ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang9/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học

  1. Xác định mục đích, mục tiêu đánh giá

Khi thực hiện một cuộc khảo sát đánh giá kết quả học tập của người học, các chủ thể đánh giá giáo dục cần xác định rõ mục đích, mục tiêu cuộc khảo sát đó là gi? Có nghĩa là trả lời câu hỏi (Kết quả đánh giá đối tượng nhằm mục đích gì? Đánh giá đối tượng đó là đánh giá cái gì?)
Trên cơ sở mục đích đánh giá đối tượng, chủ thể đánh giá cần xác định mục tiêu đánh giá đối tượng. Trên cơ sở mô tả những biểu hiện, thuộc tính, dấu hiệu thể hiện ở đối tượng.
Lưu ý khi xác định mục tiêu đánh giá:

  • Mục tiêu đánh giá cần được mô tả cụ thể để có lượng hóa, quan sát và đo được.


14




  • Mục tiêu đánh giá phải trên cơ sở phù hợp với người học về trình độ, điều kiện, phương tiện, thời gian học tập.

  • Mục tiêu đánh giá cần phải có thời hạn quy định và công khai khi bắt đầu thực hiện chương trình học.

      1. Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá

Trên cơ sở mục tiêu đánh giá, đặc điểm đối tượng đánh giá mô tả biểu hiện ở đối tượng đánh giá nhằm xác định các tiêu chí đánh giá (thể hiện những dấu hiệu cơ bản của đối tượng đánh giá)
Chuẩn là mức độ tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét đánh giá chất lượng sản phẩm đã tạo ra (là hệ thống thang đo, hệ thống chuẩn).
VD: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên cơ sở của chuẩn kiến thức; chuẩn kỹ năng và chuẩn thái độ.
Cách phân loại mục tiêu giáo dục được thế giới quan tâm nhiều là cách phân loại của BS.Bloom (1956) bao gồm 3 lĩnh vực như: nhận thức, xúc cảm và tâm vận động.

  • Mục tiêu kiến thức được chia thành các mức độ sau:

Thể hiện mức độ hiểu biết của người học một lĩnh vực nào đó. Theo BS.Bloom trong lĩnh vực kiến thức có thể phân biệt mục tiêu theo 6 mức độ từ thấp đến cao như sau:
+ Biết: nhận biết, ghi nhớ, có thể nhắc lại sự kiện, định nghĩa các khái niệm, nội dung định luật.
+ Hiểu: Có thể thuyết minh, giải thích, chứng minh những kiến thức vừa lĩnh hội.
+ Áp dụng: Có thể vận dụng kiến thức vào tình huống mới, khác.
+ Phân tích : Biết phân chia cái toàn thể thành bộ phận, một vấn đề lớn thành các vấn đề nhỏ, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các bộ phận .
+ Tổng hợp: Biết sắp xếp các bộ phận thành một toàn thể thống nhất, ghép các vấn đề nhỏ thành các vấn đề lớn hơn, tạo thành một vấn đề mới.
+ Đánh giá: Có thể nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của mỗi kiến thức.
Thực tế với mỗi một đơn vị kiến thức giảng viên chỉ cần chia thành 3,4 mức độ: nhận diện; Hiểu; Vận dụng và vận dụng sáng tạo.

  • Mục tiêu kỹ năng được chia thành các mức độ thành thạo của các kỹ năng thực hiện hành động mức độ từ thấp đến cao như sau:

• Bắt chước: Quan sát và lặp lại các hành động.
+ Thao tác: Thực hiện hành động theo chỉ dẫn hơn là dựa vào quan sát.
+ Hành động chuẩn xác: Thực hiện hành động đúng, chính xác.


15


+ Hành động phối hợp : Thực hiện hàng loạt hành động phối hợp, nhất quán.


+ Hành động tự nhiên: Thực hiện một loạt hành động thành thạo, dễ dàng, tự nhiên không cần sự cố gắng nhiều về trí lực và sức lực.

  • Mục tiêu cảm xúc được phân loại theo mức độ từ thấp đến cao như sau:

+ Tiếp nhận: Tiếp thu một kích thích, tham gia hoạt động một cách thụ động.
+ Đáp ứng: Trả lời kích thích, tham gia hoạt động một cách vui vẻ, đồng ý làm theo.
+ Định giá: Thấy rõ được giá trị công việc, kiên định thái độ, tự nguyện cam kết tham gia.
+ Tổ chức, sắp xếp, phối hợp những hoạt động dài ngày, qua đó tích hợp hệ thống giá trị mới vào hệ thống giá trị bản thân.
+ Biểu hiện tính cách riêng bằng việc định hình các giá trị tiếp thu.


      1. tải về 67.76 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương