SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


II. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA - GIÁO DỤC PHÚ YÊN



tải về 1.38 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

II. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA - GIÁO DỤC PHÚ YÊN


Theo dòng lịch sử của dân tộc, Việt Nam được hình thành và lại phải sớm đương đầu với giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Trong ngàn năm đấu tranh chống xâm lược của phong kiến phương Bắc cũng là ngàn năm dân tộc ta đấu tranh chống lại sự nô dịch bằng văn hóa giáo dục của kẻ thù. Dân tộc ta không bị nền giáo dục Nho giáo của Trung Quốc đồng hóa mà ngược lại còn biết lựa chọn, hấp thu những tinh hoa của nền văn hóa đó để xây dựng và phát triển cho nền văn hóa Việt Nam.

Trải qua các triều đại giành được độc lập tự chủ, ông cha ta đã xây dựng nên một nền văn hiến rực rỡ mà khởi đầu bằng việc ra đời Quốc tử giám – trường Đại học đầu tiên của Việt Nam vào năm 1076. Quốc Tử giám được thành lập sớm hơn cả một số trường đại học lớn từ thời kỳ văn hóa phục hưng ở châu Âu12.

Sự tôn vinh 1347 vị tiến sĩ được khắc tên ở 82 bia Văn Miếu qua các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1442 đến 1779 đã chứng tỏ từ lâu đời ông cha ta đã chú ý xây dựng một nền quốc học đậm đà bản sắc dân tộc. Tinh thần “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, các nhà khoa bảng, các nhà trí thức Việt Nam là rường cột của nền văn hiến đã cùng với các minh quân, lương thần xây dựng nên nhiều triều đại phong kiến cực thịnh ở nước ta.

Do điều kiện lịch sử, địa lý, tỉnh Phú Yên chưa xuất hiện nhiều nhà đại trí song các bậc tài trí ở Phú Yên như Lương Văn Chánh, Đào Trí, Nguyễn Công Nhàn, Lê Thành Phương, Nguyễn Hào Sự, Nguyễn Hữu Dực, Phan Lưu Thanh … cũng đã góp mặt vào pho sử vàng của dân tộc và các hàn sĩ, hương sư đã lặng lẽ góp phần bảo tồn và phát triển nền học vấn cho nhân dân lao động Phú Yên.

Dù trải qua thời Pháp thuộc, chúng dùng chính sách ngu dân kìm hãm dân ta trong vòng ngu tối, lạc hậu để hòng áp bức, bóc lột, song với lòng yêu nước, ý chí quật cường lớp lớp người Việt Nam đã vùng lên chống thực dân Pháp để giành độc lập, tự do. Đi đầu là các nhà nho, các chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Văn Tố… đã cổ súy phong trào Duy tân, Đông kinh nghĩa thục, truyền bá quốc ngữ để “khai dân trí”, “chấn dân khí”, “hậu dân sinh” để mưu cầu dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Và đặc biệt, từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, vai trò và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không những đã đem lại cho cách mạng Việt Nam con đường giải phóng đúng đắn mà từ năm 1943 với Đề cương văn hóa của Đảng đã chỉ ra con đường đấu tranh xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng. Giáo dục được xem như là một vũ khí sắc bén, một mặt trận đấu tranh cách mạng, để vận động, tập họp giác ngộ mọi tầng lớp quần chúng lao động, giới trí thức, giáo giới, sinh viên học sinh… trong mặt trận đại đoàn kết dân tộc và đưa cuộc cách mạng đến thành công .

Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Phú Yên chỉ sau một năm phát động hưởng ứng lời kêu gọi diệt giặc dốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến tháng 7 năm 1947 đã có trên 10 vạn người thoát mù chữ, là một trong 3 tỉnh đi đầu của Liên khu V, được Chính phủ khen thưởng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Phú Yên đã có trên hàng ngàn học sinh với hàng trăm giáo viên. Trường Lương Văn Chánh là trường trung học đầu tiên ra đời (10-1946) đánh dấu một bước tiến vượt bậc của nền giáo dục cách mạng của tỉnh.

Sau năm 1954, Phú Yên đã xây dựng được một nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân với một hệ thống cả giáo dục bình dân và giáo dục phổ thông, từ các lớp mẫu giáo, tiểu học đến bậc trung học. Ngành giáo dục đã góp phần tích cực vào thắng lợi to lớn của công cuộc kháng chiến chống Pháp, hun đúc trong nhân dân và nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, yêu chế độ dân chủ cộng hòa sâu sắc để họ trở thành những chiến sĩ yêu nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài suốt 21 năm, một cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc và ác liệt, nhân dân Việt Nam phải đương đầu với một kẻ thù hùng mạnh nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, quân và dân cả 2 miền Nam Bắc đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân lần lượt đập tan các chiến lược quân sự của Mỹ.

Về giáo dục, trong thời gian này, trên miền Nam đã song song tồn tại 2 nền giáo dục: nền giáo dục ở trong vùng chính quyền Sài Gòn tạm thời kiểm soát và nền giáo dục cách mạng được xây dựng và phát triển ở trong vùng căn cứ, vùng giải phóng. Trong cuộc chiến tranh nhân dân, giáo dục được xem như là một mặt trận. Thầy giáo và học sinh là những chiến sĩ. Họ không chỉ dạy học văn hóa mà cùng tham gia đấu tranh chống giặc giữ làng, giải phóng quê hương.

Cùng trong bối cảnh toàn miền Nam, Phú Yên cũng như các tỉnh, dù chiến tranh diễn ra ác liệt, Tỉnh ủy Phú Yên vẫn chỉ đạo cho ngành giáo dục nỗ lực vượt mọi khó khăn mở các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ, các trường nội trú cho các con em người dân tộc, gửi con em ra miền Bắc học tập để đào tạo cán bộ cho tương lai và đặc biệt là mở các trường sư phạm miền núi, sư phạm đồng bằng để đào tạo giáo viên chuẩn bị đón thời cơ phát triển ngành giáo dục sau ngày giải phóng. Tuy số lượng trường lớp, học sinh trong vùng căn cứ và vùng giải phóng chưa nhiều, phong trào lúc lên, lúc xuống phụ thuộc vào tình hình của chiến trường, song nền giáo dục cách mạng đã được hình thành và xây dựng thành một hệ thống tổ chức hoạt động có hiệu quả từ các nhóm học tập, các lớp, các trường học kháng chiến. Những hoạt động này có ý nghĩa chính trị lớn, nhất là khơi dậy và hun đúc lý tưởng yêu nước, tinh thần cách mạng giải phóng dân tộc đối với học sinh trong vùng kiểm soát của địch.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, ngày 1-4-1975 Phú Yên gải phóng, đất nước thống nhất. Tháng 11- 1975, tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên được hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong những ngày đầu giải phóng lúc bấy giờ là tổ chức lại ngành giáo dục theo hệ thống mới, sử dụng đội ngũ giáo viên vùng mới giải phóng, tổ chức học tập thấm nhuần quan điểm, nguyên lý, phương châm, nội dung, phương pháp của nền giáo dục cách mạng, xóa bỏ những ảnh hưởng, tàn dư của nền giáo dục nô dịch của Mỹ ngụy. Đồng thời ngành giáo dục đã nhanh chóng mở các trường Sư phạm mẫu giáo, Sư phạm sơ cấp, trung cấp để đào tạo đội ngũ giáo viên mới đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

Nhà trường mới, thầy giáo và học sinh là nhân tố quan trọng trong việc góp phần ổn định tình hình xã hội, xây dựng đời sống mới sau ngày giải phóng. Phong trào lao động xây dựng trường lớp, giúp đồng bào sửa lại nhà cửa bị tàn phá trong chiến tranh, đắp đường giao thông, khai mương sản xuất, giúp dân gặt hái mùa màng. Ngành giáo dục là lực lượng nồng cốt trong phong trào xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa. Nguyên lý giáo dục Xã hội chủ nghĩa, qua lao động tập thể, giáo dục gắn liền với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp chặt chẽ với giáo dục gia đình và xã hội đã từng bước thấm nhuần trong quá trình đào tạo của nhà trường mới.

Cùng với sự phục hồi và phát triển của kinh tế, giáo dục Phú Yên phát triển nhanh chóng. Hệ thống tổ chức quản lý của giáo dục từ xã, huyện đến tỉnh bước đầu được tổ chức chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của phong trào giáo dục thời kỳ mới. Các ngành học mầm non, cấp 1, cấp 2 được mở rộng khắp các buôn làng. Từng cụm xã trong huyện có trường cấp 3. Phong trào thi đua dạy thật tốt, học thật tốt, chất lượng giáo dục toàn diện học văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác xã hội, công tác Đoàn Đội ở Bắc Phú Khánh (Phú Yên) phát triển vượt trội nhờ tiếp tục phát huy truyền thống giáo dục cách mạng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và trong thời kỳ chống Mỹ.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - năm 1986, Đại hội đổi mới nền kinh tế chuyển mô hình tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động sâu sắc đến sự phát triển giáo dục.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết TW4 (khóa VII) và Nghị quyết TW2 (khoá VIII) của ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác giáo dục, quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” ngày càng được quán triệt sâu sắc đến của các cấp. Tháng 7-1993, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên ra quyết định giao cho Sở Giáo dục quản lý toàn diện theo ngành trên địa bàn toàn tỉnh như quản lý về tổ chức, nhân sự, chuyên môn, tài chính và cơ sở vật chất. Nhờ thế hiệu quả quản lý, chất lượng giáo dục được tăng lên rõ rệt, mối quan hệ giữa Sở giáo dục với các địa phương ngày một chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả hơn.

Về bậc Tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh tiểu học, ngành đã chú trọng đổi mới phương pháp, đảm bảo giảng dạy đủ 9 môn học trong tất cả các trường tiểu học kể cả các môn hát, nhạc và mỹ thuật.

Về bậc Trung học cơ sở (THCS), thực hiện cuộc đổi mới về hệ thống giáo dục, việc tách bậc THCS ra khỏi bậc học phổ thông cơ sở (PTCS) trước đây, lúc đầu cũng gây ra một số khó khăn song ngành đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trường lớp, sách giáo khoa, giáo viên, nên quy mô học sinh PTCS (cấp 2) không những duy trì mà còn phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học từ 28,3% (năm học 90 – 91) giảm xuống 2,3% (năm học 1998 – 1999) tổng số học sinh PTCS tăng gần gấp đôi từ 31.058 học sinh (1992 – 1993) tăng lên 59.356 học sinh (năm học 1998 – 1999).

Về bậc Trung học phổ thông (THPT), thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường học, ngoài hệ thống các trường công lập, tỉnh đã mở thêm 4 trường THPT bán công, 2 trường THPT dân lập. Chất lượng học sinh THPT dần được nâng cao, cùng sánh vai với các tỉnh khu vực Nam Trung bộ, trường THPT chuyên Lương Văn Chánh vẫn giữ vững được truyền thống học giỏi, hàng năm đạt được nhiều giải cao trong kỳ thi Quốc gia và kỳ thi Olypic khu vực phía Nam và kỳ thi tuyển vào Đại học.

Trường học cho con em học sinh các dân tộc miền núi đã xây dựng được 1 trường nội trú cấp tỉnh và 3 trường cấp huyện và đã đào tạo được hàng trăm học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đưa vào học đại học và các trường chuyên nghiệp để chuẩn bị đội ngũ cán bộ các ngành cho các dân tộc anh em.

Năm 1989, bộ phận giáo viên, sinh viên từ trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang chuyển về Phú Yên khi tái lập tỉnh đã cùng với trường Trung cấp Sư phạm Phú Yên làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo viên tiểu học và trung học cơ sở cho tỉnh. Tháng 9/1995 được Chính phủ quyết định nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm Phú Yên nằm trong hệ thống trường Đại học, Cao đẳng của cả nước. Năm 1998, tỉnh Phú Yên đã được nhà nước công nhận hoàn thành xóa nạn mù chữ và phổ cập tiểu học.

Sau 15 năm tái lập tỉnh và đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, ngành Giáo dục Phú Yên đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và phát triển giáo dục quốc dân rộng khắp từ thành phố đến đồng bằng, từ miền núi đến vùng duyên hải, gồm đủ các bậc học mầm non, tiểu học, trung học đến cao đẳng, với đa dạng loại hình trường lớp: công lập, bán công, tư thục; chất lượng giáo dục toàn diện dần được nâng cao. Phú Yên là một trong một số ít tỉnh trong cả nước sớm phủ kín môn ngoại ngữ; phong trào xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; nhân dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp trang thiết bị nhà trường được khang trang, đổi mới. Đến năm 2005, ngành giáo dục Phú Yên đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội tỉnh nhà.


Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương