Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC


Angela Laflen. 2001. Understanding the Sections of Your Report, website: http://owl.english.purdue.edu/



tải về 0.72 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.72 Mb.
#1981
1   2   3   4   5   6   7

2. Angela Laflen. 2001. Understanding the Sections of Your Report, website: http://owl.english.purdue.edu/

3. Walonick D.S. 1993. The research process, website: http://www.statpac.com/ research-papers/research-process.htm


4. Definition of medical research. http:// dictionary.babylon.com/ , truy cập tháng 8/2008.

CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG BỆNH VIỆN

Nghiên cứu khoa học (NCKH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều trị tại bệnh viện. Môi trường bệnh viện là nơi rất thuận tiện để thực hiện các đề tài nghiên cứu vì số lượng bệnh nhân rất đông, các mặt bệnh rất đa dạng, các kỹ thuật chẩn đoán-điều trị mới được cập nhật thường xuyên và kho lưu trữ hồ sơ bệnh án rất lớn.

Rất nhiều vấn đề sức khỏe cần được nghiên cứu như nghiên cứu về các hình thái bệnh tật và tử vong, nghiên cứu về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tật, nghiên cứu ứng dụng triển khai các kỹ thuât chẩn đóan-điều trị mới. Ngoài ra các nghiên cứu về quản lý bệnh viện, kinh tế y tế, hệ thống tổ chức và công tác đìều dưỡng cũng rất quan trọng.

Thiết kế nghiên cứu là khâu quyết định để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Có nhiều cách phân loại nghiên cứu. Cách phân loại đơn giản và thực tiễn trong NCKH tại bệnh viện gồm 2 lọai:



  1. Nghiên cứu thực nghiệm (experiments)

  2. Nghiên cứu không thực nghiệm (non-experiments)

Chỉ có một hình thức nghiên cứu thực nghiệm duy nhất đó là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (randomized clinical controlled trial; viết tắt RCT) và có giá trị cao nhất về mặt y học chứng cớ. Tất cả các lọai hình nghiên cứu khác được xếp vào nhóm bán thực nghiệm hoặc không thực nghiệm bao gồm: Nghiên cứu đoàn hệ, nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu cắt ngang và tường trình ca bệnh. Để có giá trị nhất về mặt khoa học, chúng ta nên thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện được vì vấn đề đạo đức y học, người bệnh từ chối tham gia, không có điều kiện bào chế giả dược (placebo) hoặc không thể “làm mù” (blinding) như khi áp dụng các kỹ thuật mổ mới mà người bệnh mong muốn được điều trị thay vì kỹ thuật mổ cũ trước đây. Thứ bậc về mặt y học chứng cứ xếp từ cao đến thấp được mô tả trong sơ đồ sau:

Tường trình ca bệnh thường dùng để báo cáo những ca bệnh hiếm hoặc có những diễn tiến bất thường so với các trường hợp kinh điển được mô tả trước đây. Ví dụ tường trình diễn biến lâm sàng và điều trị các ca ngộ độc rượu methanol tại bệnh viện An giang.

Nghiên cứu cắt ngang thường được dùng để điều tra tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện. Nghiên cứu được tiến hành thường trong 1-2 ngày, ghi nhận tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn tại tất cả các khoa trong bệnh viện, từ đó tính được tỷ lệ hiện mắc (prevalence), có thể kết hợp tìm yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện từ nghiên cứu này (ví dụ tuổi bệnh nhân, khoa, thời gian nằm viện, có sử dụng các dụng cụ xâm nhập…)

Nghiên cứu bệnh-chứng thường được dùng để tìm các yếu tố phơi nhiễm cho các bệnh nhân ung thư. Ví dụ: trong 5 năm, khoa ung thư tiếp nhận điều trị 50 bệnh nhân bị ung thư gan trong đó có 30 người bị nhiễm viêm gan siêu vi B mạn. Tiến hành chọn nhóm đối chứng (50 người hoặc nhiều hơn) có cùng độ tuổi, để tiện lợi nên chọn các bệnh nhân nhập viện không có bệnh nền như các bệnh nhân ngọai khoa (gãy xương…) hoặc nhân viên bệnh viện khỏe mạnh, tất nhiên không mắc ung thư gan. Sau đó tiến hành làm xét nghiệm viêm gan B (ví dụ: AgHbs). Kết quả xét nghiệm cho thấy 50 người khỏe mạnh có 10 người bị nhiễm viêm gan B mạn. Từ 2 tỉ lệ này tính được tỉ số odds (30/20:10/40). Như vậy odds ratio=6 và kết luận người nhiễm viêm gan siêu vi B mạn có nguy cơ bị ung thư gan gấp 6 lần người không bị nhiễm . Nghiên cứu đoàn hệ thường được dùng trong nghiên cứu ngọai khoa khi so sánh giữa 2 phương pháp phẫu thuật mà không làm được phân phối ngẫu nhiên (randomization) hoặc khi đối chứng với nhóm đã mổ các năm trước, không cùng thời gian với nhóm đang nghiên cứu. Ví dụ so sánh lợi và bất lợi của mổ cắt túi mật nội soi hiện nay và mổ hở cắt túi mật trước đây.

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng thường được dùng để so sánh hiệu quả của 2 lọai can thiệp ngọai khoa hoặc 2 loại thuốc điều trị khác nhau. Ví dụ so sánh hiệu quả điều trị thương hàn của Ceftriaxone tiêm tĩnh mạch so với Gatifloxacine uống.

Tài liệu tham khào:

1. Nguyễn Văn Tuấn. Thiết kế thí nghiệm. Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R. Nhà xuất bản KHKT TPHCM 2007, trang:290-304.

2. Kirsten Bibbins-Domingo. Types of study designs: from descriptive studies to randomized controlled trials, Website: rds.epi- csf.org/ticr/syllabus/courses truy cập ngày 21/01/09.

TƯỜNG TRÌNH CA BỆNH

Tường trình ca bệnh (case report) nhằm thông tin các ca bệnh hiếm, các ca bệnh có các biểu hiện, diễn tiến hoặc biến chứng khác thường hoặc tường trình các tai biến bất thường do thuốc gây ra cho người bệnh. Tường trình ca bệnh ít có giá trị về y học chứng cớ, tuy nhiên trong lịch sử y học đôi khi nhờ các tường trình này giúp cho nhà khoa học phát hiện một loại bệnh mới hoặc các biến chứng gây ra do thuốc mà các hãng bào chế không lường trước được. Ví dụ điển hình, vào những năm đầu thập niên 60, hàng ngàn phụ nữ Châu Âu sinh ra quái thai, dị tật cụt chi giống như hải cẩu, do uống thuốc an thần Thalidomide trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bác sĩ McBride ở Úc là người đầu tiên đã phát hiện ca dị tật cụt chi ở một bệnh viện phụ sản tại Sydney và đã tường trình trên báo Lancet vào năm 1961. Đến năm 1962 hàng loạt các ca tương tự đã được phát hiện tại Anh và công bố trên báo British Medical Journal [1]



Một phụ nữ 35 tuổi, có thai lần đầu tiên sau 12 tháng kết hôn, uống thuốc an thần Thalidomide 2 tháng trước khi có thai và tiếp tục 3 tuần đầu sau khi có thai. Trẻ sinh ra đủ tháng và chết 24 giờ sau sinh, kết quả giải phẩu tử thi:Trẻ gái cân nặng 3,4 kg vòng đầu 35 cm, vòng ngực 37,5 cm, 2 mắt có tật: thiếu mống mắt bên mắt phải và đục thủy tinh thể mắt trái, hoàn toàn cụt 2 tay, 2 chi dưới kém phát triển nhưng có 4 ngón chân bên phải và 6 ngón chân bên trái…

Nhờ những phát hiện đầu tiên này và thông báo trên báo đã gây sự chú ý trong giới y học và đã xác định Thalidomide là thủ phạm gây ra dị tật cho hàng nghìn trẻ sơ sinh vào những thập niên 60-70.

Tường trình ca bệnh do ít có bằng chứng khoa học nên khó được chấp nhận đăng trên các báo nổi tiếng của y học. Trong những năm gần đây đã có nhiều tờ báo y học chuyên đăng tường trình các ca bệnh, điển hình là báo Journal Medical Case Reports phát hành lần đầu vào tháng 2 năm 2007 và đã xuất bản đều đặn hàng tháng [2]

Tùy theo báo y học, cách trình bày bài viết tường trình ca bệnh phải theo hướng dẫn về nội dung, hình thức và các tiêu chí do tờ báo qui định. Nói chung, tường trình một ca bệnh thường được trình bày như sau [3] [4].

Hình thức của bài viết tường trình ca bệnh gồm các phần: Tóm tắt, mở đầu, tường trình ca bệnh và bàn luận. Tường trình ca bệnh có thể mô tả một ca hoặc hàng loạt ca bệnh (case serie report). Tổng độ dài bài viết dài khoảng 1500-2500 từ. Tựa bài báo phải ngắn gọn, đầy đủ và xúc tích.

Phần tóm tắt. Có khoảng 100-250 từ, phải tóm tắt đủ cả 4 phần chính: mở đầu và mục đích, tường trình ca bệnh, bàn luận và kết luận. Tuy nhiên hình thức có thể thay đổi tùy theo từng tờ báo y học đòi hỏi.

Phần mở đầu. Nêu vấn đề một cách xúc tích và ngắn gọn trong vài câu về tình trạng hiếm và lạ của ca bệnh này để gây ngay sự chú ý cho người đọc. Tham khảo trong y văn và internet (Medline, Embase, Ovid ), hoặc ngay cả ở bộ máy tìm kiếm Google, các trường hợp tương tự đã được báo cáo trước đây. Nếu ca bệnh mô tả tai biến do dùng thuốc phải dò tìm các dữ liệu về tác dụng phụ của thuốc ở Clin-Alert hoặc các thông tin về thuốc của đại học Iowa (Iowa Drug Information Services). Phần mở đầu thường chỉ cần ba đoạn văn là đủ và thường không cần ghi tựa (ví dụ: đặt vấn đề hoặc mở đầu).

Phần tường trình ca bệnh. Phần chính của bài báo, được trình bày theo trình tự thời gian và liên hệ nhân-quả của ca bệnh, tránh lập lại và viết các chi tiết không cần thiết. Trình bày các thông tin liên quan đến ca bệnh bao gồm tiền sử bệnh, chẩn đoán ban đầu, diễn tiến của bệnh: dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm, các kết quả hội chẩn, nên tránh các chi tiết không liên quan đến ca bệnh. Ghi nhận hiệu quả của việc điều trị, các diễn tiến ngoài dự đoán, kết cuộc (outcome) của người bệnh, các đề nghị về hướng xử trí tiếp theo và tình trạng người bệnh vào thời điểm viết tường trình.

Phần tiền sử và đặc điểm cá nhân bao gồm tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, chủng tộc, nghề nghiệp, tiền sử gia đình…Tuy nhiên không ghi chi tiết cụ thể như ghi rõ tên, ngày tháng năm sinh, ngày giờ nhập viện, xuất viện của người bệnh để tránh người khác nhận dạng được. Mô tả rõ các thăm khám thực thể và các dấu hiệu bất thường. Các xét nghiệm và dữ liệu chẩn đoán ca bệnh và các chẩn đoán loại trừ phải được ghi ra, các giới hạn bình thường của các xét nghiệm ít phổ biến nên ghi trong ngoặc đơn. Chỉ cần ghi ý chính các kết quả cận lâm sàng (chẩn đóan hình ảnh, giải phẫu bệnh…) mà không cần ghi lại nguyên văn theo phiếu tường trình kết quả. Các hình ảnh minh họa về người bệnh phải tránh nhận dạng được và có sự đồng ý của người bệnh.

Tiền sử về sử dụng thuốc phải được ghi nhận, đặc biệt tường trình các ca bệnh có liên quan đến tác dụng phụ của thuốc gồm liều lượng, đường dùng và thời gian dùng thuốc. Tên thuốc đôi khi phải ghi cả tên thương mại vì tính sinh khả dụng và các phụ phẩm của thuốc tên thương mại thường khác thuốc tên gốc. Cũng cần ghi nhận tiền sử uống các loại thuốc khác như thuốc nam, thuốc đông y, chủng ngừa và các thuốc không cần kê đơn...

Chế độ ăn của người bệnh cũng cần ghi nhận vì có sự tương tác giữa thức ăn với các thuốc người bệnh sử dụng, hơn nữa nhiều loại thức ăn cũng gây dị ứng như thuốc.



Phần bàn luận. là phần quan trọng nhất của tường trình ca bệnh, đoạn văn đầu tiên thường nêu lên mục đích của tường trình ca bệnh này, đoạn kế tiếp liên hệ đến các báo cáo trước đây về các trường hợp tương tự đã nêu trong y văn, cần phân tích sự giống nhau hoặc sự khác biệt với các trường hợp ghi nhận trước đây, lưu ý các bài báo tham khảo phải là bài báo gốc không được trích dẫn thông qua bài báo của tác giả khác. Đoạn văn cuối cùng, phần quan trọng nhất của phần bàn luận, là nêu được các chứng cớ khoa học để thuyết phục người đọc ca bệnh mô tả được chẩn đoán là đáng tin cậy, các diễn tiến của ca bệnh này là logic và có những đặc điểm khác với các ca bệnh kinh điển thường được mô tả trước đây. Kết thúc phần bàn luận nên nêu lên bài học kinh nghiệm được rút ra từ ca bệnh này.

Phần kết luận. Đôi khi không cần thiết hoặc chỉ tóm tóm tắt trong một câu văn về thông điệp chính hoặc bài học kinh nghiệm mà tác giả muốn chuyển tải đến độc giả, đồng thời gợi ý các ý tưởng mới cho các nghiên cứu trong tương lai.

Sau dây là một bài báo mẫu về tường trình ca bệnh được đăng trên tạp chí World Journal of Gastroenterology [5]



Tựa: Nhân một trường hợp viêm ruột thừa do vòng tránh thai

Tóm tắt. Lủng tử cung là một biến chứng trầm trọng khi đặt vòng tránh thai. Lủng tử cung do vòng tránh thai có thể gây tổn thương các cơ quan kề cận. Một trường hợp viêm ruột thừa (VRT) cấp do đặt vòng tránh thai multiload Cu 315. Đây là một biến chứng hiếm gặp và đã có 14 trường hợp trước đây được ghi nhận trong y văn

Mở đầu. Vòng tránh thai (VTT) được dùng phổ biến từ năm 1965. Lủng tử cung do VTT là biến chứng trầm trọng và hiếm gặp với tần suất từ 1/350 đến 1/2500 lần đặt. Lủng tử cung có thể gây ra tổn thương các cơ quan kế cận như bọng đái và đặc biệt tổn thương ruột đưa đến nhiếu biến chứng trầm trọng cần phải điều trị tích cực (phẫu thuật). Lủng tử cung có thể gặp ngau lúc đặt hoặc nhiều năm sau. Lủng tử cung lúc đặt liên hệ đến kỹ năng của người đặt.Lủng trễ về sau thường do phản ứng viêm mãn tính với chất đồng củaVTT. Chúng tôi tường trình môt ca VRT cấp ở một phụ nữ 50 tuổi đã đặt vòng tránh thai 18 năm về trước.


Hình minh họa. Lủng tử cung do vòng tránh thai
Tường trình ca bệnh. Bệnh nhân nữ 50 tuổi, PARA 3003, nhập viện vì đau nhiều vùng bụng dưới kèm theo sốt và nôn ói. đặt vòng đã 18 năm nhưng không được theo dõi đều đặn. Khám lâm sàng: Tiếng ruột giảm, có phản ứng đau dội khắp vùng hố châu phải. Xét nghiệm có bạch cầu tăng, chụp X quang thấy VTT ở mào hông phải ( hình minh họa). Mở bụng vùng McBurney nhìn thấy VTT trong xoang bụng đằng sau chổ nối van hồi manh tràng và đầu VTT đâm vào đầu ruột thừa, toàn vùng bị phù nề và che phủ bởi mạc nối. Không thấy sỏi phân trong ruột thừa. Lấy VTT và cắt ruột thừa. Bệnh nhân hồi phục tốt sau phẫu thuật.

Bàn luận. Nói chung VTT là phương tiện an tòan để giúp ngừa thai lâu dài. Các biến chứng liên quan VTT gồm chảy máu, nhiễm trùng, thai ngòai tử cung và lủng tử cung. Lủng tử cung thường hiếm gặp. Lủng tử cung có lẽ do kỹ thuật lúc đặt hoặc do phản ứng viêm lâu ngày làm xoi mòn dần thành tử cung. Tần suất lủng tùy thuộc nhiều yếu tố như thời điểm đặt, số con, tiền sự phá thai, loại VTT, kinh nghiệm của người đặt và vị trí đặt trong tử cung. Phần lớn tai biến lủng tử cung xảy ra ngay lúc đặt vòng. Nếu xảy ra trễ nghĩ nhiều đến nguyên nhân do di chuyển thứ phát. Thời điểm đặt VTT rất linh động, nhiều nghiên cứu trước đây thấy rằng đặt VTT 0-3 tháng sau sinh có nguy cơ lủng tử cung cao hơn vào thời điểm 3-6 tháng sau sinh.

Trong ca này, cơ chế gây lủng là do sự xoi mòn dần dần của thành TC vì đã đặt 18 năm trước. Không thấy sỏi phân trong ruột thừa như vậy có thể VRT do phản ứng viêm mãn tính với chất đồng của VTT.

Các phụ nữ đặt VTT phải được cảnh báo VTT có thể di chuyển. Thường xuyên khám âm đạo xem sợi chỉ của VTT có còn không để phát hiện sớm sự di chuyển. Chụp phim X quang và siêu âm để xác định vị trí của VTT so với tử cung. Điều trị VTT di chuyển vào xoang bụng bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở. Nên lấy VTT ra mặc dù chưa gây triệu chứng để tránh các biến chứng lủng ruột, lủng bọng đái hoặc tạo dò. Theo chúng tôi biết, đây là ca thú 15 gây VRT cấp do VTT.
Tài liệu tham khảo:

1. Ward S.P. Thalidomide and congenital abnormalities. British Medical Journal,1962 pp. 646

2. Kidd M, Hubbard C. Introducing journal of medical case reports. J Med Case Reports. 2007;1:1.

3. Cohen H. How to write a patient case report. Am J Health Syst Pharm. 2006;63:1888-92.

4. Rahij Anwar. How to write a case report. Student BMJ, Volume 12, Feb 2004

5.Chang HM, Chen TW, Hsieh CB, Chen CJ, Yu JC, Liu YC, Shen KL, Chan DC. Intrauterine contraceptive device appendicitis: a case report. World J Gastroenterol.2005;11:5414-5



THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ
Nghiên cứu đoàn hệ (cohort) thường được các nhà dịch tễ học dùng để truy tìm nguyên nhân của bệnh hoặc nói đúng hơn là tìm các yếu tố nguy cơ liên hệ đến bệnh. Thuật ngữ cohort nguyên nghĩa là một đội quân lính La mã thời xưa (hình 1) có khoảng 300-600 người. Trong nghiên cứu dịch tễ học, cohort dùng để chỉ tập hợp một nhóm người có cùng chung một đặc điểm nào đó nên một số dịch giả gọi là nghiên cứu thuần tập tuy vậy dùng từ nghiên cứu đoàn hệ có lẻ dễ hiểu hơn.


Hình 1. Cohort lính La mã
Nghiên cứu đoàn hệ được phân chia làm 3 loại: Nghiên cứu đoàn hệ tương lai, nghiên cứu đòan hệ hồi cứu và nghiên cứu đoàn hệ kết hợp vừa hồi cứu vừa tương lai.
1. Nghiên cứu đoàn hệ tương lai (Prospective cohort study):

Để tìm nguyên nhân của bệnh, khởi đầu nhà nghiên cứu chọn nhiều đoàn hệ, thông thường là 2 đoàn hệ, có các đặc điểm gần giống nhau (tuổi tác, dân tộc, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe …) và đều lành bệnh (bệnh chưa xuất hiện vào thời điểm nghiên cứu), chỉ yếu tố phơi nhiễm (exposures) là khác nhau giữa 2 đoàn hệ (ví dụ: có hút thuốc lá và không hút thuốc lá). Theo dõi tất cả các đối tượng này trong một khoảng thời gian (có thể 2-5-10 năm hoặc lâu hơn) và ghi nhận số trường hợp mắc bệnh (ung thư phổi) ở mỗi đoàn hệ. Ví dụ minh họa trong biểu đồ 1, sau 10 năm theo dõi 5 người ở mỗi nhóm, kết cục có 2 người mắc ung thư phổi ở nhóm hút thuốc và 1 người mắc ung thư phổi ở nhóm không hút thuốc lá. Như vậy nhóm hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp đôi so với nhóm không hút thuốc lá hoặc theo từ ngữ dịch tễ học gọi là nguy cơ tương đối (relative risk) bằng 2!





Biểu đồ 1. So sánh số ca mắc giữa 2 đoàn hệ sau 10 năm
Một nghiên cứu đoàn hệ kinh điển được thực hiện hơn 50 năm trước đây tại Anh quốc, tìm sự liên hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi, các tác giả đã theo dõi 40 ngàn bác sĩ, được chia làm 4 đoàn hệ: không hút thuốc, hút thuốc ít, hút thuốc trung bình và hút thuốc nhiều. Sau 40 năm theo dõi (1951-1991), các bác sĩ thuộc đoàn hệ có hút thuốc bị ung thư phổi cao hơn so với các bác sĩ thuộc đoàn hệ không hút thuốc, đồng thời có sự liên hệ giữa “liều lượng-đáp ứng” (hút càng nhiều, tỉ lệ mắc ung thư phổi càng cao). Qua nghiên cứu này có thể nói hút thuốc lá và ung thư phổi là một liên hệ nhân quả [1]

Một nghiên cứu rất nổi tiếng khác là nghiên cứu đoàn hệ Framingham. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm các yếu tố phơi nhiễm có liên hệ đến bệnh tim mạch và đột quị. Năm 1948, các nhà nghiên cứu đã tuyển mộ một đoàn hệ gồm 5209 người nam và nữ, tuổi từ 30-62 sinh sống tại thị trấn Framingham, Massachusetts ở Mỹ. Cứ mỗi 2 năm được tổng kiểm tra sức khỏe (hỏi tiền sử, khám lâm sàng, xét nghiệm…) một lần. Đến năm 1971, nghiên cứu tuyển mộ thêm 5124 người thuộc thế hệ 2, là con của thế hệ đầu tiên và đến năm 2002 lại tuyển thêm 4095 người thuộc thế hệ thứ 3. Cho tới hiện nay, kết quả của nghiên cứu này đã xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch và đột quị gồm: thuốc lá, cholesterol máu cao, ít vận động, béo phì, tăng huyết áp, nồng độ aldosterone huyết thanh cao, mãn kinh….[2]

Một nghiên cứu đoàn hệ khác được nhiều người biết đến là nghiên cứu Ranch Hand, tên của một chiến dịch mà quân đội Mỹ đả rải hàng triệu tấn thuốc diệt cỏ Dioxin (chất độc da cam) trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam từ năm 1967-1971. Hiện nay các nhà khoa học cho rằng có sự liên hệ giữa nhiễm Dioxin và bệnh tật. Đề án Ranch Hand này được thành lập năm 1979 tại Mỹ. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm sự liên hệ giữa nhiễm Dioxin với tử vong và bệnh tật (dị tật bẩm sinh, ung thư các lọai: tuyến giáp, tiền liệt tuyến, phổi, các bệnh tật khác…) [3]

Để thực hiện nghiên cứu này, nhà nghiên cứu đã tuyển mộ các cựu chiến binh và chia làm 2 đoàn hệ: Đoàn hệ phơi nhiễm Dioxin gồm những phi công tham gia rải chất Dioxin tại Việt Nam (1967-1971) được so sánh với đòan hệ không phơi nhiễm Dioxin (nhóm chứng) gồm những phi công vận chuyển hàng hóa ở khu vực Đông Nam Á trong cùng thời gian. Hiện nghiên cứu đoàn hệ này vẫn đang tiến hành và sẽ kết thúc khoảng 20 năm sau.




Hình 2. Chiến dịch Ranch Hand (Việt nam 1967-1971)
Trên đây là các nghiên cứu đoàn hệ tương lai nổi tiếng đã và đang thực hiện. Trong lọai hình nghiên cứu này, tại thời điểm bắt đầu tiến hành cả 2 nhóm tuyển chọn đều chưa mắc bệnh. Sau một thời gian bị phơi nhiễm (thuốc lá, tăng huyết áp, cholesterol máu cao, béo phì hoặc nhiễm Dioxin….) một số đối tượng ở cả 2 nhóm sẽ mắc bệnh, nhà nghiên cứu theo dõi và xem tần suất phát sinh bệnh (incidence) hoặc gọi tần suất mắc mới, ở nhóm nào nhiều hơn. Lọai hình nghiên cứu đoàn hệ tương lai ít bị sai lệch (bias) chẳng hạn như trong thu thập thông tin, sự diễn dịch liên hệ nhân-quả tương đối chính xác, tuy nhiên phải thực hiện trong nhiều năm, nên rất tốn kém và các đối tượng theo dõi dễ bị mất dấu.

Để giảm thời gian và tiết kiệm chi phí, đặc biệt các loại bệnh hiếm gặp, loại hình nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu cũng được các nhà dịch tễ sử dụng để tìm sự liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh.


2. Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (retrospective cohort study):

Tại thời điểm nghiên cứu, yếu tố phơi nhiễm và kết cục ( mắc bệnh ) đều đã xảy ra. Nhà nghiên cứu chỉ truy cứu hồ sơ tại bệnh viện hoặc các cơ quan lưu trữ để thu thập dữ liệu. Loại hình nghiên cứu này thực hiện nhanh, ít tốn kém nhưng có nhiều sai lệch trong thu thập thông tin, không kiểm sóat được các yếu tố gây nhiễu, vì vậy kết quả nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thường có giá trị thấp hơn so với nghiên cứu đoàn hệ tương lai.

Một ví dụ nghiên cứu đòan hệ hồi cứu tìm sự liên hệ giữa Dioxin và ung thư tiền liệt tuyến (TLT) trên các cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam, được công bố trên báo Cancer 2008 với tựa:” Agent Orange Exposure, Vietnam War Veterans, and the Risk of Prostate Cancer” [4]. Năm 1998 (thời điểm nghiên cứu), tác giả thu thập dữ liệu liên quan đến tất cả các cựu chiến binh đã tham chiến ở Đông Nam Á từ 1962-1971 tại kho lưu trữ hồ sơ của Hội cựu chiến binh Bắc California. Nhóm phơi nhiễm Dioxin gồm 6214 cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam và nhóm chứng gồm 6930 người không phơi nhiễm dioxin (không đóng quân tại Việt Nam trong cùng thời gian). Kết quả của nghiên đuợc trình bày trong bảng 1, nhóm phơi nhiễm Dioxin bị ung thư TLT gấp hai lần hơn (OR=2,19) so với nhóm không bị nhiễm Dioxin

Bảng 1. Kết quả Ung thư tiền liệt tuyến ở 2 nhóm





K tiền liệt tuyến (+)


K tiền liệt tuyến (-)


TC

Dioxin (+)

239

5975

6214

Dioxin (-)

124

6806

6930


O1 (Odd của nhóm nhiễm dioxin)= 239: 5975=0,040

O2 (Odd của nhóm không nhiễm dioxin)= 124: 6806=0,018

Tỉ số của 2 Odds (OR)* = O1/O2= 2,19 (KTC 95%: 1,75-2,75)*

* Trong nghiên cứu đoàn hệ tương lai tính tỉ số nguy cơ bằng nguy cơ tương đối (RR), còn trong nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thường được tính bằng tỉ số odds giống như nghiên cứu bệnh-chứng.
3. Nghiên cứu đoàn hệ kết hợp vừa hồi cứu vừa tương lai:

Các thông tin được thu thập vừa hồi cứu vừa tương lai trong cùng một quần thể. Sau khi ghi nhận kết cuộc của nghiên cứu hồi cứu về sự liên hệ giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh, nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi cả 2 nhóm thêm một thời gian nữa và ghi nhận bệnh mới phát sinh trong khoảng thời gian nầy.

Một ví dụ nghiên cứu đoàn hệ kết hợp, tìm sự liên hệ giữa cột thắt ống dẫn tinh (ODT) và ung thư TLT (tiền liệt tuyến) ở nam giới tại Mỹ của Giovannucci và cộng sự [5] [6] , nhóm phơi nhiễm gồm 13.125 người cột thắt ODT từ năm 1976-1989 và nhóm chứng gồm 12.395 người không cột thắt ODT. Kết cuộc của nghiên cứu hồi cứu ghi nhận 96 người bị ung thư TLT và tỉ số nguy cơ tương đối (RR) sau khi đã hiệu chỉnh theo tuổi là 1,45 (p <0,04) và RR tăng lên 1,89 ở những người cột thắt ODT trên 20 năm. Sau khi lọai bỏ 96 đối tượng đã mắc ung thư TLT (giai đọan hồi cứu), tác giả tiếp tục theo dõi thêm 4 năm nữa (1986-1990) và phát hiện có thêm 300 người bị ung thư TLT mắc mới trong thời gian này. Sau khi đã hiệu chỉnh tuổi bệnh nhân, tác giả nhận thấy cột thắt ODT làm tăng nguy cơ mắc ung thư TLT với tỉ số nguy cơ tương đối 1,66 (KTC 95%: 1,25-2.21; p=0,0004)


Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh
2013 -> 20 tcn 33 – 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế (Trích)

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương