ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang24/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

3.3. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học
3.3.1. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được hiểu là văn bản qui định mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi ngành đào tạo, các khối kiến thức và môn học, tổng thời lượng và thời lượng dành cho mỗi môn để trang bị các kiến thức, kỹ năng, kỹ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên theo một ngành nào đó.


43




Chương trình đào tạo theo từ điển giáo dục học là văn bản chính thức qui định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỉ lệ giữa các môn, giữa lý thuyết với thực hành, qui định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo.
Chương trình đào tạo là căn cứ để xây dựng qui hoach đội ngũ cán bộ, xây dựng giáo trình, tài liệu lập dự trù kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất.v.v. đồng thời cũng là căn cứ để giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả đào tạo và phê duyệt văn bằng tốt nghiệp.
Các bộ phận cơ bản cấu thành chương trình đào tạo :

  • Mục tiêu đào tạo;

  • Nội dung đào tạo;

  • Phương pháp đào tạo;

  • Các hình thức tổ chức đào tạo;

  • Cách kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo.

Các bộ phận này gắn kết chặt chẽ với nhau như một chỉnh thể, đảm bảo thực hiện được tốt các mục tiêu, nội dung đào tạo đồng thời đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của người học.
Liên quan đến chương trình đào tạo có: thiết kế chương trình đào tạo (curriculum design) và phát triển chương trình đào tạo (curriculum development). Thiết kế chương trình đào tạo theo nghĩa hẹp là một công đoạn của việc phát triển chương trình. Tuy nhiên người ta thường hiểu thuật ngữ thiết kế chương trình đào tạo theo nghĩa rộng nhất với thuật ngữ phát triển chương trình đào tạo.
Phát triển chương trình đào tạo có thể được xem như một quá trình hòa quyện vào trong quá trình đào tạo bao gồm 5 bước:

  • Phân tích tình hình;

  • Xác định mục đích chung và mục tiêu;

  • Thiết kế;

  • Thực thi;

  • Đánh giá.

Sau khi thiết kế xong chương trình có thể đưa vào thực thi và tiếp đến là đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá chương trình đào tạo không phải chỉ đến giai đoạn cuối cùng mà cần được thực hiện trong mọi khâu. Trong khi thực thi, chương trình cũng bộc lộ nhược điểm của nó. Khi khóa học kết thức (thực thi xong 1 chương trình đào tạo) cũng được đánh giá như vậy, chương trình đào tạo luôn được điều chỉnh hoàn thiện và phát triển không ngừng.


44


Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội.


Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là mức độ yêu cầu về những nội dung và điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Đối sánh là hoạt động đối chiếu và so sánh một cơ sở giáo dục đại học hoặc một chương trình đào tạo với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục hoặc với cơ sở giáo dục đại học/chương trình đào tạo khác được lựa chọn.

tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương