Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam



tải về 1.55 Mb.
trang18/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.2.5. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
a) Khái niệm Nhà nước pháp quyền
- Pháp quyền thường có định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Pháp quyền là một nguyên tắc bắt nguồn một cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật và pháp luật được tôn trọng đều phải được dựa trên những nguyên tắc căn bản, có thể được phát hiện ra để hình thành nguyên tắc ấy một cách khách quan, không thể được tạo ra theo ước muốn chủ quan.
Ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc cho rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật đã được ban hành, các luật đó được thông qua và thực thi theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý. Nội dung nguyên tắc này giới hạn quyền lực của nhà nước, chống lạm quyền từ phía nhà nước, nhà nước chỉ được thực hiện những việc mà pháp luật cho phép, công dân được là bất cứ việc gì pháp luật không ngăn cấm. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay tập thể lãnh đạo. Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ. Samuel Rutherford là một trong những tác giả đưa ra nguyên tắc pháp quyền từ rất sớm bằng việc đưa ra những nền tảng lý thuyết về pháp quyền trong cuốn Lex, Rex (1644), sau này là Montesquieu trong cuốn Tinh thần Pháp luật xuất bản năm 1748.
Ở Châu Âu tư tưởng pháp quyền thường, nhưng không phải luôn luôn, có liên hệ với Rechtsstaat (Nhà nước pháp quyền - Đức). Theo tư tưởng Anh- Mỹ Anglo, pháp quyền có quan hệ mật thiết với tam quyền phân lập, tính chắc chắn của pháp luật, nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật.
Tuy nhiên không ít tranh luận với các ý kiến khác nhau cho thấy cụm từ 'Pháp quyền' nhiều khi trở thành vô nghĩa do sự lạm dụng của ý thức hệ và việc sử dụng thuật ngữ này một cách chung chung, trừu tượng. Vì vậy nguyên tắc pháp quyền cần phải được gắn với xác định trách nhiệm trực tiếp của nhà nước, từ đó hình thành khái niệm “Nhà nước pháp quyền”
- Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý, là hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền, trước hết là nhà nước. Nhà nước pháp quyền liên hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. Nhà nước pháp quyền là nhà nước nơi những người được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu thực chất và phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra.
Như vậy, Nhà nước pháp quyền đối lập với các thể chế quân chủ tuyệt đối với thứ quyền lực thần thánh, quyền lực tối thượng và cũng đối lập với các thể chế độc tài, nơi chính quyền hành động bất chấp các quyền và tự do căn bản của con người. Nhà nước pháp quyền cũng không đòi hỏi tất cả luật pháp đều phải là luật thành văn mà đòi hỏi công bằng và công lý phải được bảo đảm. Chẳng hạn như pháp luật Anh Quốc, Hoa Kỳ... dựa trên các tập quán và án lệ là chủ yếu. Trong trường hợp như thế, những người được giao phó quyền lực phải tuân thủ luật pháp theo tập quán với sự tôn trọng các quyền căn bản, cũng giống như đòi hỏi về công bằng và công lý trong hệ thống luật thành văn.
Theo định nghĩa cổ xưa nhất thì Nhà nước pháp quyền là một hệ thống thiết chế mà nơi quyền lực công và trước hết là quyền lực công phải phục tùng pháp luật. Vào đầu thế kỷ 20, nhà luật học người Áo Hans Kelsen đã định nghĩa nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) như là một Nhà nước trong đó các “quy phạm pháp luật được sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn”. Trong mô hình này, mỗi quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn. Sự tồn tại một trật tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất của Nhà nước pháp quyền. Trong khuôn mẫu đó, phạm vi thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực cao hơn. Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là Hiến pháp.
Lý thuyết phân quyền của Montesquieu vốn là nền tảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại theo thể chế nhà nước pháp quyền, khẳng định sự phân chia 3 quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và những giới hạn và sự đối trọng, chế ước lẫn nhau của 3 thứ quyền lực này. Chẳng hạn trong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp (Nghị viện) hạn chế quyền lực của phía hành pháp (Chính phủ). Chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Cũng như thế, hoạt động tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng đối với một số quyết định của chính phủ.
b) Quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như sau:
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
- Nhà nước Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.

Sơ đồ 1: Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương