Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


ĐCSVN (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, , tr.117



tải về 1.55 Mb.
trang13/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

ĐCSVN (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, , tr.117.


  • Học viện Quản lý giáo dục (2017), Tài liệu bồi dưỡng CBQL khoa/phòng/bộ môn trường ĐH,CĐ, Hà Nội.

  • Học viện Quản lý giáo dục (2016), Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường phổ thông, Hà Nội.

  • Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội,.

  • Nguyễn Thị Lan, “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Từ quan điểm đến giải pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2016.

  • Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, ngày 4- 11-2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

  • Niên giám thống kê tóm tắt, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2014, tr.249-258.

  • Dương Thị Thanh Xuân, “Nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11-2016.

  • http://www.cemd.ueh.edu.vn


    Chuyên đề 2
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC


    1. NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
    1.1. Khái niệm về chính trị và hệ thống chính trị
    a) Khái niệm về chính trị
    Chính trị là một lĩnh vực quan hệ xã hội liên quan đến việc giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội, thể hiện sự tương tác giữa các chủ thể, các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chung để hình thành quyền lực chính trị. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác, trong xã hội có giai cấp, bản chất của chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền lực nhà nước, vì vậy quyền lực nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị. Nhà nước là một tổ chức quyền lực, nhưng chính trị không chỉ bao gồm quyền lực và các công việc của nhà nước. Có hàng loạt quan hệ chung khác trong quá trình vận động và phát triển xã hội cần xử lý như các quan hệ liên quan đến hệ tư tưởng chính trị, ý thức xã hội, đạo đức xã hội, lợi ích cộng đồng, các nhu cầu tự do và phát triển, các phương án giải quyết khác nhau về các vấn đề chung của xã hội... Vì vậy, bên cạnh nhà nước tồn tại như một tổ chức, trong xã hội còn có các tổ chức chính trị, xã hội tham gia các quan hệ chính trị, hình thành hệ thống chính trị.
    b) Khái niệm Hệ thống chính trị
    Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, là một chỉnh thể các tổ chức hoạt động chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị bao gồm toàn bộ các tổ chức được lập ra để tham gia và thực hiện quyền lực chung của xã hội: quyền lực chính trị.Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định, gọi là hệ thống chính trị.
    Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp và nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong các nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực chính trị, tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị. Khoản 2 điều 2 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 xác định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
    Hệ thống chính trị có các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra các quyết định chính trị. Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức, các thiết chế với tư cách là chủ thể của các quyết định chính trị. Hệ thống chính trị có tính hợp pháp khi hệ thống tổ chức được Hiến pháp, pháp luật quy định, được xã hội và nhà nước thừa nhận, không đối lập với Nhà nước, pháp luật, chế độ chính trị hiện hành. Các tổ chức, thiết chế trong hệ thống có mục địch, chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị; thực hiện hoặc tham gia vào các quyết định chính trị, vào việc thực hiện các chính sách quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt các tổ chức của hệ thống chính trị với các tổ chức có mục đích hoặc chức năng kinh tế – xã hội rất đa dạng khác.
    Kinh nghiệm lịch sử nhiều nước trên thế giới cho thấy cấu trúc của hệ thống chính trị rất đa dạng, nhưng cơ bản bao gồm ba bộ phận: Các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội của nhân dân. Các đảng chính trị hoạt động hợp pháp được Nhà nước bảo trợ nhất định, hoạt động tuân theo luật pháp, nhưng mang tính tự nguyện, tự chủ và tự quyết, có nhiệm vụ lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân vào đời sống chính trị của đất nước. Các đảng chính trị và các tổ chức chính trị-xã hội có thể thực hiện những công việc mà Nhà nước không làm được hoặc làm kém hiệu quả, mang tính “tự quản” rất cao. Ở phần lớn các nước phát triển trên thế giới hiện nay, hệ thống chính trị gồm hai thành phần cơ bản là nhà nước và các chính đảng (đảng chính trị).

    tải về 1.55 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   146




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương