Trong nhiều quốc gia, bệnh lao bò là bệnh truyền nhiễm chính trên đàn bò, các thú vật thuần dưỡng khác, và một số quần thể hoang dã. Sự truyền lây sang người gây nên vấn đề sức khỏe cộng đồng



tải về 195.61 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu10.11.2017
Kích195.61 Kb.
#34229
  1   2   3
B
Nguồn: http://www.oie.int/

Người dịch: Đặng Nguyên Bình


ỆNH LAO BÒ (
BOVINE TUBERCULOSIS)

TÓM TẮT

Bệnh lao bò là bệnh mãn tính ở thú vật và người do Mycobacterium bovis. Trong nhiều quốc gia, bệnh lao bò là bệnh truyền nhiễm chính trên đàn bò, các thú vật thuần dưỡng khác, và một số quần thể hoang dã. Sự truyền lây sang người gây nên vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Sự phơi nhiễm với M. bovis được coi là con đường thường xuyên nhất của bệnh nhiễm ở bò, nhưng bệnh nhiễm do ăn phải chất liệu vấy nhiễm cũng xảy ra. Sau khi bị nhiễm, các u hạt không liên quan đến mạch máu (nonvascular nodular granulomas) được gọi là các hạt lao (tubercle) có thể phát triển. Các bệnh tích lao đặc trưng xảy ra thường xuyên nhất ở phổi và các hạch lâm ba sau hầu (retropharyngeal), hạch lâm ba phổi (bronchial) và hạch lâm ba trung thất (mediastinal). Các bệnh tích cũng tìm thấy trong các hạch bạch huyết màng treo ruột, gan, lách hay các màng tương dịch (serous membranes) và trong các cơ quan khác.

Bệnh lao bò trên bò thường được chẩn đoán ở thú sống và dựa vào các phản ứng trì hoãn dạng quá mẫn (delayed hypersensitivity reactions). Bệnh nhiễm thường cận lâm sàng (subclinical); khi hiện diện, các dấu hiệu lâm sàng là không phân biệt được một cách đặc trưng về bệnh này, và sẽ bao gồm mệt mỏi (weakness), kém ăn (anorexia), gầy mòn (emaciation), khó thở (dyspnoea), sưng các hạch lâm ba, và ho, đặc biệt là với bệnh lao tiến triển. Sau khi chết, bệnh nhiễm được chẩn đoán bằng khám tử và áp dụng các kỹ thuật mô bệnh học và vi khuẩn học. Các phương pháp suy luận nhanh acid nucleic như phản ứng chuỗi phân tử (polymerase chain reaction – PCR) cũng có thể áp dụng. Các kỹ thuật này đều cần thiết và chỉ phương pháp đã được đánh giá mới được áp dụng. Việc nuôi cấy mycobacteria vẫn còn là phương pháp thủ tục cho xác nhận bệnh nhiễm.

Nhận diện tác nhân gây bệnh: Các kiểm tra vi khuẩn học có thể bao gồm chứng minh trực khuẩn acid béo (acid fast bacilli), bằng kiểm tra với kính hiển vi (cho ra xác nhận giả định), việc phân lập mycobacteria trên môi trường chọn lọc và sau đó nhận diện chúng bằng nuôi cấy và các xét nghiệm sinh hóa hay các kỹ thuật DNA. Việc cấy vào thú vật, mà đã từng được áp dụng trước kia để xác nhận bệnh nhiễm với M. bovis, hiện này hiếm khi áp dụng vì lý do nhân đạo.

Xét nghiệm trì hoãn dạng quá mẫn (delayed hypersensitivity test): Xét nghiệm này là phương pháp chuẩn cho phát hiện bệnh lao bò. Xét nghiệm bao gồm đo lường độ dày da, tiêm lao tố bò (bovine tuberculin) vào trong vùng da đã được đo lường và đo lường mọi biểu hiện sưng sau đó ở vị trí tiêm vào 3 ngày sau.

Xét nghiệm so sánh lao tố trong da với lao tố của bò và gà được áp dụng chủ yếu để phân biệt giữa các con thú bị nhiễm M. bovis với các con thú đã nhạy cảm (sensitised) đối với lao tố do phơi nhiễm đối với mycobacteria khác hay với giống có liên quan.

Xét nghiệm này được áp dụng một cách rộng rãi, tùy theo lưu hành của bệnh lao và mức độ môi trường phơi nhiễm đối với các vi sinh vật nhạy cảm khác.

Do tính đặc hiệu cao và dễ dàng chuẩn hóa, các chế phẩm chiết xuất protein tinh lọc (purified protein derivative – PPD) đã thay thế các lao tố trong môi trường tổng hợp đã được cô đậm bằng nhiệt. Liều lượng được khuyến cáo của PPD cho bò là ít nhất 2.000 Đơn vị Quốc tế (International Unit – IU) và trong xét nghiệm so sánh lao tố, liều lượng sẽ không thấp hơn 2.000 IU mỗi liều. Các phản ứng này được diễn giải dựa vào các lược đồ tiếp cận cơ bản.

Các xét nghiệm phòng thí nghiệm dựa vào máu: Các xét nghiệm chẩn đoán máu hiện nay sẵn có, như xét nghiệm gamma-interferon assay, xét nghiệm tăng sinh tế bào lâm ba (lymphocyte proliferation assay) và xét nghiệm hấp phụ miễn dịch kết hợp enzyme (enzyme-linked immunosorbent assay). Trang bị và thi hành ở phòng thí nghiệm đối với một số xét nghiệm này có thể là một yếu tố trở ngại. Việc áp dụng các xét nghiệm dựa vào máu có thể có lợi, đặc biệt là với bò hung dữ, thú vật của sở thú và hoang dã, mặc dù việc diễn giải xét nghiệm có thể bị cản trở bởi thiếu dữ liệu từ một số loài. Thông tin về sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau trên các loài thú vật khác ngoài bò, đã được cung cấp trong một xem xét gần đây bởi Cousins & Florisson (9).

Các yêu cầu đối với vaccin và các chẩn đoán sinh học: Các vaccin đã được phát triển và được đánh giá để sử dụng cho bò và các loài hoang dã, nhưng hiện nay không được áp dụng làm thủ tục do các vaccin này có thể cảm trở việc áp dụng thử lao tố trên da và các xét nghiệm miễn dịch học khác để phát hiện các con thú bị nhiễm. Ở đây có các phương pháp chuẩn cho sản xuất các loại lao tố PPD. PPD được sử dụng cho thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định sẽ được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới và sẽ tuan thủ với các yêu cầu này theo chiều hướng về các nguồn chất liệu, các phương pháp sản xuất và các cảnh báo, các chất thêm vào, sạch khỏi vấy nhiễm, tương đồng, an toàn, đặc hiệu và không có các tác dụng tạo mẫn cảm. Xét nghiệm sinh học đối với tác động sinh học là đặc biệt quan trọng, và hiệu lực phải được biểu diễn bằng IU.

A. MỞ ĐẦU

Mycobacterium bovis là vi sinh vật lây từ thú vật sang người, trong quá trình kiểm tra chẩn đoán, sẽ được coi là vi sinh vật nguy hại nhóm III với các phòng ngừa thích hợp để ngăn ngừa xảy ra gây nhiễm cho người.

Bệnh lao bò là một bệnh truyền nhiễm do M. bovis, và thường có đặc điểm là hình thành các u hạt gọi là hạt lao (tubercles). Mặc dù thường được xác định là một bệnh mãn tính gây suy nhược, bệnh lao bò có thể đôi khi được cho là cấp tính, tiến triển nhanh. Mọi mô cơ thể đều có thể bị nhiễm, nhưng các bệnh tích thường thấy nhất là trong các hạch lâm ba (đặc biệt ở đầu và ngực), phổi, ruột, gan, lách, màng phổi và màng bụng.

Phải lưu ý rằng các thành viên khác của M. tuberculosis phức hợp, trước kia được coi là M. bovis, đã được chấp nhận là loài mới. Các loài mới này bao gồm M. caprae (3) (ở một số quốc gia được cho là mầm bệnh chủ yếu của dê) và M. pinnipedii (8), một mầm bệnh của hải cầu (fur seal) và sư tử biển (sea lions). Trong vùng trung tâm Châu Âu, M. caprae đã được nhận diện như là nguyên nhân thường xuyên của bệnh lao bò (36). Hai loài mới này đều thuộc loại gây bệnh từ súc vật lây sang người. Bệnh do M. caprae không được coi là thật sự khác với bệnh do M.bovis và cùng các xét nghiệm chẩn đoán đều có thể áp dụng trong chẩn đoán chúng.

Trong các quốc gia mà có các chương trình thanh toán bệnh lao, bằng chứng lâm sàng của bệnh lao trên bò là hiếm gặp vì xét nghiệm thử lao tố trên da cho phép các chẩn đoán ước đoán và tiêu diệt các con thú bị nhiễm trước khi các dấu hiệu xuất hiện. Tuy nhiên, trước khi có chiến dịch thanh toán bệnh lao của quốc gia, thường thấy các dấu hiệu mà có liên quan đến bệnh lao (7).

Các dấu hiệu này khác nhau theo phân bố của các hạt lao trong cơ thể, nhưng với một số ngoại lệ, tiến trình của bệnh là mãn tính. Trong nhiều trường hợp, không có các đặc điểm trên da, kể cả trong các giai đoạn tiển triển của bệnh mà nhiều cơ quan có thể bị liên quan. Phổi bị ảnh hưởng có thể thể hiện là ho, mà có thể khiến gây ra các biến đổi về nhiệt độ hay ảnh hưởng đến áp suất trong khí quản.

Khó thở và các dấu hiệu khác của viêm phổi mức thấp (low-grade pneumonia) cũng là bằng chứng về ảnh hưởng đến phổi. Trong các trường hợp tiến triển, các hạch lâm ba thường sưng rất to và có thể làm ngẽn đường lưu thông không khí, đường tiêu hóa hay các mạch máu.

Các hạch lâm ba ở đầu và cổ có thể trở nên bị nhiễm đến mức nhìn thấy được và đôi khi vỡ ra và chảy tràn. Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa thể hiện bằng tiêu chảy và táo bón từng đợt, ở một số trường hợp. Tình trạng rất gầy mòn và khó thở nặng nề có thể xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh lao. Có thể có các bệnh tích tác động đến đường sinh dục cái. Cơ quan sinh dục đực hiếm khi bị ảnh hưởng.

Các hạt lao ở bò thường thấy nhất lúc khám tử là ở các hạch lâm ba phế quản, trung thất, sau hầu và trên tĩnh mạch cảnh, và có thể chỉ mô hạch lâm ba là bị ảnh hưởng. Ngoài ra, phổi, gan, lách và các bề mặt của xoang cơ thể cũng thường bị ảnh hưởng. Các vị trí cơ thể học khác cũng được coi là có khả năng bị ảnh hưởng.

Lúc khám tử, một u hạt lao thường có màu vàng và có thể chất như bã đậu (caseous), bã đậu đang thấm calci (caseo-calcareous) hay đã hóa vôi (calcified). Đôi khi, thể chất của hạt lao có thể là chất mủ. Một số u hạt không phải lao xuất hiện với chất chứa là mủ, với màu xanh lá sáng được thay thế bởi mô hóa hạt, mà có thể giống với các hạt lao. Trung tâm vùng bã đậu thường khô, cứng và được bao phủ bởi một vỏ sợi mô liên kết với các độ dày khác nhau. Các mô được cố định trong một hạt lao thường không dễ dàng lấy ra được một cách nguyên vẹn, không như trường hợp của các u hạt không phải lao. Kích thước bệnh tích giới hạn từ đủ nhỏ để không nhìn thấy được bằng mắt thường, đến mức chiếm phần lớn của một cơ quan. Việc cắt lát các cơ quan và mô là thực tế để phát hiện các bệnh tích chứa trong mô. Các bệnh tích do M. bovis thường nghèo vi khuẩn (paucibacillary – có ít vi sinh vật) và việc không có các vi sinh vật acid béo không loại trừ được bệnh lao trong viêm hạch lâm ba mà không biết được tác nhân gây bệnh. Trong bộ hươu nai và một số loài ngoại lai, bệnh lao sẽ được hướng đến khi có các ổ mủ (abscesses) với vỏ mỏng và quan sát thấy khi không có các tác nhân gây bệnh đặc trưng.

Mycobacterium bovis đã phát hiện thấy ở người trong hầu hết các quốc gia mà các dòng phân lập của mycobacteria từ các bệnh nhân đã được phân chủng đầy đủ. Ảnh hưởng của bệnh lao phổi (pulmonary tuberculosis) do M. bovis là cao trong các công nhân trang trại và cơ sở giết mổ, so với các cư dân thành thị. Sự truyền lây M. bovis sang người qua sữa và các sản phẩm sữa đã được hạn chế bằng hấp tiệt trùng pasteur cho sữa. Một trong các kết quả của các chương trình thanh toán bệnh lao bò đã làm giảm trường hợp bệnh và tử vong do bệnh lao bò trong cộng đồng người.

Mặc dù bò được cho là các ký chủ thực sự của M. bovis, bệnh này đã được báo cáo trong nhiều loài thú vật đã thuần hóa và không thuần hóa. Các dòng phân lập đã thu được từ trâu (buffaloe), bò rừng (bison), cừu, dê, ngựa, lạc đà, heo, heo rừng (wild boars), hươu, tuần lộc (antelopes), chó, mèo, cáo, bò tót (mink), lửng (badgers), chồn sương (ferrets), chuột, loài linh trưởng, lạc đà một bướu (llamas), kudus, linh dương Châu Phi (elands), heo vòi (tapirs), nai sừng tấm (elks), voi (elephants), sitatungas, linh dương sừng kiếm (oryxes), linh dương sừng quẹo (addaxes), tê giác (rhinoceroses), thú có túi possums, sóc đất (ground squirrels), rái cá (otters), hải cẩu (seals), thỏ rừng (hares), chuột chũi (moles), gấu trúc Mỹ (raccoons), cáo (coyotes) và một số loài ăn thịt họ mèo bao gồm sư tử, hổ, báo và linh miêu (12, 34).

Bệnh lao bò ở loài hoang dã đã được báo cáo đầu tiên vào năm 1929 ở linh dương sừng xoắn lớn (greater kudu: Tragelaphus strepsiceros) và linh dương Nam Phi (Sylvicapra grimmi) ở Nam Phi. Trong các năm 1940, loài linh dương sừng xoăn lớn trong cùng một khu vực đã bị nhiễm bệnh thành dịch. Vào năm 1982 ở Uganda, đã phát hiện sự lưu hành với tỷ lệ 10% trong trâu rừng Châu Phi (African buffalo) và 9% trong heo rừng (warthog: Phacochoerus aethiopicus). Ở Zambia, bệnh nhiễm M. bovis đã được báo cáo ở linh dương sừng cong nhọn (Kafue lechwe: Kobus leche kafuensis) và trong tuần lộc sừng đơn (single eland: Traurotragus oryx). Một ổ dịch bệnh lao trên khì đầu cho lông vàng (olive baboon: Papio cynocephalus anubis) đã được báo cáo ở Kenya. Bệnh nhiễm Mycobacterium bovis cũng đã chẩn đoán có ở trâu rừng Châu Phi ở Công viên Quốc gia Kruger ở Nam Phi (4), và gần đây đã lan sang các loài khác như khỉ đầu chó chacma (Papio ursinus), sư tử (Panthera leo) và báo đốm (cheetah: Acynonyx jubatus) cũng như linh dương sừng xoắn lớn.

Việc áp dụng mạnh mẽ xét nghiệm thử lao tố và tiêu diệt bò có phản ứng đã hạn chế bệnh nhiễm M. bovis trong các quần thể bò nuôi trang trại ở một số quốc gia, nhưng chiến dịch này đã không thành công một cách phổ cập. Các điều tra mở rộng về tái xuất hiện M. bovis rải rác đã cho thấy rằng có các nguồn tàng trữ hoang dã trong một số quốc gia và chúng có thể đóng vai trò là nguồn gây nhiễm cho bò, hươu và các gia súc khác. Việc phát hiện bệnh nhiễm trong quần thể hoang dã cần đến các điều tra vi khuẩn học hay sử dụng một phương pháp xét nghiệm có giá trị đối với loài có liên quan (xét nghiệm thử lao tố không có hiệu quả với tất cả các loài) cùng với các phân tích dịch tễ học của thông tin. Loài lửng (badger: Meles meles) ở Anh Quốc (41) và Cộng hòa Ai len (34), thú có túi đuôi chổi (brush-tail possum: Trichosurus vulpecula) ở New Zealand (2), và một số loài sống hoang dã ở Châu Phi đã cho thấy có khả năng tàng chứa bệnh nhiễm M. bovis. Việc kiểm soát truyền lây từ quần thể hoang dã đến các loài thuần hóa là phức tạp và ngày nay đã được áp dụng để làm giảm hay thanh toán quần thể hoang dã đã bị nhiễm. Việc sử dụng vaccin để kiểm soát bệnh trong một số loài đang được tiếp tục nghiên cứu.



Mycobacterium bovis đã phân lập được từ loài linh dương (cervidae) nuôi trang trại và sống tựdo. Bệnh này có thể là bán cấp tính (subacute) hay mãn tính, với các tốc độ tiến triển bệnh khác nhau. Một số nhỏ các con thú có thể trở nên bị nhiễm nặng nề trong vòng vài tháng mắc bệnh, trong khi các con thú khác có thể cần đến vài năm để phát triển các dấu hiệu lâm sàng, liên quan đến các bệnh tích trong con thú. Các bệnh tích được tạo nên có thể giống với các bệnh tích tìm thấy ở bò (u hạt tăng sinh [proliferative granuloma], hóa bã đậu [caseation], tạo hạt [granulation] và hóa vôi [calcification] thoe thời gian). Các bệnh tích này có thể có dạng các khối u (abscesses) có vỏ mỏng với một ít hóa vôi và chứa chất liệu mủ. Các khối u vỏ mỏng cũng đã quan sát thấy ở lạc đà một bướu (llama). Ở loài hươu nai (cervids), bệnh lao sẽ được quan tâm khi thấy các bệnh tích giống khối u mà không rõ sinh bệnh học (aetiology). Các hạch lâm ba bị nhiễm thường là các hạch ở vùng đầu và ngực. Các hạch lâm ba màng treo ruột có thể bị nhiễm – các khối u lớn có thể tìm thấy ở các vị trí này. Sự phân bố của các bệnh tích sẽ tùy thuộc vào liều lượng bị nhiễm, đường gây nhiễm và thời gian nung bệnh.

Xét nghiệm thử lao tố có thể áp dụng cho hươu nuôi trang trại. Xét nghiệm này được thực hiện ở bên cổ, với lông được cạo ngắn ở vị trí thử lao tố, tiêm chính xác vào trong da, cẩn thận do lường độ dày của da trước và sau khi tiêm lao tố bằng sử dụng thước kẹp (calliper), để thu được các kết quả có giá trị (6).



Mycobacterium bovis có thể gây ra tổn thất kinh tế lớn do ảnh hưởng của bệnh trên gia súc thuần hóa và bệnh truyền lây từ thú vật sang người. Ngoài ra, sự hiện diện của bệnh nhiễm trong các quần thể hoang dã mang đến sự đe dọa đối với các loài thú hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.

B. CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN

Khi các kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng trong kiểm soát chính thức đối với bệnh lao bò hay các chương trình thanh toán bệnh, ở đây có khuyến cáo đối với các quan chức thú y trên các lĩnh vực về:

• Thực hiện (các) xét nghiệm chẩn đoán;

• Thực hiện các xét nghiệm phòng thí nghiệm; và

• Những người áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán đối với thú vật, tức là thử lao tố.

1. Nhận diện tác nhân gây bệnh

Ở bò, bằng chứng lâm sàng về bệnh lao thường bị thiếu cho đến khi các bệnh tích đã phát triển rất rộng. Với lý do này, việc chẩn đoán các cá thể thú vật và chương trình thanh toán không thể đi trước sự phát triển của lao tố (tuberculin) bởi Koch vào năm 1890. Lao tố, một mẻ cấy tinh lọc cô đậm của trực khuẩn nuôi trong canh thịt bò đã được glycerin hóa, và gần đây hơn, trên môi trường tổng hợp, đã cho ra một phương cách để phát hiện bệnh.

Các đáp ứng miễn dịch đối với bệnh nhiễm M. bovis ở bò đã được nghiên cứu với mục đích phát triển cải thiện hay thay thế các phương pháp chẩn đoán, do xét nghiệm thử lao tố đôi khi bất lợi trong thực tế. Xét nghiệm gamma interferon thể hiện hứa hẹn làm một xét nghiệm chẩn đoán máu cho bệnh lao ở bò và các thú vật khác (như hươu, trâu) và hiện có trong thương mại. Xét nghiệm tăng sinh tế bào lâm ba và xét nghiệm hấp phụ miễn dịch kết hợp enzyme IgG1 (IgG1 ELISA) đã chứng minh có ích làm xét nghiệm phụ (để gia tăng tính đặc hiệu) và song song (để gia tăng độ nhạy) trên hươu đỏ (red deer) được chăn nuôi.

Sự hiện diện của M. bovis trong các mẫu lâm sàng và sau khi chết có thể được chứng minh bằng kiểm tra các mẫu nhuộm hay các lát cắt mô và được xác nhận bằng nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường phân lập ban đầu. Các vật chứa mẫu phải sạch và thích hợp là đã tiệt trùng (sử dụng các vật chứa mẫu mà bị vấy nhiễm mycobacteria từ môi trường có thể dẫn đến thất bại trong phát hiện M. bovis do phát triển nhanh của mycobacteria của môi trường); khi có thể, nên sử dụng các vật chứa bằng plastic dùng một lần, dung tích 50 ml, để chứa các dạng mẫu khác nhau. Các mẫu mà sẽ gởi đến phòng thí nghiệm phải được đệm lót và niêm kín để tránh rò rỉ, và được đóng gói chắc chắn để tránh vỡ bể, rò rỉ trong vận chuyển. Phải tuân thủ theo quy định của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association – IATA), Quy định đối với Hàng hóa Nguy hiểm (Dangerous Goods Regulations – DGR) trong gởi mẫu bệnh phẩm nghi ngờ bệnh từ thú vật lây sang người. Các yêu cầu này được tóm tắt trong Chương 1.1.1 Thu thập và gởi các mẫu chẩn đoán. Gởi cẩn thận các mẫu đến phòng thí nghiệm sẽ làm gia tăng cơ hội về nuôi cấy phát hiện M. bovis. Nếu không tránh khỏi bị trì hoãn gởi mẫu, các mẫu sẽ được làm lạnh hay đông lạnh để làm chậm sự phát triển của các vấy nhiễm và để bảo quản mycobacteria. Trong các điều kiện ấm của môi trường, khi không thể làm lạnh được, có thể thêm vào acid boric (hàm lượng cuối cùng 0,5% [w/v]) làm tác nhân ổn định vi khuẩn, nhưng chỉ với thời gian có hạn, không lâu hơn 1 tuần.

Các phòng ngừa phải được thực hiện để tránh gây nhiễm cho nhân viên phòng thí nghiệm (xem Chương 1.1.2 An toàn sinh học và bảo vệ sinh học trong phòng thí nghiệm vi sinh thú y và các cơ sở nuôi nhốt thú vật). Tất cả các thao tác liên quan đến nuôi cấy phải được thực hiện trong buồng an toàn sinh học.

a) Kiểm tra bằng kính hiển vi

Mycobacterium bovis có thể được chứng minh bằng kính hiển vi trực tiếp trên các mẫu lấy từ lâm sàng, và trên các chất liệu mô đã qua xử lý. M. bovis acid béo thường được chứng minh bằng nhuộm màu Ziehl–Neelsen cổ điển, nhưng nhuộm màu huỳnh quang cho vi khuẩn acid béo cũng có thể áp dụng được. Các kỹ thuật miễn dịch ô xy hóa (immunoperoxidase) cũng có thể cho ra các kết quả tốt. Các chẩn đoán ban đầu đối với bệnh do mycobacteria có thể được thực hiện nếu mô chứa các bệnh tích mô học đặc trưng (hoại tử bã đậu [caseous necrosis], thấm khoáng [mineralisation], các tế bào biểu mô hóa [epithelioid cells], các tế bào khổng lồ đa nhân [multinuclea giant cells] và các đại thực bào [macrophage]). Do các bệnh tích thường nghèo nàn vi khuẩn (paucibacillary), sự hiện diện của các vi sinh vật acid béo trong các mẫu mô bào có thể không phát hiện được, mặc dù M. bovis có thể phân lập được trong nuôi cấy.

b) Nuôi cấy Mycobacterium bovis

Để xử lý các mẫu cho nuôi cấy, mô được đem nghiền nhuyễn (homogenise), sử dụng chày và cối, máy tiêu hóa (stomacher) hay máy xay (blender), sau đó là khử vấy nhiễm (decontamination) với hoặc là chất tẩy (detergent), acid hay một chất kiềm, như 0,375 – 0,75% hexadecylpyridiumchloride (HPC), 5% oxalic acid hay 2 – 4% sodium hydroxide. Hỗn hợp được lắc đều trong 10 phút ở nhiệt độ phòng và sau đó được làm trung hòa. Khi sử dụng HPC thì không cần phải làm trung hòa. Dịch chất này được đem ly tâm, dịch phù nổi được chắt bỏ, và phần trầm lắng được dùng để cấy và kiểm tra bằng kính hiển vi.

Với phân lập ban đầu, chất trầm lắng được được cấy vào một bộ môi trường đặc cơ bản là trứng (solid egg-based media) như Lowenstein–Jensen, Coletsos base hay Stonebrinks; môi trường này sẽ chứa hoặc là pyruvate hoặc là pyruvate và glycerol. Một môi trường cơ bản là thách (agar-based medium) như Middlebrook 7H10 hay 7H11, hoặc môi trường cơ bản là máu (10) cũng sử dụng được.

Các mẻ cấy được ủ ít nhất 8 tuần (thích hợp là từ 10 – 12 tuần) ở 37oC với có hay không có CO2. Môi trường phải chứa trong ống nghiệm đậy kín để tránh bị khô. Các mặt thạch nghiêng được kiểm tra về phát triển đại thể theo các khoảng thời gian trong quá trình ủ cấy. Khi phát triển nhìn thấy được, các mẫu trích ra từ mẻ cấy được xử lý và được nhuộm màu theo kỹ thuật Ziehl–Neelsen. Sự phát triển của M. bovis thường thể hiện trong vòng 3 – 6 tuần ủ cấy, tùy theo môi trường sử dụng. Mycobacterium bovis phát triển trong môi trường Lowenstein–Jensen không chứa pyruvate, nhưng sẽ phát triển kém hơn khi thêm vào glycerol.

Nếu nhìn thấy vấy nhiễm ở mẻ cấy, hay một mẫu cho thấy có kết quả nuôi cấy âm tính nhưng có kết quả đại thể và mô bệnh học dương tính, quá trình nuôi cấy sẽ được lặp lại, sử dụng mẻ cấy vừa xong đã thực hiện phương pháp xử lý khử nhiễm khác. Yếu tố cản trở trong phân lập thường là do chất lượng mẫu kém đã gởi đến và phải cố gắng lấy mẫu sao cho phòng thí nghiệm nhận được các mẫu có chất lượng tốt.

Mẻ cấy được cho là có mycobacteria được đem trích cấy sang môi trường trứng (egg-based) và/hoặc thạch (agar-based) hay trích cấy vào canh Tween albumin, và được ủ cấy cho đến khi nhìn thấy được phát triển. Trong một số phòng thí nghiệm, mật cừu vô trùng (sterile ox bile) được sử dụng trước khi ủ cấy để dễ dàng phân tàn đều khối vi khuẩn thành các đơn vị nhỏ nhìn thấy được.

Các mô hình phát triển đặc trưng và hình thái khuẩn lạc có thể cho ra một chẩn đoán ước đoán đối với M. bovis; tuy nhiên mọi dòng phân lập được cần phải được xác nhận. Nếu cần phân biệt M. bovis với các thành viên khác của “phức hợp bệnh lao”, tức là M. tuberculosis (nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lao ở người), M. africanum (thể hiện là kiểu hình trung gian giữa M. tuberculosis với các thành viên khác của “phức hợp bệnh lao”, tức là M. tuberculosis (nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lao ở người), M. africanum (thể hiện là kiểu hình trung gian giữa M. tuberculosis M. bovis), và M. microti (“trực khuẩn chuột chù: vole bacillus”, một vi sinh vật hiếm gặp).

Việc nhận diện các dòng phân lập thường được thực hiện bằng xác nhận các đặc tính nuôi cấy và sinh hóa. Trên môi trường đặc cơ bản là pyruvate (pyruvate-based solid medium), các khuẩn lạc của M. bovis có hình thái trơn láng và màu mờ đục. Vi sinh vật này phát triển chậm ở 37oC, nhưng không phát triển ở 22oC hay 45oC. Mycobacterium bovis nhạy cảm với thiophen-2-carboxylic acid hydrazide (TCH) và với isonicotinic acid hydrazide (INH). Vi sinh vật có thể được xét nghiệm bằng cho phát triển trên môi trường thạch Middlebrook 7H10/7H11 hay môi trường có trứng. Môi trường có trứng sẽ được chuẩn bị không chứa pyruvate, vì chất này ức chế INH và sẽ có tác động tương tự đối với TCH (là chất tương tự như INH) và do đó cho ra các kết quả âm tính (có đề kháng). Các dòng Mycobacterium bovis cũng nhạy cảm với para-amino salicylic acid và streptomycin. Các hàm lượng thuốc có tác dụng khác nhau trên môi trường cơ bản là trứng (egg-based) và cơ bản là thạch (agar-based). Các kết quả đối với sản sinh niacin và khử nitrate đều âm tính với M. bovis. Trong xét nghiệm amidase, M. bovis là dương tính đối với urease và âm tính đối với nicotinamidase và pyrazinamidase. Đây là một vi khuẩn tiểu hiếu khí (microaerophiliic) và không sinh sắc tố (nonchromogenic).

Đôi khi M. avium hay mycobacteria của môi trường có thể phân lập được từ các bệnh tích giống lao (tuberculosis-like lesions) ở bò. Trong các trường hợp này, một cần có một nhận định cẩn thận, và phải loại trừ bị nhiễm trộn chung với M. bovis. Mycobacterium tuberculosis có thể tạo nhạy cho bò mà không gây nên các bệnh tích lao rõ rệt.

Các hệ thống nuôi cấy với môi trường lỏng được áp dụng như thủ tục tại một số bệnh viện và các phòng thí nghiệm thú y. Sự phát triển được đánh giá bằng các phương cách phóng xạ hay huỳnh quang.



Каталог: Download -> 2011
Download -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download -> Wedding album prices menu of jessica
Download -> Cách thêm Album hình cho website hình ảnh
Download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Ở đây có ba giống virus cúm A, b và C; chỉ các virus cúm a mới gây bệnh cho các loài chim. Các chẩn đoán là bằng phân lập hay phát hiện và phân loại cho virus
2011 -> Bệnh lở mồm long móng (fmd) là bệnh truyền lây mạnh nhất của thú có vú và có khả năng gây ra tổn thất kinh tế nặng nề trên chăn nuôi gia súc móng guốc mẫn cảm
2011 -> Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (prrs) có đặc điểm là thất bại sinh sản ở heo nái và các vần đề hô hấp của heo con và heo cai sữa
2011 -> BỆnh lê DẠng trùng (babesiosis) Mở đầu

tải về 195.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương