Tawhid Muyassir " Giáo Lý Độc Thần"


# Zhabh (Giết Súc vật) được giáo luật quy định



tải về 1.63 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.63 Mb.
#36618
1   2   3   4   5

# Zhabh (Giết Súc vật) được giáo luật quy định:

1- Giết súc vật vào ngày đại lễ Eid Al-Adha.

2- Giết súc vật để thực hiện lời nguyện với Allah.

3- Giết súc vật khi thực hiện Hajj.

4- Giết súc vật chịu phạt khi phạm các điều cấm trong nghi thức Hajj cũng như Umrah.

5- Giết súc vật ăn mừng Aqi-qah (lễ cạo đầu) cho trẻ mới sinh.

6- Giết súc vật bố thí cho người nghèo với lòng hảo tâm vì muốn được gần Allah.

7- Giết súc vật để tiếp đãi khách.



# Zhabh (Giết súc vật) không bị cấm:

1- Giết súc vật để mua bán kinh doanh.

2- Giết súc vật để ăn thịt.

# Zhabh (Giết súc vật) mang tội Shirk:

1- Giết súc vật để cúng tế các bụt tượng, các thần linh ngoài Allah.

2- Giết súc vật để cúng tế Jinn (ma quỷ, và shaytan).

3- Giết súc vật để cúng tế ở các tượng đài ghi công, ở những nơi di tích lịch sử và ở mồ mả.

4- Giết súc vật trước khi vào ở ngôi nhà mới với quan niệm tránh tà ma hay quỷ ám.

5- Giết súc vật khi cô dâu, chú rể bước vào nhà và để hai người họ bước đi trên máu của súc vật vừa giết.

6- Giết súc vật vì Allah nhưng lại không nhân danh Ngài mà nhân danh ai (vật gì) khác ngoài Ngài.

# Tóm lược:

1- Giết súc vật là việc làm thờ phượng, nên không được thực hiện nó hướng đến một ai (vật) khác ngoài Allah. Bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋقُلۡ إِنَّ صَلَاتِي وَنُسُكِي وَمَحۡيَايَ وَمَمَاتِي لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٦٢ ﮊ (الأنعام: 162)

{Hãy bảo họ (Muhammad!): Quả thật, cuộc lễ nguyện Salah của ta và việc tế lễ của ta, cuộc sống và cái chết của ta đều hiến trọn cho Allah, Đấng Chủ Tể cùa vũ trụ} (Chương 6. Al-An’am, câu 162).

2- Giết súc vật vì một ai (vật) khác ngoài Allah được coi là một việc làm đại Shirk. Người làm nó sẽ bị nguyền rủa bởi lời di huấn của Nabi Muhammad e có nói:

« لَعَنَ اللَّهُ مَنْ ذَبَحَ لِغَيْرِ اللَّهِ » (رواه مسلم)

Allah nguyền rủa người nào giết tế cho những ai (vật) khác ngoài Allah” (Muslim).

$ $ $


Nazhr (Sự Nguyện Thề) Với Những Ai (Vật) Khác Ngoài Allah

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là bổn phận.

- Theo nghĩa trong giáo luật: Nazhr có nghĩa là bổn phận và nhiệm vụ tình nguyện của một người khi y đã nguyện thề.

# Nazhr (nguyện thề) là thờ phượng dành riêng cho một mình Allah:

Hãy biết rằng sự nguyện thề là việc làm thờ phượng chỉ đối với một mình Allah duy nhất, không đước hướng đến một ai (vật) khác ngoài Ngài. Người nào hướng sự nguyện thề đến với một ai (vật) khác ngoài Allah thì quả thật đã phạm vào đại tội Shirk. Allah Đấng Tối Cao phán:

ﮋيُوفُونَ بِٱلنَّذۡرِ ﮊ (الإنسان : 7)

{Họ thực hiện và hoàn thành lời nguyện thề} (Chương 76. Al-Insan, câu 7).


# Khi nào sự nguyện thề trở thành điều Shirk?

Khi nào con người bắt bản thân của mình làm một điều gì đó hướng về một ai (vật) khác ngoài Allah để tỏ lòng sùng kính và tôn thờ. Và tiêu biểu cho điều này là:

1- Như một người nói rằng nếu Allah cho tôi khỏi bệnh thì tôi sẽ cúng tế một con cừu hay mốt số tiền đến ngôi mộ của vị thánh này.

2- Nếu tôi có con, tôi sẽ giết súc vật tế cho vị thánh tên gì đó ngay tại ngôi mộ của vị ấy.

3- Tôi nguyện với vị thánh này hay vị Jin kia sẽ giết tế ba con vật.

4- Sự nguyện thề đến các bụt tượng.

5- Sự nguyện thề đến mặt trời và mặt trăng.

$ $ $



Isti’a-nah, Istigha-thah, Isti’a-zhah

# Ý nghĩa:

- Isti’a-nah: Cầu xin sự phù hộ.

- Istigha-thah: Cầu xin phúc lành và thắng lợi.

- Isti’a-zhah: Cầu xin sự cứu rỗi.

# Bằng chứng cho ba việc làm trên là sự thờ phượng:

- Isti’a-nah (Cầu xin sự phù hộ):

ﮋإِيَّاكَ نَعۡبُدُ وَإِيَّاكَ نَسۡتَعِينُ ٥ ﮊ (الفاتحة : 5)

{Chỉ với Ngài chúng con xin thờ phượng và chỉ với Ngài chúng con cầu xin sự trợ giúp} (Chương 1. Al-Fatihah, câu 5).

- Istigha-thah (Cầu xin phúc lành và thắng lợi):

ﮋإِذۡ تَسۡتَغِيثُونَ رَبَّكُمۡ فَٱسۡتَجَابَ لَكُمۡ ﮊ (الأنفال : 9)

{Khi các ngươi cầu xin Thượng Đế của các ngươi ban phúc lành và thắng lợi thì Ngài đã đáp lại lời cầu xin của các ngươi} (Chương 8. Al-Anfal, câu 9).

- Isti’a-zhah (Cầu xin sự cứu rỗi):

ﮋقُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ ١ ﮊ (الناس : 1)

{Hãy nói đi (Muhammad!): “Tôi cầu xin Thượng Đế của nhân loại cứu rỗi!”} (Chương 114 An-Nas, câu 1)

# Giáo luật về Isti’a-nah, Istigha-thah, và Isti’a-zhah những ai (vật) khác ngoài Allah:

Được chia thành hai loại:



1- Được phép: Khi nào hội đủ bốn điều kiện sau đây:

* Hai điều kiện liên quan đến những điều muốn Isti’a-nah, Istigha-thah, và Isti’a-zhah:

- Những điều đó không phải nằm trong quyền năng duy nhất của Ngài.

- Kẻ được khẩn cầu phải có khả năng thực hiện những điều đó.

* Hai điều kiện liên quan đến những ai được Isti’a-nah, Istighathah, và Isti’a-zhah:

- Người đó phải là người đang còn sống trên thế gián.

- Người đó phải có mặt ngay lúc được khẩn cầu.

$ $ $



Shafa’ah

(Sự Can Thiệp)

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là danh động từ của “شفع” “Shafa’a” có nghĩa là làm cho cái gì đó thành đôi, và nó trái nghĩa với “وتر” “Witr” (đơn, lẻ).

- Theo nghĩa thành ngữ: Nhờ người khác can thiệp để xin hộ điều phúc và giúp tránh điều rủi.

# Các dạng Shafa’ah: Có hai dạng.

1- Shafa’ah bị phủ nhận

2- Shafa’ah được khẳng định

# Shafa’ah bị phủ nhận:

Đó là Shafa’ah được khẩn cầu những ai (vật) khác ngoài Allah về những gì mà chỉ có Allah duy nhất mới có quyền năng.

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋيَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِمَّا رَزَقۡنَٰكُم مِّن قَبۡلِ أَن يَأۡتِيَ يَوۡمٞ لَّا بَيۡعٞ فِيهِ وَلَا خُلَّةٞ وَلَا شَفَٰعَةٞۗ وَٱلۡكَٰفِرُونَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٢٥٤ ﮊ (البقرة : 254)

{Hỡi những ai có niềm ! Hãy chi dùng tài sản mà TA (Allah) đã cung cấp cho các ngươi (để làm việc thiện) trước khi xảy ra Ngày mà sẽ không có việc mua bán đổi chác, sẽ không có tình bạn hữu (bao che cho nhau) và cũng sẽ không có sự can thiệp nào (được chấp thuận). Và những kẻ không có đức tin là những kẻ làm điều sai quấy} (Chương 2. Al-Baqarah, câu 254).

# Shafa’ah được khẳng định:

Đó là Shafa’ah được khẩn cầu nơi Allah. Và các yếu tố của nó:

- Dưới sự cho phép của Allah đối với người được quyền can thiệp.

- Sự hài lòng của Ngài về người can thiệp và người được can thiệp.

Bằng chứng cho dạng Shafa’ah này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋمَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ ﮊ (البقرة : 255)

{Ai là người có thể can thiệp nơi Ngài nếu không có phép của Ngài ?} (Chương 2. Al-Baqarah, câu 255).

ﮋوَكَم مِّن مَّلَكٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ لَا تُغۡنِي شَفَٰعَتُهُمۡ شَيۡ‍ًٔا إِلَّا مِنۢ بَعۡدِ أَن يَأۡذَنَ ٱللَّهُ لِمَن يَشَآءُ وَيَرۡضَىٰٓ ٢٦ ﮊ (النجم : 26)

{Và có bao nhiêu Thiên Thần trong các tầng trời mà sự can thiệp chẳng có kết quả gì trừ phi Allah chấp thuận cho ai mà Ngài muốn và hài lòng?} (Chương 53. An-Najm: 26).

# Giáo luật quy định về việc Shafa’ah đến người còn sống có khả năng:

1- Nếu chúng ta yêu cầu và nhờ vả đến ai đó về một điều gì đó được phép trong giáo luật và người đó có khả năng thực hiện nó thì sự việc này là được phép. Và sự việc này mang ý nghĩa tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để làm việc tốt.

2- Nếu yêu cầu và nhờ vả về một điều gì đó mà người được nhờ vả không có khả năng, chỉ Allah mới có quyền năng, thì đây là điều Shirk.

$ $ $


Thăm Viếng Mồ Mả

Có ba dạng thăm viếng mồ mả:

1- Thăm viếng được giáo luật cho phép:

Đó là sự thăm viếng mồ mả nhằm mục đích:

- Tưởng nhớ đến Ngày Sau.

- Chào Salam đến những người trong mồ.

- Cầu nguyện cho họ.

2- Thăm viếng Bid’ah:

Đây là việc làm đã phủ nhận Tawhid, đồng thời là một trong những phương tiện Shirk, tiêu biểu ở dạng này là:

- Đến mồ mả với mục đích là thờ phượng Allah.

- Đến mồ mả để mong được phúc lành từ chúng.

- Tìm đủ mọi cách và công sức chỉ để thực hiện việc thăm viếng mồ mả.

3- Thăm viếng mang tội Shirk:

Đây là việc làm phủ nhận hoàn toàn Tawhid, và nó là sự hướng một trong các sự thờ phượng đến với người trong mồ, như:

- Đến mồ mả để cầu xin người trong mồ thay vì chỉ được phép cầu xin Allah, một mình Ngài duy nhât.

- Đến mồ mả cầu xin sự phù hộ cũng như phúc lành.

- Giết tế vật nuôi và nguyện thề cho người trong mồ.

- Và những gì khác với ý nghĩa tương tự.

$ $ $

Sirh

(Bùa Ngải và Ma Thuật)

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là những gì có tính thầm kín và có ảnh hưởng một cách nhẹ nhàng.

- Theo nghĩa thành ngữ: Là danh từ để gọi những sự việc liên quan đến những lời thần chú, bùa phép, ma thuật, phương pháp trị liệu bất thường qua các loại cây cỏ, làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác dưới sự cho phép của Allah.

# Các loại Sihr: Có hai loại.

1- Sihr mang tính Đại Shirk:

Đó là những gì được thực hiện qua trung gian của Jinn (Ma quỷ) và Shaytan bằng cách thờ phượng chúng, cúng tế cũng như cúi đầu quỳ lạy chúng mục đích để được chúng giúp đỡ gây hại người khác.



2- Sihr mang tính tội lỗi và gây thù nghịch:

Đó là việc dùng những loại cây cỏ, dược liệu hay những gì tương tự để làm hại mọi người.



# Giáo luật quy định về Sirh:

- Nếu Sirh dưới hình thức ở loại thứ nhất thì người dùng nó là Kafir (kẻ vô đức tin) bị xử tử theo tội danh từ bỏ tôn giáo.

- Nếu Sirh dưới hình thức ở loại thứ hai thì người dùng nó không phải là kẻ vô đức tin nhưng y được coi là kẻ đại nghịch tội lỗi, y sẽ bị xử tử nhằm để răn đe nếu vị Imam (người có thẩm quyền trông coi và quản lý vụ việc của một cộng đồng) thấy việc đó cần xử lý như thế.

# Bằng chứng về việc Sirh mang tội Kufr (sự vô đức tin):

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋوَمَا يُعَلِّمَانِ مِنۡ أَحَدٍ حَتَّىٰ يَقُولَآ إِنَّمَا نَحۡنُ فِتۡنَةٞ فَلَا تَكۡفُرۡۖ ﮊ (البقرة: 102)

{Nhưng hai (Thiên thần) này không truyền dạy (phép thuật) cho một ai mà không báo trước: “Chúng tôi chỉ là một sự cám dỗ, do đó, chớ phủ nhận đức tin.} (Chương 2. Al-Baqarah, câu 102).



# Giáo luật qui định về Nushrah:

Nushrah là sự tháo gỡ Sirh cho người bị Sirh. Và nó gồm có hai hình thức:

1- Tháo gỡ Sirh bằng Sirh: Đây là hình thức bị nghiêm cấm, và nó là hành vi của Shaytan.

2- Tháo gỡ Sirh bằng những lời thần chú, tụng niệm được giáo luật qui định, và dược liệu được phép: Đây là hình thức được phép trong Islam.

# Việc tuyên truyền và cảnh báo về tội lỗi của những kẻ làm Sirh:

Bắt buộc phải tuyên truyền và cảnh báo mọi người về tội lỗi của hành vi Sirh bởi đó là cách phản kháng và chống lại những điều nghịch đạo cũng như cách khuyên răn những người Muslim.



# Dấu hiệu nhận biết người làm Sirh:

Khi nào nhìn thấy một trong các hành động sau đây của người chữa trị thì có thể xác định đó là thầy Sirh:

1- Y hỏi tên người bệnh và tên mẹ của người bệnh.

2- Y lấy đi một thứ gì đó từ người bệnh (như quần áo, khăn đội, ..)

3- Viết những ký hiệu hay biểu tượng khác thường và khó hiểu.

4- Đọc những lời thần chú không thể hiểu.

5- Đôi lúc, y yêu cầu phải có một con vật nhất định nào đó để y giết và khi giết y không nhân danh Allah, có thể y sẽ dùng máu con vật bị giết đó bôi lên các chỗ đau của người bệnh hoặc vứt đi ở chỗ hoang phế.

6- Đưa cho người bệnh chiếc khăn hay mảnh vải nhỏ mà ở trên bốn góc của nó có ghi các chữ cái hoặc các số.

7- Y lẩm bẩm những lời không thể hiểu.

8- Đưa cho người bệnh những tờ giấy để đốt hoặc để hun khói.

9- Đưa cho người bênh một thứ gì đó để chôn xuống đất.

$ $ $


Kuha-nah – Arra-fah

(Tiên Đoán – Bói Toán)
# Khái niệm về Ka-hin (Nhà tiên đoán): Là người tiên đoán những sự việc xảy ra ở tương lai thông qua Jinn (Ma quỷ) và Shaytan.

# Khái niệm về Arra-f (Thầy bói): Là người tự cho mình biết điều ở quá khứ, hiện tại lẫn tương lai.

# Việc tự nhận mình hoặc thừa nhận ái đó biết những điều ở cõi vô hình: là Kufr (Vô đức tin) bởi vì đó là sự phủ nhận Qur’an khi Allah, Đấng Tối Cao đã phán:

ﮋقُل لَّا يَعۡلَمُ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ ٱلۡغَيۡبَ إِلَّا ٱللَّهُۚ ﮊ (النمل: 65)

{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Không ai biết được điều vô hình trong các tầng trời và trái đất ngoại trừ Allah} (Chương 27. An-Naml, câu 65).

# Những loại người nói về những điều vô hình:

1- Người thông tin về những điều vô hình thông qua Jinn (Ma quỷ) được gọi là thầy bói.

2- Người thông tin về những điều vô hình bằng cách xem đất đai và địa hình được gọi là thầy địa lý, hay thầy thổ.

3- Người thông tin về những điều vô hình thông qua các vì sao được gọi là nhà chiêm tinh.

4- Người thông tin về những gì bị mất trộm hay những gì bị thất lạc được gọi là nhà tiên đoán.

# Giáo luật quy định về những ai tìm đến thầy bói, nhà tiên đoán, hay thầy bùa: Được chia thành hai dạng:

1- Người nào tìm đến họ để hỏi thông tin nhưng không tin: Là người đã làm một điều nghiêm cấm, một trọng tội trong các đại tội, y sẽ không được chấp nhận lễ nguyện Salah trong bốn mươi ngày.

Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi Muhammad e:

« مَنْ أَتَى عَرَّافًا فَسَأَلَهُ عَنْ شَىْءٍ لَمْ تُقْبَلْ لَهُ صَلاَةٌ أَرْبَعِينَ لَيْلَةً » (رواه مسلم)

Ai tìm đến thầy bói để hỏi y về một điều gì đó thì y sẽ không được chấp nhận lễ nguyện Salah trong bốn mươi ngày.” (Muslim).

Ý nghĩa lễ nguyện Salah ở đây là ân phước của nó tức trong bốn mươi ngày việc dâng lễ nguyện Salah của y sẽ không được ban ân phước.

2- Ai tìm đến họ để lấy thông tin từ họ và tin những gì họ nói: thì sẽ trở thành người vô đức tin, tức y đã phủ nhận những gì được mặc khải xuống cho Nabi Muhammad e.

Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi Muhammad e:

« مَنْ أَتَى عَرَّافًا أَوْ كَاهِنًا فَصَدَّقَهُ بِمَا يَقُولُ فَقَدْ كَفَرَ بِمَا أُنْزِلَ عَلَى مُحَمَّدٍ » (رواه الأربعة والحاكم)

Ai tìm đến thầy bói hoặc nhà tiên đoán rồi tin theo những gì y nói thì quả thật y đã phủ nhận những gì được mặc khải xuống cho Muhammad.” (Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah, và Hakim).

$ $ $

Tayyarah

(Điềm Báo Về Điều Không May)

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là danh từ biến thể của “تطير” “Tattayara” có nghĩa là lạc quan hay bi quan bởi một điều gì đó.

- Theo nghĩa thành ngữ: Là sự bi quan khi nghe, nhìn thấy, và biết được kết quả của một sự việc gì đó vì tin rằng đó là điềm báo.

# Giáo luật qui định về sự tin vào một điều gì đó là điềm báo:

Tin vào một sự việc gì đó như một điềm báo là phủ nhận Tawhid dựa trên hai phương diện:

1- Rằng người xem một điều gì đó như một điềm báo và tin vào nó có nghĩa là y đã cắt đứt niềm tin cậy và sự phó thác nơi Allah và y đã tin vào những gì khác ngoài Allah.

2- Rằng người này (người tin vào một điều gì đó như một điềm báo) đã dựa vào điều không thực, ngược lại, đó là một sự tưởng tượng và mê tín.



# Bằng chứng nghiêm cấm sự tin vào một thứ gì đó như điềm báo:

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋأَلَآ إِنَّمَا طَٰٓئِرُهُمۡ عِندَ ٱللَّهِ وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَهُمۡ لَا يَعۡلَمُونَﮊ (الأعراف : 131)

{Chẳng phải là những tai họa và những rủi ro đều ở nơi Allah đó sao? Nhưng đa số không biết về điều đó} (Chương. Al-A’raf, câu 131).

Nabi Muhammad e nói:

« لاَ عَدْوَى وَلاَ طِيَرَةَ وَلاَ هَامَةَ وَلاَ صَفَرَ » (متفق عليه)

Không có sự gây bệnh (mà không có phép của Allah), không có điềm báo không may, không có bất kỳ chim cú nào hay loài ký sinh nào mang lại điều xui xẻo.” (Bukhari, Muslim).

« الطِّيَرَةُ شِرْكٌ » (رواه أبو داود والترمذي)

Tin vào một điều gì đó là điềm báo không may là mang tội Shirk.” (Abu Dawood, Tirmizhi)

# Tình trạng do sự tin vào một điều gì đó là điềm báo không tốt lành: Người tin một điều gì đó như một điềm báo về một điều không may sẽ không thể thoát khỏi hai tình trạng chủ yếu sau:

Thứ nhất: Y rơi vào tuyệt vọng và buông xuôi mọi hành động để đáp lại những gì được cho là điềm báo. Đây là một sự bi quan tai hại nhất.

Thứ hai: Y cứ cho qua nhưng trong lòng vẫn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, thấp thỏm, sợ bị những gì mà y cho là điềm báo có hiệu ứng thực sự cho y. Đây cũng là một sự bi quan nhưng nhẹ hơn tình trạng thứ nhất.

Cả hai tình trạng vừa nêu trên đều làm giảm đi đức tin Iman vào Đấng duy nhất tức làm mất dần Tawhid trong đức tin, đồng thời gây hại cho người bề tôi.



# Dược liệu cho người hay để tâm đến những điều gì đó như một điềm báo không tốt lành:

- Có một người đã nói về một điều gì đó như một điều không may mắn trước Nabi e thì Người bảo: “Hãy nói:

« اللَّهُمَّ لاَ يَأْتِى بِالْحَسَنَاتِ إِلاَّ أَنْتَ وَلاَ يَدْفَعُ السَّيِّئَاتِ إِلاَّ أَنْتَ وَلاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِكَ » (رواه أبو داود)

“Allo-humma la ya’ti bilhasana-t illa anta, wa la yadfa’us sayyi-a-t illa anta, wa la hawla wa la qu-wata illa bika”

Lạy Thượng Đế, rằng không ai có thể mang đến điều tốt lành ngoại trừ Ngài, và cũng không ai có thể chống lại điều xấu ngoại trừ Ngài, và không có quyền năng nào ngoài quyền năng của Ngài.” (Abu Dawood).

Và trong một Hadith khác thì Nabi e bảo nói:

« اللَّهُمَّ لَا طَيْرَ إِلَّا طَيْرُكَ وَلَا خَيْرَ إِلَّا خَيْرُكَ وَلَا إِلَهَ غَيْرُكَ » (رواه أحمد وصححه الألباني)

“Allo-humma la tayra illa tayruka, wa la khaira illa khairuka, wa la ila-ha ghairuka”

Lạy Thượng Đế, không có điều rủi ro nào mà không đến từ nơi Ngài, và không có một điều tốt nào mà không phải là điều tốt từ nơi Ngài, và không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài.” (Hadith do Ahmad ghi lại và được Alba-ni xác nhận).

Sau đó y phải:

1- Nhận biết tác hại của việc tin vào một điều gì đó như một điềm báo không tốt lành.

2- Phải chiến đấu với bản ngã.

3- Phải có đức tin vào số phận đã được Allah an bài và định sẵn.

4- Phải luôn có sự suy nghĩ tốt đẹp nơi Allah.

5- Cầu xin phúc lành từ Allah.

# Thực chất của việc tin vào điềm báo:

Nabi Muhammad e nói:

« إِنَّمَا الطِّيَرَةُ مَا أَمْضَاكَ أَوْ رَدَّكَ » (رواه أحمد)

Quả thật những gì được cho là điềm báo không tốt lành chỉ đơn thuần là tâm bệnh và sự lung lai của đức tin.” (Ahmad).



# Điềm tốt:

- Ý nghĩa: Là lời nói tốt đẹp mà khi con người nghe sẽ cảm thấy vui và phấn khởi.

- Thí dụ: Một người định bắt đầu cho một chuyến đi thì y nghe có người nói: Này hỡi người bằng an. Thế là y phấn khởi và vui mừng.

- Giáo luật qui định: Điều này được phép.

- Bằng chứng cho điều này: Là lời di huấn của Nabi Muhammad e:

« وَيُعْجِبُنِى الْفَأْلُ » (متفق عليه)

Và ta thích những điềm tốt.” (Hadith được thống nhất về sự xác thực của nó).

# Sự khác nhau giữa niềm tin vào điều được cho là điềm xấu và niềm tin vào điều được cho là điềm tốt:

­- Niềm tin vào điều được cho là điềm xấu: Là sự suy nghĩ không tốt lành nơi Allah, đã gán quyền năng nào đó của Ngài cho ai khác và đặt cái tâm vào những tạo vật không thể mang lại phúc lành cũng không thể gây hại.

- Niềm tin vào điều được cho là điềm tốt: Là sự suy nghĩ những điều tốt đẹp nơi Allah, mong mỏi và tin những điều tốt đẹp ở nơi Ngài.

$ $ $



Tanji-m

(Chiêm Tinh)
# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là danh động từ của “نجم” “Najjama” có nghĩa là có kiến thức về chiêm tinh hoặc tin rằng các vì sao có ảnh hưởng đến mọi tạo sinh.

- Theo nghĩa thành ngữ: Dựa vào các ngôi sao để suy luận về những vấn đề cụ thể nào đó.

# Các dạng chiêm tinh học: Có hai loại.

1- Chiêm tinh học nghiên cứu về những ảnh hưởng của chúng đến số phận của tạo vật: Có ba loại

- Loại thứ nhất: Quan niệm rằng các vì sao là tác nhân tạo ra mọi tai họa và điều xấu.

- Loại thứ hai: Cho rằng các vì sao là nguyên nhân cho biết kiến thức về cõi vô hình. Đây là đại Kufr (vô đức tin).

- Loại thứ ba: Quan niệm rằng các vì sao là nguyên nhân của điềm xấu và điềm tốt, trong khi Allah mới là Đấng gây ra mọi sự việc. Và đây là điều Haram và mang tội của tiểu Shirk.

# Chiêm tinh học dựa vào các vì sao để định hướng và xác định thời gian: Có hai dạng.

1- Dựa vào sự di chuyển của các sao để cải thiện các vụ việc của tôn giáo. Và đây là kiến thức được giáo luật yêu cầu, như thông qua các vì sao để xác định hướng Qiblah.

2- Dựa vào các vì sao để mang lại hữu ích cho đời, được chia làm hai dạng:

- Dạng dựa vào các sao để xác định phương hướng. Đây là điều được phép.

- Dạng dựa vào các sao để xác định các mùa trong năm. Theo quan điểm đúng thì đây không phải việc làm bị giáo luật chê trách.

# Ý nghĩa trong việc Allah tạo ra các vì sao:

Có ba ý nghĩa:

1- Allah tạo ra các vì sao để trang hoàng cho bầu trời.

2- Allah tạo ra các vì sao để làm vật ném những tên Shaytan.

3- Allah tạo ra các vì sao để làm dấu hiệu xác định phương hướng.

$ $ $



Istisqa’ bil-Anwa’

(Cầu Mưa Từ Sao)
# Istisqa’ bil-Anwa’ (Cầu mưa từ sao) là như thế nào :

Istisqa’ là cầu mưa.

Anwa’ là số nhiều của danh từ “نوء” “Naw’” có nghĩa là các vị trị của sao và nó gồm hai mươi tám vị trí.

Ý nghĩa Istisqa’ bil-Anwa’ là cầu mưa từ các sao.

# Các dạng Istisqa’ bil-Anwa’: Có ba dạng.

1- Đại Shirk: Có hai hình thức tiêu biểu

- Khấn vái các ngôi sao ban mưa như nói: Này sao gì đó hãy ban mưa xuống cho chúng tôi, hoặc này sao gì đó hãy ban phúc cho chúng tôi, hay những lời nói tương tự như vậy.

- Cho rằng nguyên nhân khiến trời mưa là do các sao gây ra, chúng có quyền năng chứ không lệ thuộc nơi Allah và cho dù không cầu xin chúng.

2- Tiểu Shirk:

Là việc lấy các sao và vị trí của nó làm nguyên nhân để cầu mưa.



3- Được phép:

Đó là việc dựa vào các ngôi sao và vị trí của chúng để xác định phương hướng và làm các dấu hiệu hướng dẫn, chứ không phải coi chúng như là nguyên nhân gây ra mưa hay có ảnh hưởng nhất định nào đó đến một hiện tượng hay một sự vật gì đó.



# Bằng chứng nghiêm cấm Istisqa’ bil-Anwa’ (Cầu Sao ban cho mưa xuống):

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋوَتَجۡعَلُونَ رِزۡقَكُمۡ أَنَّكُمۡ تُكَذِّبُونَ ٨٢ ﮊ (الواقعة : 82)

{Các ngươi đã dùng (Qur’an) trong việc tìm kiếm bổng lộc (thay vì tri ân Allah) các người đã phủ nhận (nó) ?} (Chương 56. Al-Waqi’ah, câu 82).

Muja-hid nói: Có nghĩa là họ bảo rằng sao gì đó đã ban mưa xuống và tạo phúc lành cho họ.

Nabi Muhammad e nói:

«هَلْ تَدْرُونَ مَاذَا قَالَ رَبُّكُمْ». قَالُوا اللَّهُ وَرَسُولُهُ أَعْلَمُ. قَالَ: «أَصْبَحَ مِنْ عِبَادِى مُؤْمِنٌ بِى وَكَافِرٌ، فَأَمَّا مَنْ قَالَ مُطِرْنَا بِفَضْلِ اللَّهِ وَرَحْمَتِهِ فَذَلِكَ مُؤْمِنٌ بِى وَكَافِرٌ بِالْكَوْكَبِ، وَأَمَّا مَنْ قَالَ بِنَوْءِ كَذَا وَكَذَا فَذَلِكَ كَافِرٌ بِى وَمُؤْمِنٌ بِالْكَوْكَبِ» (متفق عليه)

Các người có biết Thượng Đế của các người nói gì không ?” Những vị Sahabah nói: Allah và Thiên Sứ của Ngài biết rõ hơn hết. Người e bảo: “Trong số những bề tôi của TA có người tin tưởng nơi TA và có người phủ nhận TA. Ai nói Chúng tôi được ban mưa xuống bởi hồng phúc của Allah và lòng nhân từ của Ngài. Thì người đó là người tin tưởng nơi TA và không có đức tin nơi các vì sao; còn ai nói bởi ngôi sao gì đó thì đó là kẻ vô đức tin nơi TA và tin tưởng nơi các vì sao.” (Al-Bukhari, Muslim).

$ $ $

Riya’

(Sự Phô Trương)

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là phô bày một điều gì đó cho người khác biết.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Là sự phô bày việc hành đạo và vâng lệnh Allah cho thiên hạ biết để được thiên hạ khen ngợi, đề cao và kính trọng.

# Giáo luật qui định về Riya’:

1- Riya’ dưới mực độ thấp, chưa đáng kể: Là tiểu Shirk.

2- Riya’trong mọi việc làm hoặc đa phần đều có sự Riya’:

Đây là đại Shirk và những người mà trong tâm của họ luôn có Riya’ như vậy không còn được xem là người có đức tin nữa mà họ chính là người đạo đức giả.



# Nguy hại mà Riya’ mang lại:

1- Nó là việc làm của tiểu Shirk:

Nabi Muhammad e nói:

« إِنَّ أَخْوَفَ مَا أَخَافُ عَلَيْكُمُ الشِّرْكُ الأَصْغَرُ ». قَالُوا وَمَا الشِّرْكُ الأَصْغَرُ يَا رَسُولَ اللَّهِ قَالَ « الرِّيَاءُ » (رواه أحمد)

Quả thật, điều đáng sợ mà ta lo ngại cho các người là tiểu Shirk.” Những vị Sahabah hỏi: Tiểu Shirk là gì, thưa Thiên Sứ của Allah ? Người bảo: “Riya’’” (Ahmad ghi lại).



2- Quả thật, Allah sẽ không tha thứ cho người làm điều Riya' mà không ăn năn sám hối:

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋإِنَّ ٱللَّهَ لَا يَغۡفِرُ أَن يُشۡرَكَ بِهِۦ وَيَغۡفِرُ مَا دُونَ ذَٰلِكَ لِمَن يَشَآءُۚ ﮊ (النساء : 48)

{Allah sẽ không tha thứ cho những ai làm điều Shirk với Ngài, tuy nhiên, Ngài sẽ tha thứ cho những tội danh khác cho những ai Ngài muốn} (Chương 4. An-Nisa’, câu 48).

Và lời phán này bao hàm cả đại Shirk và tiểu Shirk.

3- Những việc làm có sự Riya’ trong đó sẽ không có giá trị:

« قَالَ اللَّهُ تَبَارَكَ وَتَعَالَى أَنَا أَغْنَى الشُّرَكَاءِ عَنِ الشِّرْكِ مَنْ عَمِلَ عَمَلاً أَشْرَكَ فِيهِ مَعِى غَيْرِى تَرَكْتُهُ وَشِرْكَهُ » (رواه مسلم)

Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc nói: TA không có nhu cầu đến những đối tác. Người nào làm một việc làm gì đó mà trong đó có Shirk (sự gán ghép những đối tác ngang hàng) những ai khác cùng với TA thì TA sẽ bỏ rơi kẻ đó cùng với thứ mà hắn đã Shirk.” (Muslim ghi lại).

4- Việc làm Riya’ còn nghiêm trọng và đáng lo sợ hơn sự thử thách khi đối mặt với Masi-h Dajja-l:

Nabi Muhammad e nói:

« أَلاَ أُخْبِرُكُمْ بِمَا هُوَ أَخْوَفُ عَلَيْكُمْ عِنْدِى مِنَ الْمَسِيحِ الدَّجَّالِ ». قَالَ قُلْنَا بَلَى. فَقَالَ « الشِّرْكُ الْخَفِىُّ أَنْ يَقُومَ الرَّجُلُ يُصَلِّى فَيُزَيِّنُ صَلاَتَهُ لِمَا يَرَى مِنْ نَظَرِ رَجُلٍ » (رواه ابن ماجه)

Các người có muốn ta nói cho các người biết điều mà nó đáng sợ cho các người hơn là Masi-h Dajja-l không ?” Các vị Sahabah nói: Thưa muốn. Người e bảo: “Đó là Shirk một cách thầm kín, rằng một người dâng lễ nguyện Salah cố nghiêm trang và trang hoàng cho lễ nguyện Salah vì thấy một người đang nhìn vào mình” (Ibnu Ma-jah ghi lại).

$ $ $

Khi Việc Làm Có dính Vào Điều Riya’

# Có ba trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Rằng người hành động đã có mục đích và chủ ý về việc phô bày cho thiên hạ nhìn thấy việc làm của mình.

Đây là điều Shirk và việc thờ phượng trong trường hợp này là vô nghĩa, không có giá trị.



Trường hợp thứ hai: Rằng người hành động có chủ ý và định tâm vì Allah rồi sau đó bị lẫn vào điều Riya’.

Và trường hợp này có hai tình huống:

1- Người hành động có đấu tranh với bản ngã nhưng vẫn không thể hoàn toàn thoát khỏi điều Riya’ trong lòng, khiến cái tâm của y chưa được tịnh. Tình huống này không làm ảnh hưởng đến giá trị của việc hành đạo.

2- Người hành động vẫn thanh thản với điều Riya’ đang tồn tại lẫn lộn mà không có sự đấu tranh để loại bỏ nó. Tình huống này được chia thành hai dạng trong thờ phượng:

- Nếu hành động ban đầu là một hành động độc lập và vẫn được thành tâm thì những gì định tâm vì Allah lúc ban đầu là có giá trị còn những gì đã dính vào Riya’ sau đó là không có giá trị.

Thí dụ: Một người bố thí cho người nghèo với số tiền một trăm đồng với lòng thành tâm vì Allah, rồi sau đó y nhìn thấy một người thì y lai bố thí thêm một trăm đồng nữa. Vậy sự bố thí lần đầu là có giá trị nơi Allah còn sự bố thí lần hai là không có giá trị.

- Nếu hành động sau đó và hành động ban đầu là một phần của nhau thì tất cả việc làm thờ phượng đều trở nên không có giá tri.

Thí dụ: Một người dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at vì Allah, nhưng trong Rak-at thứ hai y bị dính vào điều Riya’ và y không có sự nỗ lực để đấu tranh loại trừ nó mà vẫn để tâm mình xuôi theo thì cuộc dâng lễ nguyện đó của y trở nên vô giá trị.



Trường hợp thứ ba: Những gì bị dính vào Riya’ sau khi hành động thờ phượng đã được hoàn tất. Trường hợp này không làm ảnh hưởng đến hành động thờ phượng vì hành động thờ phượng đã xong.

# Người nào nghe lời khen ngợi của thiên hạ về mình rồi cảm thấy vui mừng và hạnh phúc:

Đây không phải là Riya’ mà đó là điều tốt đẹp và là dấu hiệu tốt cho y trên thế gian. Nabi Muhammad e khi được hỏi rằng Người thấy thế nào đối với ai làm nhiều việc thiện tốt rồi được thiên hạ khen ngợi, thì Người e nói:

« تِلْكَ عَاجِلُ بُشْرَى الْمُؤْمِنِ » (رواه مسلم)

Đó là tin vui và tốt lành được báo trước cho người có đức tin trên thế gian này.” (Muslim ghi lại).



# Sự khác biệt giữa Riya’ và Sum’ah:

Riya’: Là những gì liên quan đến đôi mắt tức một người hành động chỉ vì muốn để thiên hạ nhìn thấy mà khen ngợi.

Sum’ah: Là những gì liên quan đến tai nghe tức một người hành động chỉ để thiên hạ nghe thấy và khen ngợi mong được tiếng tâm.

# Cách trị liệu Riya’:

1- Nghĩ đến ân phước của sự thành tâm.

2- Nghĩ đến những nguy hại do Riya’ mang lại và nó khiến mọi việc làm trở thành vô nghĩa nơi Allah.

3- Nghĩ đến Đời Sau.

4- Phải biết rằng không người nào trong thiên hạ có thể mang lại điều lành hay điều rủi.

5- Du-a (cầu nguyện) và lời du-a tiêu biểu như:

اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوْذُ بِكَ أَنْ أُشْرِكَ بِكَ وَأَنَا أَعْلَمُ وَأَسْتَغْفِرُكَ لِمَا لَا أَعْلَمُ

Allo-humma inni a’u-zhu bika an ushrika bika wa ana a’lam. Wa astaghfiruka lima la a’lam.



Có nghĩa là “Lạy Thượng Đế, bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi tránh khỏi làm điều Shirk với Ngài những gì bề tôi biết rõ và xin Ngài tha thứ cho bề tôi những gì bề tôi không hãy biết”.



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương