ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang19/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Thứ nhất là: Phương pháp trắc nghiệm - trắc nghiệm lại. Phương pháp trắc nghiệm - trắc nghiệm lại đòi hỏi hai lần tiến hành cùng một bài trắc nghiệm cho cùng một nhóm người và tính toán độ tương quan giữa hai bộ điểm số thu được. Tuỳ thuộc vào bản chất của bài trắc nghiệm, và khoảng thời gian giữa hai lần trắc nghiệm mà việc tính toán độ tin cậy có thể sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó bởi các nhân tố bên ngoài. Nhược điểm chính của phương pháp này là tuỳ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai lần trắc nghiệm mà người làm trắc nghiệm có thể đạt được những mức độ tiến bộ khác nhau.
Thứ hai là Phương pháp dùng bài trắc nghiệm tương đương. Đòi hỏi tiến hành hai bài trắc nghiệm có dạng tương đương nhau trên cùng một nhóm và tính toán hệ số tương quan giữa hai bộ điểm số thu được. Cả hai dạng thức trắc nghiệm này thường được tiến hành trong những thời điểm gần nhau nên độ tương quan thu được ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như việc học tập, động cơ và các điều kiện trắc nghiệm, đó là những điều kiện thay đổi theo thời gian.
Phương pháp dùng bài trắc nghiệm tương đương thông dụng hơn phương pháp trắc nghiệm - trắc nghiệm lại, tuy nhiên việc xây dựng được hai bài trắc nghiệm tương đương về nội dung, về các đặc điểm của câu hỏi thì khó hơn.


33


Thứ ba là: Phương pháp trắc nghiệm phân nhỏ (phương pháp phù hợp nội tại). Phương pháp này đòi hỏi ước lượng hệ số tin cậy từ việc phân tích các điểm chấm của một lần trắc nghiệm, do vậy việc đánh giá độ tin cậy không phải tính đến các nhân tố thay đổi theo thời gian. Một trong số những cách để thực hiện phương pháp này là phương pháp phân đôi bài trắc nghiệm, tức là bài trắc nghiệm được phân thành hai phần tương đương nhau về tính chất, nội dung, độ khó của câu hỏi. Thông thường các câu hỏi đánh số chẵn được ghép thành một bộ, các câu hỏi đánh số lẻ được ghép thành một bộ, tính hệ số tương quan giữa hai bộ điểm số của hai nửa bài trắc nghiệm theo phương pháp thông thường.


Một trong những khó khăn của cách tính này là do sự phân đôi trắc nghiệm theo cách khác nhau nên giá trị thu được có thể khác nhau về hệ số tương quan, mặt khác hệ số tương quan này thực ra là hệ số tương quan của nửa bài trắc nghiệm.
Công thứcKuder - Richardson 21 (K-R 21) :
n r x(n - x/
r = '1 — 2— ^
n — 1 ' n­
n : là số lượng câu hỏi trong bài TN
x : là giá trị trung bình của bài TN
2 : là phương sai của bài TN
Đây là công thức khá đơn giản và thuận tiện để tính toán độ tin cậy của bài TN
Những yêu cầu cần thiết cho việc gia tăng độ tin cậy của bài trắc nghiệm:
Quá trình trắc nghiệm chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ tin cậy của bài trắc nghiệm là :

  • Những yếu tố may rủi : Là những yếu tố có ảnh hưởng tới độ tin cậy của bài trắc nghiệm, nhất là đối với những câu hỏi loại đúng - sai thì yếu tố may rủi cao hơn so với loại câu nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng không nên áp dụng công thức sửa chữa việc đoán mò vì công thức này thường chỉ dùng đối với loại trắc nghiệm tốc độ, mặt khác việc áp dụng công thức sửa chữa sẽ làm rắc rối thêm việc tính điểm và có thể làm giảm tính chính xác của điểm số.

  • Tính chất khó dễ của bài trắc nghiệm cũng ảnh hưởng tới độ tin cậy của bài trắc nghiệm. Bài trắc nghiệm quá dễ, các điểm số có khuynh hướng tập trung vào đầu cao của thang điểm, bài trắc nghiệm quá khó, các điểm số sẽ tập trung vào phía đầu thấp của thang điểm, điểm số không trải rộng nên khó thấy được sự khác biệt trong.

  • Chiều dài của trắc nghiệm cũng ảnh hưởng đến độ tin cậy nói chung, bài trắc nghiệm càng dài thì độ tin cậy càng cao. Để gia tăng độ tin cậy của bài trắc nghiệm cần có những lưu ý sau :

  • Hạn chế sử dụng các câu hỏi có ít lựa chọn để giảm các yếu tố may rủi đến mức tối đa.


34




  • Bài trắc nghiệm nên có độ dài phù hợp, vì bài trắc nghiệm quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy. Bài trắc nghiệm cũng không nên quá dài vì yếu tố mệt mỏi cũng ảnh hưởng đến độ tin cậy của bài trắc nghiệm.

  • Các câu trắc nghiệm cần đảm bảo được yêu cầu về độ khó và độ phân biệt.

  • Các chỉ dẫn cho việc làm bài trắc nghiệm cần rõ ràng để học sinh khỏi nhầm lẫn khi làm bài.

Độ giá trị và độ tin cậy có liên quan với nhau. Độ giá trị liên quan đến mục đích của sự đo lường, còn độ tin cậy liên quan đến sự vững chãi của điểm số. Thông thường độ giá trị phản ánh mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được cái mà nó định đo, còn độ tin cậy phản ánh sự chính xác của phép đo. Chính vì vậy, một bài trắc nghiệm muốn có giá trị thì phải có độ tin cậy, nhưng ngược lại, một bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao chưa hẳn đã có giá trị cao. Khi phân tích bài trắc nghiệm kết quả học tập, độ tin cậy của bài trắc nghiệm thường được đặt lên hàng đầu.

tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương