ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang21/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học 3.2.1. Vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học

Kiểm định chất lượng giáo dục hướng vào các mục đích:

  • Hỗ trợ cho việc cải tiến liên tục chất lượng;

  • Giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;

  • Để có cơ sở xác nhận ltrường /Chương trình đã đáp ứng được các chuẩn mực đã đặt ra, từ đó cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục:

  • Thứ nhất, kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường đại học có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất định.

Đã có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng như: chất lượng được đánh giá bằng yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” hay bởi “giá trị gia tăng”... Tuy nhiên, để đánh giá chính xác chất lượng của một trường, không thể chỉ xem xét ở một khía cạnh về chất lượng đầu vào hay đầu ra, mà cần có cái nhìn tổng thể về toàn bộ hoạt động của nhà trường. Đó chính là vai trò của kiểm định, bản thân kiểm định chất lượng sẽ không tạo ra chất lượng ngay cho mỗi trường, mà nó chính là tấm gương phản ánh toàn bộ thực trạng của nhà trường, giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận những mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị mình để từ đó có bước hành động tiếp theo phù hợp.

  • Thứ hai, kiểm định chất lượng giúp các trường đại học định hướng và xác định chuẩn chất lượng cho từng hoạt động.

Chuẩn mực chất lượng được công bố với các tiêu chuẩn, tiêu chí và những chỉ số cụ thể là căn cứ để các trường cần phải đạt nhằm đảm bảo chất lượng toàn diện.


37




Việc phân tích, mô tả hiện trạng, tìm ra điểm mạnh, tồn tại đồng thời lập kế hoạch hành động, đề ra giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại này chính là các định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo của các trường đại học.

  • Thứ ba, kiểm định chất lượng giáo dục là lời tuyên bố chắc chắn tới các bên liên quan về hiện trạng chất lượng của trường.

Trước tiên, việc tự nguyện đăng ký kiểm định được xem là lời cam kết về chất lượng đào tạo mà nhà trường mang lại cho người học và các bên liên quan khác như: nhà tuyển dụng, các đối tác, xã hội. Thêm vào đó, hoạt động đánh giá ngoài được thực hiện thông qua bên thứ ba là các chuyên gia có kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu và quản lý giáo dục đại học, có chứng nhận đào tạo kiểm định viên và/hoặc thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục sẽ mang tính khách quan cao trong việc công nhận chất lượng của nhà trường. Vì vậy, kết quả kiểm định cung cấp cho các bên liên quan những thông tin kịp thời, chính xác để xác nhận chất lượng đào tạo của nhà trường, từ đó có cơ sở lựa chọn được các dịch vụ phù hợp.

  • Thứ tư, kiểm định chất lượng giáo dục tạo tiền đề xây dựng văn hoá chất lượng cho cơ sở giáo dục.

Hoạt động kiểm định chất lượng dựa trên các chỉ số, các chuẩn mực để đánh giá; do đó, các thông tin này sẽ giúp mỗi thành viên của nhà trường hiểu rõ hơn công việc của mình và của những người liên quan nhằm làm thế nào là đạt chất lượng; nhờ đó họ biết chủ động không ngừng nâng cao chất lượng công việc của mình, góp phần cùng những người liên quan hành động theo chất lượng, khi đó văn hóa chất lượng sẽ dần hình thành tại cơ sở giáo dục đại học.

  1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Ở Việt Nam, trước hết phải nói tới bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (CLGD) trường đại học theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT. Sau đó thay bằng Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT. Tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường cao đẳng Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007, thay bằng Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BGDĐT.
Ngày 19 tháng 5 năm 2017 Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 7 năm 2017. Thông tư này thay thế Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học; Điều 1, Điều 2 của Thông tư số 37/2012/TT- BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; các quy định về quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đối với các đại học,


38




học viện, trường đại học tại Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.


  1. tải về 67.76 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương