Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang5/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36

2. Văn hóa Chămpa trên đảo Lý Sơn:


Tại độ sâu trên 1m trong hố khai quật Suối Chình năm 2000, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hai chiếc bình gốm dạng hình trứng đặt nằm nghiêng, 1 cái còn nguyên và 1 chiếc bị vỡ mất từ trước đó. Loại đồ gốm này thuật ngữ chuyên môn gọi là “bình hình trứng”, trước đó có người gọi là “bình đáy nhọn”, thực ra hai cụm từ cũng chỉ nhằm vào một ý chỉ tính chất tròn nhọn ở đáy của loại bình này. Loại đồ gốm bình hình trứng là đặc trưng của giai đoạn tiền Chăm ở di tích Trà Kiệu, nó tồn tại trước và sau Công Nguyên khoảng một hai thế kỷ. Sự xuất hiện của loại bình hình trứng khiến các nhà khoa học suy nghĩ đến một giai đoạn tiền Chăm kế tiếp sau giai đoạn Sa Huỳnh sơ kỳ đồ sắt trên đảo Lý Sơn. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn còn khá nhiều thời gian để xem xét các yếu tố địa tầng cư trú thông qua sự chuyển biến về gốm và nhiều yếu tố cơ bản khác để nhận diện có sự chuyển tiếp từ giai đoạn Sa Huỳnh muộn có phát triển tuần tự lên giai đoạn tiền Chăm hay không?

Khảo cổ học trên mặt đất đã cho thấy sự hiện diện di các tích Champa trên đảo Lý Sơn khá ít ởi, một số đã hòa nhập vào Văn hóa Việt trở thành đối tượng quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân ở đảo. Các di tích Văn hóa Champa trên đảo gồm Chùa Hang, đền thờ Thiên y a na và các giếng Chăm trên đảo.

Cư dân Champa trên đảo sống quần tụ thành các làng xóm nhỏ ở phía Đông và Tây đảo, kinh tế chủ yếu của họ là khai thác biển đánh bắt cá và bắt các loại nhuyễn thể hải sản ở ven đảo. Dấu ấn còn lại những làng cổ của cư dân Chămpa là các giếng nước. Dân gian gọi là giếng Bộng, xuất hiện rải rác ở Đông và Tây đảo. Đó là giếng ở xóm Trung Yên, nằm trước mặt dinh Thần Yana, cách miếu Con Bò khoảng 100m. Giếng này khi xưa có miệng hình vuông sau đó dân chúng trong làng tu sửa thành hình tròn. Đáy giếng có lát gỗ, nước mạch nhiều, ngọt và trong, cung cấp nước ăn uống cho dân chúng trong xóm và bộ đội ở doanh trại gần đó. Giếng Xó La nằm ở thôn Đông Lý Vĩnh phía chân thềm của núi Hòn Vung. Giếng được dân gian tương truyền là giếng của Vua Gia Long đào, tuy nhiên theo khảo sát nghiên cứu của chúng tôi đây là giếng của cư dân Chămpa. Căn cứ vào tên gọi “Xó La” là từ cổ không có trong tiếng Việt, mà có thể phiên âm từ một từ gốc nào đó thuộc ngôn ngữ Malayopolynesions (giống như từ “Cù lao” phiên âm của từ “Poulo” trong ngôn ngữ Malaypolynesions có nghĩa là đảo). Giếng Xó La xưa kia có lát gỗở đáy giếng, thành giếng xây bằng các loại San hô chết. Đến giai đoạn hiện nay giếng Xó La đã được xây dựng hoàn toàn mới. Giếng Xó La cách biển chừng 3m song không bị nhiễm mặn, giếng có mạch ngầm rất lớn, trong và ngọt, đặc điểm này của giếng rất giống giếng Chàm ở vùng Thạnh Đức (Đức Phổ) và một số nơi ở Quảng Nam. Tên gọi giếng Gia Long ra đời có thể lúc kinh thành Huế bị quân Tây Sơn chiếm, Nguyễn Ánh dong thuyền theo đường biển chạy về phương Nam, đã ghé lại Cù Lao Ré và sử dụng nước giếng này. Hiện nay giếng Xó La cung cấp lượng nước thường xuyên cho dân chúng vào muà hè khô hạn. Đợt khảo sát năm 1997, chúng tôi chứng kiến một vài người gánh nước giếng Xó La đem bán cho những gia đình ở xa không có điều kiện lấy nước. Giếng Xó La nằm ở vị trí vũng eo phía Nam đảo là vùng nước lặng để có thể neo đậu thuyền bè, do vậy thuyền buồm của đường mậu dịch trên biển xưa kia có thể neo đậu tại bến nước này để lấy nước ngọt. Ngoài ra ở Lý Sơn còn một số giếng Bộng khác nằm ở phía xã Lý Vĩnh và Lý Hải.

Giếng của cư dân Chămpa ở Quảng Ngãi có đặc trưng là giếng xây dựng bằng đá, có dạng hình vuông, đáy giếng lát gỗ qúy, không mục nát dùng để làm cho mạch nước trở nên trong và tốt, cư dân Chămpa có kỹ thuật đào giếng đạt trình độ rất cao, dựa vào địa hình, địa vật mà họ đoán định mạch nước ngầm rất chính xác. Chính vì vậy các giếng Chàm không bao giờ cạn trong mùa hè, hoặc không bị nhiễm mặn khi đào sát nước biển. Thưc tế một làng chỉ có từ một đến hai giếng. Như vậy từ loại hình giếng có thể thấy rằng làng xóm của cư dân Champa qui tụ trên đảo khá đông.

Trong sinh hoạt tín ngưỡng, cư dân Champa trên đảo theo Hindu giáo, di tích còn lại là đền Con Bo (còn gọi là miếu Bà Lồi ), đền Thiên Yana và chùa Hang.

Đền Con Bò là gọi theo tên dân gian trong vùng vì ở ngôi đền này còn lại con bò đeo lục lạc nằm trên bệ đá (hiện nay đã mất). Có thể đó là bò thần NanDin vật cưỡi của thần Vishnu nên có thể ngôi đền này thờ thần Vishnu. Ngôi đền nằm dưới tán cây si cổ thụ thuộc xóm Trung Yên, xã Lý Hải, vị trí cách đền Thiên Yana 200m về hướng nam. Hiện nay ngôi đền chỉ là phế tích, còn lại vài bệ thờ bằng đá xanh được đẽo vuông vắn, không tìm thấy dấu tích tượng thờ. Ngôi đền này có qui mô nhỏ diện tích khoảng 400m2 xây dựng bằng đá san hô theo kỹ thuật chồng xếp. Thuở xưa ngôi đền thờ này là nơi hành lễ của cư dân Champa theo Hindu giáo sinh sống trên đảo.



Địa điểm chùa Hang nằm ở bờ biển phía bắc đảo Lý Sơn, đây là hang đá tự nhiên nằm ở dưới chân núi Thái Lới, mặt hang quay ra biển. Trong tài liệu “Inventaire descriptif des monument Cams de L’AnNam” (Danh mục khảo tả các ngôi đền Chàm ở An Nam), H.Parmentier đã đề cập đến địa điểm chùa Hang. Theo H. Parmentier trong lòng hang đá có các bệ đá đặt các tượng đá Champa. Tài liệu này xuất bản năm 1924 tại Paris và H.Parmentier liệt chùa Hang là một điểm di tích trong hệ thống các đền chàm ở miền Trung Việt Nam. Đến thập niên 60, 70 vẫn còn có nhiều người thấy các tượng đá này song hiện nay đã không còn nữa. Như vậy, chùa Hang trước đó là một ngôi đền Champa, đến thế kỷ 17 trở đi người Việt đã tiếp thu nó để ẩn trú khi có giặc Tàu Ô đến và lập nên 1 ngôi chùa thờ Phật. Truyền thuyết dân gian ở Lý Sơn nói về ông Trần Công Châu, Trần Công Tiềm tu tập tại chùa Hang (1) có thể lấy nón làm thuyền để đi hay “rấm đậu thành binh”. Hình ảnh này giống như những thiền sư tu theo Mật Tông hoặc rất gần gũi với các tu sĩ Ấn Độ giáo tu luyện đơn độc mà “Chỉ có thần linh và thú dữ mới dám sống một mình (Kinh Upanishad). Thực tế kiểu tu luyện này của các vị tu sĩ Champa theo Ấn giáo rất được ngợi ca và điều đó đã thể hiện trên đài thờ của tháp Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII-IX). Hiện nay bài vị các ông Trần Công Châu, Trần Công Tiềm thờ trong chùa Hang. Như vậy dựa trên tư liệu của H.Parmentier và di tích còn lại thì chùa Hang vốn trước đó là một ngôi đền Champa trong hang đá.

Dấu tích đến nay vẫn còn đó là các bệ đá xanh vuông vắn dùng để đặt các tượng thờ còn lưu lại trong hang. Thập niên giữa thế kỷ 20, hang đá được các nhà sư của phái Phật giáo Việt Nam thống nhất tu tập sửa sang trở thành một ngôi chùa và đặt tên là Thiên Khổng Thạch Tự (chùa đá trời xây). Tên chùa được khắc cùng với biểu tượng Phật Sơ Sinh trên vách đá mặt tiền của hang. Các hàng rào thấp, trụ biểu ở cửa hang, tượng phật Tam Thế trong chính điện cũng được lập nên trong thời gian này. Trong dân gian gắn liền hai từ “hang” và “chùa” và tên gọi chùa Hang được ra đời từ đó.

Tại Lý Sơn có hai dinh thờ Thiên Yana tại thôn Đông xã Lý Vĩnh và thôn Trung Yên xã Lý Hải. “Thiên Yana” được phiên âm từ Pô I Nưnaga là vị thần xứ sở của Champa.Hiện nay còn lại ngôi tháp lớn thờ phụng tại Nha Trang (Khánh Hòa) gọi là tháp Pônaga. Trước đây trên đảo, cư dân Champa cũng có thể đã có ngôi đền thờ Pô I Nưnaga nhưng hiện nay không tìm thấy dấu tích. Khi nghiên cứu dinh Thiên Yana ở Lý Hải, chúng tôi nghi ngờ rằng có thể cư dân Việt đã tiếp thu lối thờ phụng nữ thần Champa. Hiện tượng thờ Thiên Yana của người Việt rất phổ biến ở miền Trung. Tại Lý Sơn người Việt nhằm thể hiện lòng kính ngưỡng vị nữ thần họ đã xây dựng nên kiến trúc qui mô để thờ phụng nhằm cầu mong sự bình an và thịnh vượng.



tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương