên 1 vạn dân có khoảng 3 người làm công tác NC&PT (bình quân trong cả nước là 6–7 người làm NC&PT/1 vạn dân). Từ đây có thể đặt ra chỉ tiêu đến 2015, Quảng Ninh phấn đấu đạt 6–7 người làm NC&PT/1 vạn dân và đến năm 2020 đạt 10–11 người làm NC&PT/1vạn dân để theo kịp bình quân của cả nước (11–12 người làm NC&PT/1 vạn dân).




tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương