ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang12/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Phương pháp đàm thoại

Đàm thoại (vấn đáp) là phương pháp đặt câu hỏi cho người đối thoại và đưa vào câu trả lời của họ để trao đổi, hỏi thăm nhằm thu thập thông tin liên quan đến đối tượng đánh giá làm cơ sở cho việc đánh giá.


19




Đàm thoại là phương pháp kiểm tra, đánh giá sử dụng các câu hỏi trực tiếp, gián tiếp; câu hỏi đóng, mở để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc điểm về khả năng nhận thức, quan điểm, ý kiến cá nhân, thái độ... của người trả lời.

  1. Ưu điểm

- Cho thông tin thu được phản hồi trực tiếp và nhanh chóng. Loại hình câu hỏi đa dạng và có khả năng sử dụng linh hoạt trong các tình huống khác nhau.

  • Đánh giá được toàn diện người học cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

  • Có độ chính xác tương đối cao, có giá trị giáo dục nhiều mặt, điều chỉnh kịp thời, cá biệt hóa người học.

  • Phát triển khả năng trình bày, lập luận diễn giải bằng lời của người học.

  1. Nhược điểm

  • Thông tin trả lời mang nặng tính chất, suy nghĩ chủ quan của người trả lời.

  • Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và thái độ của người hỏi và tâm thế của người trả lời. Không hỏi được nhiều người trong một lúc.

  • Khó lưu giữ thông tin trả lời.

  • Mất nhiều thời gian.

  1. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đàm thoại

  • Xác định mức độ yêu cầu, nội dung đàm thoại.

  • Cần hiểu về đặc điểm đối tượng nếu đánh giá về thái độ

  • Xây dựng hệ thống câu hỏi: ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác theo nội dung xác định; phù hợp với đối tượng đánh giá và dưới nhiều hình thức khác nhau để có kết luận chắc chắn.

  • Tăng cường các câu hỏi kích thích tư duy tích cực, sáng tạo của người học. Tránh các câu hỏi thu được câu trả lời đóng “Có” hoặc “Không”.

  • Nên có hai người tham gia đàm thoại trở nên để có sự đối chứng và rút ra kết luận khách quan về đối tượng.

  • Nên tạo mối quan hệ cởi mở, thân thiện giúp cho đối tượng bình tĩnh trả lời câu hỏi.

  • Có phương tiện (máy ghi âm), ghi chép những thông tin cần thiết đầy đủ về đối tượng.

        1. Phương pháp trắc nghiệm

Trắc nghiệm là một công cụ hay một quá trình có hệ thống đo lường ở mức độ mà cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể.


20




Trắc nghiệm trong giáo dục: là một phương pháp dùng bài trắc nghiệm như một công cụ để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được trong một lĩnh vực giáo dục Trắc nghiệm trong giáo dục được sử dụng như là một công cụ đánh giá.
Bài trắc nghiệm: Là một bài tập nhỏ hoặc các câu hỏi có kèm sẵn các câu trả lời. Yêu cầu người học suy nghĩ và dùng một ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.
Phương pháp trắc nghiệm đánh giá cả 3 mặt: tri thức, kỹ năng, thái độ ở người học.
Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều cách phân loại trắc nghiệm, mỗi cách phân loại đều dựa trên những cơ sở nhất định. Cách phân loại phổ biến hiện nay khi đánh giá kết quả học tập của người học theo dạng thức của bài trắc nghiệm có trắc nghiệm khách quan (T kq) và trắc nghiệm tự luận (T cq)
a) Trắc nghiệm tự luận (Kiểm tra viết tự luận — T chủ quan )
Phương pháp kiểm tra viết bài tự luận là dạng trắc nghiệm (T) dùng những câu hỏi mở, người học tự xây dựng câu trả lời (có thể một bài văn ngắn, một bài diễn giảng, 1 bài tóm tắt, 1 bài tiểu luận) để thu thập thông tin phản hồi nhằm đánh giá kết quả học tập của người học.
Trắc nghiệm tự luận gồm các loại câu hỏi trả lời mở rộng (câu hỏi mở) hay câu hỏi có cấu trúc (có dàn ý trả lời) hoặc câu trả lời ngắn.
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương