Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh sở khoa học và CÔng nghệ



tải về 1.15 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.15 Mb.
#14404
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

II. Tổ chức thực hiện


1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, làm đầu mối hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quy hoạch; định kỳ cập nhật, báo cáo tình hình, đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh điều chỉnh thực hiện Quy hoạch cho phù hợp với tình hình, bối cảnh thực tiễn phát triển.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển khoa học và công nghệ hàng năm và cho từng giai đoạn để thực hiện Quy hoạch; phối hợp với Sở khoa học và công nghệ trong xây dựng kế hoạch, hoàn thiện cơ chế phân bổ, tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch nguồn tài chính dành cho đầu tư phát triển.

3. Sở Tài chính chủ trì, tham mưu phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học cho giai đoạn và hàng năm để thực hiện Quy hoạch; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng các cơ chế, chính sách tài chính đặc thù áp trong hoạt động khoa học và công nghệ trình cấp thẩm quyền phê duyệt; vận dụng cơ chế, chính sách và chế độ quản lý tài chính của nhà nước để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho khoa học và công nghệ.

4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách thu hút, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao của tỉnh. Xây dựng chính sách, chế độ đối với cán bộ khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghệ.

5. Các sở, ban, ngành, địa phương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các nội dung liên quan trong Quy hoạch, tổ chức xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ và Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm ở cấp mình.

III. Kiến nghị với Trung ương

1. Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh thành lập và phát triển trường Đại học đa ngành (Hạ Long) và các đại học khác có năng lực và trình độ nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao công nghệ cho sản xuất và nghiên cứu quản lý kinh tế, xã hội.

2. Hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh đào tạo, hình thành đội ngũ nhân lực trình độ cao đủ năng lực giải quyết các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, phát triển công nghệ của doanh nghiệp; nghiên cứu các vấn đề về quản lý kinh tế, xã hội của Tỉnh.

KẾT LUẬN 


1. Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện theo quan điểm và cách tiếp cận Hệ thống đổi mới. Theo đó, phát triển đội ngũ doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là trọng tâm. Cùng với yếu tố doanh nghiệp, các yếu tố Nhà nước (tỉnh) và tổ chức KH&CN đã được làm rõ trong mô hình phát triển KH&CN tiên tiến nhằm khai thác tối đa tiềm năng đa dạng và các thế mạnh nổi trội của Quảng Ninh. Quy hoạch này cũng được xây dựng trên cơ sở lựa chọn phương án phát triển mang tính đột phá của tỉnh, trong đó có tính đến kinh nghiệm quốc tế và thể hiện ý chí của Lãnh đạo tỉnh.

2. Nội dung của Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được xây dựng trên cơ sở đánh giá, phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước, Vùng Đồng bằng sông Hồng; thực trạng, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, thách thức trong phát triển KT–XH của Quảng Ninh. Qua đó Đề án góp phần làm rõ những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế trong thời gian tới (công nghiệp sạch, công nghệ cao; du lịch, công nghiệp giải trí; dịch vụ hiện đại, thương mại quốc tế, biên mậu; nông nghiệp sinh tái, kinh tế biển) và góp phần xác định các trọng tâm cần phát triển của các vùng theo thế mạnh của từng vùng lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh (tâm và tuyến phát triển kinh tế; khu hành chính – kinh tế đặc biệt).

3. Đề án đã lựa chọn đề xuất mô hình KH&CN tiên tiến áp dụng cho phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh. Trong mô hình này, những yêu cầu và sự phát triển đặt ra đối với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Tỉnh), doanh nghiệp và tổ chức KH&CN đã được làm rõ và cụ thể hoá. Theo đó, giai đoạn 2012–2015 tập trung cho hỗ trợ khu vực doanh nghiệp hiện đại hóa công nghệ trong các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có lợi thế nhằm tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang thương hiệu Quảng Ninh, tạo giá trị gia tăng lớn đóng góp cho mục tiêu tăng GDP/đầu người; giai đoạn 2016–2020 và 2021–2030 tập trung nâng cao năng lực sáng tạo công nghệ, tạo các cụm liên kết phát triển theo không gian để bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các thành tố của hệ thống kinh tế – xã hội, KH&CN trên địa bàn Tỉnh. Việc bố trí không gian các tổ chức KH&CN đã được thực hiện theo các khu vực KT–XH của vùng lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh.

4. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy Quảng Ninh hoàn toàn có điều kiện, khả năng và cơ hội để thực hiện mô hình KH&CN tiên tiến. Nhiều tiềm năng, lợi thế của Tỉnh nhất là về vị trí địa kinh tế và địa chính trị, du lịch sinh thái, dịch vụ cảng biển, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, dược liệu, lâm nghiệp cần được khai thác có hiệu quả hơn. Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương trong nước vừa qua chứng minh rằng nếu huy động được nguồn đầu tư nước ngoài và trong nước, đặc biệt là của khu vực doanh nghiệp để hiện đại hóa công nghệ sản xuất hướng vào xuất khẩu, thực hiện những dự án đổi mới công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả, tạo thêm nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại để có thể tăng GDP bình quân đầu người gấp 3–4 lần sau một thập kỷ.

5. Thực hiện mô hình KH&CN tiên tiến và mô hình đột phá về phát triển KT–XH, tỉnh Quảng Ninh cần sớm xây dựng cơ chế đặc thù trong huy động, phân bổ và sử dụng đầu tư tài chính để nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng KH&CN đồng bộ và đồng thời thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ và đào tạo cán bộ KH&CN làm việc tại các tổ chức KH&CN, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; cải cách các thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KH&CN; tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và các Bộ, ngành; sự hợp tác, liên kết phát triển của các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế.

6. Ý chí quyết tâm chính trị của Lãnh đạo tỉnh là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho Quảng Ninh có bước phát triển đột phá (đổi mới quản lý, đổi mới tư duy). Doanh nghiệp là “đội quân chủ lực” giữ vai trò trung tâm gắn kết phát triển KH&CN gắn với phát triển kinh tế–xã hội trên địa bàn Tỉnh. Cơ chế bảo đảm sự đồng tâm, hiệp lực và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà KH&CN và các nhà doanh nghiệp là “chìa khóa” để huy động các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án KH&CN nhằm nâng cao giá trị đóng góp vượt bậc của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh./.




tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương