TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Tuyến


Bảng 1.7. Sự phân bố VSV theo chiều sâu trong đất



tải về 0.59 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.59 Mb.
#13736
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Bảng 1.7. Sự phân bố VSV theo chiều sâu trong đất


Độ sâu

(cm)


Độ ẩm

(%)


pH

Vi khuẩn

(x 105)



Xạ khuẩn

(x 105)



Nấm

(x 102)



Nhóm nitrat hóa

(x 102)



0 – 22

32

6,0

232

47,8

243

408

22 – 37

22

4,9

37,1

10,2

29,2

_

37 – 55

36,4

5,0

6,2

2,4

2,04

_

Dưới 55

28

5,2

4,3

0,7

5,5

_

Nguồn: [19].

1.2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới phân bố vi sinh vật đất


Sự phân bố VSV đất có sự phụ thuộc rất lớn vào độ sâu, lớp phủ thực vật, loại đất cũng như các yếu tố khí hậu. Sự phân bố của VSV trên bề mặt đất phụ thuộc vào sự phân bố chất hữu cơ trên bề mặt đất, nơi nào có chất hữu cơ VSV tập trung sinh sản tại nơi đó. Khi đất được cày xới, chất hữu cơ phân bố đều hơn, nên sinh vật cũng phân bố đều hơn.

Mỗi đới khí hậu có lớp thực vật đặc trưng như: ở vùng cực chủ yếu là tảo, địa y và rêu với nhóm VSV phát triển chủ yếu là nấm rễ; còn ở vùng ôn đới chủ yếu phát triển nhóm các cây hạt trần, lá kim, rụng lá theo mùa, nhóm VSV phát triển chủ yếu là nấm. Vùng nhiệt đới có khu hệ động thực vật, VSV phong phú. Trừ nhóm VSV phân hủy xenlulo, phần lớn các nhóm VSV khác phát triển vào mùa mưa mạnh hơn mùa khô. Động thái của VSV dao động rất lớn trong ngày, giờ, phụ thuộc từng mùa khác nhau.

Động thái của 5)ông qua ving của yếu tố khí hậu tới sinh vật đấtVSV phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết đặc biệt là các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm (hình 2). Đa số VSV hoạt động mạnh ở nhiệt độ: 22 - 30o. VSV phát triển mạnh ở độ ẩm từ 50 - 70 % so với độ trữ ẩm cực đại [19].

Nhìn chung VSV ở càng gần rễ càng phong phú. Ở vùng gần bề mặt rễ có tới 65 - 70% số lượng VSV vùng rễ cây; VSV gần sát rễ chiếm 15 - 25%, còn VSV xa rễ chỉ chiếm 5 - 10% (Rovira, 1956). Theo các nghiên cứu của Protocob (1982) đối với cây yến mạch và cây thuốc lá, cho thấy số VSV sát bề mặt rễ nhiều gấp hàng nghìn lần so với ở cách rễ 20 cm [19].




Hình 1.2. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới vi sinh vật đất [5]


Ở Việt Nam, vào mùa xuân, mùa đông và mùa thu mật độ VSV ban ngày nhiều hơn ban đêm, vào mùa hạ thì ngược lại.VSV tổng số trong đất đạt 107 - 109 CFU/g đất vào tháng 3 - 5 (nhiệt độ đất khoảng 23oC - 25oC). Khi nhiệt độ không khí tăng lên 30oC, trời khô hanh, không thích hợp cho sự phát triển của VSV [19].

Lớp phủ thực vật có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp tới khu hệ sinh vật đất thông qua tác động đến các yếu tố môi trường như tạo bóng mát, bảo vệ đất, độ hút nước và chất dinh dưỡng; phương thức trực tiếp bằng cách cung cấp thức ăn, tiết ra các chất tiết tại vùng rễ. Bao quanh mỗi hệ rễ của loài cây riêng biệt có khu hệ sinh vật riêng biệt như: quanh rễ cây họ đậu luôn có các vi khuẩn cố định nitơ và phân giải protein, quanh rễ cây hòa thảo có vi khuẩn phân giải tinh bột và lên men đường.

Bên cạnh đó ngay ở mỗi thời kì sinh trưởng và phát triển của cây cũng có các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, cũng tiết ra các chất khác nhau, điều này gây ảnh hưởng tới khu hệ sinh vật đặc biệt là khu hệ VSV trong đất. Ví dụ như khi cây còn non thì các xác hữu cơ tạo ra chủ yếu vẫn là các dạng dễ phân hủy có tỉ lệ C/N thấp nên nhóm các vi khuẩn Chromobacterium, Mycobacterium, Pseudomonas phát triển mạnh, khi cây đã già các chất hữu cơ bền vững hơn, tiết ra nhiều lignhin hơn…nên nhóm các vi khuẩn sinh nha bào và các nhóm có khả năng phân hủy các chất hữu cơ bền vững như: Bacillus, Asperillus…chiếm ưu thế [19].

1.3. Tác động của hóa chất BVTV tới VSV đất


Hóa chất BVTV gây các tác động tới hệ sinh vật đất các tác động ấy có thể bao gồm cả các tác động có lợi và các tác động có hại. Chúng có thể gây ra các tác động có tính trực tiếp, mang tính ngắn hạn và ngay lập tức khu hệ sinh vật đất do các sinh vật trong đất tác dụng với các hóa chất độc hại; hoặc các tác động có thể mang tính gián tiếp do sự thay đổi do các phản ứng hóa học gây ra ảnh hưởng tới môi trường cũng như nguồn thức ăn của các loài sinh vật này. Trong một số trường hợp khi sử dụng hóa chất BVTV chỉ gây ra các tác động mang tính ngắn hạn do sự hồi phục nhanh chóng của quần xã sinh vật đất (Angus và cộng sự, 1999) [36].

Thuốc diệt cỏ và thuốc diệt côn trùng ăn lá thường chỉ có ảnh hưởng nhỏ tới hệ VSV đất trong khi các loại thuốc diệt nấm và thuốc dạng xông khói thường gây các thay đổi đáng kể tới khu hệ sinh vật đất (bảng 1.8) [30]. Ví dụ như thuốc diệt cỏ Glyphosate có khả năng gây kích thích sự ra tăng của các quần thể xạ khuẩn và nấm và làm giảm về số lượng của quần thể vi khuẩn (Araujo và cộng sự, 2003). Thuốc diệt nấm Benomyl tác động bất lợi đến nhóm rễ nấm cộng sinh Mycorrhiza (Smith và cộng sự, 2000) [30].



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương