Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang10/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

3.5. Đảm bảo chất lượng phát triển GDĐH
Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học là một trong những vấn đề được các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức trong khu vực và quốc tế quan tâm nhiều nhất trong những thập kỉ qua. Đã có nhiều mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học được triển khai ở nước ta. Trong đó, ba mô hình phổ biến nhất hiện nay là kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng và kiểm toán chất lượng.
 Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục là hàng năm sẽ đánh giá, xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam, trên cơ sở đó, tiêu chuẩn hoá các tiêu chí lựa chọn và xếp hạng các trường đại học. Các tiêu chí đánh giá có thể là: chất lượng đào tạo, chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học, cơ chế quản lý sinh viên, quy trình làm việc... Kết quả xếp hạng sẽ là căn cứ để các trường quốc tế tham khảo về hệ thống giáo dục Việt Nam, từ đó tạo cơ hội giao lưu, hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cao, phù hợp với sự phát triển vượt bậc của nhân loại. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế đánh giá chất lượng đào tạo thông qua khả năng hoà nhập của nhân lực được đào tạo vào thị trường lao động trong nước cũng như nước ngoài. Để thực hiện được việc này, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cần thiết lập mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh quản trị đại học theo hướng tự chủ. Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tự rà soát lại các ngành đào tạo trên cơ sở bám sát thị trường lao động, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ tầm nhìn 5-10 năm tới. Bộ GD-ĐT chủ trương, tất cả các trường đại học phải tự chủ, nhưng là tự chủ có lộ trình. 15 trường đang thực hiện tự chủ đại học là thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm nhằm triển khai và nhân rộng. Cơ quan quản lý nhà nước vẫn cùng đồng hành với các trường thực hiện tự chủ và cấp kinh phí theo nhiệm vụ và chất lượng đào tạo, không phân biệt công lập hay tư thục.
3.6. Đổi mới cơ chế tài chính phát triển GDĐH, đầu tư cơ sở vật chất
Hiện nay chưa có thống kê chính thức về chi phí đơn vị cho 1 SV trong 1 năm. Tuy nhiên có thể ước tính chi phí đơn vị trung bình đang ở mức trên 400 Đô la Mỹ/ năm (dưới mức 100% GDP trên đầu người). Trong khi đó, theo Ngân hàng thế giới, con số đó ở Trung Quốc khoảng 200% GDP, ở các nước Châu Á tương đối phát triển khác khoảng 150% GDP. Nhìn chung GDP/ đầu người càng cao thì tỷ lệ trên càng thấp. Ở các nước đã phát triển là khoảng 50% GDP/ đầu người. Ở Việt Nam, GDP/ đầu người thấp hơn của Trung Quốc. Vì vậy có thể nói đầu tư của xã hội cho GDĐH ở Việt Nam còn thấp, cần tăng thêm nguồn lực cho GDĐH.
Những hạn chế của cơ chế tài chính hiện hành ở Việt Nam:

  • Mức học phí thấp, không đủ bù đắp chi thường xuyên

  • Việc phân bổ NSNN cho các cơ sở đào tạo công lập mang tính bình quân, chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạo

  • Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính còn nhiều bất cập

  • Cơ chế phân bổ nguồn lực NSNN hiện hành trong giáo dục đại học chưa bình đẳng giữa cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập, vẫn thể hiện sự ưu tiên cho các cơ sở đào tạo công lập, không khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phát triển; nhà nước chưa tạo ra cơ chế phù hợp để nguồn lực công được phân bổ cho những cơ sở đào tạo có khả năng sử dụng hiệu quả nhất.

Một số giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực từ NSNN như sau:
- Nhà nước cần phải thực hiện tái cơ cấu phân bổ nguồn lực NSNN cho giáo dục đại học theo hướng: NSNN ưu tiên cho việc xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở dùng chung, … đảm bảo chất lượng đào tạo. NSNN giảm dần, tiến tới không hỗ trợ chi phí đào tạo đối với những ngành học đã đáp ứng nhu cầu xã hội, ngành học mà người học và gia đình sẵn sàng bỏ chi phí để theo học; tiết kiệm NSNN để tăng chi, tăng mức hỗ trợ cho những ngành học mà xã hội có nhu cầu nhưng không có người theo học.
- Thay đổi cơ chế phân bổ NSNN theo các tiêu chí đầu vào là số lượng, quy mô học sinh nhập học, sang việc phân bổ NSNN theo tiêu chí đầu ra, gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng, hiệu quả, với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả, thực hiện phân bổ kinh phí gắn với các kết quả đánh giá, kiểm định độc lập về chất lượng đào tạo.
- Thực hiện chính sách nhà nước đặt hàng đối với một số ngành đào tạo khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, nông nghiệp nông thôn, y tế, năng lượng nguyên tử… ( những ngành ít học sinh đăng ký), phù hợp với nhu cầu sử dụng của Nhà nước. Theo đó xuất phát từ nhu cầu sử dụng của nhà nước, nhà nước có thể đặt hàng một số cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng đào tạo một số ngành nghề, lĩnh vực theo yêu cầu của Nhà nước, đối với những đối tượng này có thể được hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo của Nhà nước nhưng người học phải cam kết chấp nhận sự phân công của Nhà nước theo địa chi sử dụng sau khi được đào tao.
- Nhà nước sử dụng NSNN như một công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đại học theo hướng giảm chi phí, nâng cao chất lượng; sử dụng NSNN để điều chỉnh, phân luồng cơ cấu, ngành nghề đào tạo phù hợp với quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực đối với từng ngành nghề.
- Xây dựng các tiêu chí để từng bước thực hiện việc đấu thầu kinh phí đào tạo từ NSNN, theo đó nguồn lực từ NSNN sẽ được giao cho những cơ sở đào tạo có chất lượng, hiệu quả và chi phí hợp lý, thực hiện cạnh tranh làm mạnh giữa các cơ sở đào tạo, không phân biệt cơ sở công lập, ngoài công lập.
- Tăng cường hơn nữa cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người học, giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc xác định đối tượng được hỗ trợ và phương thức thanh toán cho đối tượng được hỗ trợ; người học sử dụng kinh phí được nhà nước hỗ trợ để đóng học phí cho các cơ sở đào tạo.

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương