Viết tắt Từ



tải về 1.14 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.14 Mb.
#19764
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

2. Những điểm mạnh:

Trường đã thực hiện công khai tài chính đến toàn thể cán bộ viên chức biết thực hiện và tham gia kiểm tra, giám sát. Vì vậy công tác tài chính chủ động được thực hiện công khai giúp cho lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài chính tiết kiệm, có hiệu quả đúng mục đích và chấp hành theo nguyên tắc tài chính.


3. Những tồn tại:

Việc công khai tài chính còn chưa được thực hiện thường xuyên, đôi khi chưa kịp thời. Mặt khác, một số cán bộ viên chức còn chưa thật quan tâm đến nguồn tài chính của nhà trường, dẫn đến chưa phát huy quyền và trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính.



4. Kế hoạch hành động:

Năm 2010 Nhà trường tiếp tục thực hiện quy chế công khai tài chính theo quy định để toàn thể cán bộ viên chức nắm được tình hình thu, chi tài chính từ đó tham gia thực hiện, phát huy quyền làm chủ và quyền tham gia kiểm tra, giám sát tài chính để bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận:

Nhà trường đã dựa trên các văn bản pháp quy về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu để điều hành, tổ chức và quản lý tài chính. Thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực tài chính, trên cơ sở quy định của các văn bản hướng dẫn hiện hành đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với khả năng tài chính của đơn vị và làm cơ sở thực hiện.

Hàng năm trên cơ sở dự toán NSNN giao và nguồn thu của đơn vị, trường đã xây dựng dự toán thu chi mục đích đảm bảo các nhu cầu chi cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ và tạo nguồn tăng cường CSVC phát triển sự nghiệp.

Các nguồn tài chính được công khai theo quy chế, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí đáp ứng thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho CBVC cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.



Tiêu chuẩn 10: Quan hệ giữa nhà trường và xã hội.

Mở đầu:

Trong những năm qua việc thiết lập các mối quan hệ giữa nhà trường với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, TDTT ở địa phương và việc thiết lập các mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền, các cơ quan đoàn thể trên địa bản tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, phường Tân Long…được lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm.

Mở rộng mối quan hệ với các đơn vị bạn, với các cơ quan chức năng, các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, TDTT đã tạo được mối quan hệ hiểu biết và tranh thủ được sự giúp đỡ của địa phương, các cơ sở văn hóa cho nhà trường, đồng thời thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ TDTT đã tạo được sự đoàn kết, hiểu biết tạo ra không khí hòa nhập vui vẻ để cùng phát triển. Để có kế hoạch chi tiết cho các hoạt động giao lưu văn hóa, TDTT lãnh đạo nhà trường giao cho Công đoàn và Đoàn Thanh niên là đầu mối tham mưu cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể tới cán bộ giáo viên, công nhân viên và HSSV với đầy đủ mục đích, ý nghĩa, nội dung, thời gian và hình thức tổ chức.

Tiêu chí 10.1: Nhà trường thiết lập được các mối quan hệ với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở địa phương.

1. Mô tả:

Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan VHVN, TDTT, thông tin đại chúng ở địa phương [H10.10.02-01]. Đây là sơ sở làm cho nhà trường gắn chặt với thực tiễn xã hội địa phương, là điều kiện cần thiết trong việc tổ chức cho HSSV thâm nhập thực tiễn sinh động để rèn luyện bản thân, đồng thời đóng góp vào sự phát triển các phong trào văn hóa-xã hội ở địa phương.

Nhà trường đã phân công một đồng chí trong BGH trực tiếp chỉ đạo công tác HSSV; thông tin tuyên truyền và các hoạt động văn thể vì vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường các hoạt động VHVN-TDTT luôn được sự quan tâm sâu sắc. Trong các dịp lễ hội, các phong trào thi đua, các cuộc thi VHVT, TDTT của tỉnh hay của các ngành và thành phố Thái Nguyên, trường đều phối hợp chặt chẽ, cử đại biểu giáo viên, HSSV tham gia và đã đạt được nhiều thanh tích xuất sắc [H10.10.02-02].

Bên cạnh đó, hàng năm trường tổ chức mời các đơn vị văn hóa, nghệ thuật ở địa phương đến trường giao lưu, biểu diễn nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo cán bộ, giáo viên và HSSV [H10.10.02-03]. Nhà trường kết hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để thường xuyên đưa tin về các hoạt động của nhà trường (ví dụ đăng tin về thông báo tuyển sinh; thông báo tuyển cán bộ viên chức, giáo viên tại đài PT&TH Thái Nguyên…) và đưa tin về những thành tích hoạt động tiêu biểu của nhà trường [H10.10.02-04].



2. Những điểm mạnh:

Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ mật thiết với các cơ quan VHVT, TDTT và các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương, góp phần quan trọng vào sự phát triển VHVN, TDTT của trường cũng như của địa phương.



3. Những tồn tại:

Việc tổ chức và phối hợp hoạt động giữa nhà trường với các cơ quan VHVN, TDTT ở các cấp khác nhau còn ít, các hoạt động phong trào VHVN, TDTT chỉ được tổ chức vào các ngày lễ lớn trong năm.



4. Kế hoạch hành động:

Từ năm học 2012-2013, Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan VHVT, TDTT, Thông tin đại chúng các cấp xây dựng kế hoạch cho các hoạt động VHVN-TDTT phù hợp với các điều kiện của trường, có phân cấp cụ thể cho từng đơn vị nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 10.2 : Thiết lập được các mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền và các cơ quan, đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn hoá – xã hội.

1. Mô tả:

Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH, Công đoàn và Đoàn Thanh niên nhà trường hàng năm đã xây dựng kế hoạch tổ chức chi tiết các hoạt động VHVT, TDTT cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và HSSV trong toàn trường với đầy đủ mục đích ý nghĩa thời gian, nội dung, hình thức cụ thể [H10.10.01-01].

Hàng năm, Công đoàn tổ chức hội diễn văn nghệ công nhân viên chức lao động, thi đấu cầu lông đều có mời địa phương, xã Sơn Cẩm, phường Tân Long, cơ quan huyện Phú Lương tham gia. Tổ chức các hoạt động thể thao cầu lông, bóng chuyền giao hữu với các trường trong khối như là trường Việt Đức, trường Luyện Kim, trường Bưu điện Miền núi; giao lưu cầu lông với cán bộ Ủy ban xã Sơn Cẩm, UBND huyện Phú Lương. Giao lưu bóng đó với trường PTTH Ngô Quyền.

Đoàn Thanh niên tổ chức giao lưu biểu diễn văn nghệ tại huyện Phú Lương, giao lưu với trường VHNT, tổ chức liên hoan tiếng hát HSSV. Tham gia các hoạt động thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi [H10.10.01-02]; tham gia hiến máu nhân đạo [H10.10.01-03], tình nguyện giúp đỡ và hỗ trợ ngày công cho các xóm, xã trong khu vực.

Tham gia các giải thi đấu cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn do địa phương tổ chức; giải cầu lông, bóng chuyền cúp tạp chí công nghiệp, giải bóng chuyền các đội mạnh Thái Nguyên…Tất cả các hoạt động trên nhà trường đều đạt được bằng khen, huy chương…[H10.10.01-04].

Tất cả các hoạt động trên Nhà trường đã thiết lập được mối quan hệ tốt với địa phương; đồng thời thông qua kết quả các hoạt động văn hóa, TDTT đã góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết và khẳng định uy tín thương hiệu của trường CĐCN Thái Nguyên tại địa phương.



2. Những điểm mạnh:

- Được sự quan tâm chỉ đạo, sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện vật chất của BGH nên các hoạt động VHVN, TDTT đạt hiệu quả cao;

- Đội ngũ công nhân viên chức, HSSV tham gia các phong trào của Công đoàn, Đoàn Thanh niên với tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm cao.



3. Những tồn tại:

Số lượng người tham gia các phong trào mới dừng ở một số hạt nhân tích cực, chưa trở thành phong trào rộng khắp. Hoạt động thể thao chủ yếu ở lực lượng giáo viên, công nhân viên, lực lượng HSSV tham gia còn hạn chế, chỉ tập trung vào các ngày lễ lớn trong năm.



4. Kế hoạch hành động:

Đưa việc tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao là một tiêu chí để đánh giá thi đua cuối năm học. Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động này.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận :

Ngoài nhiệm vụ trung tâm là giáo dục và đào tạo; việc tăng cường, mở rộng mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể ở địa phương để thực hiện các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động văn hoá xã hội khác là một hoạt động được cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường quan tâm thực hiện. Những hoạt động đó đã góp phần bổ sung nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà trường. Góp phần khẳng định, nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.



IV. KẾT LUẬN:

Tự đánh giá là một việc hết sức quan trọng trong hoạt động KĐCL trường Cao đẳng. Mục đích của quá trình tự đánh giá là tiến hành xem xét, phân tích một cách toàn diện về chất lượng hiệu quả của các hoạt động trong Nhà trường: Đào tạo, NCKH, kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, quan hệ quốc tế, công tác HSSV và tất cả các công tác liên quan. Từ đó rút ra được những điểm mạnh, những tồn tại và quan trọng nhất là xây dựng được kế hoạch hành động, chỉ ra biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của Nhà trường.

Kết quả tự đánh giá không chỉ là cơ sở để đánh giá ngoài mà qua đó thể hiện cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Nhà trường trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, NCKH theo chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng đã được xác định.

Quy trình đánh giá của Nhà trường đã thực hiện như sau:



  • Phân tích, xem xét một cách hệ thống, toàn diện tất cả các hoạt động: đào tạo, NCKH, CGCN, hợp tác quốc tế, CBQL, NV, HSSV, nguồn tài chính, CSVC và trang thiết bị của trường

  • Xác định được những điểm mạnh, yếu trong từng mặt hoạt động để từ đó xây dựng kế hoạch hành động, phát huy điểm mạnh, khắc phục các mặt còn tồn tại, xây dựng Nhà trường ngày càng phát triển.

Sau một quá trình tự đánh giá, Nhà trường đã rút ra một số kết quả sau:

  • Trường CĐCN Thái Nguyên là trường cao đẳng kỹ thuật trực thuộc bộ Công Thương có sứ mạng, mục tiêu được xác định, công bố công khai và có nội dung rõ ràng phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Định hướng phát triển của Nhà trường phù hợp với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và của ngành

  • Với nguồn lực hiện có tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã cơ bản từng bước đáp ứng được các yêu cầu phát triển của Nhà trường

  • Các mục tiêu, kế hoạch và giải pháp phát triển Nhà trường luôn được sự đồng thuận cao của CBCNV. Các nguồn lực được huy động tối đa và có hiệu quả cho sự phát triển của Nhà trường.

Với kết quả tự đánh, Nhà trường tiếp tục tăng cường, củng cố những mặt đã đạt yêu cầu của các tiêu chí; chỉ rõ và khắc phục những mặt chưa đạt yêu cầu của một số tiêu chí. Các kế hoạch hành động xác định cần thực hiện nghiêm túc có hiệu quả mới đưa nhà trường phát triển ngày càng vững chắc.

Kết quả tự đánh giá đối chiếu với các yêu cầu trong bộ 10 tiêu chuẩn (55 tiêu chí) do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, Nhà trường nhận thấy về cơ bản đã đạt được các yêu cầu về kiểm định đánh giá chất lượng trường Cao đẳng. Trong thời gian tới với nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ CNV và GV trong Nhà trường, rất mong được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của Bộ GD & ĐT, Bộ Công thương các ban ngành của địa phương và các đơn vị bạn để Nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nhà nước giao góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển CNH, HĐH đất nước.



PHỤ LỤC

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

Mã trường: CCB

Tên trường: Trường CĐCN Thái Nguyên

Khối ngành: Kỹ thuật

Ngày tự đánh giá:

Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương