Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Nhà nước – Trung tâm của hệ thống chính trị



tải về 1.55 Mb.
trang16/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.2.3. Nhà nước – Trung tâm của hệ thống chính trị
a) Nhà nước trong hệ thống chính trị
Trong hệ thống chính trị, nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với xã hội. Theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tồn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; nhà nước là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng. 
b) Bản chất của nhà nước
Bản chất của nhà nước thể hiện dưới hai đặc tính cơ bản: 
Thứ nhất, là tính giai cấp của Nhà nước. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin cho rằng nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào? Nhà nước có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột trên 3 mặt: Kinh tế, chính trị và tư tưởng. Vì vậy, nhà nước tồn tại với hai tư cách: Một là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Hai là tổ chức quyền lực công – tức là nhà nước vừa là người bảo vệ pháp luật vừa là người bảo đảm các quyền của công dân được thực thi. 
Thứ hai là tính xã hội hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước. 
Đồng thời với tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Chẳng hạn, nhà nước giải quyểt các vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai, địch hoạ, về dân tộc, tôn giáo, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và các chính sách xã hội khác.v.v… Bảo đảm trật tự chung - bảo đảm các giá trị chung của xã hội để một đất nước, một quốc gia tồn tại và phát triển. Như vậy, vai trò kinh tế - xã hội là thuộc tính khách quan, phổ biến của Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện cụ thể và thực hiện vai trò đó không giống nhau giữa các nhà nước khác nhau. Vai trò và phạm vi hoạt động của nhà nước phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm của mỗi nhà nước, song phải luôn tính đến hiệu quả và chất lượng hoạt động của nhà nước. Để hoạt động có hiệu quả, nhà nước phải biết thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và biết chọn lĩnh vực hoạt động nào cơ bản mang tính quốc sách và mũi nhọn, thực sự cần thiết để tác động vào sự phát triển toàn bộ xã hội.
c) Vai trò quản lý nhà nước, những đặc trưng cơ bản của nhà nước
Vai trò quản lý nhà nước là tất yếu khách quan, không thể thiếu, nhưng không phải là tất cả, vai trò của nhà nước thông thường được thể hiện hoạt động và quản lý trên các lĩnh vực sau: 
- Ban hành pháp luật và có các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật. 
- Ban hành các chính sách vĩ mô, điều tiết, điều phối các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. 
- Đầu tư, cung cấp hàng hoá, dịch vụ công, một số dịch vụ xã hội cơ bản như cấp phép, kiểm dịch, kiểm định, giám sát, kiểm tra các lĩnh vực.v.v… 
- Giữ vai trò là người bảo vệ những nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội như người già, trẻ em, người khuyết tật.v.v… 
- Hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giao thông; phòng chống thiên tai, bão lụt,v.v… 
Ngày nay phần lớn các nước trên thế giới đều chú ý quan tâm nhiều đến vai trò xã hội của nhà nước, với tư cách là một tổ chức quyền lực công, vì sự tồn vong của cộng đồng xã hội. Theo quan niệm này, đăc trưng cơ bản của nhà nước trong hệ thống chính trị được thể hiện như sau: 
+ Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đăc biệt, được phân chia theo phân bố dân cư và theo theo lãnh thổ, để phục vụ đời sống quốc gia và cộng đồng.
+ Nhà nước đại diện và thực hiện chủ quyền quốc gia, nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ quản lý nhà nước. 
+ Nhà nước quy định thuế và thực hiện việc thu các loại thuế, củng cố và phát triển nền tài chính quốc gia.
d) Các chức năng của nhà nước
Các nhà nước nói chung đều có 2 chức năng cơ bản: Đối nội và Đối ngoại. Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nươc phản ánh bản chất của nhà nước. Nội dung chức năng của nhà nước được xác định phụ thuộc vào đặc điểm tình hình trong nước và quốc tế, có tính chiến lược và trong từng giai đoạn, tuy nhiên chức năng của nhà nước trong hệ thống chính trị hiện đại phải bảo đảm một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Chức năng đối nội: 
+ Bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. 
+ Thực hiện và phát huy quyền tự do dân chủ của nhân dân, thực hiện chủ quyền nhân dân.
+ Tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân.
+ Tổ chức quản lý, giáo dục, văn hóa, khoa học, công nghệ.
+ Xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. 
+ Bảo vệ trật tự pháp luât, tăng cường pháp chế.
- Chức năng đối ngoại: 
+ Bảo vệ tổ quốc, đảm bảo khả năng quốc phòng, đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược. 
+ Củng cố và tăng cường tình hữu nghị hợp tác với các quốc gia XHCN, các nước láng giềng, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng đôc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào việc nội bộ của từng quốc gia.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương