PHẠm văn tiềM ĐÁnh giá chọn lọc bò ĐỰc giống holstein friesian ở việt nam


Bảng 3.18. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn/chu kỳ đầu đàn con gái của từng bò đực giống Holstein Friesian



tải về 1.34 Mb.
trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.34 Mb.
#30998
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Bảng 3.18. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn/chu kỳ đầu
đàn con gái của từng bò đực giống Holstein Friesian


SH đực giống

kiểm tra


n

con gái (con)



SLS chu kỳ đầu của đàn CG (kg/305 ngày)

SLS 305 ngày

SLS tiêu chuẩn

Mean

SE

Mean

SE

292

45

5.524,79ab

72,14

5.193,47

68,82

293

42

5.315,56b

94,80

4.985,17

92,87

295

40

5.353,84ab

112,56

5.052,47

104,58

296

43

5.414,67ab

92,95

5.063,83

88,69

297

42

5.589,61ab

104,93

5.213,65

101,62

298

44

5.635,53a

100,28

5.239,53

92,07

Trung bình

256

5.474,90

39,70

5.126,70

37,50

Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả công bố của các tác giả trên. Nguyên nhân có thể do kết quả của các tác giả trên được nghiên cứu ở những giai đoạn trước đây khi chất lượng giống và các yếu tố ngoại cảnh còn hạn chế. Trong lúc đó, chất lượng giống và các yếu tố ngoại cảnh hiện nay đối với ngành chăn bò sữa tốt hơn: kinh nghiệm chăn nuôi ngày càng được tích lũy, đồng thời được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tạo được các khẩu phần thức ăn thích hợp hơn, chất lượng thức ăn được nâng lên, trình độ quản lý chăm sóc đàn bò ngày càng được tốt hơn, đặc biệt trong công tác giống được đầu tư hơn, nhập khẩu những bò cái cao sản về bổ sung đàn; bò đực giống ngày càng được tăng cường áp lực chọn lọc và nhập khẩu những đực giống thuần chủng, cao sản có tiềm năng di về năng suất, chất lượng sữa ngày càng cao từ (Hoa Kỳ, Canada, Australia…) đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo, nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò sữa trong nước, đặc biệt là sản lượng sữa.

Trần Quang Hạnh (2010), theo dõi khả năng sản xuất sữa trên đàn bò HF nuôi tại Lâm Đồng thu được sản lượng sữa trung bình là 5.421,22 kg/chu kỳ; Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu sản lượng sữa lứa đầu đàn tại Lâm Đồng và Mộc Châu cho kết quả giao động từ 4.463,6 kg/chu kỳ đến 5.687,0 kg/chu kỳ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Trần Quang Hạnh (2010) và Lê Bá Quế (2013).

Theo nghiên của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), trên đàn bò HF nhập khẩu từ Hoa Kỳ nuôi tại Mộc Châu cho biết sản lượng sữa trung bình đạt 5.788 kg/con/chu kỳ 305 ngày ở lứa sữa đầu. Sở dĩ kết quả nghiên của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là vì đàn bò cái HF trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), là đàn bò được nhập khẩu từ Hoa Kỳ nên đã được chọn lọc kỹ và Hoa Kỳ là nước có ngành chăn nuôi bò sữa nổi tiếng trên thế giới được nhập khẩu về Việt Nam nên chất lượng giống tốt hơn so với đàn bò trong nghiên cứu của chúng tôi sinh ra tại Việt Nam khi sản lượng sữa của bò mẹ thấp hơn so với bò mẹ của đàn nhập khẩu này.

Qua kết quả xác định được về sản lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái của 6 đực giống đang kiểm tra cho phép chúng ta khẳng định rằng chất lượng đàn bò đực giống đang kiểm tra rất tốt vì sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái rất cao (5.474,90 kg/chu kỳ). Như vậy, sản lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái của 6 đực giống đang kiểm tra cao hơn hẳn so với sản lượng sữa của đàn bò sữa HF nhóm tương đồng (5.152,80 kg/chu kỳ).

Chen và cs. (2006) cho biết, sản lượng sữa bò HF ở Bắc Kinh, Trung Quốc đạt 8.500 kg/chu kỳ. Canwest (2006) cho biết, sản lượng sữa bò HF tại Pháp là 9.850 kg/chu kỳ.

Theo công bố của ICAR. (2013), sản lượng sữa bò HF ở Nhật Bản đạt 9.295 kg/chu kỳ; Tây Ban Nha đạt 9.546 kg/chu kỳ và Hàn Quốc là 9.737 kg/chu kỳ.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với sản lượng sữa bò HF tại Pháp; Nhật Bản; Tây Ban Nha; Hàn Quốc; Trung Quốc vì họ có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, công tác tạo, chọn giống được quan tâm, đầu tư tốt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đều được đưa vào áp dụng, có điều kiện chọn lọc được những cá thể có tiềm năng di truyền cao về năng suất, chất lượng nên đàn bò sữa cho sản lượng sữa cao. Mặt khác, các nước nói trên là những nước có thời tiết khí hậu môi trường mát mẻ hơn ở Việt Nam phù hợp với bò sữa HF, nên chúng cho sản lượng sữa cao hơn.

Như vậy, qua nghiên cứu về khả năng cho sữa của các tác giả ở các thời kỳ khác nhau cho thấy sản lượng sữa các thời kỳ là khác nhau. Sản lượng sữa của đàn bò sữa HF ở nước ta cũng được tăng lên rõ rệt qua các năm, điều đó chứng tỏ kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa HF được tích lũy qua các năm, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa được áp dụng, việc những năm gần đây nhập khẩu và tuyển chọn được những bò đực giống HF thuần chủng cao sản có tiềm năng di truyền cao đã góp phần to lớn trong cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng đàn bò sữa Việt Nam nói chung và của Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng) nói riêng.

Theo phân tích về quy luật sinh học tiết sữa của Nguyễn Văn Đức và cs. (2008), trên sản lượng sữa của 8 chu kỳ sữa đầu đàn bò sữa HF nuôi tại Mộc Châu cho biết, sản lượng sữa tăng dần từ lứa 1, 2 đến lứa 3, ổn định ở lứa 4, 5 và giảm dần từ lứa 6, 7, 8. Như vậy, sản lượng sữa đàn con gái của 6 bò đực giống được chọn lọc thông qua đời con trong nghiên cứu này, sẽ có sản lượng sữa rất cao ở những chu kỳ sữa tiếp theo. Nếu sản lượng sữa ở chu kỳ sữa thứ 3 tăng 13,43% so với chu kỳ sữa đầu ở nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2008) thì sản lượng sữa 305 ngày trung bình đàn bò con gái này có thể đạt 6.210,18 kg/chu kỳ (5.474,90 kg + 5.474,90kg x 13,43%) ở lứa sữa thứ 3.

Để dễ so sánh về tiềm năng cho sữa và chất lượng sữa của từng cá thể bò đực giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản lượng sữa tiêu chuẩn đàn con gái của những bò đực giống đang được kiểm tra. Kết quả về sản lượng sữa tiêu chuẩn đàn con gái của những bò đực giống đang kiểm tra được trình bày ở bảng 3.18.

Qua bảng 3.18 cho thấy, sản lượng sữa tiêu chuẩn của đàn bò con gái đạt trung bình 5.126,70 kg/chu kỳ, cao nhất là đàn con gái của bò đực giống 298 đạt 5.239,53 kg/chu kỳ, thấp nhất là đàn con gái của bò đực giống 293 đạt 4.985,17 kg/chu kỳ. Sản lượng sữa tiêu chuẩn của đàn bò con gái của từng đực giống HF này là khác nhau, song sự sai khác này không có ý nghĩa ở mức thống kê.

Theo Trần Quang Hạnh (2010), sản lượng sữa tiêu chuẩn của bò HF tại Lâm Đồng là 5.105,96 kg/chu kỳ. Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu khả năng sản xuất sữa của đàn bò tại Đức Trọng (Lâm Đồng) và Mộc Châu (Sơn La) cho biết, sản lượng sữa tiêu chuẩn đạt từ 4.251,1 đến 5.262,1 kg/chu kỳ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Trần Quang Hạnh (2010) và Lê Bá Quế (2013).

So sánh sản lượng sữa tiêu chuẩn trung bình của 6 bò đực giống được tuyển chọn vào kiểm tra qua đời sau với sản lượng sữa tiêu chuẩn của 10 bò đực giống đưa vào kiểm tra qua chị em gái cho thấy, trung bình sản lượng sữa tiêu chuẩn được tăng lên từ 4.603,10 kg/chu kỳ lên 5.126,70 kg/chu kỳ, tương ứng tăng 11,37%. Có kết quả trên là do thông qua đánh giá đàn chị em gái, đã chọn lọc được 6 bò đực giống có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao và loại bỏ 4 cá thể bò đực giống có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa không cao. Vì vậy, sản lượng sữa của đàn bò con gái đã tăng 11,37% so với trung bình đàn.

3.4.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái

Trong chăn nuôi bò sữa, tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sữa và chúng có mối quan hệ ngược chiều với sản lượng sữa. Vì vậy, khi chọn lọc nâng cao sản lượng sữa, 2 chỉ tiêu chính về chất lượng sữa tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa phải được xác định nhằm không làm giảm chất lượng sữa.

Chất lượng sữa của bò sữa phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, tháng và giai đoạn của kỳ tiết sữa … Qua kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.19 cho thấy, tỷ lệ mỡ sữa ở chu kỳ sữa đầu của đàn bò HF con gái đạt trung bình 3,58 ± 0,01%, cao nhất bò đực giống số hiệu 295 đạt 3,63 ± 0,02%, thấp nhất là bò đực giống số hiệu 298 đạt 3,53 ± 0,02%. Sự sai khác về giá trị trung bình của tỷ lệ mỡ sữa giữa các đàn con gái của các bò đực giống có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Theo Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), đàn bò HF nhập từ Mỹ nuôi tại Mộc Châu (giai đoạn 2001-2006) có tỷ lệ mỡ sữa là 3,30 ± 0,76% và tại Lâm Đồng, tỷ lệ mỡ sữa là 3,41 ± 0,85%; Trần Quang Hạnh (2010), đàn bò HF nuôi tại Lâm Đồng có tỷ lệ mỡ sữa lứa đầu là 3,32 ± 0,03%.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy, kết quả tỷ lệ mỡ sữa đàn bò sữa con gái của những bò đực giống được tuyển chọn đánh giá qua đời sau trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của các tác giả trên. Nguyên nhân những năm gần đây để nâng cao sản lượng sữa thì các đơn vị chăn nuôi bò sữa đã chú trọng đến các giải pháp nhằm không ngừng tăng năng suất, chất lượng sữa bò trong đó đặc biệt là khâu tuyển chọn bò giống có tiềm năng di truyền cao về năng suất, chất lượng để cải tạo đàn bò cái giống và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho bò sữa thông qua, đầu tư máy móc, thiết bị chế biến thức ăn tốt hơn, nhập khẩu những cỏ chất lượng cao như cỏ Alfafa, tạo khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đàn bò vì vậy tỷ lệ mỡ trong sữa bò được tăng lên.

Ngô Thành Vinh và cs. (2005) cho biết, bò HF nuôi tại Ba Vì có tỷ lệ mỡ sữa là 3,59 %; Lê Bá Quế và cs. (2013) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ đầu con gái từng bò HF nuôi tại Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng) là 3,59 %; Lê Văn Thông và cs. (2014), nghiên cứu tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ đầu đàn bò chị em gái ở Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng) của đàn bò HF sinh ra tại Việt Nam dao động từ 3,50 % đến 3,61%. Như vậy, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ mỡ sữa của chúng tôi tương đương và phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên.

Theo Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2005), bò HF thuần nuôi tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh cho TLMS 3,93%, Phạm Văn Giới và cs. (2006) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa đàn bò HF ở Việt Nam dao động từ 3,74 % đến 3,80%. Tỷ lệ mỡ sữa trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn tỷ lệ mỡ sữa của các tác giả trên, có thể do Mộc châu và Lâm đồng bò HF có sản lượng sữa cao hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác mà mỡ sữa lại có tỷ lệ nghịch với sản lượng sữa do vậy, tỷ lệ mỡ sữa trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương