Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC


Phụ lục. Bảng phân phối F (df1: bậc tự do của tử số và df2: bậc tự do của mẫu số)



tải về 0.72 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.72 Mb.
#1981
1   2   3   4   5   6   7

Phụ lục. Bảng phân phối F (df1: bậc tự do của tử số và df2: bậc tự do của mẫu số)


PHÂN TÍCH HỒI QUI TUYẾN TÍNH ĐƠN GIẢN

(Simple Linear Regression Analysis)
Phân tích hồi qui tuyến tích đơn giản là tìm sự liên hệ giữa 1 biến số độc lập (biến dự đoán) trên trục hoành x với 1 biến số phụ thuộc (biến kết cục) trên trục tung y. Sau đó vẻ 1 đường thẳng hồi qui và từ phương trình đường thẳng này ta có thể dự đoán được biến y (ví dụ: cân nặng) khi đã có x (ví dụ: tuổi)

Ví dụ 1: Ta có 1 mẫu gồm 6 trẻ từ 1-6 tuổi, có cân nặng như bảng sau:




Tuổi

Cân nặng (kg)

1

10

2

12

3

14

4

16

5

18

6

20


Nối các cặp (x,y) này ta thấy có dạng 1 phương trình bậc nhất: y=2x+8

(trong đó 2 là độ dốc và 8 là điểm cắt trên trục tung y khi x=0). Trong thống kê phương trình đường thẳng (bậc nhất) này được viết dưới dạng:
y= x +  [1]

Đây là phương trình hối qui tuyến tính, trong đó gọi là slope (độ dốc) và là intercept (điểm cắt trên trục tung)

Thực ra phương trình hồi qui tuyến tính này chỉ có trên lý thuyết, nghĩa là các trị số của xi (i=1,2,3,4,5,6) và yi tương ứng liên hệ 100% (hoặc hệ số tương quan R=1)

Trong thực tế hiếm khi có sư liên hệ 100% này mà thường có sự sai lệch giữa trị số quan sát yi và trị số yi’ ước đoán nằm trên đường hối qui.

Ví dụ 2: Ta có 1 mẫu gồm 6 trẻ em khác có cân nặng theo bảng sau:


Tuổi

Cân nặng (kg)

1

11

2

11

3

14

4

16

5

18

6

20


Khi vẽ đường thẳng hồi qui, ta thấy các trị số quan sát y3, y4, y5, y6 nhưng y1 và y2 không nằm trên trên đường thẳng này và sự liên hệ giữa xi và yi không còn là 100% mà chỉ còn 97% vì có sự sai lệch tại y1 và y2. Sự sai lệch này trong thống kê gọi là phần dư (Residual) hoặc Errors.

Gọi y1, y2, y3, y4, y5, y6 là trị số quan sát và y’1, y’2, y’3, y’4, y’5, y’6 là trị số ước đoán nằm trên đường hồi qui, 1, 2, 3, 4, 5, 6 là phần dư.

Như vậy 1= y1 –y’1

2 = y2 –y’2

3 = y3 –y’3

4 = y4 –y’4

5 = y5 – y’5

6 = y6 –y’6

Khi đó phương trình hồi qui tuyến tính được viết dưới dạng tổng quát như sau:

y’= βxi + i+ i [2]

Như vậy nếu phần dư i càng nhỏ sự liên hệ giữa x,y càng lớn và ngược lại. Phần liên hệ còn đượi gọi là phần hồi qui. Mô hình hồi qui tuyến tích được mô tả:




Dữ liệu= Hồi qui (Regression) + Phần dư (Residual)

Ví dụ 3: Nếu chúng ta chọn một mẫu thực tế gồm 30 em từ 1-6 tuổi và kết quả cân nặng tương ứng của 30 em được vẻ trong biểu đồ sau:



Lúc này ta không thể nối 30 điểm trên biểu đồ mà phải vẽ 1 đường thẳng đi càng gần với tất cả các điểm càng tốt. Như vậy 3 đường thẳng ở biểu đồ ta chọn đường thẳng nào?. Nguyên tắc chọn đường thẳng nào đi gần cả 30 điểm, có nghĩa làm sao để tổng các phần dư i nhỏ nhất:

 i=  (yi- βx – α)

và tổng bình phương của phần dư:

 (i)2=  (yi- βx – α)2

Đây là phương trình bậc 2 theo x. Trong toán học, muốn tìm trị cực tiểu của 1 phương trình bậc 2, người ta lấy đạo hàm và cho đạo hàm triệt tiêu (bằng 0) sẽ tím được trị cực tiểu của x. Giải phương trình này, ta sẽ tính được 2 thông số và từ 2 thông số này ta sẽ vẽ được đường thẳng hồi qui. Phương pháp này trong toán học gọi là phương pháp bình phương nhỏ nhất (least square method).

Giải phương trình trên ta có:

 = r


(r là hệ số tương quan; Sy là độ lệch chuẩn của y và Sx là độ lệch chuẩn của x)

r =  (  ) (  )

= y - x

và phương trình hồi qui tuyến tính của y theo x (bình phương nhỏ nhất) là:

y’ = βxi + 

Dùng phần mềm SPSS để vẻ đường hồi qui đồng thời tính phần hồi qui và phần dư của mô hình. Nhập số liệu tuổi và cân nặng cân được của 30 trẻ 1-6 tuổi vào SPSS:

Nhập số liệu vào SPSS

Vào menu >Analyze> Regression> Linear


Bảng 1. Tóm tắt mô hình



Hệ số tương quan R=0,918 và R2=0,843


Bảng 2. Phân tích ANOVA với biến phụ thuộc là cân nặng

Tổng bình phương phần hồi qui (Regression)=336,14

Tổng bình phương phần dư (Residual)=62,8

Trung bình bình phương hồi qui: 336,14/ 1 (bậc tự do)=336,14

Trung bình bình phương phần dư: 62,8/ 28(bậc tự do=n-2)=2,24

F=  = 149,8 và p<0,000
Bảng 3. thông số  và 

Kết quả bảng 3 cho biết độ dốc = 1,96 và điểm cắt tại trung tung là =7.773

Phương trình đường thẳng hồi qui là:
Cân nặng= 1,96 x tuồi + 7,77
Như vậy khi em bé tăng lên 1 tuổi thì cân nặng tăng lên 1,96 kg

Vẽ đường thẳng hồi qui trong SPSS




Từ phương trình này ta có thể ước đoán được cân nặng theo tuổi của trẻ tuy nhiên nằm trong một giới hạn nào đó chẳng hạn như từ 1-12 tuổi, vì sau tuổi này cân nặng trẻ sẽ tăng vọt vì là thời kỳ dậy thì của trẻ.
Ví dụ muốn ước đoán cân nặng của trẻ từ quần thể nghiên cứu này:

7 tuổi  Cân nặng= 1,96 x7 + 7,77 = 21,49 kg

8 tuổi  Cân nặng= 1,96 x8 + 7,77 = 23,45 kg
TS Nguyễn Ngọc Rạng, bvag.com.vn

Tài liệu tham khảo:

McClave J T and Sincich T. 2000. Simple linear regression in Statistics, 8th edition, Prentice-Hall, USA, pp. 505-557.







Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh
2013 -> 20 tcn 33 – 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế (Trích)

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương