ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang13/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Ưu điểm:

  • Dễ biên soạn và ít tốn thời gian.

  • Đánh giá được khả năng sắp xếp, trình bầy, lập luận, diễn đạt, đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân.

  • Người học có điều kiện bộc lộ sự sáng tạo, có thể sử dụng các câu hỏi vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề phức hợp.

  • Hạn chế sau:

  • Chỉ có một số câu hỏi trong một bài kiểm tra nên chỉ kiểm tra một phần nhỏ của chương trình không đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá kết quả học tập của người học.

  • Các câu trả lời thường dài, tốn thời gian trình bày, diễn đạt bằng văn viết.

  • Việc chấm điểm thường mất nhiều thời gian. Kết quả phụ thuộc nhiều vào người chấm (sức khỏe, trạng thái tâm lý, tính cách, trình độ, kinh nghiệm..).

  • Người học dễ học tủ, học lệch và có thái độ kém nghiêm túc trong khi làm bài.

  • Yêu cầu đối với phương pháp trắc nghiệm tự luận:

  • Câu hỏi đảm bảo tính mục đích.

  • Câu hỏi đảm bảo tính xác định.

  • Câu hỏi đảm bảo tính vừa sức đối với người học


21




  • Câu hỏi đảm bảo thuật ngữ chính xác, gọn gàng, rõ ràng dễ hiểu, không gây hiểu lầm, hiểu sai. Không phức tạp hóa hình thức câu hỏi, không đánh lừa, gài bẫy bằng câu từ, không có dạng câu hỏi thăm dò...

  • Câu hỏi đảm bảo tính thiết thực: câu hỏi nên gắn với thực tiễn cuộc sống, công việc của người học. Hình thức câu hỏi nên lồng ghép vào các tình huống, câu chuyện, bối cảnh hấp dẫn người học.

  • Đảm bảo yếu tố thời gian làm bài phù hợp với nội dung kiểm tra và trình độ của người học. Lưu ý: trừ thời gian suy nghĩ và viết cuả thí sinh.

b) Trắc nghiệm khách quan
Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản, hay một từ, một cụm từ, do đó có nhiều dạng câu hỏi trong một bài trắc nghiệm.
Các loại câu trắc nghiệm khách quan

  • Câu nhiều lựa chọn

Là loại câu thông dụng nhất chiếm đa số trong một bài trắc nghiệm, loại câu này bao gồm hai phần là phần câu dẫn và phần lựa chọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (câu chưa hoàn tất) tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời (thường 4-5 phương án). Người trả lời sẽ chọn một phương án trả lời đúng nhất, những phương án còn lại là phương án có tác dụng gây nhiễu.
Lưu ý khi biên soạn câu nhiều lựa chọn: Câu dẫn nên diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác, không nên đưa câu dẫn mang tính phủ định; Phần câu đáp: Các câu trả lời phải tương đương về độ dài, sắp xếp một cách ngẫu nhiên; Chỉ có một phương án là đúng nhất, các câu còn lại phải sao cho có vẻ hợp lý, có sức hấp dẫn như nhau; Câu dẫn và câu đáp phải hợp nhau về ngữ pháp khi ghép chúng lại với nhau. Cần sắp xếp các phương án trả lời trong các câu hỏi theo vị trí ngẫu nhiên, không nên theo một trình tự máy móc. Nên hạn chế sử dụng phương pán “tất cả những câu trên” hoặc “không có câu nào ở trên” hoặc đưa ra sự lựa chọn cho 2 phương án nào đó.

  • Loại câu đúng - sai

Câu trắc nghiệm loại này thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết định là đúng hay sai. Loại câu này thích hợp với đo lường kiến thức sự kiện, dễ biên soạn và được thông tin phản hồi nhanh chóng từ phía người trả lời. Tuy nhiên, độ tin cậy thấp và câu phát biểu đôi khi không xác định (đặc biệt là KHXH).
Lưu ý khi biên soạn câu đúng- sai: Một câu nên chỉ mang một ý tưởng chính yếu; Câu viết ngắn gọn, tránh mơ hồ; Tránh trích dẫn câu nguyên mẫu trong sách giáo khoa; Tránh những câu nhận định mang tính phủ định đặc biệt là phủ định kép.


22

1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương