TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Tuyến


Hình 3.4. Tổng C trong sinh khối VSV ở mẫu thí nghiệm 1



tải về 0.59 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.59 Mb.
#13736
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Hình 3.4. Tổng C trong sinh khối VSV ở mẫu thí nghiệm 1


Trong mẫu CT2 và CT3 C trong sinh khối VSV thay đổi cũng không đáng kể trong 60 ngày thí nghiệm, hầu hết đều thấp hơn so với mẫu đối chứng CT0 (tương ứng với sự suy giảm của vi sinh vật tổng số trong đất).

3.3.2.2. Ảnh hưởng của sử dụng Actardor 100WP đến N trong sinh khối VSV

Vi sinh vật đất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khép kín các chu trình sinh địa hóa trong tự nhiên, trong đó có chu trình nitơ. Vi sinh vật một mặt giúp trong quá trình chuyển hoá N hữu cơ, mặt khác lại hấp thụ một lượng N vô cơ để tổng hợp thành protein (N hữu cơ). Tất cả các nhóm vi sinh vật, nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn đều cần N để sinh trưởng và sinh sản. Số lượng VSV tổng số ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa N trong đất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình cũng cấp N dễ tiêu cho cây trồng. Sinh khối N đánh giá tốc độ cũng như khả năng cung cấp N cho cây trồng thông qua sự khoáng hóa và cố định N.

Kết quả phân tích tổng N trong sinh khối VSV được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tổng N trong sinh khối VSV ở các mẫu đất thí nghiệm 1


(µg.g-1 đất)


Công thức

0 ngày

5 ngày

10 ngày

20 ngày

30 ngày

60 ngày

CT0

68,8

62,6

52,6

45,9

40,5

39,2

CT1

68,8

74,8

94,4

69,6

60,3

51,7

CT2

68,8

69,3

77,4

64,6

49,7

40,8

CT3

68,8

68,9

70,3

40,9

34,1

31,3

Dưới tác động của hóa chất BVTV, tổng N trong sinh khối VSV có sự thay đổi nhiều hơn so với tổng C trong sinh khối VSV và được thể hiện trong hình 3.5.




Hình 3.5. Tổng Nitơ trong sinh khối VSV ở mẫu thí nghiệm 1


Trong mẫu đối chứng CT0 tổng N trong sinh khối VSV giảm theo thời gian tương ứng với mức giảm của C trong sinh khối VSV trong đất.

Trong mẫu CT1 tổng N trong sinh khối VSV tăng trong 5-10 ngày đầu thí nghiệm (cao nhất trong ngày thứ 10) rồi giảm từ từ trong các ngày thí nghiệm tiếp theo nhưng đều cao hơn so với mẫu đối chứng.

Trong mẫu CT2 cũng tương tự như mẫu CT1 nhưng mức tăng N trong sinh khối VSV nhỏ hơn so với mẫu CT1.

Mẫu CT3 tổng N trong sinh khối VSV tăng so với mẫu đối chứng trong 10 ngày đầu thí nghiệm nhưng sau đó giảm nhanh và thấp hơn mẫu đối chứng trong các ngày thí nghiệm tiếp theo.

Lượng N cần thiết cho vi sinh vật sử dụng, có thể tính theo tỉ số C/N. Vi khuẩn có tỉ số C/N = 5/1, nấm là 10/1 và xạ khuẩn là 5/1. Nhìn chung trong một quần xã với nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau, vi khuẩn có khả năng phân hủy 5-10% chất hữu cơ, nấm là 30-40% và xạ khuẩn 15-30%. Do đó khi bón chất hữu cơ chứa nhiều C vào đất thì trong quá trình phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật cũng cần lượng N tương ứng cho tỉ lệ C/N cần thiết trên.

Kết quả phân tích cho thấy, N trong sinh khối VSV tăng chứng tỏ hóa chất BVTV Actardor 100WP có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp N hữu cơ của vi sinh vật. Tuy nhiên, mức tăng N trong sinh khối VSV của vi sinh vật có thể làm giảm N vô cơ cung cấp cho cây trồng.



Tóm lại, hóa chất BVTV Actardor 100WP có tác động mạnh đến C và N trong sinh khối VSV. Tác động này có 2 chiều trái ngược tùy vào liều lượng hóa chất BVTV được sử dụng, một là kích thích quá trình phân hủy các hợp chất chứa C và N để tạo sinh khối cho VSV trong đất, một chiều lại làm giảm quá trình phân hủy và tích lũy C, N của VSV trong đất. Với mức liều lượng hóa chất sử dụng 10ml/360 m2 (công thức CT1) và gấp 5 lần 50ml/360 m2 (công thức CT2) tỉ lệ sinh khối C/N của vi sinh vật đất có sự dao động lớn (giảm C trong sinh khối VSV và tăng N trong sinh khối VSV) có thể là do sự thay đổi thành phần VSV trong đất. Nếu sử dụng lâu dài loại hóa chất BVTV này có thể ảnh hưởng lớn đến sinh khối VSV trong đất, làm thay đổi lớn tỉ lệ sinh khối C/N trong đất dẫn đến sự thiếu hụt N vô cơ cung cấp cho cây trồng nếu không bổ sung phân N vô cơ.

3.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC tới VSV trong đất

3.4.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới thành phần vi sinh vật tổng số


3.4.1.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới vi khuẩn tổng số

Kết quả phân tích vi khuẩn tổng số trong thí nghiệm 2 được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Số lượng vi khuẩn tổng số trong mẫu đất thí nghiệm 2


(106 CFU/g đất)

Công thức

0 ngày

5 ngày

10 ngày

20 ngày

30 ngày

60 ngày

CT0

7,96

7,54

7,35

6,73

6,54

6,12

CT4

7,96

7,43

7,27

6,65

6,43

6,10

CT5

7,96

5,80

7,11

6,56

6,35

6,06

CT6

7,96

4,97

6,57

6,32

6,05

5,81

Kết quả phân tích cho thấy vi khuẩn tổng số có sự thay đổi lớn trong 5 ngày đầu thí nghiệm và ổn định hơn trong các ngày thí nghiệm tiếp theo và được thể hiện cụ thể trong hình 3.6.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương