PHẬt giáo thừa thiên huế Số 11


 Niềm tin từ sự lắng nghe



tải về 1.04 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34763
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

 Niềm tin từ sự lắng nghe


Niềm tin ở Kinh Kim Cang Bát Nhã, lại nhấn mạnh đến hai hạng người là tu phước và trì giới, khi nghe Pháp thoại có nội dung siêu việt mọi ý tưởng. Đối với người tu phước, họ không phải chỉ mới phát bồ đề tâm làm thiện sự một đời mà nhiều đời, họ không phải chỉ mới phát bồ đề tâm phụng sự một Đức Phật mà đã trải qua ngàn muôn ức Đức Phật và đối với người trì giới cũng vậy, họ không những chỉ mới phát bồ đề tâm trì giới một đời mà đã nhiều đời, họ không phải chỉ phát bồ đề tâm để lãnh thọ giới pháp và thực hành giới pháp từ một Đức Phật, mà đã trải qua từ vô lượng ngàn muôn ức Đức Phật, họ đã từng nghe, và đọc tụng Kinh Kim Cang Bát Nhã cũng như các Kinh điển Đại Thừa, nên dù đời nầy họ có mặt trong thời kỳ Đức Phật Niết Bàn, sau năm trăm năm, nhưng khi nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã, họ vẫn có khả năng phát khởi niềm tin thanh tịnh đúng như những gì mà Kinh trình bày. Họ có khả năng tin tưởng đúng như thực về pháp chứng của Đức Phật đã được trình bày ở trong Kinh nầy. Pháp chứng ấy là Ngã Không và Pháp Không. Ngã không là pháp chứng thường trực và tối thượng của các vị Thánh giả A La Hán. Pháp không là pháp chứng thường trực của các vị Bồ Tát Thượng Thừa.

Pháp chứng ấy đối với hai hạng người tu phước và trì giới kia, dù hiện tiền họ chưa chứng nghiệm, nhưng khi nghe pháp thoại Kim Cang Bát Nhã, họ có khả năng tin tuởng một cách chắc chắn rằng, họ sẽ chứng nghiệm pháp ấy trong tương lai. Bởi vậy, Tôn giả Tu Bồ Đề đã bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Nếu lại có người nào được nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy mà tâm tin tưởng thanh tịnh, sinh khởi tuệ giác chân thực, thì phải biết rằng, người ấy thành đạt công đức hiếm có số một.

Kính bạch Thế Tôn, tuệ giác chân thực ấy không phải là tướng, nên Như Lai nói là thực tướng.

Kính bạch Thế Tôn, hôm nay con được nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã như thế nầy, tin tưởng, hiểu, tiếp nhận và hành trì không phải là khó. Nhưng, nếu tương lai, năm trăm năm sau, nếu có người nào được nghe Kinh nầy mà tin tưởng, hiểu, tiếp nhận và hành trì, người ấy mới thật là người hiếm có số một.

Tại sao như vậy? Bởi vì người như vậy, thì không còn có ý tưởng về ngã, nhân, chúng sanh và thọ giả. Và vì sao? Vì cái ý tưởng về ngã, chính cái ấy không phải là ý tưởng; những cái ý tưởng về con người, về chúng sanh, về thọ giả, những cái ý tưởng ấy, chính không phải là những ý tưởng.

Vì sao? Vì siêu việt tất cả ý tưởng, nên gọi là Chư phật.

Đức Phật dạy, nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy, đúng như vậy, nếu có người nào được nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy mà không kinh ngạc, không sợ hãi, thì phải biết người ấy là người hiếm có.

Hỡi Tu Bồ Đề! Tại sao? Vì Như Lai nói Ba La Mật tối thượng là không phải Ba La Mật tối thượng, nên mới gọi là Ba La Mật tối thượng.” (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750b).

---o0o---


 Niềm tin từ sự thuận hành


Tin mà chưa thuận hành theo niềm tin, là niềm tin chưa có nội dung của sự thực nghiệm và chứng nghiệm, nên niềm tin ấy chưa thể gọi là niềm tin vững chãi hay là niềm tin của Kim Cang bất hoại.

Niềm tin của Kim Cang bất hoại sinh khởi từ sự nghe, hiểu chánh pháp và biến sự nghe hiểu ấy trở thành sự thực nghiệm và chứng nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, bảo chứng cho niềm tin không còn là lý thuyết, luận thuyết hay ngôn thuyết mà chính là sự thực nghiệm và chứng nghiệm niềm tin ấy, ngay nơi cuộc sống con nguời.

Và công đức do niềm tin thuận hành dẫn sinh là không thể nghĩ bàn, không thể ước lượng, không có giới hạn đúng như Đức Thế Tôn đã nói với Tôn Giả Tu Bồ Đề ở trong Kinh Kim Cang Bát Nhã như sau:

“Hỡi Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào, vào buổi sáng đem thân mạng như số cát sông Hằng mà bố thí; buổi trưa cũng đem thân mạng như số cát sông Hằng mà bố thí; buổi chiều cũng lại đem thân mạng như số cát sông Hằng mà bố thí, và sự bố thí thân mạng như vậy, trải qua cả vô lượng trăm ngàn ức vạn kiếp, nhưng nếu có người nghe Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy, với tâm tin tưởng không trái nghịch, thì phước đức của người nghe Kinh mà tâm tin tưởng ấy, thắng vượt hẳn phước đức của người bố thí kia, huống nữa là sao chép, thọ trì, đọc tụng, diễn giảng cho người khác.

Hỡi Tu Bồ Đề! Chủ yếu mà nói, công đức ở Kinh Kim Cang Bát Nhã là vô biên, không thể nghĩ bàn, không thể đối chiếu, ước lượng; Như Lai vì người phát khởi tâm Đại Thừa mà nói, vì người phát khởi tâm Tối Thượng Thừa mà nói. Nếu có người nào có khả năng tiếp nhận, ghi nhớ, tụng đọc, vì mọi người mà giảng giải một cách rộng rãi, thì Như Lai thấy và biết chắc chắn người ấy, đều đã thành tựu công đức không thể đo lường, không thể đối chiếu, không có giới hạn và không thể nghĩ bàn. Những người như thế có thể gánh vác tuệ giác vô thượng của Như Lai”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Bố thí, cúng dường và ngay cả trì giới, trải qua vô lượng kiếp bằng niềm tin đơn thuần, thì hiệu quả rộng, sâu và cao của niềm tin ấy, không thể so sánh với niềm tin được gắn liền với tuệ giác hay gắn liền với Kim Cang Bát Nhã. Bởi vì, Bát Nhã là tuệ giác, mà tuệ giác ấy vững chãi và sắc bén như kim cang, nên khi niềm tin của một người phát khởi được thu hút, nuôi dưỡng và đi theo hướng tuệ giác hay được thiết lập trên nền tảng của tuệ giác nầy, thì niềm tin ấy không còn là niềm tin mù quáng hay hữu hạn mà là niềm tin của trí tuệ và vô hạn. Với niềm tin nầy mà tiếp nhận, ghi nhớ, đọc tụng, sống và thuận hành theo Kinh Kim Cang Bát Nhã mỗi ngày, thì hoa trái giác ngộ, hoa trái giải thoát không phải là một ước mơ mà là một hiện thực, một hiện thực được chuyển thành từ niềm tin.

---o0o---


 Không gian của niềm tin


Không gian của Kinh Kim Cang Bát Nhã là không gian không có không gian, nên bất cứ không gian nào cũng có thể trở thành không gian của Kim Cang Bát Nhã, nếu nơi đó có sự đọc tụng, diễn giảng, sao chép hay tôn trí Kinh ấy, và không gian nào cũng có thể thực hiện niềm tin Bát Nhã, bằng sự cung kính, lễ bái,...

Bởi vậy, Đức Phật đã dạy Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: “Hỡi Tu Bồ Đề, ở bất cứ nơi nào, nếu có bản Kinh Kim Cang Bát Nhã nầy, thì ở nơi đó, tất cả chư thiên, loài người, a tu la ở trong thế gian hãy đều nên cúng dường. Nên biết chỗ ấy là bảo tháp, cần phải cung kính, lễ bái, đi nhiễu, dùng các loại hoa hương mà tung rãi ở nơi không gian đó”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Tại sao Đức Phật dạy, nơi nào có bản Kinh Kim Cang Bát Nhã là nơi đó có bảo tháp? Nơi đó cần phải thể hiện niềm tin bằng sự cung kính, lễ bái, đi nhiễu, tung rãi hoa và hương? Tại bởi nội dung Kinh Kim Cang Bát Nhã chuyển tải pháp thân của chư phật và thể tính chân thực của pháp giới. Pháp thân và thể tính ấy có mặt cùng khắp mọi không gian, nên đối với người có đức tin Kim Cang Bát Nhã, và giác ngộ Kim Cang Bát Nhã, thì họ ngồi ở đâu, họ đứng ở đâu, họ cư trú ở đâu, thì ở nơi những chỗ ấy đều là bảo tháp, đều là thánh địa, đều là không gian Kim Cang Bát Nhã. Và không gian ấy là không gian mà ta có thể cung kính, lễ bái, đi nhiễu, tung rãi các thứ hoa hương mà cúng dường ở nơi đó.Và pháp thân là thân cao tột trong các thân, pháp tính là tính tối thượng trong các tính; thân ấy, tính ấy là biểu thị cho bảo tháp, chứ không phải là bảo tháp theo nghĩa kiến trúc vật lý. Và như vậy, nơi nào có sự thực tập và chứng nghiệm Kim Cang Bát Nhã, thì nơi đó có sự hiện khởi của bảo tháp và có sự thể hiện của người có niềm tin đối với Kinh ấy.

---o0o---




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương