TỚi tình trạng dinh dưỠNG, thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai và trẻ 24 tuần tuổi luậN Án tiến sĩ dinh dưỠNG



tải về 3.27 Mb.
trang10/30
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.27 Mb.
#35589
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30

1 Số liệu được trình bày dưới dạng TB±SD

2 t-test, so sánh trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu

Bảng 3.14 cho thấy sự thay đổi cân nặng và chiều dài nằm khi trẻ được 24 tuần tuổi so với khi sinh theo nhóm nghiên cứu. Mức tăng cân nặng khi trẻ được 24 tuần tuổi của cả trẻ nam và trẻ nữ đều có xu hướng cao hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Xét chung cho toàn bộ trẻ khi được 24 tuần tuổi, trẻ thuộc nhóm can thiệp tăng 4350 ± 920 g trong khi trẻ thuộc nhóm chứng tăng 4075 ± 647 g, tăng cao hơn 275g, sự khác biệt về mức tăng cân giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trung bình trẻ tăng được 15,9 cm khi trẻ được 24 tuần tuổi so với khi sinh, không có sự khác biệt về mức tăng chiều dài nằm của trẻ thuộc nhóm can thiệp so với trẻ thuộc nhóm chứng ở cả trẻ nam, trẻ nữ và chung cả trẻ nam và trẻ nữ (p > 0,05).



M
Z-score
ô hình hồi quy chưa cho thấy mối tương quan giữa tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 3 tháng đầu, trong 6 tháng đầu và tỉ lệ mắc bệnh trong 24 tuần đầu sau sinh với mức tăng cân nặng cũng như chiều dài nằm của trẻ khi được 24 tuần tuổi. Như vậy, can thiệp đã cho thấy hiệu quả cải thiện mức tăng cân của trẻ khi được 24 tuần tuổi.




Hình 3.3. Z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu

Hiệu quả của can thiệp tới z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi được thể hiện ở hình 3.3. Nhìn chung các giá trị trung bình Z-score cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều dài nằm theo tuổi (LAZ) và cân nặng theo chiều dài nằm (WLZ) của trẻ 24 tuần tuổi ở hai nhóm không khác nhau có ý nghĩa (t-test, p > 0,05). Như vậy, nghiên cứu chưa cho thấy hiệu quả của can thiệp tới việc cải thiện z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi.

Tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai là một trong những yếu tố tác động đến TTDD của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn lúc trước khi có thai được thể hiện ở bảng 3.15

Bảng 3.17: Z-score trung bình của trẻ 24 tuần tuổi có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn theo nhóm nghiên cứu1


Chỉ số

Nhóm CT (n = 18)

Nhóm chứng (n = 17)

p2

Z-score cân nặng theo tuổi

-0,05 ± 0,71

-0,61 ± 0,84

<0,05

Z-score chiều dài nằm theo tuổi

0,02 ± 0,76

-0,52 ± 1,06

>0,05

Z-score cân nặng theo chiều dài nằm

0,04 ± 0,81

-0,29 ± 1,07

>0,05

1 Số liệu được trình bày dưới dạng TB±SD

2 t-test, so sánh trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu

Nếu chỉ tính riêng những đối tượng bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) ở thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu, kết quả nghiên cứu ở bảng 3.15 cho thấy z-score cân nặng theo tuổi ở trẻ có mẹ thuộc nhóm được can thiệp cao hơn ở trẻ có mẹ thuộc nhóm chứng (p < 0,05). Z-score cân nặng theo chiều dài nằm của trẻ ở nhóm can thiệp có xu hướng được cải thiện hơn so với trẻ ở nhóm chứng với p < 0,1. Việc can thiệp có hiệu quả cải thiện z-score không xảy ra ở nhóm đối tượng trước khi có thai có tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI > 18,5). Như vậy, can thiệp bổ sung thực phẩm trước và trong khi có thai cho phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện z-score cân nặng theo tuổi ở trẻ 24 tuần tuổi.



Bảng 3.18: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ 24 tuần tuổi theo nhóm nghiên cứu

Tỉ lệ suy dinh dưỡng

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p

Thể nhẹ cân (%)

1,4

4,8

>0,051

Thể thấp còi (%)

8,8

8,6

>0,052

Thể gầy còm (%)

1,5

1,2

>0,051

1: Fisher’s Exact test, so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu

2: Chi-square test, so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm

Bảng 3.16 cho thấy hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tỉ lệ SDD của trẻ 24 tuần tuổi. Tại thời điểm 24 tuần tuổi, tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ thuộc nhóm chứng cao hơn so với trẻ thuộc nhóm can thiệp, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (Fisher’s Exact test, p > 0,05). Tỉ lệ SDD thể thấp còi và gầy còm của trẻ 24 tuần tuổi ở hai nhóm gần tương đương nhau, không khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị p > 0,05.

Như vậy, can thiệp bổ sung thực phẩm trước và trong khi có thai cho thấy hiệu quả cải thiện mức tăng cân khi trẻ được 24 tuần tuổi nhưng chưa cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi có thai, kết quả thai nghén, chiều dài, z-score trung bình cũng như tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ khi được 24 tuần tuổi. Riêng với nhóm phụ nữ bị thiếu năng lượng trường diễn ở thời điểm trước có thai, khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, can thiệp giúp cải thiện z-score cân nặng theo tuổi khi trẻ được 24 tuần tuổi và can thiệp cũng cho thấy xu hướng cải thiện mức tăng cân của phụ nữ khi có thai.


    1. Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi

      1. Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu và một số chỉ số liên quan ở phụ nữ có thai

Nghiên cứu tiến hành loại bỏ các đối tượng tự uống bổ sung viên sắt acid folic hoặc viên đa vi chất khi có thai cũng như các đối tượng bị nhiễm trùng tại các thời điểm thu thập số liệu để phân tích đánh giá hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng thiếu máu và các chỉ số có liên quan ở phụ nữ có thai.

Nồng độ hemoglobin trung bình của phụ nữ tham gia nghiên cứu tại các thời điểm khác nhau khi có thai dưới tác động của can thiệp bổ sung thực phẩm được thể hiện ở bảng 3.17.



Bảng 3.19: Thay đổi nồng độ hemoglobin trung bình ở phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (g/dL)1

Thời điểm

Nhóm can thiệp (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p2

Ban đầu (T0)

12,9 ± 1,1

12.9 ± 1,2

>0,05

Thai 16 tuần (T1)

11,6 ± 1,0

11,7 ± 1,1

>0,05

Thai 32 tuần (T2)

11,6 ± 1,1

11,7 ± 1,2

>0,05

p3

<0,001

<0,001




1 Số liệu được trình bày dưới dạng TB±SD

2 T-test so sánh trung bình của hai nhóm nghiên cứu tại mỗi thời điểm

3 T-test ghép cặp so sánh trung bình của cùng một nhóm nghiên cứu giữa hai thời điểm T0 và T2

Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ hemoglobin trung bình giảm đi khi có thai, trung bình giảm 1,3 g/dL ở nhóm can thiệp và 1,2 g/dL ở nhóm chứng. Sự khác biệt về nồng độ hemoglobin trung bình giữa hai thời điểm ban đầu khi chưa có thai và khi thai 32 tuần khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 ở cả hai nhóm nghiên cứu.



Phụ nữ khi bắt đầu tham gia nghiên cứu có nồng độ haemoglobin trung bình là 12,9 ± 1,1g/dL ở nhóm can thiệp và 12,9 ± 1,2 g/dL ở nhóm chứng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p > 0,05). Nồng độ hemoglobin giảm đi khi thai được 16 tuần và duy trì hầu như không thay đổi khi thai 32 tuần. Nồng độ hemoglobin trung bình khi thai 16 và 32 tuần khoảng 11,6 - 11,7 g/L, sự khác biệt về nồng độ hemoglobin giữa hai nhóm ở cả hai thời điểm thai 16 và thai 32 tuần đều không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Như vậy, can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện nồng độ hemoglobin trung bình khi có thai.

Hiệu quả của can thiệp tới tỉ lệ thiếu máu của phụ nữ tham gia nghiên cứu bổ sung thực phẩm trước và trong khi có thai được thể hiện trong bảng 3.18.



Bảng 3.20: Hiệu quả của can thiệp tới tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai

Thời điểm

Nhóm CT (%) (n=69)

Nhóm chứng (%) (n=75)

p*

Ban đầu (T0)

25,4

23,3

>0,05

Thai 16 tuần (T1)

22,2

20,0

>0,05

Thai 32 tuần (T2)

20,6

25,8

>0,05

Hiệu quả CT thô

18,9

-10,7




Hiệu quả CT thực

29,6




* Chi-square test so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu

Tại thời điểm ban đầu khi phụ nữ chưa có thai, tỉ lệ thiếu máu của đối tượng thuộc nhóm can thiệp có xu hướng cao hơn so với đối tượng thuộc nhóm chứng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỉ lệ thiếu máu của phụ nữ tham gia nghiên cứu khi thai 16 tuần và thai 32 tuần giữa hai nhóm cũng không khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, nếu xét riêng từng nhóm, tỉ lệ thiếu máu của phụ nữ tham gia nghiên cứu ở nhóm can thiệp giảm dần khi có thai trong khi tỉ lệ này ở nhóm chứng có giảm nhẹ khi thai 16 tuần nhưng lại tăng lên khi thai 32 tuần. So sánh giữa thời điểm thai 32 tuần với thời điểm ban đầu, chỉ số hiệu quả thô ở nhóm can thiệp đạt 18,9% trong khi chỉ số này ở nhóm chứng là -10,7%. Chỉ số hiệu quả thực của can thiệp là 29,6%.

Folate và vitamin B12 (cobalamin) cũng là những chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Thiếu folate và vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu to ở người. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy, trong tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu, tại cả ba thời điểm ban đầu, thai 16 tuần và thai 32 tuần, chỉ có 1 đối tượng thuộc nhóm chứng bị thiếu folate ở thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu, không có đối tượng nào bị thiếu folate ở thời điểm thai 16 và 32 tuần. Tại cả ba thời điểm thu thập số liệu, không có đối tượng nào thuộc cả hai nhóm nghiên cứu bị thiếu cobalamin.

Bảng 3.21: Thay đổi nồng độ folate huyết thanh của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (µM/L)1


Thời điểm

Nhóm can thiệp (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p2

Ban đầu (T0)

17,5 (14,3; 26,4)

18,3 (14,5: 25,8)

>0,05

Thai 16 tuần (T1)

39,6 (28,9; 50,3)

33,5 (24,6; 47,4)

>0,05

Thai 32 tuần (T2)

36,6 (22,9; 51,5)

32,9 (17,9; 45,6)

>0,05

p3

<0,001

<0,001




1 Số liệu được trình bày dưới dạng median (25th; 75th percentile)

2 Mann Withney U test so sánh hai nhóm nghiên cứu tại mỗi thời điểm

3 Wilcoxon Signed Ranks test so sánh trung vị của cùng nhóm nghiên cứu giữa 2 thời điểm T0 và T2

Bảng 3.19 cho thấy hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới nồng độ folate huyết thanh trung bình của PNCT. Khi có thai, nồng độ folate huyết thanh tăng lên ở cả hai nhóm. Trung bình nồng độ folate huyết thanh ở nhóm can thiệp và nhóm chứng lần lượt là 22,2 µM/L và 21,3 µM/L ở thời điểm ban đầu và 37,8 µM/L và 32,4 µM/L ở thời điểm thai 32 tuần. Ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng, nồng độ folate huyết thanh đều khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời điểm ban đầu chưa có thai và thời điểm khi thai được 32 tuần (p < 0,001)

Ở cả hai nhóm nghiên cứu, nồng độ folate huyết thanh tăng lên khi thai 16 tuần, sau đó giảm nhẹ khi thai 32 tuần. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ folate huyết thanh của hai nhóm nghiên cứu ở cả hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần (p > 0,05). Can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng folate huyết thanh ở phụ nữ khi có thai.

Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới nồng độ cobalamin huyết thanh của PNCT được thể hiện trong bảng 3.20.



Bảng 3.22: Thay đổi nồng độ cobalamin huyết thanh của phụ nữ khi có thai theo nhóm nghiên cứu (pM/L)1

Thời điểm

Nhóm can thiệp (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p2

Ban đầu (T0)

658,6 (500,7; 805,2)

672,0 (538,9; 815,6)

>0,05

Thai 16 tuần (T1)

581,0 (432,5; 688,3)

546,2 (446,1; 727,3)

>0,05

Thai 32 tuần (T2)

439,8 (330,1; 538,2)

382,4 (303,6; 477,3)

< 0,05

p3

<0,001

<0,001




1 Số liệu được trình bày dưới dạng median (25th; 75th percentile)

2 Mann Withney U test so sánh hai nhóm nghiên cứu tại mỗi thời điểm

3 Wilcoxon Signed Ranks test so sánh trung vị của cùng nhóm nghiên cứu giữa 2 thời điểm T0 và T2

Khi có thai, nồng độ cobalamin huyết thanh giảm đi ở cả hai nhóm. Trung bình nồng độ cobalamin huyết thanh ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng lần lượt là 719 pM/L và 724 pM/L ở thời điểm ban đầu và 452 pM/L và 393 pM/L ở thời điểm thai 32 tuần. Ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng, nồng độ cobalamin huyết thanh đều khác biệt có ý nghĩa thống kê gữa thời điểm ban đầu chưa có thai và khi thai được 32 tuần (p < 0,001).

Kết quả bảng 3.20 cũng cho thấy tại thời điểm ban đầu khi chưa có thai, nồng độ cobalamin huyết thanh của phụ nữ thuộc hai nhóm không khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Khi có thai, nồng độ cobalamin huyết thanh giảm dần, tỉ lệ nghịch với tuổi thai ở cả hai nhóm nghiên cứu. Xét riêng từng thời điểm, ở thời điểm 32 tuần, nồng độ cobalamin huyết thanh trung bình của phụ nữ nhóm can thiệp (452 pM/L) lớn hơn nhóm chứng (393 pM/L) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết quả phân tích trên nhóm phụ nữ bị thiếu năng lượng trường diễn ở thời điểm ban đầu khi chưa có thai cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cả nồng độ hemoglobin, folate và cobalamin cũng như tỉ lệ thiếu máu giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng (p > 0,05). Can thiệp không cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu khi có thai ở nhóm phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn.



Như vậy, can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai có hiệu quả tới 29,6% tỉ lệ thiếu máu và có hiệu quả cải thiện nồng độ cobalamin huyết thanh (p < 0,05) ở PNCT 32 tuần tuổi. Can thiệp chưa cho thấy hiệu quả tới việc cải thiện nồng độ hemoglobin trung bình và nồng độ folate huyết thanh trung bình cũng như sự thay đổi nồng độ hemoglobin và folate huyết thanh trung bình khi có thai (p > 0,05).

      1. Hiệu quả của can thiệp đến tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi

Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi được thể hiện trong bảng 3.21.

Bảng 3.23: Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi

Chỉ số

Nhóm CT (n=69)

Nhóm chứng (n=75)

p

Hemoglobin - TB±SD (g/dL)

11,4 ± 1,1

11,2 ± 1,1

> 0,051

Tỉ lệ thiếu máu (%)

30,4

45,3

> 0,052

1 T-test so sánh trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu

2 Chi-square test so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu

Nhìn chung trung bình nồng độ hemoglobin của trẻ 24 tuần tuổi ở nhóm can thiệp cao hơn trẻ ở nhóm chứng nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ có mẹ thuộc nhóm can thiệp có xu hướng thấp hơn ở trẻ có mẹ thuộc nhóm chứng nhưng sự khác biệt cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.24: Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn

Chỉ số

Nhóm CT (n=18)

Nhóm chứng (n=17)

p

Hemoglobin - TB±SD (g/dL)

11,2 ± 0,9

10,6 ± 0,9

> 0,051

Tỉ lệ thiếu máu (%)

33,3

70,6

< 0,052

1 T-test so sánh trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu

2 Chi-square test so sánh tỉ lệ giữa hai nhóm nghiên cứu

Bảng 3.22 cho thấy hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới tình trạng thiếu máu của trẻ có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn ở thời điểm ban đầu trước khi có thai. Tương tự như ở tất cả trẻ 24 tuần tuổi, trung bình nồng độ hemoglobin của trẻ 24 tuần tuổi có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn ở nhóm can thiệp cao hơn so với trẻ ở nhóm chứng nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn bị thiếu máu ở nhóm chứng (33,3%) cao hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 so với trẻ có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn ở nhóm can thiệp (70,6%).

Như vậy, can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai có xu hướng cải thiện tình trạng thiếu máu của trẻ 24 tuần tuổi và có tác động cải thiện rõ rệt tình trạng thiếu máu ở trẻ 24 tuần tuổi có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn. Ở nhóm trẻ có mẹ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn, tỉ lệ thiếu máu ở trẻ thuộc nhóm can thiệp thấp hơn tỉ lệ thiếu máu ở trẻ thuộc nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).



Chương 4

BÀN LUẬN

Nghiên cứu được thực hiện tại 29 xã thuộc huyện trung du miền núi Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ để đánh giá hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tự nhiên, sẵn có tại địa phương cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi. Các đối tượng khi tham gia nghiên cứu khá đồng nhất về cả đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình, đặc điểm nhân trắc, sinh hóa máu cũng như đặc điểm khẩu phần ăn.

Can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ từ trước khi có thai cho đến khi sinh được sử dụng trong can thiệp vẫn còn một số hạn chế. Việc phân nhóm ngẫu nhiên theo đối tượng có ưu điểm là các đảm bảo các đối tượng giữa hai nhóm nghiên cứu là đồng nhất nhưng việc có đối tượng của cả hai nhóm nghiên cứu trong cùng một xã có thể gây ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của các đối tượng. Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi chặt chẽ lượng thực phẩm bổ sung được đối tượng tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, khẩu phần ăn thực tế được theo dõi cả trước và trong khi có thai để đánh giá được thực tế khẩu phần ăn của các đối tượng, giúp loại bỏ các yếu tố nhiễu về khẩu phần ăn khi phân tích số liệu và đánh giá kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn bổ sung giàu sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12 của nghiên cứu đã giúp cải thiện rõ rệt chất lượng khẩu phần ăn của đối tượng thuộc nhóm can thiệp so với đối tượng thuộc nhóm chứng.

    1. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới một số chỉ số nhất trắc của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi

      1. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ khi có thai

Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai thể hiện qua mức tức tăng cân khi có thai. Nghiên cứu bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu sắt, kẽm, vitamin A,

folate và vitamin B12 trên 144 đối tượng là phụ nữ 18-30 tuổi, mới kết hôn và chưa có thai chưa cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và mức tăng cân của phụ nữ khi có thai.



Trung bình phụ nữ tăng được 1,3 kg khi thai được 16 tuần và 7,2 kg khi thai được 32 tuần. Mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa về cân nặng nhưng tại thời điểm ban đầu, mức chênh cân nặng giữa hai nhóm là 0,9 kg, cân nặng trung bình của phụ nữ tham gia nghiên cứu ở nhóm chứng cao hơn ở nhóm can thiệp (p > 0,05). Sau trung bình hơn 10 tháng ăn thực phẩm bổ sung của nghiên cứu, mặc dù cân nặng của các đối tượng thuộc nhóm chứng vẫn giữ cao hơn so với cân nặng trung bình của nhóm can thiệp nhưng mức chênh cân nặng giữa hai nhóm khi có thai nhỏ hơn mức chênh tại thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu (0,3 kg ở thời điểm thai 16 tuần và 0,6 kg ở thời điểm thai 32 tuần). Các đối tượng thuộc nhóm can thiệp có mức tăng cân cao hơn khi có thai và có xu hướng thu hẹp khoảng cách về cân nặng khi có thai so với đối tượng thuộc nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt về mức tăng cân giữa hai nhóm chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện mức tăng cân khi có thai ở phụ nữ tham gia nghiên cứu.

Ngoài mức tăng cân, chu vi vòng cánh tay cũng là một chỉ số thường được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi có thai. Mặc dù trung bình đối tượng tham gia nghiên cứu tăng được 1,3 kg khi thai được 16 tuần nhưng chu vi vòng cánh tay của các đối tượng nghiên cứu khi thai được 16 tuần ở cả hai nhóm đều giảm so với thời điểm ban đầu trước khi có thai, trung bình giảm khoảng 0,3 cm (p > 0,05). Ở thời điểm có thai được 32 tuần, chu vi vòng cánh tay của các đối tượng thuộc nhóm can thiệp hầu như không thay đổi so với thời điểm ban đầu, tăng 0,05 ± 1,88 cm, trong khi con số này ở nhóm chứng lại giảm 0,23 ± 1,81 cm, tuy nhiên sự khác biệt về mức thay đổi chu vi vòng cánh tay giữa hai nhóm nghiên cứu ở cả hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần đều chưa có ý nghĩa thống kê.

Mặc dù khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê, khi có thai, các đối tượng thuộc nhóm can thiệp không chỉ có chu vi vòng cánh tay lớn hơn mà còn có tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp thấp hơn so với đối tượng thuộc nhóm chứng. Sử dụng ngưỡng chu vi vòng cánh tay dưới 22 cm được coi là suy dinh dưỡng cấp ở phụ nữ có thai, tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp đều tăng khi có thai ở cả hai nhóm nghiên cứu. Mặc dù MUAC trung bình trước khi có thai của các đối tượng thuộc nhóm chứng có xu hướng cao hơn so với các đối tượng thuộc nhóm can thiệp với p < 0,1 (xem Bảng 3.2), nhưng tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp của đối tượng thuộc nhóm can thiệp ở cả hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần đều có xu hướng thấp hơn so với đối tượng thuộc nhóm chứng. Tại thời điểm thai 16 tuần, tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp của phụ nữ tham gia nghiên cứu thuộc nhóm chứng cao gấp 1,4 lần so với ở nhóm can thiệp, còn tại thời điểm thai 32 tuần, tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp ở phụ nữ thuộc nhóm chứng gấp 1,6 lần so với phụ nữ thuộc nhóm can thiệp. Ngoài ra, nếu so sánh giữa hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần, tỉ lệ SDD cấp ở nhóm can thiệp tăng 0,4% trong khi ở nhóm chứng tăng 2,2%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp của phụ nữ tham gia nghiên cứu ở cả hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, can thiệp cũng chưa cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cấp ở phụ nữ khi có thai.

Nghiên cứu của Malay Mridha và cộng sự tại Bangladesh [30] chia 4.011 phụ nữ có thai thành hai nhóm, một nhóm bổ sung 60 mg sắt và 400 mcg acid folic, một nhóm sử dụng gói bổ sung lipid và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cũng cho kết quả tương tự. Việc bổ sung lipid và các vi chất dinh dưỡng cần thiết không cho thấy hiệu quả cải thiện mức tăng cân của phụ nữ khi có thai. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ojaswi Acharya và cộng sự [128] trên phụ nữ có thai ở Nepal lại cho thấy có mối tương quan thuận chiều giữa mức tiêu thụ năng lượng và protein khi có thai với mức tăng cân khi có thai.

Khẩu phần ăn của các đối tượng tham gia nghiên cứu ở thời điểm ban đầu, trước khi có thai là khá tốt, đáp ứng gần 90% nhu cầu năng lượng. Hàm luộng protein, kẽm và vitamin B12 có trong khẩu phần đạt và vượt so với nhu cầu khuyến nghị trong khi hàm lượng vitamin A và folate trong khẩu phần ăn của các đối tượng đạt khoảng 80% so với nhu cầu khuyến nghị. Khẩu phần ăn của đối tượng tham gia nghiên cứu được cải thiện hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện trên cùng địa bàn nghiên cứu năm 2008 [170]. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến can thiệp dựa hoàn toàn vào thực phẩm của nghiên cứu chưa cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi có thai.

Trên 70% số đối tượng tham gia nghiên cứu là làm ruộng (bảng 3.1). Phân tích sâu hơn và chia nhóm đối tượng theo nghề nghiệp là làm ruộng và không làm ruộng, kết quả nghiên cứu cho thấy ở thời điểm ban đầu, cân nặng của phụ nữ có nghề nghiệp là làm ruộng và không làm ruộng không khác nhau. Khi có thai, nhóm phụ nữ không làm ruộng tăng được 8,9 kg khi thai được 32 tuần, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mức tăng cân của nhóm phụ nữ có nghề nghiệp là làm ruộng (chỉ tăng được 6,6 kg). Phân tích hồi quy trên 144 đối tượng tham gia nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa nghề nghiệp với mức tăng cân của phụ nữ khi thai được 32 tuần. Mức tăng cân khi thai được 32 tuần sẽ tăng 2,3 kg cao hơn ở phụ nữ không làm ruộng so với phụ nữ có nghề nghiệp là làm ruộng [B (95%CI): -2,3 (-3,5; -1,1), p < 0,01]. Ở nhóm phụ nữ có nghề nghiệp là làm ruộng, không có sự khác biệt về mức tăng cân khi có thai giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Điều đó cho thấy làm việc nông nghiệp nặng nhọc có ảnh hưởng rõ rệt đến mức tăng cân khi có thai. Đây cũng có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến can thiệp chưa cho thấy hiệu quả đến cải thiện mức tăng cân và tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi có thai trên địa bàn huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, nơi có tỉ lệ phụ nữ làm nông nghiệp cao (trên 75%).



Phân tích hồi quy với các đối tượng thuộc nhóm can thiệp cũng cho thấy không có mối tương quan tuyến tính giữa mức tăng cân khi có thai với số ngày ăn bổ sung, can thiệp không cho thấy tác dụng cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, ở nhóm đối tượng trước khi có thai bị thiếu năng lượng trường diễn, mức tăng cân khi có thai có xu hướng có mối tương quan tuyến tính thuận với với tổng số ngày ăn bổ sung. Nếu tổng số ngày ăn bổ sung tăng lên 100 ngày thì mức tăng cân khi có thai sẽ tăng thêm 2,3 kg (p < 0,1). Như vậy, can thiệp có xu hướng cải thiện mức tăng cân khi có thai ở nhóm đối tượng bị thiếu năng lượng trường diễn ở thời điểm ban đầu khi bắt đầu tham gia nghiên cứu. Điều này có thể lý giải do một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ là do không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong thời gian dài. Việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cũng như một phần nhỏ năng lượng trong hơn 10 tháng tham gia nghiên cứu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của những đối tượng này một cách rõ rệt hơn.

Các nghiên cứu trên người cũng như động vật cho thấy vai trò của dinh dưỡng sớm, từ trước khi có thai tới sự phát triển của thai nhi cũng như mức tăng cân khi có thai [155]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung sớm từ trước khi có thai trên phụ nữ bị thiếu dinh dưỡng giúp cải thiện sự phát triển của thai nhi hơn so với chỉ can thiệp bổ sung khi có thai [99], [171]. Kết quả hồi cứu phụ nữ tham gia chương trình WIC tại Mỹ vào những năm 1980 cũng cho thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt kết quả thai nghén trong lần sinh tiếp theo ở nhóm bà mẹ được ăn bổ sung 5 - 7 tháng so với bà mẹ chỉ được ăn bổ sung trong 2 tháng [33]. Do trung bình các đối tượng có thai trong vòng hơn 2 tháng sau khi bắt đầu tham gia nghiên cứu tương đương với thời gian ăn bổ sung trước khi có thai của các đối tượng thuộc nhóm can thiệp chỉ kéo dài hơn 2 tháng. Thời gian ăn bổ sung trước khi có thai ngắn có thể là nguyên nhân dẫn đến can thiệp chưa cho thấy hiệu quả tới việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi có thai mà chỉ cho thấy xu hướng cải thiện trên nhóm đối tượng ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn.

      1. Hiệu quả của can thiệp tới một số chỉ số nhân trắc của trẻ 24 tuần tuổi

Thử nghiệm can thiệp bổ sung thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng 5 ngày/tuần từ trước và trong khi có thai chưa cho thấy hiệu quả cải thiện cân nặng, chiều dài trẻ sơ sinh cũng như tỉ lệ sinh non, tỉ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp và tỉ lệ trẻ có cân nặng và chiều dài sơ sinh nhỏ so với tuổi thai. Mặc dù khẩu phần ăn bổ sung đã làm tăng đáng kể mức tiêu thụ sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12 nhưng các chỉ số sinh hóa máu của các chất dinh dưỡng kể trên không khác biệt ở cả thời điểm thai được 16 tuần và thai 32 tuần ngoại trừ nồng độ ferritin huyết thanh (số liệu không được trình bày trong nghiên cứu này). Ngoài ra, việc bổ sung hàng ngày thêm 190 kcal cũng chưa cho thấy hiệu quả cải thiện trọng lượng cơ thể và mức tăng cân của phụ nữ khi có thai. Các kết quả thu được nói trên có thể giải thích phần nào nguyên nhân của việc can thiệp chưa cho thấy hiệu quả tới kết quả thai nghén.

Từ các kết quả nghiên cứu đã được Janet C. King tổng hợp [155], nghiên cứu của chúng tôi đã được thực hiện với giả định rằng những can thiệp bắt đầu từ trước khi thụ thai ở phụ nữ sẽ cải thiện sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ nhiều hơn là chỉ can thiệp trong thời kì có thai. Tương tự nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu được thực hiện tại Mumbai, Ấn Độ so sánh giữa 2 nhóm, một nhóm bổ sung snack giàu vi chất chế biến từ rau có lá màu xanh, trái cây và sữa và một nhóm bổ sung snack ít vi chất dinh dưỡng chế biến từ khoai tây và hành tây từ trước khi có thai cho đến khi sinh [28]. Can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện kết quả thai nghén, mức khác biệt cân nặng sơ sinh giữa hai nhóm là 26 g (p > 0,05). Tuy nhiên nếu phân nhóm nhỏ theo chỉ số khối cơ thể cùng thời gian ăn bổ sung kéo dài từ 90 ngày trước khi có thai cho đến khi sinh, nhóm mẹ có chỉ số khối cơ thể trên 21,8 sinh con có cân nặng sơ sinh trung bình lớn hơn 113 g so với nhóm mẹ có chỉ số khối cơ thể dưới 18,6. Sự khác biệt về cân nặng sơ sinh không được quan sát thấy giữa nhóm có chỉ số khối cơ thể thấp và nhóm có chỉ số khối cơ thể trung bình (18,6 - 21,8). Điều này cho thấy tác động của dinh dưỡng của người mẹ trước khi có thai đến kết quả thai nghén chịu ảnh hưởng bởi cân nặng của người mẹ trước khi có thai. Một nghiên cứu khác mới được Ramakrishnan và cộng sự thực hiện gần đây ở Thái Nguyên bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ từ trước và trong khi có thai đến khi sinh cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi [172]. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng kéo dài từ 6 tháng trước khi có thai cho đến khi sinh chưa cho thấy hiệu quả cải thiện cân nặng sơ sinh cũng như tỉ lệ sinh non và tỉ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy hiệu quả cải thiện kết quả thai nghén rõ rệt khi can thiệp dinh dưỡng trên phụ nữ có thai. Phân tích tổng hợp 29 thử nghiệm can thiệp dinh dưỡng ngẫu nhiên có đối chứng trên phụ nữ có thai của Ellie Gresham và cộng sự [173] cho thấy các can thiệp bằng thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng có hiệu quả cải thiện cân nặng sơ sinh và giảm tỉ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp dưới 2500 g. Tất cả các can thiệp bằng khẩu phần ăn đều cho kết quả cải thiện cân nặng (p < 0,01) và chiều dài sơ sinh (p < 0,05) cũng như tỉ lệ trẻ sơ sinh thấp cân (p < 0,01). Can thiệp bằng khẩu phần ăn đặc biệt có hiệu quả ở các quốc gia có thu nhập thấp và trên cộng đồng đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Tác giả đã kết luận rằng cần có thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng có chất lượng cao để đánh giá các can thiệp bằng khẩu phần ăn, từ đó tìm ra khẩu phần ăn của mẹ tối ưu nhất cho sự phát triển của thai nhi và của trẻ nhỏ.

Tỉ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ trên địa bàn nghiên cứu bị thiếu năng lượng trường diễn giảm đi trong thập kỷ qua, giảm từ hơn 51% năm 2006 [174] so với gần 25% trong nghiên cứu của chúng tôi. Sự cải thiện trọng lượng cơ thể và tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ có thể phản ánh sự cung cấp lương thực đã được cải thiện trong thập kỷ qua. Năm 2008, phụ nữ nông thôn Việt Nam ở độ tuổi sinh đẻ huyện Cẩm Khê đã tiêu thụ khoảng 1500 kcal/ngày, thấp hơn 300 kcal/ngày so với phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi. Mặc dù lượng năng lượng tiêu thụ của mẹ và chỉ số khối cơ thể trung bình tăng lên trong thập kỷ qua nhưng trọng lượng của trẻ sơ sinh không thay đổi nhiều. Trong giai đoạn 2003 - 2006, trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh ở Phú Thọ là 3028 g [174], không khác nhiều so với mức trung bình 2970 g trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này đặt ra câu hỏi là tại sao tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của phụ nữ tuổi sinh đẻ đã tăng lên rõ rệt nhưng cân nặng sơ sinh của trẻ trong thời gian qua không được cải thiện? Việc tìm ra nguyên nhân có thể góp phần lý giải tại sao can thiệp bổ sung thực phẩm tự nhiên giàu vi chất dinh dưỡng từ trước và trong khi có thai chưa cải thiện kết quả thai nghén.

Tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn uống của người mẹ trước và trong khi có thai là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chỉ số như trung bình cân nặng, chiều dài nằm, z-score cân nặng theo tuổi, chiều dài nằm theo tuổi, cân nặng theo chiều dài nằm và tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm được sử dụng để đánh giá hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu dinh dưỡng cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ 24 tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp có tác dụng cải thiện mức tăng cân của trẻ khi được 24 tuần tuổi. Trẻ thuộc nhóm can thiệp có cân nặng trung bình cao hơn so với cân nặng trung bình của trẻ thuộc nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện cân nặng, chiều dài nằm, z-score trung bình cũng như tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm ở trẻ 24 tuần tuổi.

Trẻ được khuyến nghị bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Khi có thai, người mẹ cần tiêu thụ thêm các chất dinh dưỡng so với phụ nữ tuổi sinh đẻ cùng lứa tuổi và loại hình lao động để cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển và dự trữ cho trẻ bú mẹ sau này. Mức tăng cân nặng và chiều dài nằm khi trẻ được 24 tuần tuổi so với khi sinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của khẩu phần ăn của người mẹ trước và trong khi có thai. Mặc dù can thiệp không cho thấy hiệu quả cải thiện kết quả thai nghén cũng như cân nặng và chiều dài nằm trung bình của trẻ 24 tuần tuổi nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức tăng cân nặng khi trẻ được 24 tuần tuổi của cả trẻ nam và trẻ nữ đều có xu hướng cao hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Xét chung cho toàn bộ trẻ khi được 24 tuần tuổi, trẻ thuộc nhóm can thiệp tăng 275 g cao hơn so với trẻ thuộc nhóm chứng (4350 ± 920 g so với 4075 ± 647 g, p < 0,05).

Bên cạnh dinh dưỡng của người mẹ trước và trong khi có thai, mức tăng cân sau sinh của trẻ còn phụ thuộc vào thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Tỉ lệ trẻ được nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn giảm dần theo thời gian, tỉ lệ này trong 1 tháng đầu là 75,4%, 3 tháng đầu là 52,1%, và 6 tháng đầu giảm xuống chỉ đạt 4,2%. Các kháng thể có trong sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng của trẻ. Cùng với tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ giảm dần là tỉ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn tăng lên. Trong số 144 trẻ tham gia nghiên cứu, có 26,4% số trẻ có bị mắc một trong hai bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ là tiêu chảy và viêm đường hô hấp trong 24 tuần đầu sau sinh. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa trẻ thuộc nhóm can thiệp và trẻ thuộc nhóm chứng về tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cũng như tỉ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, mô hình hồi quy cũng chưa cho thấy mối tương quan giữa tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 3 tháng đầu, trong 6 tháng đầu và tỉ lệ mắc bệnh trong 24 tuần đầu sau sinh với mức tăng cân nặng cũng như chiều dài nằm của trẻ khi được 24 tuần tuổi. Như vậy, can thiệp đã cho thấy hiệu quả thực sự trong việc cải thiện mức tăng cân của trẻ khi được 24 tuần tuổi.

Cho đến nay có rất ít nghiên cứu can thiệp từ trước và trong khi có thai tới kết quả thai nghén và sự tăng trưởng của trẻ. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự như nghiên cứu tại Mumbai Ấn Độ [28] và nghiên cứu tại Thái Nguyên, Việt Nam [175]. Ngoài nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu tại Mumbai, Ấn Độ dường như là nghiên cứu duy nhất sử dụng bữa ăn phụ chế biến từ thực phẩm tự nhiên giàu vi chất dinh dưỡng bổ sung cho phụ nữ từ trước khi có thai, tuy nhiên nghiên cứu cũng chưa cho thấy hiệu quả cải thiện kết quả thai nghén và sự phát triển của trẻ [28]. Một nghiên cứu khác được Nguyễn Hồng Phương và cộng sự thực hiện tại Thái Nguyên bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ từ trước khi có thai và kéo dài cho đến khi sinh [172], [176]. Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp không có hiệu quả cải thiện kết quả thai nghén, tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển ở toàn bộ trẻ dưới 24 tháng tuổi. Can thiệp có tác dụng cải thiện sự tăng trưởng tuyến tính và sự phát triển vận động của trẻ ở thời điểm 24 tháng tuổi. Can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt tình trạng dinh dưỡng của trẻ khi được 3, 6, 9, 12 hay 18 tháng tuổi.

Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu tại Thái Nguyên cũng như nghiên cứu của chúng tôi là tại sao can thiệp không cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh nhưng lại có hiệu quả cải thiện sự tăng trưởng của trẻ sau này? Việc bổ sung kéo dài từ trước khi có thai đến khi sinh giúp tăng tích lũy các chất dinh dưỡng ở người mẹ có thể là nguyên nhân gây lên tác động lâu dài đến sự tăng trưởng sau này của trẻ. Kết quả nghiên cứu hồi cứu cho thấy con của người mẹ chịu nạn đói ngay trước khi có thai có điểm nhận thức thấp [35] và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành [34]. Như vậy, khẩu phần ăn của phụ nữ trước và trong khi có thai có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ, cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu để có thể đánh giá được hiệu quả lâu dài của việc bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu vi chất từ trước khi có thai đến khi sinh tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Ngoài các nghiên cứu can thiệp kéo dài từ trước khi có thai cho đến khi sinh, một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tác động của bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ khi có thai đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các nước có thu nhập thấp. Kết quả nghiên cứu rất đa dạng. Một số nghiên cứu cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Lanou H. và cộng sự sử dụng gói bổ sung lipid và các vi chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung cho phụ nữ trong thời kì có thai không tìm thấy tác dụng tích cực đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh trong một năm đầu đời [144]. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Per Ashorn và cộng sự tại Malawi, việc sử dụng gói bổ sung lipid và các vi chất dinh dưỡng cần thiết trong sáu tháng cuối của thai kì chưa cho thấy ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của đến 18 tháng tuổi [32].

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác đã cho thấy tác động tích cực của can thiệp bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ khi có thai đối với sự phát triển của trẻ trong 5 năm đầu đời. Nghiên cứu của Roberfroid D. và cộng sự bổ sung đa vi chất UNIMMAP (UNICEF/WHO/United Nations University multiple micronutrient supplement for pregnant and lactating women) cho 1294 phụ nữ khi có thai có hiệu quả cải thiện tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở toàn bộ trẻ dưới 30 tháng tuổi [177]. Can thiệp cũng cho thấy hiệu quả cải thiện z-core cân nặng theo chiều dài nằm và z-score vòng đầu theo tuổi ở trẻ lúc được 1 tuổi. Kết quả nghiên cứu của Kusin J.A. và cộng sự lại cho thấy việc bổ sung sản phẩm cao năng lượng trong quý ba của thai kì có tác dụng cải thiện cân nặng và chiều dài của trẻ từ lúc trẻ được 3 tháng tuổi và hiệu quả được kéo dài cho đến khi trẻ được 60 tháng tuổi [143]. Nghiên cứu của Khan A.I. và cộng sự tại Bangladesh cho thấy việc bổ sung thực phẩm sớm khi có thai mặc dù không cho thấy hiệu quả cải thiện kết quả thai nghén nhưng có hiệu quả cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ nam từ khi sinh cho đến khi trẻ được 54 tháng tuổi. Nghiên cứu cũng cho thấy việc bổ sung đa vi chất cho phụ nữ khi có thai thậm chí còn làm tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ so với nhóm được bổ sung sắt và acid folic trong thời gian có thai [141].

Nếu chỉ tính riêng những đối tượng bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) ở thời điểm chưa có thai, bắt đầu tham gia nghiên cứu, nghiên cứu cho thấy can thiệp có hiệu quả cải thiện z-score cân nặng theo tuổi ở trẻ 24 tuần tuổi (p < 0,05). Z-score cân nặng theo chiều dài nằm của trẻ ở nhóm can thiệp có xu hướng được cải thiện hơn so với trẻ ở nhóm chứng với p < 0,1. Điều này không xảy ra trên toàn bộ 144 đối tượng cũng như ở nhóm đối tượng có tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI > 18,5) trước khi có thai.

Điều này cũng có thể lý giải là phụ nữ bị thiếu năng lượng trường diễn thường do không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong thời gian dài. Việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cũng như một phần nhỏ năng lượng trong thời gian tham gia nghiên cứu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và tăng cường tích lũy các chất dinh dưỡng khi có thai và lượng chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ cho trẻ bú sau sinh. Từ đó có tác động tích cực đến sự tăng trưởng của trẻ khi được 24 tuần tuổi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả phân tích hệ thống các nghiên cứu bổ sung sản phẩm cân bằng protein năng lượng cho phụ nữ có thai trong nghiên cứu của Aamer Imdad và Zulfiqua A. Bhutta, việc bổ sung có hiệu quả đặc biệt ở nhóm phụ nữ ban đầu bị thiếu năng lượng trường diễn [142]. Nghiên cứu của Tofail F. và cộng sự tại Bangladesh cũng cho thấy việc bổ sung thực phẩm sớm cho phụ nữ khi có thai có hiệu quả cải thiện sự phát triển của trẻ lúc 7 tháng tuổi ở nhóm trẻ có mẹ bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) trước khi có thai, điều này không xảy ra đối với trẻ có mẹ có tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI > 18,5) trước khi có thai [178]. Ngoài ra, Usha Ramakrishnan và cộng sự phân tích hệ thống các nghiên cứu cũng cho thấy, so với nhóm chứng, bổ sung sản phẩm cân bằng protein năng lượng có tác động dương tính đến cân nặng sơ sinh trung bình (tăng 73 g, 95%CI: 30-117), tác động này rõ rệt hơn trên phụ nữ bị thiếu dinh dưỡng [99].



Như vậy, can thiệp bổ sung thực phẩm tự nhiên, tại chỗ, giàu sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12 trước và trong khi có thai cho thấy hiệu quả cải thiện mức tăng cân khi trẻ được 24 tuần tuổi nhưng chưa cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi có thai, kết quả thai nghén, chiều dài, z-score trung bình cũng như tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ khi được 24 tuần tuổi. Riêng với nhóm phụ nữ bị thiếu năng lượng trường diễn ở thời điểm trước có thai, khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, can thiệp bổ sung thực phẩm giúp cải thiện z-score cân nặng theo tuổi khi trẻ được 24 tuần tuổi và can thiệp cũng cho thấy xu hướng cải thiện mức tăng cân của phụ nữ khi có thai.

    1. Hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi

Nghiên cứu tiến hành loại bỏ các đối tượng tự uống bổ sung viên sắt acid folic hoặc viên đa vi chất khi có thai cũng như các đối tượng bị nhiễm trùng tại các thời điểm thu thập số liệu để phân tích đánh giá hiệu quả của can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tình trạng thiếu máu ở PNCT và ở trẻ 24 tuần tuổi. Sử dụng các chỉ số như tỉ lệ thiếu máu, hemoglobin trung bình và một số chỉ số có liên quan để đánh giá hiệu quả can thiệp tới tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai và trẻ 24 tuần tuổi.

      1. Hiệu quả của can thiệp tới tình trạng thiếu máu và một số chỉ số liên quan ở phụ nữ có thai

Nghiên cứu bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu sắt, kẽm, vitamin A, folate và vitamin B12 5 ngày/tuần cho phụ nữ từ trước khi có thai cho đến khi sinh cho thấy can thiệp có tác động lên tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ khi thai 32 tuần, chỉ số hiệu quả can thiệp là 29,6%. Ngoài ra, can thiệp bổ sung thực phẩm cũng cho thấy hiệu quả cải thiện nồng độ cobalamin huyết thanh ở thời điểm thai 32 tuần. Can thiệp chưa cho thấy hiệu quả cải thiện nồng độ hemoglobin và nồng độ folate huyết thanh trung bình ở phụ nữ khi có thai. Can thiệp cũng không cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu và một số chỉ số có liên quan ở nhóm đối tượng trước khi có thai bị thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5)

Nồng độ hemoglobin trung bình giảm rõ rệt khi có thai có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm nghiên cứu. Nồng độ hemoglobin của phụ nữ có thai trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Bích Nga [56]. Nồng độ hemoglobin của phụ nữ ở cả hai nhóm nghiên cứu giảm đi khi thai được 16 tuần và duy trì hầu như không thay đổi khi thai 32 tuần. Sự khác biệt về nồng độ hemoglobin giữa hai nhóm ở cả hai thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần cũng như thay đổi nồng độ hemoglobin khi thai 32 tuần so với thời điểm ban đầu đều không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Hanieh S. và cộng sự tại Hà Nam [179]. Nghiên của tại Hà Nam cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ hemoglobin khi bổ sung sắt acid foic hàng ngày hay bổ sung đa vi chất cho phụ nữ có thai. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Phương và cộng sự tại Thái Nguyên bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai cũng không cho thấy hiệu quả cải thiện nồng động hemoglobin trung bình của phụ nữ khi có thai [180]. Nghiên cứu của Reina Engle-Stone và cộng sự tại Cameroon sử dụng bột mì có bổ sung vitamin A, sắt, kẽm, folic acid và vitamin B12, việc sử dụng bột mì có tăng cường vi chất góp phần cải thiện rõ rệt lượng tiêu thụ các vi chất có trong khẩu phần ăn [181]. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau một năm sử dụng bột mì tăng cường vi chất, tỉ lệ thiếu máu ở người mẹ được cải thiện đáng kể (46,7% so với 39,1%, p = 0,01), nhưng nồng độ hemoglobin trung bình và tỉ lệ thiếu máu ở trẻ không khác so với trước khi sử dụng. Tuy nhiên, kết quả phân tích có hệ thống các nghiên cứu bổ sung sắt cho phụ nữ có thai của Albert L. Siu và cộng sự cho thấy một số can thiệp bổ sung sắt có hiệu quả cải thiện nồng độ Hb trung bình ở phụ nữ có thai [182].

Nghiên cứu sử dụng ngưỡng hemoglobin dưới 12,0 g/dL ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và dưới 11,0 g/dL ở phụ nữ có thai để đánh giá tình trạng thiếu máu. Nghiên cứu chưa cho kết quả cải thiện rõ rệt tỉ lệ thiếu máu khi có thai (không khác biệt có ý nghĩa thống kê) ở nhóm phụ nữ được bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng 5 ngày/ tuần từ trước khi có thai cho đến khi sinh so với nhóm phụ nữ không được bổ sung thực phẩm. Nghiên cứu cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Hồng Phương và cộng sự tại Thái Nguyên khi bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cũng chưa cho tác dụng cải thiện tỉ lệ thiếu máu, nồng độ hemoglobin trung bình nhưng có tác dụng cải thiện dự trữ sắt so với nhóm phụ nữ chỉ được bổ sung sắt acid folic [180].

Tỉ lệ thiếu máu của phụ nữ khi chưa có thai trong nghiên cứu của chúng tôi khoảng 24%, cao hơn tỉ lệ thiếu máu của phụ nữ 20-29 tuổi ở Bắc Giang [10] và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Thái Nguyên [180]. Tại thời điểm ban đầu khi phụ nữ chưa có thai, tỉ lệ thiếu máu của nhóm can thiệp có cao hơn so với nhóm chứng nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thông kê (25,4% so với 23,3%, p > 0,05). Tỉ lệ thiếu máu của phụ nữ tham gia nghiên cứu khi thai 16 và thai 32 tuần giữa hai nhóm không khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, nếu xét riêng từng nhóm, tỉ lệ thiếu máu của phụ nữ tham gia nghiên cứu ở nhóm can thiệp giảm dần khi có thai trong khi tỉ lệ này ở nhóm chứng có giảm nhẹ khi thai 16 tuần nhưng lại tăng lên khi thai 32 tuần. So sánh giữa thời điểm thai 32 tuần với thời điểm ban đầu trước khi có thai, chỉ số hiệu quả thô ở nhóm can thiệp của nghiên cứu đạt 18,9% trong khi chỉ số này ở nhóm chứng là -10,7%. Chỉ số hiệu quả thực của can thiệp là 29,6%. Như vậy, can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai có hiệu quả hơn 29,6% đến tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai 32 tuần tuổi thuộc nhóm can thiệp so với thuộc nhóm chứng.

Gần phần tư số đối tượng ở thời điểm bắt đầu tham gia nghiên cứu bị thiếu máu. Tình trạng thiếu máu của phụ nữ trước khi có thai là một trong những chỉ điểm quan trọng tới nồng độ hemoglobin và tỉ lệ thiếu máu của mẹ trong suốt quá trình mang thai. Kết quả phân tích cho thấy trong số các đối tượng bị thiếu máu trước khi có thai, có tới 45,2% đối tượng tiếp tục duy trì tình trạng bị thiếu máu khi thai được 32 tuần trong khi con số này ở nhóm đối tượng không bị thiếu máu trước khi có thai là 20,7%. Thông thường, tỉ lệ thiếu máu tăng lên khi có thai [15], [78]. Tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai Việt Nam năm 2015 lần lượt là 25,5% và 32,8% [15]. Nghiên cứu tại Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai quý thứ 3 của thai kì tăng thêm xấp xỉ 13% so với trước khi có thai ngay cả khi đối tượng được bổ sung đa vi chất, acid folic, hoặc hỗn hợp sắt acid folic cho phụ nữ trước và trong khi có thai [180]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù tỉ lệ thiếu máu ở thời điểm thai 32 tuần giữa hai nhóm không khác nhau có ý nghĩa thống kê nhưng tỉ lệ thiếu máu của đối tượng thuộc nhóm can thiệp lại giảm đi trong khi tỉ lệ thiếu máu ở nhóm chứng tăng lên, điều này cho thấy tính ưu việt của việc bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng so với bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ khi có thai. Thực phẩm không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng đã được biết là cần thiết để cải thiện tình trạng thiếu máu như sắt, folate, vitamin B12, vitamin C mà trong thực phẩm còn chứa nhiều chất khác với tỉ lệ cân đối có thể cho hiệu quả tốt hơn đến cải thiện tình trạng thiếu máu so với chỉ bổ sung vi chất dinh dưỡng. Can thiệp bổ sung thực phẩm đã bước đầu cho hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai.

Một trong những kết quả của việc không tiêu thụ đủ các vi chất dinh dưỡng là làm giảm việc sinh tổng hợp hemoglobin, biểu hiện của thiếu máu dinh dưỡng. Folate và vitamin B12 (cobalamin) cũng là những chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Thiếu folate và vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu to ở người đã được quan sát từ cuối thế kỷ XIX. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu, tại cả ba thời điểm ban đầu trước khi có thai, khi thai 16 tuần và thai 32 tuần, chỉ có 1 đối tượng thuộc nhóm chứng bị thiếu folate khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, không có đối tượng nào bị thiếu folate ở thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần. Tại cả ba thời điểm thu thập số liệu, không có đối tượng nào thuộc cả hai nhóm nghiên cứu bị thiếu cobalamin. Không thấy được ảnh hưởng của can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới tỉ lệ thiếu folate và cobalamin của phụ nữ khi có thai.

Nồng độ folate huyết thanh tăng lên khi thai 16 tuần ở các đối tượng của cả hai nhóm nghiên cứu, sau đó giảm nhẹ khi thai 32 tuần ở đối tượng thuộc cả nhóm can thiệp và nhóm chứng nhưng vẫn cao hơn so với thời điểm trước khi có thai. Xét riêng từng thời điểm, nồng độ folate huyết thanh ở nhóm can thiệp ở cả thời điểm thai 16 tuần và thai 32 tuần đều cao hơn so với nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm chưa có ý nghĩa thông kê. Can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai chưa cho thấy hiệu quả cải thiện nồng độ folate huyết thanh trung bình ở phụ nữ khi có thai. Nghiên cứu của Reina Engle-Stone và cộng sự tại Cameroon [181] cho kết quả trái ngược với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Việc sử dụng bột mì có bổ sung vitamin A, sắt, kẽm, folic acid và vitamin B12 ở phụ nữ giúp nồng độ folate trong huyết tương trung bình tăng 250% (47 so với 15 nmol/L) có ý nghĩa thống kê.

Thông thường, khi có thai nồng độ folate huyết thanh giảm đi và đạt mức thấp nhất khi sinh nếu người phụ nữ không được bổ sung folate [183], và dự trữ folate sẽ cạn kiệt trong vòng tối đa 3 tháng nếu khẩu phần của mẹ không cung cấp folate [184]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ folate tăng lên khi có thai, kể cả với đối tượng thuộc nhóm chứng không được bổ sung thực phẩm giàu folate. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng folate có trong khẩu phần của phụ nữ trước khi có thai đáp ứng được trung bình khoảng 80% nhu cầu khuyến nghị [138]. Mức tiêu thụ folate có trong khẩu phần của đối tượng thuộc nhóm chứng không tăng lên khi có thai trong khi thực phẩm bổ sung của nghiên cứu giúp tăng có ý nghĩa mức tiêu thụ folate của đối tượng thuộc nhóm can thiệp. Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự tương quan giữa mức tiêu thụ folate khẩu phần và nồng độ folate huyết thanh ở phụ nữ khi có thai. Phân tính mối tương quan giữa hàm lượng folate huyết thanh với homocystein huyết thanh, homocystein huyết thanh với pyridoxal phosphat huyết thanh và với cobalamin huyết thanh cho thấy số liệu folate huyết thanh tại các thời điểm là chính xác. Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao nồng độ folate huyết thanh không giảm như thường lệ mà lại tăng lên khi có thai?

Nồng độ folate huyết thanh cả trước và trong khi đang có thai của các đối tượng tham gia nghiên cứu đều khá cao so với một số nghiên cứu khác [185], [8], [131], [186]. Mức tiêu thụ rau và quả chín các loại, là những thực phẩm chính cung cấp folate trong khẩu phần tại ba thời điểm là trước khi có thai, thai 16 tuần và thai 32 tuần của phụ nữ tham gia nghiên cứu trung bình đều đạt trên 450 g/ngày, cao hơn so với bình quân đầu người tính trên toàn quốc và ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc [4], cao hơn so với các nghiên cứu trên phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ở Hòa Bình [9] và Sơn Tây, Hà Nội [6]. Với mức khuyến cáo cho người trưởng thành ở Việt Nam là trung bình 3-4 đơn vị rau mỗi ngày và 3 đơn vị quả chín các loại [138] thì mức tiêu thụ rau quả các loại của các đối tượng tham gia nghiên cứu đã đạt được so với nhu cầu khuyến nghị. Đây có thể là nguyên nhân chính giúp cải thiện nồng độ folate huyết thanh và tỉ lệ thiếu folate của phụ nữ khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để giải thích việc nồng độ folate huyết thanh tăng lên khi có thai. Cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn về thói quen ăn uống và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng folate huyết thanh để giải thích hiện tượng trên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thời điểm ban đầu, nồng độ cobalamin huyết thanh của phụ nữ thuộc nhóm can thiệp và nhóm chứng không khác nhau có ý nghĩa. Khi có thai, nồng độ cobalamin huyết thanh giảm dần, tỉ lệ nghịch với tuổi thai ở cả hai nhóm nghiên cứu. Kết quả này tương tự như một số nghiên cứu khác, nồng độ cobalamin huyết thanh giảm dần khi có thai và xuống mức thấp nhất khi sinh [187], [188]. Xét riêng từng thời điểm, ở thời điểm 32 tuần, nồng độ cobalamin trung bình của phụ nữ nhóm can thiệp lớn hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Can thiệp cho thấy hiệu quả cải thiện nồng độ cobalamin huyết thanh khi có thai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu tại Cameroon [181] sử dụng bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng trong đó có vitamin B12, việc sử dụng bột mì có tăng cường vi chất dinh dưỡng góp phần cải thiện rõ rệt nồng độ cobalamin, nồng độ cobalamin trong huyết tương và sữa mẹ trung bình cao hơn trên 50% sau thời gian một năm sử dụng bột mì của nghiên cứu. Việc bổ sung 50 mcg vitamin B12 hàng ngày qua đường uống ở PNCT dưới 14 tuần tại Ấn Độ của Duncan C. và cộng sự [145] cũng cho tác động cải thiện nồng độ vitamin B12 huyết thanh ở cả quý thứ hai (216 so với 111 pmol/L, p < 0,001) và quý thứ ba (184 so với 105 pmol/L, p < 0,001) của thai kì.

Tính chung cả trước khi có thai và khi thai được 16 và 32 tuần tuổi, chỉ có 1 đối tượng bị thiếu folate ở thời điểm trước khi có thai và không đối tượng nào bị thiếu cobalamin tại bất cứ thời điểm nào. Có tới 72% số đối tượng không đáp ứng được nhu cầu folate trước khi có thai và tỉ lệ này khi có thai là trên 77%. Tỉ lệ số đối tượng không đáp ứng được nhu cầu vitamin B12 ở ba thời điểm trước khi có thai, khi thai 16 tuần và thai 32 tuần lần lượt 56%, 52% và 73%. Mặc dù tỉ lệ số đối tượng không đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về folate và vitamin B12 không thấp nhưng nếu dựa vào kết quả xét nghiệm, dường như thiếu folate và thiếu cobalamin không phải là vấn đề đáng quan tâm đối với cả phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ ở khu vực nghiên cứu. Cần có những nghiên cứu tiếp theo và sâu hơn để giải thích hiện tượng nồng độ folate huyết thanh tăng lên khi có thai và ngoài lượng folate, vitamin B12 có trong khẩu phần, còn có những yếu tố nào thực sự tác động tới tình trạng folate và cobalamin huyết thanh ở phụ nữ khu vực nghiên cứu.

Như vậy, can thiệp bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai chưa cho thấy hiệu quả tới nồng độ hemoglobin và sự thay đổi nồng độ hemoglobin trung bình khi có thai. Can thiệp có hiệu quả hơn 29,6% đến tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai 32 tuần tuổi thuộc nhóm can thiệp so với thuộc nhóm chứng. Thiếu folate và cobalamin không phải là vấn đề lớn cần đặc biệt quan tâm ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai ở khu vực nghiên cứu. Can thiệp có tác động cải thiện nồng độ cobalamin huyết thanh ở phụ nữ có thai 32 tuần (p < 0,05).

      1. Каталог: FileUpload -> Documents -> 2017
        Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
        Documents -> TỔng cục dạy nghề
        Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
        Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
        Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
        Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
        2017 -> ĐỂ CẢi thiện tình trạng thiếu máu của phụ NỮ CÓ thai luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG
        2017 -> VỚi sắt acid folic lên tình trạng dinh dưỠng của phụ NỮ mang thai và TĂng trưỞng của trẻ

        tải về 3.27 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương