Ubnd tỉnh quảng ngãi sở kh – CÔng nghệ & MÔi trưỜngt ubnd huyện lý SƠN



tải về 1.22 Mb.
trang36/36
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.22 Mb.
#30038
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36

III/ HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH:


- Ai đời chồng thấp vợ cao

Rờ vú không tới lấy sào mà quơ

- Anh đừng thấy cá phụ canh

Thấy tòa nhà ngói phụ tranh rừng già.


- Ba với ba là sáu

Sáu với bảy mười ba

Bạn nói với ta không thiệt không thà

Như cây đủng đỉnh trên già dưới non

Bạn nói với ta chưa vợ chưa con

Bây giờ ai đứng đầu non kia kìa

Bạn nói với ta chưa có hiền thê

Bây giờ hiền thê đứng đó bạn trả lời thể cho ta.


- Bầu non ăn búp phải eo

Tuổi em còn nhỏ mỡ mèo chi đâu

Tuổi em hai tám tuổi đầu (1)

Nói ra sợ chúng bọn cười

Đôi ba trận thảm chín mười trận cay

Công việc chẳng kịp trở tay

Nhịn thèm nhịn lạt hổng ngày nào no

Mẹ chồng sắc xảo gay go

Tấm quần tấm áo chẳng cho mặc lành

Đêm thời thức đủ năm canh

Ngày thời bó cỏ gánh phân hổng rời
- Cảm thương cái áo xuống trôn

Đêm nằm sực nhớ vong linh hồn chồng xưa

Đêm nằm nước mắt như mưa

Chàng vô duyên bạc phận bỏ duyên thừa thiếp dương gian.


- Canh năm trời đã sóng ra

Bồng con dạo xóm lân la bú nhờ

Tay bồng con dưới bơ phờ

Mẹ con mất sớm cậy nhờ cùng ai.


- Chồng em nó chẳng ra gì

Tổ tôm xóc đĩa nó thì chơi hoang

Nói ra xấu thiếp hổ chàng

Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà

Nói đây có chị em nhà

Còn năm ba thúng thóc với vài cân bông

Em đi bán trả nợ cho chồng

Còn ăn hết nhịn cho thỏa lòng chồng con

Đắng cay ngậm ngãi bồ hòn

Còn nhà gia giáo, lấy thằng chồng đần ngu

Rồng vàng tắm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu bực mình


- Dưới biển rạng đông

Con rồng nằm thấy dạng

Đây ta đang lúc buồn gặp bạn cũng vui

Thanh niên một đỏ vỏ bùi

Lâm vào vòng vợ chồng sụt sùi sao đang
- Kể từ dời gót di dân

Dạ thiếp bần thần phần với đi đưa

Đưa chàng tám lạng hột dưa

Chè lam Yên Tử em đưa hai bình

Rượu sen chàng uống giải tình

Bánh in bột đậu của mình mình đưa

Đưa rồi nước mắt như mưa

Tình thâm nghĩa phụ phân chưa hết lời


- Làm nhà ở dựa bờ sông

Đêm nghe cá quẩy ngày trông chim gù

Lấy chồng xuất giá tòng phu

Nơi mô lên võng xuống dù mặc ai



IV/ CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC:


- Anh ra đi lính cho làng

Thượng văn hậu võ làm quan triều đình

Ra đi có tướng có binh

Lên lưng con mã ra kinh một hồi

Phò mã một dạ lên ngôi

Em tưởng anh có ngãi em ngôi em trông

Hay đâu anh bạc ngãi vong ân

Rông ra biển bắc trôi lần biển đông

Bấy lâu trưởng ngãi vợ chồng

Hay vầy thác trước biển đông một mình


- Anh em mình hữu lạc kỳ hoa

Chúc mừng cho bà chủ, bà chủ gia làm nghề

Bà nghề biển ông nghề nông

Con trai ăn học đỗ tú thông

Tiền trong nhà năm bảy vạn, lúa ngoài đồng một đôi thiên

Dưới sông có một chiếc thuyền

Sớm trà chiều tửu tợ như trên non bồng

Trai có vợ, gái có chồng

Cần tiền cân của đổ đồng sai gia

Anh đi đâu cũng ghé vô nhà

Trước thăm cha mẹ sau mà thăm em.
- Cá trích còn ở biển đông

Mà ông cả bảo hái là bông cho nhiều.


- Chiều chiều ra đứng bờ sông

Nhìn ra Lao Ré mà không thấy người.

- Cô kia má đỏ hồng hồng

Cô không biết chữ nên chồng cô chê

Cô ơi gian khổ chớ nề

Bình dân đã mở sau không hề tham gia


- Đứng trên hòn đất Hội An

Nhìn về Lao Ré muôn vàn thảm thương

Lý Sơn cực khổ trăm đường

Từ ngày Pháp chiếm hết đường tự do.


- Em ra gánh lúa vào kho

Nghe tin Bắc Bộ thắng to quá chừng

Ngày thường em gánh sáu ang lưng

Bữa nay em gánh đôi nừng tám ang

Mừng vui chưn bước nhịp nhàng

Hai vai trĩu nặng lúa vàng đánh Tây

Ngoài kia xác giặt chết đầy

Em ra nộp thuế để vây quân thù


- Em về thưa mẹ cùng cha

Anh vào bộ đội ma ra chiến trường

Anh đi bảo vệ biên cương

Mai này đất nước huy hoàng có nhau


- Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn

Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây

- Hoàng Sa trời bể mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa

- Tàu Ô ăn cắp ghe bầu

Cha con thủ ngữ ta hầu lãnh binh

- Trời mưa trong Quảng mưa ra

Mưa qua hòn Bé hay đứa ta lạnh lùng


- Trời hồng ngó thấy Tổng Binh

Muốn về thăm bạn bực mình chẳng nghe


- Việt Minh khởi nghĩa được 9 năm

Anh thì đi lính biệt tăm tin nàng

Ra đi nước mắt nhỏ hai hàng

Bởi hy sinh vì tổ quốc cũng nhân nghĩa chàng ơi

Anh có ra đi mặt biển chân trời

Thời em ở lại cũng nhớ mấy lời anh than

Bao giờ cho nước bình an

Tự do độc lập thiếp với chàng gặp nhau.


- Vình Long, Hải Yến không xa

Cách một cái dốc sinh ra hai làng



TRUYỆN KỂ DÂN GIAN LÝ SƠN




SỰ TÍCH CHÙA HANG


Chùa Hang có tên thật là Thiên Khổng Thạch Tự nằm ở phía Đông xã Lý Hải, huyện Lý Sơn. Đây là ngôi chùa được kiến tạo bằng thạch động tự nhiên qua hàng nghìn năm xâm thực của nước biển. Hàng năm vào các dịp Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ ... mỗi ngày có hàng ngàn người từ Nam chí Bắc về đây vãn cảnh chùa. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Quảng Ngãi, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Sự hấp dẫn của chùa Hang trước tiên là ở khung cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng và hoành tráng. Trước tiên là du khách sẽ thưởng thức vẽ ngoạn mục của đường đến chùa quanh co, khúc khuỷu, có khi phải lội bộ qua ghềnh đá san hô cong cong theo eo biển, có khi phải trèo lên trên triền núi cao thăm thẳm của dãy núi Thới Lới.

Đi khoảng gần vài cây số đường bộ, du khách sẽ đến được chùa Hang. Chùa nằm kín đáo bên ghềnh đá nham thạch và chung quanh là những cây phong ba xù xì, ta bằng hai vòng tay người ôm và những cành lá xanh biếc xum xuê vươn ra mặt biển.

Nhưng sự hấp dẫn của chùa Hang không phải chỉ vì nơi đây là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng mà còn là nơi nhuốm đầy nhiều huyện thoại. Chùa Hang có từ bao giờ không ai xác định được, theo tài liệu của người Pháp còn để lại thì đây là một đền thờ của người Chàm, nhưng nó thật sự được biết đến từ khi đức thủy tổ họ Trần đến Lý Sơn sinh cơ lập nghiệp vào đầu thế kỷ 17 đời vua Lê Kính Tông

Cách đây gần 300 năm, nối nghiệp thủy tô, ba ông Trần Công Thành, Trần Công Tiềm, Trần Công Quân là những người có nhiều công lao trong việc cùng các thiện nam tín nữ trùng tu ngôi chùa. Người ta cũng kể lại rằng chính ba ông này đương thời đã tu đắc đạo nên có nhiều phép thuật biển ảo khôn lường. Các ông đã dùng đậu, lúa mà rấm binh. Hàng đêm người ta lại thấy thiên binh vạn tướng đủ các loại mũ mão cân đai, gươm giáo tua tủa tập luyện nườm nượp ngoài bãi biển. Nhiều lần người ta lại thấy các ông đi ra vào đất liền không cần đi bằng thuyền mà chỉ bằng chiếc nón bầu. Các ông đặt chiếc nón bầu xuống biến rồi ngồi vào đó, ngay tức thì chiếc nón bầu vùn vụt đưa các ông vào đất liền. Vì các ông có nhiều bùa phép như vậy nên triều đình sai quân tướng đem nhiều chiếc thuyền vây bắt.

Trong các bà vợ của ba ông có một bà tính hay thẻo lẻo, làm tiết lộ các câu thần chú nên khi quân tướng triều đình đến, các ông rấm binh để chống trả không thành. Trước lúc bị xử chém, ba ông xin ba tấm vải điều để che mặt. Khi quân lính đưa ba tấm vải điều, ba ông liền phủ lên mặt và tức thì vụt bay về trời. Ngày nay, tên tuổi ba ông họ Trần vẫn còn lưu tại chùa Hang, bên bệ thờ phía bên phải.


ĐÁNH GIẶC TÀU Ô


Vào những năm bốn mươi của thế kỷ XIX, giặc Tàu Ô thường tràn từ ngoài biển vào Cù Lao Ré và các làng xã phía Đông huyện Bình Sơn đốt phá nhà cửa, xóm làng, cướp bóc lương thực, vàng bạc và các thứ của cải quý hiếm khác. Ngoài ra chúng còn ngang ngược giết hại nhiều người, bắt hiếp đàn bà, con gái. Giặt Tàu Ô là thứ cướp biển nguy hiểm mà đương thời triều đình Huế luôn luôn phải đối phó nhưng cũng khó dẹp được.

Khi giặc Tàu Ô tràn vào đất liền và hai làng An Vĩnh, An Hải thuộc Cù Lao Ré, nhân dân ở đây đã kiên quyết chống trả. Tương truyền rằng, vì thiếu giáo mác nên nhân dân bất kể là con trai hay con gái, đàn ông hay đàn bà, đã lấy cọng là dừa nhúng vào nước ớt ngâm lâu hoặc nhúng vào nước vôi, hoặc có khi là nước mũ xương rồng rồi núp sẵn ở hai bên đường có nhiều cây cối rậm rạp. Lúc bọn Tàu Ô ngang qua cả làng bất ngờ gõ trống mỏ inh ỏi, xong xông ra đập tới tấp vào đầu giặc, làm cho quân giặt mù mắt mù mũi. Có khi còn hái mù u, bởi thời đó rất nhiều cây mù u - mà rãi ra đường, để khi bọn giặc Tàu Ô bỏ chạy mà trượt chân ngã.

Trong số những người lãnh đạo dân chúng chống giặc nổi lên có ông Nguyễn Văn Tuất, người làng An Hải, huyện Bình Sơn (nay là xã Lý Hải, huyện Lý Sơn). Người ta kể rằng, ông Tuất là người mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, vóc dáng khỏe mạnh, có học hành lại có tài đi sông biển nên được nhân dân hai làng An Hải và An Vĩnh hết sức quý trọng. Năm 1982 ông Tuất đã lãnh đạo nhân dân ở đây nhiều lần đuổi được Tàu Ô ra khỏi đảo. Nhưng sau đó, để trả thù ông Tuất và bà con Cù Lao Ré, bọn giặc Tàu Ô đông đảo có đến vài trăm người với đầy đủ gươm giáo, bất ngờ tràn vào đảo trong một đêm tối. Dù đã lập các kế chống trả quyết liệt nhưng quân của ông Tuất lúc này chỉ tập hợp được có 40 người, nên bị thất bại. Trong lúc giao chiến với hàng trăm tên giặc ngoài bãi biển, ông Tuất bị vấp hang còng mà quỵ chân xuống. Được thế bọn giặc xông tới bắt ông, rồi giết ông ở bãi xóm ngoài (thuộc Thôn Tây, làng An Hải). Mộ chí của ông hiện còn ở đó.

Vì có công, ông được vua truy tặng sắc phong (một tước hiệu gì đó) nhưng ông Nguyễn Nên là một kẻ giàu có, có thế lực ở địa phương đã giành lấy sắc phong của ông Nguyễn Văn Tuất và tự nhận mọi công trạng đánh giặc Tàu Ô trước đó là của mình. Bà con ở Cù Lao Ré biết vậy nhưng cũng không dám nói vì sợ ông Nên trả thù. Chẳng bao lâu sau, bà vợ ông Nên bổng dưng trở thành điên loạn. Trong một lẫn nổi cơn điên, bà Nên đã châm lửa đốt nhà. Thế là toàn bộ của cải của ông Nên bị cháy trụi. Ngọn lửa tai ác làm cháy luôn cả sắc phong của nhà vua mà ông Nên đã chiếm đoạt.

Người dân ở Lý Sơn mãi mãi coi ông Nguyễn Văn Tuất là người anh hùng của đất đảo.

Chuyện kể về:

CÁC VỊ TIÊN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN




1. Tiền Hiền khai khẩn


Đảo Lý Sơn ngày xưa có tên là Cù Lao Ré. Sở dĩ gọi là Cù Lao Ré vì nơi đây có rất nhiều cây Ré xanh rươi, rậm rạp, che phủ cả 5 ngọn núi là: Hòn Tai, Giếng Tiền, Hòn Vung, Hòn Sỏi, Hòn Thới Lới.

Vào khoảng những năm 1610 đến 1620, 15 ngư dân thuộc hai xã An Vĩnh (ngày nay thuộc Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh) và An Hải (ngày nay thuộc Bình Châu, Bình Sơn) dùng thuyền ra thăm dò Cù Lao Ré, 15 ông thấy nơi đây cây cối tốt tươi, đất đai màu mỡ nên mới cắm đất, đốn cây và dần dần đưa vợ con ra lập nghiệp, 8 ông tiền ra đi từ An Hải đã chiếm phần đất đai phía Nam và lập nên An Hải phường sau đổi là Hải Yến xã, 7 ông ra đi từ An Vĩnh chiếm phần đất phía bắc và lập nên An Vĩnh phường, sau đổi Vĩnh Long xã. Ranh giới của hai làng là một cái dốc tranh giữa đả. Chính vì cái dốc tranh này mà trong dân gian còn lưu truyền câu ca: "Vĩnh Long, Hải Yến không xa, cách một cái dốc sinh ra hai làng”. Câu ca trên phản ánh sự tranh chấp ranh giới giữa hai làng suốt nhiều năm cho đến khi thành lập huyện đảo.

Theo truyền thuyết, lúc 15 vị tiền hiền đến Cù Lao Ré dựng cửa dựng nhà, khai khẩn nương rẫy thì ở đây vẫn còn nhiều người Chàm sinh sống. Một lần, hai bên có cuộc tranh giành đất cát gay ngắt và cuối cùng cả hai đi đến cuộc đọ trí. Họ thỏa thuận là trong 3 ngày bên nào chất được sớm thành đá nơi ranh giới tranh chấp thì phần đất đó thuộc về bên thắng cuộc. Trong 3 ngày người Chàm tất bật huy động trẻ già trai gái khiêng, gánh đá suốt ngày suốt đêm. Họ tin tưởng rằng họ sẽ thắng cuộc vì số người đông hơn, lại khỏe hơn. Nhưng đến nửa đêm thứ 3 thì họ bổng thấy bờ đá của ngư dân người Việt đã cao hơn họ. Họ đành chấp nhận nhường phần đất đang tranh chấp. Hóa ra là 15 ông tiền hiền trong suốt 3 ngày, vì sức yếu, người ít, đã dùng chước bằng cách chặt tre nứa đan lại thành các khối tam giác, ngũ giác, lục giác rồi lấy cây ré đốt hoặc giã ra phủ lên các hình thù bằng tre đó. Trong đêm mịt mờ các hình thù bằng tre lá tựa như đá thật.

Sau lần tranh chấp này người Chàm tự nguyện rời Lý Sơn mà vào tận Phan Rang, Phan Rí.


2/ Chuyện Phế Truất mỗi làng một ông Tiền Hiền:


Trước đây làng Vĩnh Long (tức Lý Vĩnh ngày nay) có 7 ông tiền hiền, làng An Hải (tức Lý Hải ngày nay) có 8 ông tiền hiền như đã nói ở trên, nhưng nay mỗi làng đã bị phế truất một ông. Làng Vĩnh Long còn các họ Phạm Khắc, Phạm Quang, Võ Xuân, Võ Văn, Lê, Nguyễn gọi là lục tộc; làng An Hải còn Nguyễn, Trương, Dương, Nguyeên Ñình, Nguyễn Vaín, Trần, Võ gọi là thất tộc.

Làng Vĩnh Long phế truất ông họ Ñaịng, làng An Hải phế truất ông họ Leđ. Ngày nay ở Lý Sơn còn truyền hai câu ca:

“Phạm Võ huy hoàng thiên địa chiếu

Đặng, Lê bạo ngược quỷ thần kiêng”.

để giải thích lý do vì sao lại hạ bệ hai ông Lê, Đặng. Theo lời kể của dân địa phương thì sự “bạo ngược” của hai ông không lấy gì là rõ ràng lắm, chủ yếu là do hai mụ vợ. Ông Lê vốn có một mắt, trông dữ tợn, tính khí cộc cằn nhưng không làm gì ác, ông chỉ có lỗi là không dạy được bà vợ người Huế. Bà ta là người khéo nấu nướng, giỏi giang việc nhà, nhưng lúc nào cũng tỏ ra khinh thường mọi người, chua ngoa, đanh đá, bép xép, không xem ai ra gì. Nhiều lần các tộc họ hội họp để chấn chỉnh nhưng bà ta không nghe lại còn tỏ ra bất cần tình làng nghĩa xóm. Còn ông Lê thì có lúc lại nghe lời vợ, hay gây gỗ với người khác. Vì vậy các họ tộc kia đồng lòng phế truất ông khỏi chức tiền hiền, không cho vợ chồng ông được dư các ngày giỗ chạp, lễ hội ở đình làng.

Lý do ông Đặng bị phế truất cũng là do mụ vợ miệng mồm không kín kể lại lắm điều. Trong một lần giỗ ở đình, mụ vợ ông Đặng bổng dưng buộc miệng ví cái bánh ít lá gai như... phân trâu ! Thế là cả hai họ tộc từ già đến trẻ đều phẩn nộ. Bởi ai cũng biết rằng, từ xa xưa người Lý Sơn xem bánh ít là gai là thứ bánh quý giá nhất, nó không thiếu trong bất cứ lần giỗ chạp nào, nó luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm đồ cúng giữa bàn thờ. Vốn đã ghét sẵn bà vợ lẫn ông Đặng, thế là mọi người kiên quyết tống khứ hai ông bà không cho được dự các ngày giỗ chạp, hội hè, tên tuổi của ông Đặng cũng bị gạch ngang trong phả hệ của làng.

Ngày nay, vào các ngày lễ tết trong năm ở các đình làng Lý Hải và Lý Vĩnh con cháu vẫn tụ tập về 2 nhà thờ này để cúng tế và tưởng nhớ đến các vị “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư”. Đặc biệt trong ngày 20/2 ở Lý Hải và 6/7 ở Lý Vĩnh là 2 ngày tế lễ các bậc tiền hiền. Trong các ngày tế lễ này người ta chỉ nhắc đến thất tộc và lục tộc, chỉ thờ phụng 13 ông này, còn hai ông Đặng, Lê thì được cúng riêng. Người dân địa phương vẫn xem hai ông là bậc tiên công nhưng không được xếp vào hàng đức thủy tổ.

NÀNG ROI


Nàng Roi tên chữ là Phạm Tiên Điều, người làng An Vĩnh, huyện Bình Sơn, nay là xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn. Nàng là hậu duệ của ông thủy tổ họ Phạm Văn - một trong 7 ông thủy tổ khai khẩn làng này.

Năm 15 tuổi, nàng Roi nổi tiếng xinh đẹp trong làng. Nàng có nước da trắng ngần, dáng người mảnh dẻ, tóc dài quá gót và lại thùy mị, nết na, văn hay chữ giỏi.

Một hôm, giặc Tàu Ô bất ngờ ập vào làng nên mọi người chẳng ai hề hay biết. Lúc này nàng Roi đang làm ngoài rẫy nên nàng phát hiện ra chúng, nàng tất tả chạy đi báo cho dân làng biết. Khi thấy nàng bỏ chạy, bọn giặc Tàu Ô đuổi theo. Nàng chạy đến đâu là hô to lên: "Có giặc Tàu Ô, có giặc Tàu Ô” để cho mọi người biết để chuẩn bị đối phó. Dù bọn giặc truy đuổi sau lưng nhưng nàng cũng phải gắng hết sức chạy ra ngoài bãi biển để báo cho cha nàng cùng cánh đàn ông đang câu cần. Chẳng may nàng bị vấp ngã, mấy thằng giặc ào đến bắt được nàng. Chúng bắt đầu xé quần áo của nàng để giở trò bậy bạ. Ngay tức thì nàng hốt đất cát vãi vào mặt chúng rồi vụt bỏ chạy. Đến vũng Thầu Tu thì cùng đường, biết không thể thoát được tay giặc, để giữ trinh tiết, nàng nhảy xuống đó mà tự vẫn. Người ta kể lại rằng, khi mọi người tìm được xác nàng thì thấy nàng chết trong tư thế xếp bằng như đức Quan Âm dưới đáy vũng Thầy Tu.

Họ tộc cùng bà con dân làng đưa xác nàng Roi về chôn cất và lập miếu thờ, gọi là dinh bà Roi. Người đời sau tôn vinh miếu thờ này là “Trinh Tịnh Đường”. Người ta còn kể lại rằng “Bà Roi” luôn luôn hiển thánh báo cho dân làng biết những chuyện bất trắc sẽ xảy ra cho dân chúng như gió bão, giặc Tàu Ô tới và cũng thường được cho thuốc men lúc đau ốm khi đến đó cầu nguyện.

Trinh Tịnh Đường là miễu thờ nhân thần người Việt duy nhất là Lý Sơn và cũng là miễu thờ nhân thần người Việt hiếm có ở Quảng Ngãi. Đây là miễu thờ đẹp, to lớn, uy nghi và còn giữ được nét kiến trúc cổ. Hàng năm vào ngày 16 tháng 5 là ngày giỗ bà Roi, tộc họ Phạm cùng bà con Lý Sơn về đây cầu nguyện bà ban phước lành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện. Bản dịch của Viện sử học. NXB TH. HN 1997.

2- Quốc Sử Quán Triều Nguyễn - Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6, tỉnh Quảng Ngãi, dịch giải Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia giáo dục 1964.

3- Quốc Sử Quán Triều Nguyễn – Đồng Khánh địa dư Chí (tài liệu chữ Hán lưu trữ ở Viện Hán Nôm)

4- Dương Văn An – Ô Châu Cận lục, bản dịch tiếng việt của nhà xuất bản văn hóa Á Châu.

5- Phan Kế Bính – Việt Nam Phong tục, NXB Hà Nội.

6- Lê Quý Đôn – Phủ Biên Tạp Lục, tập 1 (quyển 1,2,3). Ủy ban dịch thuật Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách xuất bản, Sài Gòn 1972.

7- Hồng Đức Bản Đồ, Tủ sách Viện khảo cổ Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn 1962.

8- Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, Tu trai Nguyễn Tạo Dịch, Nha văn hóa – Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách xuất bản, Sài Gòn 1972.

9- Phan Khoang – Việt sử xứ Đàng Trong (1558- 1777), NXB Khai Trí, Sài Gòn 1969.

10- Li Ta Na – Xứ Đàng Trong – lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18. NXB Trẻ 1999.

11- Phạm Trung Việt – Non nước xứ Quảng, NXB Khai Trí, Sài Gòn 1971, in lần thứ 2.

12- Trần Kỳ Phương –Mỹ Sơn trong lịch sử nghệ thuật Chàm, NXB Đà Nẵng, 1988.

13- Đại học Quốc gia Hà Nội – Tạp chí Khoa học xã hội, t XIV, N03, 1998

14- Nguyễn Quang Trung Tiến – Ngư nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, NXB Thuận Hóa, Huế 1995.

15- Sở VHTTT Quảng Ngãi – Hương Ước Quảng Ngãi.

16- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lý Sơn - Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Sơn (1930 – 1945).

17- Cục Thống kê – Niên giám thống kế năm 1999 Huyện Lý Sơn, Phòng Thống kê Lý Sơn tháng 7 năm 2000.

18- Các tạp chí Khảo cổ học – Năm 1997, 1999, 2000.

MỤC LỤC



Chương I: Tổng quan địa lý tự nhiên, hành chính và lịch sử hình thành huyện đảo Lý Sơn.

Chương II: Đảo Lý Sơn trong thời tiền sơ sử và sự hình thành xác lập văn hóa Việt.

- Đảo Lý Sơn – Thời tiền sơ sử

- Sự xác lập văn hóa Việt trên đảo Lý Sơn

Chương III: Văn hóa vật thể và phi vật thể trên đảo Lý Sơn

- Kiến trúc dân gian

- Phong tục lễ hội tín ngưỡng

- Văn học dân gian

- Sản vật và phong cách ẩm thực

Chương IV: Hoạt động kinh tế truyền thống của cư dân đảo Lý Sơn

- Kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu

- Kinh tế khai thác biển

- Kinh tế nghề thủ công



Chương V: Định hướng bảo tồn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể trên đảo Lý Sơn.

- Định hướng bảo tồn và phát triển văn hóa vật thể

- Định hướng bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể.

PHẦN PHỤ LỤC:

- Các bản đồ liên quan đến Cù Lao Ré – Lý Sơn từ thế kỷ 17 đến nay

- Các bản đồ chấm điểm, các di tích văn hóa vật thể

- Các bản vẽ kiến trúc nhà ở dân gian và một số dinh miếu tiêu biểu

- Các hình ảnh minh họa



- TÀI LIỆU THAM KHẢO


*(*)- Theo soá lieäu thoáng keâ naêm 1999. Trích trong "Nieân giaùm thoáng keâ naêm 1999 huyeän Lyù Sôn - Cuïc thoáng keâ Quaûng Ngaõi. Thaùng 7/2000

( (*) Theo soá lieäu thoáng keâ naêm 1999. Trích trong "Nieân giaùm thoáng keâ naêm 1999 huyeän Lyù Sôn - Cuïc thoáng keâ Quaûng Ngaõi. Thaùng 7/2000


1()- Chúng tôi đề cập cụ thể ở phần khảo tả nghiên cứu về chùa Hang ở phần sau.

1()- Nữ thần PÔINƯNAGAR tiếng Chăm PÔ: người đứng đầu, INƯ: mẹ, NAGAR: xứ sở, PôINưNaGa có nghĩa là Thần Mẹ Xứ Sở.

1()- Nguyễn Văn Kim - về tục thờ cúng Cá Voi ở vùng ven biển Bến Tre,(tài liệu đánh máy – 1985).

2()- Lê Quang Nghiêm – Những tục thờ cúng đặc biệt và kỳ lạ của ngư phủ lưới tỉnh Khánh Hòa – Tạp chí Bách Khoa – Sài Gòn – 1970 – số 322, tr.26.

3()- Đại Nam nhất thống chí – NXB KHXH, năm 1971, T5, tr.362,363.

1()- Tết năm mới ở Việt Nam - Viện văn hóa,1999 - tr 11

1()- Trích lời phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ V BCHTW Đảng (Khoá VIII) của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

2()- Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ V (Khoá VIII).






tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương