TRƯỜng đẠi học kinh tế quốc dân công trình tham gia xét giải giải thưỞng “ TÀi năng khoa học trẻ việt nam ”


Bảng 2: ICOR theo khu vực kinh tế 2 giai đoạn 2000-2005, 2006 – 2010



tải về 372.15 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích372.15 Kb.
#30775
1   2   3   4   5   6   7
Bảng 2: ICOR theo khu vực kinh tế 2 giai đoạn 2000-2005, 2006 – 2010




ICOR theo khu vực sở hữu




Tính toán từ vốn đầu tư

Tính toán từ tích lũy tài sản




Tổng

Nhà nước

Tư nhân

FDI

Tổng

Nhà nước

Tư nhân

FDI

ICOR (2000 – 2005)

4.89

6.94

2.93

5.20

3.04

4.37

1.81

3.11

ICOR (2006 – 2010)

7.43

9.68

4.01

15.71

4.40

5.13

2.54

9.70

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Tỷ trọng đầu tư công so tổng đầu tư lớn và đầu tư kém hiệu quả đang làm cho các biến số vĩ mô bị mất cân đối nghiêm trọng (thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng, tiết kiệm và đầu tư ngày càng cách xa…). Đầu tư công lớn và kém hiệu quả đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều vốn nhà nước mà lãng phí là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế không bền vững... Nó cũng không thể hiện được vai trò “giá đỡ” cho nền kinh tế, giảm hiệu quả và năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế. Cũng là yếu tố làm giảm niềm tin của thị trường vào sự ổn định nền kinh tế và việc điều hành để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư thì chúng ta cần phải xem xét quy mô đầu tư công thế nào là tối ưu, nên đầu tư vào bao nhiêu là phù hợp với năng lực hiện tại của nền kinh tế.



    1. Thực trạng đầu tư công vào các ngành và lĩnh vực kinh tế.

Trong hơn 10 năm qua, đầu tư nhà nước được tập trung cải thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội và dành một phần để đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Nếu xem xét đầu tư công trên ba lĩnh vực: quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội thì tỷ lệ đầu tư công cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất (năm cao nhất 2002 chiếm 82,7%, năm thấp nhẩt 2006 chiếm 73,9%). Đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, liên quan đến phát triển con người (khoa học, giáo dục, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao…) lại có xu hướng giảm xuống. Xu hướng này là biểu hiện rõ nét của chính sách tập trung toàn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, tiết chế cho đầu tư xã hội. Điều này là ngược quy luật bởi vì với sự tăng lên của mức sống và sự phát triển của khoa học – công nghệ trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải đầu tư càng ngày càng nhiều cho phát triển nguồn lực con người.
Hình 6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công cho các lĩnh vực (%, giá so sánh 94)


Xã hội




Kinh tế


Quản lý Nhà nước


Nguồn: Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2008, 2009, 2010

Nhìn nhận vốn đầu tư vào các ngành, đầu tư nhà nước vào nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm xuống (Bảng 3). Đây là một ngành có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế, nông nghiệp là “chiếc phao cứu sinh” giúp nền kinh tế trong nước ổn định và vượt qua suy thoái. Trong những đợt khủng hoảng, nông nghiệp cũng chính là nơi thu hút lực lượng lao động bị mất việc làm ở thành thị, khu công nghiệp, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội. Nông nghiệp chính là điểm khác biệt của nước ta so với các nước khác. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng hiện nay đầu tư công vào nông, lâm thủy sản có xu hướng giảm xuống và thay vào đó một phần đáng kể được đầu tư vào thương nghiệp; sửa chữa xe ô tô, có động cơ; khách sạn nhà hàng. Trong khi đó các ngành liên quan trực tiếp tới phát triển con người – khoa học, giáo dục và đào tạo, y tế cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng không có sự thay đổi đáng kể tỷ trọng trong đầu tư công.

Như vậy, xét về tỷ trọng đầu tư công vào các ngành kinh tế, những ngành lớn quan trọng và có ý nghĩa tác động lâu dài đến tăng trưởng, ổn định kinh tế như: Nông, lâm, thủy sản, khoa học, giáo dục y tế lại là những ngành ít được quan tâm trong chính sách đầu tư của nhà nước. Nhà nước đã không sử dụng đầu tư công như một công cụ nhằm đạt tăng trưởng kinh tế dài hạn, điều tiết sự phát triển của xã hội.


Bảng 3: Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá so sánh 1994 phân theo ngành kinh tế




2005

2007

2008

2009

2010


TỔNG SỐ


100


100


100


100


100

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

7,14

7,18

8,16

6,67

6,67

Khai khoáng

8,43

8,03

7,34

6,34

6,35

Công nghiệp chế biến chế tạo

9,23

10,86

5,88

9,29

9,08

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí

14,60

13,41

11,48

15,11

14,93

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

3,88

3,88

3,88

3,88

3,80

Xây dựng

4,20

4,69

4,87

4,16

4,23

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa oto, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

0,96

1,12

1,18

1,61

1,62

Vận tải kho bãi

21,01

19,09

23,60

22,64

22,65

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

0,42

0,44

0,53

0,55

0,54

Thông tin và truyền thông

5,57

5,57

5,57

5,57

5,58

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0,44

0,60

0,73

1,06

1,05

Hoạt động kinh doanh bất động sản

1,00

1,12

1,10

1,20

1,20

Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ

1,32

1,93

2,07

1,62

1,61

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

1,63

1,63

1,63

1,63

1,64

Hoạt động của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc

6,58

7,77

9,00

7,92

8,23

Giáo dục đào tạo

5,44

5,61

5,64

3,94

3,98

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

3,37

3,30

3,56

2,76

2,79

Nghệ thuật, vui chơi giải trí

2,11

2,35

2,04

1,55

1,62

Hoạt động khác

2,60

1,30

1,70

2,4

2,40

Nguồn: Tổng cục thống kế và Bộ kế hoạch và đầu tư.
CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU VÀ

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM


    1. Phương pháp nghiên cứu.

      1. Mô hình lý thuyết.

Mô hình chúng tôi xây dựng dựa trên các mô hình của Aschauer D.A (2000) và Christophe Kamps (2005).

Xét 1 hàm lợi ích theo sự ưa thích tiêu dùng trong hiện tại hay tương lai (tiêu dùng hiện tại thì không để tiêu dùng trong tương lai).



  1. V =  - 1)/(1-σ)dt

Trong đó:  là hàm ngược của độ co giãn của sự thay thế theo thời gian và  là tỉ lệ yêu thích theo thời gian.

Hàm sản xuất Cobb – Douglas được viết dưới dạng :



  1. y =  with 

Trong đó: y là biến sản lượng; k là vốn đầu tư tư nhân và kg là vốn đầu tư công. k và kg là các hệ số co dãn quyết định đến y. Sự phát triển sản lượng của năm nay có sự phụ thuộc vào sự phát triển của năm trước, các biến trong mô hình này được biểu thị dưới dạng trên 1 đơn vị lao động, hàm sản xuất này đã loại bỏ đi các yếu tố về 1 lao động/thời gian nhàn rỗi, tốc độ tăng trưởng dân số, phát triển của công nghệ, khấu hao của vốn tư nhân và vốn công.Vốn ban đầu của chính phủ được cung cấp bởi việc bán trái phiếu coupon với mức lãi suất r. Theo đó, Chính phủ được giả định duy trì 1 tỷ lệ đầu tư công trên đầu tư tư nhân là cố định.

  1. = kg/k

Điều này đòi hỏi rằng đầu tư công tăng song song với tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế g sao cho kg* =g. kg, chính phủ đã đề ra 1 mức thuế đầu ra với tỉ lệ  và lãi suất các khoản trái phiếu của chính phủ là r, b là nợ chính phủ.

Hàm giới hạn ngân sách của chính phủ được đưa ra như sau:



  1. · b + -θ · y

Hàm tối ưu lợi ích với sự ràng buộc về nguồn lực :

  1. ++c = (1-θ)y+r·b

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được cho bởi hàm theo các biến tốc độ tăng của tiêu dùng, sản lượng, đầu tư công và đầu tư tư nhân.

  1. g =[(1-θ)(1-)

Trong đó: (1 - ) là sản phẩm cận biên sau thuế của đầu tư tư nhân.

Hàm B6 cho thấy rằng tốc độ phát triển của nền kinh tế cùng chiều với tỷ lệ đầu tư công / đầu tư tư nhân () và ngược chiều với tỷ lệ của thuế .

Theo Christophe Kamps hàm xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế tối ưu phụ thuộc vào tỉ lệ đầu tư công/đầu tư tư nhân được xác định bởi phương trình:


  1. =/

Và theo Christophe Kamps (2005) để tối đa hóa tăng trưởng, ổn đinh vốn công trên vốn tư nhân thì tỉ lệ này là

  1. (1-θ)(1- )=

Cũng theo như Christophe Kamps (2005) đã trình bày thì hàm tối ưu cho phúc lợi xã hội được cho bởi phương trình:

  1. * = kg / (1- kg).

Với kg >0, so sánh tỉ lệ của B9 và B7 thì * < max.


      1. Mô hình thực nghiệm.

Thứ nhất, chúng tôi xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa tỷ trọng đầu tư công so với đầu tư tư nhân và các biến điều khiển.

Chúng tôi xây dựng mô hình tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất(OLS) để thực hiện kiểm định. Mô hình tuyến tính chúng tôi muốn xây dựng để xem xét vai trò của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế.

Mô hình ước lượng chúng tôi xây dựng có dạng như sau :


  1. gt =  + .Xt + .zt + t, với t = 1986, 1987 …

Trong đó: Xt là PURI ( tỉ lệ đầu tư công trên đầu tư tư nhân); Zt là 1 véc tơ của biến điều khiển nó có thể bao gồm DLZ (tốc độ tăng trưởng năng suất lao động) hoặc DLLA (tốc độ tăng trưởng lao động qua các năm).

Kết quả ở bảng 6 được chúng tôi chạy ở 2 dãy panel với 2 biến zt khác nhau.

Một số biến giả thể hiện tác động của một số năm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 1988 -1990 (Việt Nam thực hiện phá giá tiền tệ lần đầu tiên kể từ khi mở cửa nền kinh tế), năm 1999 (cuộc khủng hoảng tài chính châu Á), năm 2008 (cuộc khủng hoảng tài chính thế giới) và cuộc khủng hoảng nợ công 2011.

Mô hình được thể hiện như sau:



  1. gt =  + .Xt + .Zt + .D + t với t = 1986, 1987 …

Trong đó: Xt, Zt là các biến đã giải thích ở (10); D là biến giả (D = 1 trong các năm 1988, 1989, 1990, 1999, 2008 và 2011, D = 0 trong các năm còn lại).

Thứ hai, chúng tôi xây dựng mô hình phi tuyến phù hợp hơn (nonlinear-least-squares) để tìm ra một tỉ trọng đầu tư công tối ưu đối với tăng trưởng và phúc lợi xã hội. Có dạng như sau :

  1. gt =  + .ft + .Zt + .D + t với t = 1986 , 1987 …

Trong đó: Zt là biến được giải thích ở (10); D là biến được giải thích ở (11); ft là 1 hàm phi tuyến liên quan đến tỉ trọng đầu tư công trên đầu tư tư nhân như sau:

  1. 

Trong dự toán của phương trình (12) chúng tôi chọn một cách tiếp cận khác với Aschauer (2000). Nhóm tác giả tiếp cận nhiều cách đo lường khác nhau và sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông qua các phương trình để ước tính các thông số của phương trình (12) bằng phương pháp phi tuyến. Điều này cho phép phục hồi không chỉ là một ước lượng điểm co giãn của sản lượng đối với đầu tư công là kg, cho phép tính toán một ước lượng điểm và khoảng tin cậy tỷ lệ đầu tư công so với đầu tư tư nhân cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tối đa và cuối cùng là “ tối ưu cho phúc lợi xã hội”.

Hàm phúc lợi xã hội được cho bởi phương trình :



  1. * = kg / ( 1- kg)

Kết quả được cho ở bảng 7.

    1. Số liệu, phân tích và kiểm định số liệu.

      1. Số liệu và phân tích số liệu.

Để phục vụ mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nguồn dữ liệu chính là bộ số liệu thu nhập của Việt Nam từ 1986 – 2011. Số liệu gồm có: tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm, tổng đầu tư xã hội, tổng đầu tư công, tổng đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số biến khác được sử dụng làm biến điểu kiển như tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động và được mô tả trong bảng 4.



tải về 372.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương