TRƯỜng đẠi học kinh tế quốc dân công trình tham gia xét giải giải thưỞng “ TÀi năng khoa học trẻ việt nam ”


Bảng 6: Kiểm định OLS kiểm định mối quan hệ giữa đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng của các biến điều kiển



tải về 372.15 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích372.15 Kb.
#30775
1   2   3   4   5   6   7
Bảng 6: Kiểm định OLS kiểm định mối quan hệ giữa đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng của các biến điều kiển




Mô hình

(10.1)

(10.2)

(11.1)

(11.2)

PURI

-1.243*










DLZ

52.916***

48.718***

50.254***




PUTI




-6.301**

-5.375**

-6.346**

PRTI




-7.287***







D1







-1.215**

-2.161***

DLLA










-36.806**

Constant

6.058***

10.294***

7.733***

11.438***



0.716

0.794

0.768

0.411

Ghi chú: Số trong ngoặc là giá trị p-value, (***), (**), (*): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Mô hình (10.1) cho thấy rằng tỉ lệ đầu tư công so với đầu tư tư nhân có tác động đến tăng trưởng kinh tế (kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 10%) tuy nhiên nó có mối quan hệ ngược chiều. Khi sử dụng biến số tỷ lệ đầu tư công so với tổng đầu tư ở các mô hình (10.2); (11.1) và (11.2) để ước lượng thì thấy rằng kết quả đều có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng đầu tư công có ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Các hệ số này trong các mô hình đều cho kết quả có tác động âm với tăng trưởng. Lý giải điều này có thể là do, vì nhiều mục tiêu khác nhau, chính phủ thường phải thực hiện các dự án kém hiệu quả kinh tế mà khu vực tư nhân không thực hiện, việc chính phủ bỏ vốn đầu tư công mỗi năm so với tổng đầu tư xã hội là quá lớn nó đã tạo ra hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy rằng đầu tư công ở Việt Nam trung bình chiếm khoảng từ 40% đến 50 % trong tổng đầu tư và con số này là quá lớn so với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Quy mô đầu tư lớn, dàn trải, không tập trung đã làm cho các dự án đầu tư công ở Việt Nam có hiệu quả thấp và do vậy làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năng suất lao động có mối quan hệ dương với tăng trưởng kinh tế được ước lượng trong 3 mô hình (10.1); (10.2) và (11.1). Cả 3 mô hình kết quả đều có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy năng suất lao đông càng lớn thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao và có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Hai mô hình đầu không có ảnh hưởng của các biến động kinh tế. Chúng tôi phát triển thêm mô hình (11.1); (11.2) với tác động của các năm có biến động điển hình. Giai đoạn 1988 - 1990, Việt Nam thực hiện phá giá tiền tệ lần đầu tiên kể từ khi mở cửa nền kinh tế. Giai đoạn năm 1999 là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gần chục năm sau đó (2008) và cuộc khủng hoảng nợ công 2011. Kết quả cho thấy rằng các hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có mối quan hệ âm với tăng trưởng kinh tế.

Mô hình tuyến tính giải thích được một phần vai trò của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế.





      1. Kết quả mô hình phi tuyến.

Kết quả hồi quy phương trình (12) được đưa ra ở bảng 7.

Bảng 7: Mô hình phi tuyến – hồi quy bình phương nhỏ nhất phi tuyến.

Mô hình

12.1

12.2

12.3

12.4

Ft

46.546

142.809***

56.356**

40.514



0.356***

0.367***

0.370***

0.364***

DLZ

51.477***




58.727***

59.797***

DLLA




-53.480***







D88




-3.019***

-1.934***




D11







1.734**




D1










2.033*

Constant

-23.197

-77.885***

-29.536**

-20.098

R^2

0.732

0.5615

0.893

0.769

Ghi chú: Số trong ngoặc là giá trị p-value, (***), (**), (*): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Bảng 7 tóm tắt kết quả ước lượng mô hình phi tuyến với biến điều kiển là tốc độ tăng trưởng năng suất lao động, tăng trưởng lao động, thêm vào đó là ảnh hưởng của các năm có biến động kinh tế. Kiểm định phi tuyến sử dụng 4 mô hình để khẳng định độ chính xác của kết quả. Dựa vào kết quả của từng mô hình, chúng tôi nhận thấy rằng tỷ trọng đầu tư công so với đầu tư tư nhân có ảnh hưởng đối với tăng trưởng kinh tế và mô hình ước lượng được hệ số co dãn của đầu tư công là 0,367.

Dựa vào phương trình (7) và ước lượng hệ số co dãn đầu ra của đầu tư công thì điểm % cho tỉ lệ tăng trưởng tối đa của đầu tư công so với đầu tư tư nhân có thể được tính toán như sau:


  1. =/= 0.367/(1-0.367)2 = 0.916

Tỷ lệ tăng trưởng tối ưu của đầu tư công so với đầu tư tư nhân được ước lượng ở mức 91.6 % có nghĩa là 1 đồng đầu tư tư nhân cần 0.916 đồng đầu tư công . Với khoảng tin cậy là với mức ý nghĩa 1% là: 0.901 <  <1.239

Phúc lợi xã hội tối đa đạt được từ tỉ lệ đầu tư công so với đầu tư tư nhân tối ưu là:



  1. * = kg / (1- kg) = 0.367/ (1-0.367) = 0.579.

Điểm ước lượng cho phúc lợi xã hội tối đa từ tỉ trọng đầu tư công so với đầu tư tư nhân tối ưu là 57.9 %

Hay tỉ trọng đầu tư công so với tổng đầu tư cho phúc lợi xã hội tối ưu là 36.3%.


Hình 8: Thực tế và tỷ lệ đầu tư công so với tổng đầu tư tối ưu với phúc lợi xã hội của Việt Nam giai đoạn 1986-2011.



Ghi chú: PUTI – tỉ lệ đầu tư công so với tổng đầu tư, min - giá trị nhỏ nhất của PUTI, max – giá trị lớn nhất của PUTI, phi – giá trị tỉ lệ PUTI tối ưu phúc lợi xã hội.

Thực tế có thể thấy ở Việt Nam: giai đoạn 1986 – 1990 khi khu vực tư nhân của Việt Nam nguồn vốn chưa nhiều, FDI không đáng kể, tỷ trọng đầu tư công so với tổng đầu tư cao là điều dễ hiểu. Giai đoạn 1995 đến 2007 Việt Nam mở rộng cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn vốn FDI thu hút nhiều tuy nhiên đầu tư công trong giai đoạn này tăng với tốc độ nhanh hơn vì vậy tỉ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư tăng cao. Từ giai đoạn 2008, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân tăng không nhanh bằng giai đoạn trước , cần có sự hỗ trợ từ phía khu vực nhà nước đã làm cho đầu tư công tăng cao trong giai đoạn này. Và tỉ lệ đầu tư công tối ưu được ước lượng đều thấp hơn so với tỉ lệ đầu tư công so với tổng đầu tư của Việt Nam.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

    1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính.

Sử dụng bộ số liệu với các biến số kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2011 để tiến hành chạy đồng thời hai mô hình tuyến tính và phi tuyến dựa trên gợi ý của Alan Aucherse (1997) và Kamp (2005) để thấy được mối quan hệ của đầu tư công và tăng trưởng kinh tế cùng với đó tìm ra được tỉ lệ đầu tư công tối ưu với phúc lợi xã hội. Kết quả phân tích hồi quy hợp lý với cá lý thuyết kinh tế vĩ mô. Các kết quả chính mà nhóm nghiên cứu ghi nhận được là :

  • Dựa trên thống kê và phân tích số liệu, tại Việt Nam đầu tư công các năm gần đây có hiện tượng lấn át đầu tư ngoài nhà nước. Mặt khác việc sử dụng vốn kém hiệu quả, thiếu trách nhiệm đã gây ra tác động không thuận đối với tăng trưởng cao và bền vững của Việt Nam.

  • Đầu tư công tại Việt Nam có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế được phát hiện trên cả hai mô hình tuyến tính và phi tuyến với tất cả các biến số được chọn lựa.

  • Ý nghĩa và dấu của hệ số ước lượng trong mô hình tuyến tính phù hợp với diễn biến và tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế hiện nay. Chung quy lại, việc gia tăng đầu tư công liên tục tác động tiêu cực (âm) đến tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng thu hẹp đầu tư tư nhân.

  • Dựa trên mô hình tuyến tính, chúng tôi ước lương được tỷ lệ đầu tư công so với tổng đầu tư tối ưu cho phúc lợi xã hội của Việt Nam là 36,3%. Điều này phản ánh một thực tế là Việt Nam từ sau Đổi mới 1986 đến nay đầu tư công luôn cao hơn con số này với tỷ lệ nằm trong khoảng [38%;65%].

Nền kinh tế có nhiều nguồn lực, vốn đầu tư từ phía chính phủ là một trong những nguồn lực đó nhưng làm thế nào để sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và đem lại kết quả mong muốn là một bài toán nan giải. Bài nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kĩ thuật kinh tế lượng với mục tiêu tìm ra một tỉ trọng đầu tư công tối ưu để tối đa hóa phúc lợi xã hội và đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, bền vững sẽ phần nào tháo gỡ khó khăn của bài toán kinh tế cho đầu tư công. Kết quả từ mô hình ước lượng mà chúng tôi có được cho thấy việc giảm tỉ trọng đầu tư công trong chi tiêu chính phủ hiện nay là cần thiết để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế : tăng trưởng kinh tế , phúc lợi xã hội tối ưu hóa và thúc đẩy đầu tư tư nhân đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

    1. Khuyến nghị chính sách.

Việc giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư là cần thiết nhưng việc cắt giảm thế nào, sử dụng vốn công ra sao thì hiệu quả thì cần có lời giải đáp. Sự yếu kém trong khâu quản lý vốn của chúng ta hiện nay thể hiện ở việc: đầu tư dàn trải thiếu trọng tâm không điểm nhấn, không tận dụng được lợi thế so sánh của các ngành có tiềm năng tạo tăng trưởng cao cho nền kinh tế, các dự án có độ trễ quá dài… Kinh tế Việt Nam phát triển theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng mà chưa tập trung phát triển theo chiều sâu, quản lí đầu tư công kém hiệu quả khiến hiệu quả đầu tư xã hội hạn chế mà còn làm gia tăng hệ quả tiêu cực to lớn tăng sức ép với nền kinh tế trong nước vì vậy cần thiết phải có chính sách đầu tư tương xứng cho những ngành có khả năng lan tỏa dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung vào những nghành trọng điểm. Vì vậy khi đã xây dựng được một chỉ tiêu tỉ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội thì thời gian tới để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Chúng tôi đề xuất một số phương hướng tái cơ cấu như sau đối với chính sách tăng trưởng, tài chính công và đầu tư:

Thứ nhất, với kết luận đầu tư công và tăng trưởng kinh tế hiện nay tại Việt Nam có mối quan hệ tiêu cực âm, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

  • Từ bỏ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào gia tăng vốn đầu tư, chuyển dịch từng bước sang mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu lấy việc nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh làm đòn bẩy. Để làm được điều này, trước hết nhà nước phải ổn định được gánh nặng thuế, giảm tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách. Qua đó, từng bước tạo môi trường thuận lợi cho các khu vực kinh tế, khu vực ngoài nhà nước có thể tự tích lũy để phát triển đồng thời tăng tỷ lệ tiêu dùng trong GDP. đó là biện pháp kích cầu hữu hiệu đối với sản xuất và cũng tạo điều kiện trực tiếp để nâng cao mức sống nguời dân.

  • Tập trung vào năng suất chất lượng hiệu quả của người lao động và công nghệ.

  • Từng bước thay đổi cơ cấu cho chi tiêu ngân sách, giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh” cho khu vực tư nhân và FDI, tăng trưởng chức năng “nhà nước phúc lợi” vì không có khu vực nào có thể đảm nhiệm tốt chức năng này. Đầu tư nhiều hơn cho xã hội nhất là những lĩnh vực phát triển con người như: giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học công nghệ, an sinh xã hội.

  • Cắt giảm đầu tư công vào một số ngành mà đầu tư tư nhân có thể hoạt động hiệu quả hơn đồng thời đi đôi với đổi mới cơ chế quản lí, đánh giá hiệu quả đầu tư để nâng cao chất lượng sử dụng vốn.

Thứ hai, việc tìm ra tỷ lệ đầu tư công so với tổng đầu tư tối ưu với phúc lợi xã hội là 36,3% chứng tỏ hiện nay tại Việt Nam có sự dư thừa vốn công cho nền kinh tế. Để đạt được con số tối ưu này trong giai đoạn tái cấu trúc kinh tế chúng tôi kiến nghị một số giải pháp:

  • Tập trung đầu tư công vào một số ngành trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng một cách có quy hoạch, đồng bộ nhất là đối với giao thông đường bộ. Hỗ trợ (trong khuôn khổ thể chế kinh tế thị trường) một số ngành, lĩnh vực, dự án mũi nhọn nâng cao kỹ thuật công nghệ của đất nước.

  • Xây dựng một lộ trình kiên quyết nhằm thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh của doanh nghiệp nhà nước, hoàn thành chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hoặc cổ phần. Đồng thời đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các khu vực kinh tế.

  • Việt Nam cần xây dựng khuôn khổ pháp lý để đẩy mạnh hình thức hợp tác công tư cho các dự án đầu tư công kéo dài nhiều năm, có tính phức tạp, và tạo ra loại dịch vụ có tính thương mại. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

  • Kế họach quy hoạch bố trí đầu tư công có chất lượng cao và ổn định. Hài hòa các mục tiêu, lợi ích và xem xét tính hai mặt của dự án đầu tư công. Phối hợp thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, phân cấp và đa dạng hóa phương thức, nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả xã hội. Quy chuẩn các quy trình đầu tư, thực hiện công khai và hiệu quả cho các thành phần kinh tế, tăng cường kiểm tra, giám sát, phản biện, nghiêm khắc xử lí sai phạm và có biện pháp xử lí kịp thời.

    1. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Mô hình ước lượng được xây dựng dựa trên bộ số liệu giai đoạn 1986-2011 cùng với việc thu thập số liệu từ nguồn GSO bản thân nó đã không đồng bộ, thiếu chuẩn xác và không đủ dài là một hạn chế không thể tránh khỏi trong bài nghiên cứu của chúng tôi. Điều đó làm cho kết quả ước lượng kém đi tính chính xác tuy nhiên cốt lõi vấn đề mà chúng tôi muốn đưa ra không bị ảnh hưởng.

Mặt khác việc sử dụng năng suất lao động bình quân dựa trên mức tăng trưởng kinh tế hàng năm và lực lượng lao động bổ sung trong khi sự tăng trưởng tối đa hóa tỉ lệ tăng trưởng kinh tế được ước tính bẳng tỉ trọng bình quân của đầu tư công so với đầu tư tư nhân cũng là một hạn chế của mô hình ước lượng.

Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy sự thiếu hiệu quả hội tụ trong nền kinh tế nhà nước, từ góc độ chính sách, điều này hàm ý rằng những thay đổi vĩnh viễn trong chính sách của chính phủ như sự gia tăng tạm thời của vốn công hay sự gia tăng chi tiêu chính phủ cũng là phù hợp với những thay đổi thường xuyên của tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, nó sẽ có một số giá trị để tiếp tục điều tra vai trò của hội tụ hiệu ứng để có được một đánh giá chính xác hơn về tác động của vốn công hay sự gia tăng mức độ chi tiêu chính phủ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tài liệu tham khảo
Aschauer D.A. (2000).” Do states optimize? public capital and economic growth”. Annals of regional science, (34: (3), pp 343-363.

Kwasi Fosu, Augustin & Getachew, Yoseph Yilma & Ziesemer, Thomas, 2011. “Optimal public investment, growth, and consumption: Evidence from African countries”. UNU - MERIT Working Paper Series 051.

V N Pandit & Harish Mani & G Balachandran (2011): “Public Investment in Agricultural and GDP Growth: Another Look at the Inter Sectoral Linkages and Policy Implications” CDE August 2011.

Sanjeev Gupta, Alvar Kangur, Chris Papageorgiou, and Abdoul Wane (2011): “Efficiency-Adjusted Public Capital and Growth”; IMF Working Paper 11/217; September 1, 2011.

Sallahuddin Hassan & Zalila Othman & Mohd Zaini Abd Karim (2011): “Private and Public Investment in Malaysia: a Panel Time-Series Analysis “Vol. 1, No. 4, 2011, pp.199-210.

CIEM (2011): Team leader: Tran Kim Chung, Team members: Dinh Trong Thang, Pham Thien Hoang, Nguyen Thi Huy: “Addressing the Bottlenecks: Towards an Effective Mechanism for Financing Infrastructure”.

TS. Tô Trung Thành (2011): “Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân. Góc nhìn thực nghiệm VECM”.

Toshiya Hatano (2010): “Crowding-in Effect of Public Investment on Private Investment”. Policy Research Institute, Ministry of Finance, Japan, Public Policy Review, Vol.6, No.1, February 2010. P105 - P120.

Prepared by Serkan Arslanalp, Fabian Bornhorst, Sanjeev Gupta, and Elsa Sze (2010): “Public Capital and Growth”; IMF Working Paper, WP/10/175.

K. N. Murty and A. Soumya (2009): “Macro Economic Effects of Public Investment in Infrastructure in India”. IGIDR Proceedings/Project Reports Series. PP-062 – 23.Jk.

Vũ Tuấn Anh (2009); “Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong mười năm qua”. Viện kinh tế Việt Nam

J.W.Fedderke and Z.Bogetic (2006): “Infrastructure and Growth in South Africa: Direct and Indirect Productivity Impacts of Nineteen Infrastructure Measures

Christophe Kamps (2005): “Is there a lack of public capital in the European Union?”

Xubei Luo (2004): “The Role of Infrastructure Investment Location in China’s Western Development” .WPSS3345.

Oscar Bajo-Rubio, Carmen Díaz-Roldán, M. Dolores Montávez-Garcés (2002): “Optimal endowments of public investment: an empirical analysis for the Spanish regions

David Alan Aschauer (1998): “How Big Should the Public Capital Stock Be?” No 43, 1998.

Dominique Vande Walle (1998): “Assessing the Welfare Impacts of Pubic Spending” The World Bank, Washington, DC, U.S.A.

Devarajan et al (1996): “The composition of Public exnditrure and economic growth”; Journal of monetary economics 37 (1996) 313-344.

Easterly, William and Sergio Rebelo (1993), “Fiscal Policy and Economic Growth: An Empirical Investigation,” Journal of Monetary Economics, 32: 417-458.

Barro, R. (1990), “Government spending in a simple model of endogenous growth, Journal of Political Economy 98, 103-125.

Alicia H. Munnell (1990): “Is there a Shortfall in Pubic Capital Invesment?” Federal Reserve Bank of Boston

Tổng cục thống kê, niên giám thống kê các năm




1 So với các nước châu Á, đầu tư công VN thuộc loại đứng đầu. Năm 2010 tỷ lệ này chỉ sau Trung Quốc (48.77%), cao hơn nhiều so với Ấn Độ (46.1%), Thái Lan (26.02%), Singapore (23.83%). Tỷ trọng này tại Việt Nam có xu hướng tăng lên


2 Các nhân tố đóng góp đến tăng trưởng kinh tế. K: vốn, L: lao động, TFP: nhân tố tổng hợp thể hiện sự phát triển của khoa học, công nghệ, tăng năng suất lao động…


3 Theo tính toán của tác giả Bùi Trinh, trong giai đoạn 2006-2010, mức đóng góp của lao động và TFP vào tăng trưởng GDP giảm khá mạnh so với giai đoạn 2000 - 2005, tương ứng là 15,62% và 7,53%.


4 ICOR - Incremental Capital Output Ratio. ICOR được tính theo công thức: ICOR = Δk/ΔGDP, trong đó k là tích lũy vốn (capital stock).


5 Giai đoạn 2006-2010, ICOR khu vực vốn đầu tư nước ngoài rất cao 15.71



tải về 372.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương