TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG


C) Củng cố hệ thống giáo dục đại học



tải về 344.95 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích344.95 Kb.
#2074
1   2   3   4

C) Củng cố hệ thống giáo dục đại học24

Quá trình phát triển nhanh nhất là cá đại học tư, đã làm nảy sinh một số vấn đề cần giải quyết, sự mất cân đối trong mạng lưới trường, trong phân bổ ngành học, đặc biệt là về chất lượng đào tạo. Chính phủ Nhật Bản đã phải thông qua một kế hoạch 10 năm củng cố GD ĐH:

Giai đoạn 1(1976-1980): Lấy nâng cao chất lượng làm trọng tâm, hạn chế số lượng, ít mở thêm trường mới, tăng mức hỗ trợ tài chính cho các trường tư. Đa dạng hóa loại hình trường để đáp ứng yêu cầu giáo dục sau trung học, mở thêm đại học hàm thụ và buổi tối. Áp dụng biện pháp quản lý mềm dẻo, cho phép sinh viên chuyển trường, thừa nhận các tín chỉ do các trường cấp cho sinh viên.

Giai đoạn 2 (1981-1986): Tiếp tục nâng cao chất lượng, hạn chế số lượng (trừ các trường địa phương). Tiếp tục “đa dạng học” về cơ cấu và “mềm hóa” về quản lý, trao đổi tín chỉ giữa các trường, tạo điều kiện cho các trường hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Mở trường đại học truyền hình tạo cơ hội học đại học cho người lớn tuổi, đa dạng hóa các trường đại học 2 năm theo yêu cầu xã hội, khuyến khích tự học, mở các trường đại học kéo dài cho nhiều đối tượng khác nhau, cải tiến tuyển sinh đại học.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn GD ĐH Nhật bản vẫn còn những tồn tại sau đây:

- Sự ganh đua vào các trường đại học có uy tín đã trở thành quá căng thẳng. Việc thi tuyển quá nặng nề

- Hệ thống giáo dục đơn điệu và quá khắt khe, chưa thích ứng với khả năng và khuynh hướng đa dạng của sinh viên.

- Chế độ đọc gấp, học bắt buộc đã ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo và phát triển đa dạng của sinh viên25.

Đối với tổng thể nền giáo dục, nhà nước đã thành lập một hôi đồng cải cách giáo dục gồm 45 người, hội đồng đã kiến nghị 8 nguyên tắc trong CCGD lần này:


  1. Tôn trọng hơn nữa nhân cách học sinh, sinh viên

  2. Tăng cường kiến thức cơ bản

  3. Phát triển có sáng tạo, tăng cường kỹ năng, kỹ xảo giáo dục tình cảm

  4. Mở rộng cơ hội chọn lọc nhân tài

  5. Nhân văn hóa môi trường giáo dục

  6. Sớm chuyển tiếp qua hệ thống giáo dục liên tục

  7. Hướng tới quốc tế học

  8. Theo kịp các tiến bộ tin học.

Những cố gắng của nhà nước và nhân dân Nhật Bản đã làm cho nền giáo dục Nhật Bản, trong đó có GD ĐH đã phát triển đến mức ít có nước nào sánh kịp, tạo đà cho những bước phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Nhật, đưa nước này trở thành cường quốc kinh tế thế giới.

3.4. Nam Triều Tiên:

3.4.1. Khái quát về lịch sử phát triển

Triều Tiên là một bán đảo ở Nam Á, có khí hậu ôn đới và gió mùa rõ rệt. Triều Tiên có diện tích là 220.000 km2, trong đó Nam Triều Tiên chiếm ít hơn một nửa. Dân số Nam Triều Tiên là 43,7 triệu (năm 1988), trong đó hơn 10 triệu ở thủ đô Seoul. Nước Triều Tiên cổ đã có 1 trường đại học ở thủ đô. Mỗi triều đại tiếp theo đều có một Taihak (trường đại học). Các trường đại học Triều Tiên từ thời Koryo (918-1392) sau công nguyên đã gắn chặt với sự giám sát hoạt động phục vụ dân sự. Vào cuối thế kỷ XIX, hệ thống trường kiểu mới được du nhập vào Triều Tiên với 3 loại hình: Trường Quốc lập, Trường do Giáo hội thiên chúa giáo xây dựng, trường do những người yêu nước đứng ra thành lập. Năm 1945, khi kết thúc sự chiếm đóng của Nhật Bản, Triều Tiên chỉ còn một trường đại học, đó là trường đại học Hoàng gia ở Seoul với chừng 2000 sinh viên, trong đó hơn 1 nửa là người dân tộc Nhật, có 28 trường kỹ thuật với tổng cộng khoảng 5000 sinh viên26.

Căn cứ vào lịch sử của nước cộng hòa Triều Tiên, có thể chia giáo dục làm 4 giai đoạn phát triển27.

3.4.1.1. Giai đoạn đặt nền móng (1945-1960)

Mô hình cơ bản của GD ĐH hiện nay ở Triều Tiên bắt đầu từ 3 năm thuộc chính quyền quân sự Mỹ: tháng 8/1946 chính quyền quân sự Mỹ mở trường đại học tổng hợp quốc gia Seoul bằng cách nhập trường đại học Hoàng gia với một số trường kỹ thuật cũ, tổ chức theo mô hình của Mỹ. Đồng thời 3 trường tư lớn ở Seoul được nâng lên quy chế đại học theo cùng mô hình trên, 22 trường khác cũng được phép cấp bằng đại học. Năn 1948 chính phủ cộng hòa Triều Tiên ra đời và ban hành luật Giáo dục dựa trên các nguyên tắc tự do dân chủ. Luật quy định:

- Cơ cấu hệ thống trường là 6-3-3-4

- Thể chế hóa giáo dục bắt buộc, đồng thời đẩy mạnh giáo dục người lớn để xóa mù chữ.

- Sách giáo khoa tiểu học được nhà nước in và phân phát

- Xây dựng các trường đào tạo giáo viên

Năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ thì số trường đại học đã tăng từ 19 lên tới 55 và số sinh viên tăng tới 11.000.

Năm 1955, cuộc chiến tranh Nam Bắc kết thúc, ngành giáo dục đã nhanh chóng khôi phục và tiến hành cải cách chương trình ở tất cả các cấp.

3.4.1.2. Giai đoạn phát triển số lượng (1960-1970)

Đặc điểm của những năm 60 là sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh, sinh viên, giáo viên và phương tiện dạy học. Thực hiện giáo dục bắt buộc 6 năm. Số lượng học sinh phổ thông trung học tăng lên 3 lần với chủ trương lên trung học không qua thi tuyển.

Về GD ĐH nhà nước chủ trương:

- Xóa khoảng cách về chất lượng giữa các trường ĐH

- Tăng chỉ tiêu cho các trường ĐH tổng hợp ở các tỉnh, mở các trường ĐH ngắn hạn

- Mở trường đại học chuyên nghiệp, trường ĐHTH hàm thụ

- Nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm thành đại học sư phạm

- Mở trường đào tạo cán bộ giảng dạy bậc cao.

Thực hiện những chủ trương trên, 15 năm sau khi kết thúc chiến tranh, quy mô đại học đã tăng tới 168 trường và trên 200.000 sinh viên, mỗi tỉnh đã có 1 trường ĐHTH quốc gia và sau đó thêm một số trường tư nữa. Trong những năm 70 công cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng đòi hỏi phải thành lập nhiều trường chuyên nghiệp hoặc kỹ thuật 2 năm cả phía nhà nước và tư nhân. Đồng thời một dự án cải cách đại học được đưa ra từ năm 1973 gồm 6 địa điểm:

- Tín chỉ cần thiết để tốt nghiệp được giảm từ 160 xuống 140, mở rộng các môn tự chọn cho sinh viên.

- Liên kết một số môn học

- Khuyến khích sinh viên học thêm các môn phụ

- Khuyến khích sinh viên học tăng gấp đôi các môn chính

- Các sinh viên giỏi có thể hoàn thành chương trình học sớm hơn.

- Mở thêm các trường mùa hè và mùa đông để sinh viên có thể tốt nghiệp sớm.

3.4.1.3. Giai đoạn nâng cao chất lượng giáo dục (1980-1990)

Vào những năm 80 Nam Triều Tiên đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng GD, tích cực chuẩn bị cải cách giáo dục, nâng cao giáo dục thành quốc sách. Hiến pháp đã thể chế hóa giáo dục suốt đời.

Một số thay đổi cụ thể:

- Thi tuyển vào các trường ĐHTH được thay bằng thi tốt nghiệp phổ thông có xem xét kết quả học tập ở bậc cao trung.

- Quy định chỉ tiêu cho số tốt nghiệp ĐHTH và các ĐH khác

- Mở kênh đặc biệt dùng để giảng dạy qua đài

- Đặt thuế giáo dục nhằm tạo ra nguồn thu tài chính mới

- Thành lập Ủy ban CCGD dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng thống (tháng 3/1985).

Ủy ban cải cách chủ trương:

- Cải cách hệ thống trường học

- Cải cách hệ thống thi cử

- Tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện dạy học

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

- Cập nhật nội dung và phương pháp giảng dạy

- Phát triển nhân lực có trình độ cao

- Duy trì chương trình đào tạo đại học ở trình độ cao

- Phát triển GD suốt đời theo một cấu trúc mới đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục.

- Phân cấp quản lý cho trường và địa phương

- Nâng mức đầu tư đáng kể cho giáo dục (ngân sách giành cho giáo dục năm 1989 là 21,1%).

3.4.1.4. Giai đoạn xây dựng nền giáo dục tiên tiến (từ 1990 trở đi)

Công cuộc cải cách nhằm thực hiện mục tiêu hướng nội của GD và phúc lợi của GD. Mục tiêu hướng nội nhằm giúp những người được hưởng nền giáo dục có năng lực tự hành động, hoàn chỉnh về tính cách, tạo ra những năng lực cần thiết cho cuộc sống có ý nghĩa. Phúc lợi giáo dục bao hàm tính pháp chế, đảm bảo bình đẳng về cơ hội được giáo dục, không kể giàu, nghèo và sự khác biệt về địa lý... cải thiện đời sống giáo viên, tăng cường phương tiện dạy học.

Dự tính sẽ tăng nhanh đội ngũ giáo viên, giảm só sinh viên trong mỗi lớp từ 39 (cao đẳng) và 35 (đại học) xuống 15 và 20 vào năm 2000. Đến năm 1996 sẽ hình thành mạng lưới thông tin nối liền 500 thư viện đại học và cao đẳng với nhau. Và nhiều biện pháp khác nữa.



3.4.2. Thành tựu và kinh nghiệm

3.4.2.1. Phát triển quy mô GD ĐH:



Năm

Chỉ tiêu


1945

1960

1970

1980

1988

Trường ĐH

19

85

168

236

241

Giáo viên

1490

3804

10435

20900

38065

Sinh viên

7819

101041

201435

601994

1475456

3.4.2.2. Phát triển mạnh giáo dục khoa học và công nghệ

Để phục vụ cho việc phát triển nhanh nền công nghiệp với những công nghệ tiên tiến, đáp ứng xu thế cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ, cần có nguồn nhân lực có trình độ đại học cao. Muốn vậy giáo dục khoa học và công nghệ phải được đẩy mạnh với những biện pháp sau:

- Tuyển chọn những sinh viên xuất sắc thi vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ, mở rộng diện đưa đi học nước ngoài.

- Tạo điều kiện phát triển tài năng coi là ưu tiên hàng đầu với những quy định khích lệ sinh viên xuất sắc tham gia tuyển chọn vào các trường sau đại học, mặt khác thu hút kiều bào có trình độ cao từ nước ngoài về, khuyến khích sinh viên đi học nước ngoài tham gia trao đổi kinh nghiệm tại các diễn đàn quốc tế.

3.4.2.3. Giáo dục năng khiếu được đặc biệt coi trọng

Thế hệ trẻ năng khiếu là một bộ phận không thể tách rời của tổng thể tài nguyên trí tuệ cần được phát triển cao của một dân tộc, là rất cần thiết cho sự phát triển quốc gia. Giáo dục năng khiếu là con đường tất yếu và duy nhất để một dân tộc, một quốc gia nhanh chóng phát triển tiềm năng xây dựng đất nước, phát triển mũi nhọn khoa học và công nghệ, sánh vai với các nước công nghiệp tiên tiến. Giáo dục năng khiếu không chỉ đơn thuần hiểu là giáo dục một số cá nhân mà nhằm phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo cả một bộ phận lớp trẻ có năng lực cao.

Nền công nghiệp của Triều Tiên không thể chỉ phụ thuộc vào khoa học và công nghệ nhập ngoại từ các nước phát triển, đồng thời không bao giờ nhập ngay được những kỹ thuật hiện đại hàng đầu. Hơn nữa nhập kỹ thuật ngày càng rất đắt, tốn hao ngoại tệ. Vì vậy, giáo dục năng khiếu là chiến lược phát triển cơ bản và phải được coi là ưu tiên số một so với bất kỳ nguồn tài nguyên phát triển nào. Mỗi người đều được tạo điều kiện phát triển mọi khả năng và tiềm năng trí tuệ của mình. Những học sinh năng khiếu có quyền được giáo dục đặc biệt, thỏa mãn các yêu cầu thiết yếu, đặc biệt. Triều Tiên có Viện phát triển giáo dục năng khiếu. Tỷ lệ học sinh năng khiếu khoảng 3%. Tại năm 1983 có khoảng 420.000 học sinh năng khiếu, trong đó: Trước tuổi học phổ thông có 70.000 học sinh năng khiếu, tiểu học 180.000, trung học bậc thấp 80.000, trung học bậc cao 60.000, đại học 30.000.

3.4.2.4. Tổ chức quản lý đã có sự phân cấp rõ ràng theo hướng tăng quyền hạn cho địa phương và cơ sở, thực hiện tự trị đại học, đảm bảo tính trung lập chính trị của giáo dục, thực hiện giáo dục suốt đời, toàn bộ hoạt động giáo dục và đào tạo được thể chế thành luật. Tất cả những vấn đề cơ bản liên quan tới hệ thống giáo dục và quản lý hệ thống này, cả vấn đề kinh phí giáo dục và đời sống giáo viên đều được quy định trong luật giáo dục.

3.4.2.5. Đầu tư cho giáo dục được đặc biệt coi trọng, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư ngân sách nhà nước từ 1979 đến 1988 như sau:

Năm

1979

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

1988

Tỷ lệ

17

18,9

18,7

20,6

20,9

20,7

19,9

20,1

20,1

20,7

Bốn thập kỷ qua nền giáo dục Triều Tiên, đặc biệt là giáo dục đại học đã trải qua một quá trình lớn mạnh, có tác dụng như một sức mạnh khởi động cho sự phát triển của một dân tộc. Sự lớn mạnh đó được tạo ra bởi sự thay đổi lớn của môi trường xã hội, đặt giáo dục trước những thách thức mới, và nền giáo dục Triều Tiên đã vươn dậy, thực hiện những cải cách có hiệu quả, góp phần quan trọng cho những bước tiến thân kỳ của đất nước này.

3.5. Indonesia

3.5.1. Sơ lược về đất nước Indonesia

Indonesia là một nước lớn, gồm 13.600 hòn đảo lớn, nhỏ nằm ở khu vực Đông Nam châu Á. Các đảo chính là Java và Bali là những trung tâm kinh tế văn hóa của đất nước. Dân số Indonesia trên 156 triệu người với 70 triệu lao động. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, dầu mỏ (là một trong 10 nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới), cao su tự nhiên, dầu cọ, cà phê, quế, gỗ , khoáng sản có bouxit, niken, đồng...

Từ những năm 60 Indonesi đưa ra “chính sách hiện đại hóa có định hướng phát triển” nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng (lạm phát lên tới 65%), chính sách này đã mở cửa cho các nhà tư sản thương nghiệp, đại địa chủ và tư sản quan lại có điều kiện phát triển nhanh, thực hiện công nghiệp hóa các trung tâm dầu cọ, sử dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, thông qua tư bản nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Từ những năm 70, Indonesi thu nhập bình quân hàng năm tăng 7,8% và thuộc hàng các nước có tổng thu nhập vào loại trung bình (526 USD/người, năm 1982). Cuối năm 1982, hội nghị toàn quốc Indonesi đã thông qua một chương trình kinh tế mới nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế đất nước. Điều đó đòi hỏi giáo dục đại học phải phát triển để đáp ứng nhu cầu cán bộ28.



3.5.2. Quá trình phát triển nền GD ĐH Indonesia29

GD ĐH Indonesia thực sự bắt đầu từ những năm 40, khi đã thành lập được 2 trường ĐHTH Cajamada Jyoujyaka và ĐHTH Jacacta và những năm 50, nhiều trường đào tạo sau trung học do các bộ ngành và quân đội thành lập lại rất lớn. Về sau phải bổ sung cán bộ giảng dạy từ các nước CHLB Đức, Áo, Ý và sau này là Mỹ. GD ĐH lúc này hướng vào đào tạo cán bộ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y dược và kinh tế. Số lượng trường ngày càng phát triển nhanh, cả về trường và trường tư. Tính đến năm 1970, toàn quốc đã có 241 trường đại học, trong đó 41 trường công và 200 trường tư. Số sinh viên đã lên tới 250.000.

Bên cạnh sự phát triển nhanh về số lượng, vấn đề nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường vẫn chưa có sự thay đổi phù hợp, vẫn mang tính kinh viên, vẫn theo kiểu truyền thống. Trong khi đó, nhu cầu đất nước đòi hỏi một đội ngũ cán bộ đa dạng, năng động trong nghề nghiệp. Vì vậy, năm 1975, nhà nước công bố một đề án phát triển lâu dài giáo dục đại học, nhằm cải cách hệ thống đại học hướng vào việc phục vụ có hiệu quả nhu cầu đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao.

a) Các loại hình trường:

Hệ thống đại học Indonesia có 4 kiểu khác nhau về mặt tổ chức, trong đó tồn tại hai loại trường, trường công và trường tư.

- Trường đại học tổng hợp (University) thực hiện nhiệm vụ đào tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong một giải rộng các ngành khoa học.

- Các học viên (Institute) thống nhất nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong liên hợp những ngành khoa học nhất định. Trong đó có 3 loại học viện như sau:

+ Học viện kỹ thuật gồm các khoa như toán, khoa học tự nhiện, công nghệ, kỹ sư công nghiệp.

+ Học viện nông nghiệp gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y, ngư nghiệp.

+ Học viện sư phạm đào tạo giáo viên.

Tất cả các học viên đều tuyển học sinh tốt nghiệp các trường cấp 3. Sinh viên tốt nghiệp các học viện đều được công nhận có trình độ đại học.

- Trường cấp cao (tiếng Đức gọi là trường hiện đại Mederm schule, tiếng Anh gọi là Advaned schools) có chức năng giảng dạy và nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học riêng biệt như công nghệ dệt, công tác hành chính...

- Viện hàn lâm (Academic) có chức năng đào tạo các chuyên gia có định hướng nghề nghiệp. Thí dụ ngành sức khỏe (bác sĩ), ngành thống kê, ngoại ngữ, quân đội. Các viện này thuộc các bộ hoặc cao nghiệp đoàn tương ứng.

Hệ thống trường này đào tạo ra một đội ngũ cán bộ đại học có profile và trình độ nghề nghiệp khác nhau.

b) Công tác tuyển sinh đại học:

Năm học 1984-1985 đã áp dụng cách tuyển sinh vào đại học như sau: Tất cả học sinh tốt nghiệp phổ thông cấp 3 muốn vào đại học đều phải qua kỳ thi tuyển chọn theo 4 kiểu khác nhau:

- Kiểu thứ nhất: Nhằm tuyển 10.000 sinh viên cho 10 trường đại học trung học đầu đàn. Kỳ thi được tiến hành cùng 1 thời gian, cùng một nội dung trong 2 ngày cho tất cả các ngành học tương ứng. Các ngành khoa học tự nhiên và các ngành không phải khoa học tự nhiên và các ngành không phải khoa học tự nhiên có đề thi riêng.

- Kiểu 2: Nhằm tuyển sinh cho 7 trường đại học tiếp theo, 50% số câu hỏi thi viết được thống nhất, 50% còn lại do từng trường ra đề.

- Kiểu 3: Nhằm tuyển sinh cho các trường ĐHTH và các cơ sở đào tạo đại học ở địa phương, đề thi do từng trường chịu trách nhiệm.

- Kiểu 4: Tuyển sinh vào các học việc sư phạm được tiến hành thống nhất trong toàn quốc cả về nội dung và hình thức chọn lựa. Những người được chọn được mời đến đăng ký học mà không phải qua thi tuyển.

Cách tuyển sinh trên đây cho phép các thí sinh trong cùng 1 năm có thể dự thi nhiều lần, gây tốn kém cho họ và đòi hỏi chi phí xã hội cao. Mặt khác, kết quả thi tốt nghiệp phổ thông không được xem xét đến.

Đến năm 1986 người ta lại thử nghiệm một phương pháp tuyển sinh khác, dựa vào chương trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông. Theo cách này, người ta phân loại học sinh thành 3 nhóm:

Nhóm A: khá nhất, sẽ không phải tham dự kỳ thi tuyển mà được vào thẳng trường đại học (Trường có khoảng 8000 trên tổng số 400.000 học sinh) trong đó khảng 10% được vào đại học công.

Nhóm B: được dự kỳ thi tuyển vào các trường đại học, thường có khảng 72.000 học sinh.

Nhóm C: gồm số học sinh còn lại sẽ phải dự thi ở các năm sau.

Hệ thống tuyển chọn này có tác dụng thúc đẩy các trường phổ thông trung học phải nâng chất lượng đào tạo học sinh phải cải cách lại nội dung giảng dạy và học tập cho phù hợp với điều kiện mới.

c) Cơ cấu ngành nghề đào tạo:

Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Đội ngũ kỹ sư và các nhà nông học trình độ đại học còn thiếu nghiêm trọng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền giáo dục truyền thống, người được đào tạo ra chỉ muốn làm ở các cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, khả năng đào tạo của các trường cũng chưa đáp ứng được do thiếu cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ thầy giáo...

Dưới đây là sự phân ngành trong hệ thống đại học công năm học 1983-1984:

Tâm lý học: 1414 sinh viên, chiếm 0,6%

KH xã hội: 22714 sinh viên, chiếm 8,7%

Sư phạm: 79225 sinh viên, chiếm 30,4%

KHTN: 10802 sinh viên, chiếm 4,1%

Sức khỏe: 13115 sinh viên, chiếm 5%

Luật: 30659 sinh viên, chiếm 11,8%

Kinh tế: 28918 sinh viên, chiếm 11,1%

N. Nghiệp: 31549 sinh viên, chiếm 12,1%

Văn học: 10344 sinh viên, chiếm 4%

Liên ngành: 2724 sinh viên, chiếm 1,1%

Tổng: 224.421 sinh viên (100%)

Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về đội ngũ cán bộ cho những ngành KHKT quan trọng và cán bộ quản lý (giám đốc, phó giám đốc), tính đến năm 1990 phải đào tạo được 371.000 cán bộ chuyên môn. Đã có 6 trường đại học chuyên phục vụ nhiệm vụ này.

Đảm bảo một đội ngũ thày giáo về số lượng và chất lượng là một tiền đề quan trọng cho việc đào tạo cán bộ KHKT quản lý. Indonesia đã thành lập 1 trung tâm phát triển đại học kỹ thuật tổng hợp nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên đại học có trình độ cao. Ngoài ra, theo yêu cầu phát triển đất nước Indonesia còn phải phát triển những ngành học mới quan trọng như: sử dụng nguyên liệu và công nghệ, khoa học kinh tế biển, kỹ thuật vận tải biển, công nghệ du lịch, khoa học máy tính và công nghệ máy tính. Đồng thời với việc mở rộng đào tạo trong nước cần đẩy mạnh việc gửi đi đào tạo ở nước ngoài.

Dưới đây là dự báo sự phát triển số lượng sinh viên và giáo viên đại học đến năm 2000 ở Indonesia.

Năm

Chỉ tiêu


1981-1982

1988-1989

1994-1995

1999-2000

Sinh viên

Giáo viên

260.637

21.291


457.800

38.295


630.000

59050


854.000

34.490


Tỷ lệ SV/1GV

12

12

11

9

Số giáo viên bổ sung hàng năm

2260

3470

6300

9700

Đến năm 1987 đã có 9 trường ĐH và 4 viện đào tạo giáo viên ngoài ra Indonesia cũng đã thành lập một hội đồng quốc gia về đào t ạo sau đại học (National Graduate Education Council) nhằm phục vụ ngay cho nhu cầu bên trong của nhà trường đại học – đào tạo đội ngũ giáo viên đại học có trình độ cao, và nhằm xây dựng tiềm năng nghiên cứu của đất nước.

Theo dự báo, đội ngũ giáo viên sẽ tăng từ 21.191 trong năm học 1981-1982 lên tới 94.499 vào năm học 1999-2000.

d) Công tác quản lý:

Luật của nhà nước Indonesia quy định phải có một hệ thống kiểm tra để xây dựng và phát triển GD ĐH, kể cả đại học công và tư. Các trường tư đặt dưới sự thanh tra và kiểm tra nhiều mặt của nhà nước. Việc thanh, kiểm tra do giám đốc trường tư chịu trách nhiệm trước hội đồng tổng giám đốc các trường đại học của Bộ Giáo dục và Văn hóa theo các cấp độ như sau: Các trường đã đăng ký theo quy chế phải thực hiện cùng một nội dung và hình thức kiểm tra. Theo quy định thống nhất của nhà nước, các trường đã được công nhận thì việc kiểm tra có sự phối hợp giữa nhà nước và nội bộ trường; Những trường lớn được theo quy chế tự trị do nội bộ trường tổ chức kiểm tra và sau 3 năm được kiểm tra lại theo tiêu chuẩn và trình độ đào tạo, nếu được xếp loại tốt sẽ được nhà nước giúp đỡ thêm kinh phí.

Trong công tác quản lý sinh viên, phần lớn các trường đại học công đã sử dụng kỹ thuật máy tính để theo dõi và duy trì hồ sơ sinh viên. Việc tuyển sinh vào các đại học công ngày nay cũng đã được máy tính hóa. Đã hình thành một mạng lưới máy tính liên trường để hỗ trợ công tác quản lý và điều hành trong GD ĐH. Trong tương lai, việc quản lý cán bộ nhân viên, sinh viên, tài chính và cơ sở vật chất của các trường sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của máy tính.



tải về 344.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương