Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM



tải về 1.55 Mb.
trang19/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

2. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
2.1. Bộ máy nhà nước và các kiểu tổ chức bộ máy nhà nước

  1. Bộ máy nhà nước hiện đại được tổ chức thành các cơ quan nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng Nhà nước. Có thể phân loại Bộ máy nhà nước thành ba hệ thống cơ quan Nhà nước, đó là hệ thống các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

  • Hệ thống các cơ quan lập pháp là các cơ quan quyền lực Nhà nước, bao gồm Quốc hội (hoặc Nghị viện) và các hội đồng địa phương.

  • Hệ thống các cơ quan hành pháp là các cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm Chính phủ (hay Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương.

  • Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử (hệ thống tòa án).

Trong xã hội có nhiều tổ chức khác nhau, nhà nước là một tổ chức trong hệ thống chính trị của xã hội. Tuy nhiên tổ chức nhà nước khác với các tổ chức xã hội khác là có quyền lực Nhà nước, có nhiệm vụ, chức năng Nhà nước và thẩm quyền theo quy định của pháp luật, có hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Tuỳ thuộc vào tính chất, nhiệm vụ, chức năng và mục tiêu hoạt động của nhà nước cũng như hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, truyền thống dân tộc, tình hình kinh tế, chính trị…mà mỗi nhà nước có cách thức tổ chức bộ máy nhà nước mang những nét đặc thù riêng. Trong lịch sử đến nay đã có các kiểu tổ chức nhà nước sau đây:

  • Nhà nước quân chủ (absolute Monarchie): là hình thức Nhà nước mà quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung hoàn toàn trong tay nhà vua (nguyên thủ quốc gia) theo nguyên tắc thế tập (truyền ngôi).

  • Nhà nước quân chủ hạn chế (konstitutionelle Monarchie): còn gọi là “Nhà nước quân chủ lập hiến” hay “nhà nước quân chủ đại nghị”, là hình thức nhà nước mà quyền lực của nhà Vua bị hạn chế, nhường quyền lực cho các thiết chế khác của Nhà nước (Quốc hội, Nghị viện, Chính phủ). Hiến pháp là văn bản thể hiện sự hạn chế này.

  • Nhà nước cộng hòa: Trong chính thể cộng hoà, nguyên thủ quốc gia là do bầu cử.

  • Nhà nước cộng hòa quý tộc: là hình thức Nhà nước trong đó các cơ quan đại diện là do tầng lớp quý tộc bầu ra.

  • Nhà nước cộng hòa dân chủ: là hình thức Nhà nước trong đó các cơ quan đại diện là do nhân dân bầu ra.

  • Nhà nước cộng hòa đại nghị: Trong Nhà nước hình thức này, nghị viện có quyền lực rất lớn và nguyên thủ quốc gia là do nghị viện bầu ra, Chính phủ do đảng nắm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ. Các nước theo chế độ này: CHLB Đức (từ 1949), Áo (từ 1955), Cộng hòa Séc (từ 1993), Đông Timor (1999), Hungary (1990), Ấn Độ (1950), Italia (từ 1948), Ba Lan (1990), Bồ Đào Nha (1976), Singapore (1965), Thổ Nhĩ Kỳ (từ 1923), Cộng hòa Nam Phi (từ 1961)…

  • Nhà nước cộng hòa tổng thống: Trong Nhà nước hình thức này, nguyên thủ quốc gia (tổng thống) đứng đầu hành pháp, có rất nhiều quyền lực. Tổng thống do nhân dân bầu ra, hoặc bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng hình thức gián tiếp (thông qua đại cử tri). Các thành viên Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Các nước hiện nay theo chế độ này: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Uruguay, Brazil, Afghanistan, Colombia, Indonesia, Iran, Chile, Paraguay, Venezuela, Mexico, Nigeria, Philippines…

  • Nhà nước cộng hòa lưỡng tính (bán tổng thống): Nhà nước hình thức này mang đặc trưng của cả cộng hòa nghị viện lẫn cộng hòa tổng thống. Tổng thống do dân bầu (trực tiếp hoặc gián tiếp); Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người lãnh đạo nội các; Nội các do Thủ tướng đứng đầu, do Nghị viện thành lập, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống; Tổng thống có quyền giải tán Nghị viện. Chính thể ở Pháp và Nga là điển hình cho loại hình cộng hoà lưỡng tính.

  • Nhà nước đơn nhất: Trong Nhà nước hình thức này, hệ thống cơ quan Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương tới địa phương, hệ thống pháp luật thống nhất, các chính quyền địa phương hoạt động trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương và thường được xem là cấp dưới của chính quyền trung ương. Ví dụ: Việt Nam, Pháp, Trung Quốc.

  • Nhà nước liên bang: Trong Nhà nước hình thức này, ngoài hệ thống pháp luật chung của toàn quốc, mỗi địa phương có thể có pháp luật riêng; ngoài hệ thống cơ quan Nhà nước chung, mỗi địa phương có thể có hệ thống cơ quan Nhà nước riêng. Quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là quan hệ đối đẳng. Ví dụ: Nhà nước liên bang Hoa Kỳ, Nhà nước Cộng hòa liên bang Đức.

  • Nhà nước liên hiệp (Hay còn gọi là nhà nước liên minh): Đây là sự liên kết tạm thời giữa các nhà nước để nhằm thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ các nhà nước có thể trở thành các nhà nước đơn nhất hoặc nhà nước liên bang. Ví dụ: Tháng 10/ 1776 Hội đồng lục địa (Chính quyền tư sản liên bang) Hoa Kỳ đã ban hành các điều khoản của liên bang. Theo các điều khoản này nhà nước tư sản Mỹ là một nhà nước liên minh. Chính quyền tư sản liên bang muốn giải quyết về vấn đề gì quan trọng phải được 9/13 bang đồng ý. Tháng 5/1787 Hội nghị toàn liên bang được triệu tập đã xóa bỏ các Điều khoản liên bang, xây dựng một nhà nước liên bang và một bản Hiến pháp chung cho toàn liên bang

  • Nhà nước Cộng hòa XHCN, là nhà nước cộng hòa dân chủ định hướng phát triển CNXH, như tổ chức bộ máy nhà nước CHXHVN Việt Nam.


tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương